Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua khóa học hè tại các cơ sở Phật giáo thành phố Hải Dương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN MINH PHƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
CHO THANH THIẾU NIÊN THÔNG QUA KHÓA HỌC HÈ
TẠI CÁC CƠ SỞ PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN MINH PHƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
CHO THANH THIẾU NIÊN THÔNG QUA KHÓA HỌC HÈ
TẠI CÁC CƠ SỞ PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phó Đức Hòa
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i
http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 4 năm 2016
TÁC GIẢ
Nguyễn Minh Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, các thầy cô
giáo khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại hoạc Sư phạm Thái Nguyên đã tham gia
quản lý, giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, tạo
điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa học.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phó Đức Hòa,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, con xin thành kính tri ân công đức tới Quý cấp lãnh đạo
Giáo hội Phật giáo và huynh đệ đồng tu đã cung cấp tài liệu, động viên, khích
lệ và giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô các trường THCS, phụ
huynh và thanh thiếu niên học sinh trên địa bàn thành phố Hải Dương đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp tôi khảo sát thực trạng luận văn.
Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, chắc chắn luận văn
tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn
chỉnh hơn.
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 4 năm 2016
TÁC GIẢ
Nguyễn Minh Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ....................................................................v
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
CHO THANH THIẾU NIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ PHẬT GIÁO............................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................7
1.1.1. Trên thế giới ..............................................................................................7
1.1.2. Ở Việt Nam................................................................................................8
1.2. Một số khái niệm công cụ...........................................................................11
1.2.1. Quản lý.....................................................................................................11
1.2.2. Quản lý giáo dục......................................................................................15
1.2.3. Hoạt động giáo dục..................................................................................16
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục.....................................................................18
1.3. Hoạt động giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua các khóa học hè .......20
1.3.1. Những đặc trưng tâm sinh lý của thanh thiếu niên hiện nay...................20
1.3.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục cho thanh thiếu niên.........................23
1.3.3. Hoạt động giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua các khóa học hè
tại các cơ sở Phật giáo .............................................................................23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua
các khóa học hè tại các cơ sở Phật giáo ..................................................33
1.4.1. Quản lý mục tiêu, nội dung giáo dục cho thanh thiếu niên.....................33
1.4.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo
dục cho thanh thiếu niên..........................................................................33
1.4.3. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục cho thanh thiếu niên...................34
1.4.4. Chỉ đạo, định hướng phương pháp giáo dục cho thanh thiếu niên..........35
1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá trong giáo dục cho thanh thiếu niên.......35
1.4.6. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giáo dục cho thanh
thiếu niên .................................................................................................35
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục cho thanh thiếu
niên thông qua các khóa học hè tại các cơ sở Phật giáo .........................36
1.5.1. Yếu tố khách quan ...................................................................................36
1.5.2. Yếu tố chủ quan.......................................................................................38
Kết luận chương 1..............................................................................................41
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO
THANH THIẾU NIÊN THÔNG QUA CÁC KHÓA HỌC HÈ TẠI CÁC
CƠ SỞ PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG...........................................42
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ................................................................42
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Dương................42
2.1.2. Khái quát về tình hình văn hóa - giáo dục của TP Hải Dương ...............44
2.1.3. Khái quát về tình hình của giáo hội Phật giáo TP Hải Dương................46
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua các
khóa học hè tại các cơ sở Phật giáo thành phố Hải Dương.....................50
2.2.1. Thực trạng nhận thức của lực lượng giáo dục và thanh thiếu niên về
hoạt động giáo dục thanh thiếu niên của các khóa tu mùa hè .................50
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua
các khóa học hè tại các cơ sở Phật giáo thành phố Hải Dương ..............56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.3.1. Thực trạng kế hoạch giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua các
khóa học hè tại các cơ sở Phật giáo thành phố Hải Dương.....................56
2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục cho thanh thiếu
niên thông qua các khóa học hè tại các cơ sở Phật giáo thành phố
Hải Dương ...............................................................................................58
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo
hoạt động giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua các khóa học hè
tại các cơ sở Phật giáo thành phố Hải Dương .........................................61
2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục cho thanh thiếu
niên thông qua các khóa học hè tại các cơ sở Phật giáo thành phố
Hải Dương ...............................................................................................64
2.4. Đánh giá chung thực trạng..........................................................................66
2.4.1. Những ưu điểm........................................................................................66
2.4.2. Những hạn chế.........................................................................................67
2.4.3. Nguyên nhân thực trạng ..........................................................................68
Kết luận chương 2..............................................................................................69
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO
THANH THIẾU NIÊN THÔNG QUA CÁC KHÓA HỌC HÈ TẠI CÁC
CƠ SỞ PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG...........................................70
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................70
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và kế thừa ........................................70
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ...........................................................70
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................71
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.............................................................71
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục cho thanh thiếu niên
thông qua các khóa học hè tại cơ sở Phật giáo thành phố Hải Dương....72
3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh,
thanh thiếu niên và xã hội về vai trò của hoạt động giáo dục cho
thanh thiếu niên thông qua các khóa học hè tại cơ sở Phật giáo.............72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động giáo dục cho
thanh thiếu niên thông qua các khóa học hè tại cơ sở Phật giáo.............75
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức có hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch
quản lý hoạt động giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua các khóa
học hè tại cơ sở Phật giáo........................................................................77
3.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giáo dục của thanh
thiếu niên giữa nhà chùa với nhà trường, gia đình, chính quyền địa
phương và các đoàn thể xã hội................................................................79
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất,
làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục phục vụ công tác giáo dục cho
thanh thiếu niên thông qua các khóa học hè tại cơ sở Phật giáo.............82
3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục
cho thanh thiếu niên thông qua các khóa học hè tại cơ sở Phật giáo..........84
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................87
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua các khóa học
hè tại cơ sở Phật giáo thành phố Hải Dương...........................................88
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................88
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm...........................................................................88
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm......................................................................88
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm...............................................................................88
Kết luận chương 3..............................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................95
1. Kết luận..........................................................................................................95
2. Khuyến nghị...................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................97
PHỤ LỤC...............................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDĐĐ Giáo dục đạo đức
HĐGD Hoạt động giáo dục
HS Học sinh
LLGD Lực lượng giáo dục
PGTPHD Phật giáo thành phố Hải Dương
QL Quản lý
QLGD Quản lý giáo dục
THCS Trung học cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Nhận thức của các LLGD và thanh thiếu niên học sinh về các cơ sở
Phật giáo tổ chức các khóa tu mùa hè giáo dục cho thanh thiếu niên ..50
Bảng 2.2. Vai trò của việc giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua các
khóa học hè tại các cơ sở Phật giáo...................................................51
Bảng 2.3. Tác dụng, lợi ích của các khóa học hè tại cơ sở Phật giáo mang
lại cho thanh thiếu niên .....................................................................52
Bảng 2.4. Thái độ của thanh thiếu niên khi tham gia khóa tu mùa hè tại các
cơ sở Phật giáo ..................................................................................53
Bảng 2.5. Mối quan hệ giữa Ban tổ chức khóa tu và phụ huynh của thanh
thiếu niên ...........................................................................................55
Bảng 2.6. Hiệu quả xây dựng kế hoạch giáo dục thanh thiếu niên thông qua
các khóa tu mùa hè ............................................................................57
Bảng 2.7. Đánh giá về mức độ cần thiết tổ chức hoạt động giáo dục thanh
thiếu niên thông qua các khóa tu mùa hè ..........................................59
Bảng 2.8. Hiệu quả công tác tổ chức hoạt động giáo dục thanh thiếu niên
thông qua các khóa tu mùa hè ...........................................................59
Bảng 2.9. Đánh giá việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp giáo dục cho
thanh thiếu niên thông qua các khóa học hè .....................................61
Bảng 2.10. Hiệu quả việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp giáo dục cho
thanh thiếu niên thông qua các khóa học hè .....................................62
Bảng 2.11. Thực trạng việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục
cho thanh thiếu niên thông qua các khóa học hè...............................64
Bảng 2.12. Hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục cho thanh thiếu
niên thông qua các khóa học hè ........................................................65
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp................89
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp ý kiến về tính khả thi của các biện pháp ..................91
Biểu đồ 3.1. So sánh tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .............93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong mọi xã hội, mọi thời đại đạo đức, tư tưởng, lối sống, thế giới
quan, nhân sinh quan… luôn là một mặt quan trọng, một nhân tố cốt lõi trong
nhân cách con người. Tầm quan trọng của việc hình thành những phẩm chất
đạo đức, tư tưởng, lối sống, thế giới quan, nhân sinh quan… trong việc hình
thành nhân cách toàn diện của thế hệ trẻ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định lúc sinh thời: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó,
người có tài mà không có đức thì vô dụng” [11]. Tư tưởng của Người là giáo
dục đạo đức cách mạng cho thanh thiếu niên, học sinh vừa “hồng” vừa chuyên.
Giáo dục đạo đức tư tưởng, lối sống, thế giới quan, nhân sinh quan… là
một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo
hiện nay ở nước ta. Điều này được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của
Đảng, Luật giáo dục và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong
mục tiêu giáo dục được xác định tại Luật giáo dục 2005: “Đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [29].
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) nêu rõ: “Tập trung nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp,… Xây dựng môi trường giáo
dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội” [12].
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của kinh tế, khoa học và công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã giúp cho học sinh, thanh thiếu niên hình
thành được những giá trị mới mang tính tích cực. Song, bên cạnh đó thì mặt trái
của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng không tốt đến hoạt động giáo dục cho học
sinh, thanh thiếu niên nói riêng. Thực tiễn cho thấy một bộ phận không nhỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
thanh thiếu niên, học sinh suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phát
triển lệch lạc như sống thực dụng, ý thức kém trong quan hệ cộng đồng, thiếu
niềm tin trong cuộc sống, thiếu lý tưởng, mơ ước, hoài bão, bạo lực, sống buông
thả, vô cảm, xa ngã vào các tệ nạn xã hội… do sớm tiếp cận với văn hóa ngoại lai,
ăn mặc hở hang, phim ảnh đồi trụy không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Đánh
giá về thực tế này trong văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 2
khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên
có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng,
thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của đất nước” [10].
Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo ra những thanh thiếu niên có tri thức
phổ thông toàn diện vững chắc, có phẩm chất đạo đức, có hệ thống các năng
lực cần thiết để chuẩn bị bước vào cuộc sống. Tuy nhiên trong thực tiễn nhiều
năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, số lượng học sinh không tỷ lệ
thuận với chất lượng văn hóa, đạo đức. Bên cạnh đó, sau một năm học đến
trường, học sinh được nghỉ hè 3 tháng. Đây là một khoảng thời gian dài thiếu
sự kèm cặp của thầy cô, tập thể, việc giáo dục cho học sinh phụ thuộc vào gia
đình và các tổ chức xã hội.
1.2. Giáo dục cho thanh thiếu niên, học sinh không chỉ bó hẹp trong phạm
vi nhà trường mà nó còn có sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội. Trong
những năm trở lại đây, các khóa học hè cho thanh thiếu niên tại các cơ sở Phật
giáo trong cả nước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng nhất là ở
các thành phố. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động giáo dục cho thanh thiếu niên
tại các cơ sở này gặp nhiều khó khăn, bất cập bởi thiếu các cơ chế quản lý cũng
như khoa học, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và gia đình,...
Các khóa học hè cho thanh thiếu niên tại các cơ sở Phật giáo Thành phố
Hải Dương nằm trong thực trạng trên. Do sống ở thành phố, các gia đình, phụ
huynh học sinh tập trung làm kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến việc
giáo dục cho con em. Bên cạnh việc chăm lo bồi dưỡng kiến thức trong hè cho
học sinh, nhiều phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho con em