Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THANH TIN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THANH TIN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC
Đà Nẵng - 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu ........................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................2
5. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................2
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................................3
7. Các nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................3
8. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
9. Cấu trúc của luận văn...............................................................................................4
CHƯƠNG 1....................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH
NGHỀ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT..................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................5
1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học thực hành nghề ..............................................5
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý dạy học thực hành nghề..................................6
1.2. Các khái niệm cơ bản..........................................................................................7
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục ...........................................................................7
1.2.2. Hoạt động dạy học thực hành nghề ..............................................................10
1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề .................................................11
1.3. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Việt Nam ...................................................................................................................13
1.3.1. Sứ mạng, chức năng nhiệm vụ của trường Cao đẳng nghề. .........................13
1.3.2. Đặc điểm đào tạo của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật. .....................15
1.4. Lý luận về hoạt động dạy học thực hành nghề...............................................15
1.4.1. Mục tiêu dạy học thực hành nghề.................................................................15
1.4.2. Nội dung dạy học thực hành nghề ................................................................16
1.4.3. Phương pháp và hình thức dạy học thực hành nghề.....................................18
1.4.4. Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học thực hành nghề .............................20
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thực hành nghề......................................21
1.5. Quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ...................................................22
1.5.1. Quản lý mục tiêu dạy học thực hành nghề ...................................................22
1.5.2. Quản lý nội dung dạy học thực hành nghề ...................................................23
1.5.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thực hành nghề ..........23
1.5.4. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học thực hành nghề ................24
1.5.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. ................................24
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề. .....25
1.6.1. Các yếu tố khách quan..................................................................................25
1.6.2. Các yếu tố chủ quan......................................................................................25
CHƯƠNG 2..................................................................................................................27
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐÀ NẴNG. .........................27
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát ......................................................................27
2.1.1. Mục đích khảo sát.........................................................................................27
2.1.2. Nội dung khảo sát .........................................................................................27
2.1.3. Phương pháp và đối tượng khảo sát .............................................................27
2.2. Vài nét về Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng ........................28
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................28
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ....................................................................................29
2.2.3. Tổ chức bộ máy, nhân sự..............................................................................30
2.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất................................................................................31
2.2.5. Hoạt động đào tạo.........................................................................................31
2.2.6. Định hướng phát triển...................................................................................34
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật Đà Nẵng.................................................................................................35
2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học thực hành nghề...............................35
2.3.2. Thực trạng nội dung dạy học thực hành nghề ..............................................37
2.3.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học thực hành nghề.
................................................................................................................................39
2.3.4. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học thực hành nghề ...........44
2.3.5. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. ...........................45
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng .................................................................................47
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học thực hành nghề..................................47
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung dạy học thực hành nghề .................................49
2.4.3. Thực trạng quản lý các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thực
hành nghề................................................................................................................51
2.4.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học thực hành nghề
................................................................................................................................55
2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập................58
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học thực hành
nghề tại trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng...............................................60
2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề tại
Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng ............................................................61
2.6.1. Điểm mạnh....................................................................................................64
2.6.2. Điểm hạn chế ................................................................................................65
CHƯƠNG 3..................................................................................................................68
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ..........68
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐÀ NẴNG...................68
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp...................................................................68
3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi.................................................................68
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển...............................................................68
3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện................................................................................. 68
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả..................................................................................68
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng. ................................................................................69
3.2.1. Xây dựng mục tiêu đào tạo, dạy học thực hành dựa trên cơ sở xác định nhu
cầu của xã hội và của người học.............................................................................69
3.2.2. Quản lý nội dung dạy học thực hành nghề gắn với lý thuyết và mục tiêu đào
tạo đã được xác lập. ................................................................................................72
3.2.3. Đa dạng hóa hình thức và phương pháp tổ chức dạy học thực hành nghề...74
3.2.4. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp, tổ chức văn
hóa nghệ thuật; khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất phục vụ dạy
học thực hành nghề .................................................................................................78
3.2.5. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thực hành nghề theo
định hướng phát triển năng lực người học..............................................................82
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................84
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. ...................85
3.4.1. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm .....................................................85
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm....................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................90
1. Kết luận.................................................................................................................90
2. Khuyến nghị..........................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................93
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Danh mục các ngành, nghề đào tạo của nhà trường 32
Bảng 2.2 Số liệu tuyển sinh 2018 – 2022 của trường CĐ VHNT 33
Bảng 2.3 Thực trạng thực hiện mục tiêu của dạy học thực hành nghề
tại trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng
36
Bảng 2.4. Thực trạng nội dung dạy học thực hành nghề tại trường
CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng
38
Bảng 2.5 Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học thực hành
nghề tại trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng
40
Bảng 2.6 Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học thực
hành nghề tại trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng
42
Bảng 2.7 Thực trạng hoạt động dạy học thực hành nghề tại các cơ sở
thực hành nghề bên ngoài nhà trường
43
Bảng 2.8 Thực trạng các CSVC, TB dạy học thực hành nghề tại
trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng
44
Bảng 2.9 Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
thực hành nghề tại trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà
Nẵng
45
Bảng 2.10 Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học thực hành nghề tại
trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng
48
Bảng 2.11 Thực trạng quản lý nội dung dạy học thực hành nghề tại
trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng
50
Bảng 2.12 Thực trạng quản lý phương pháp dạy học thực hành nghề
tại trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng
52
Bảng 2.13 Thực trạng quản lý hình thức tổ chức dạy học thực hành
nghề tại trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng
54
Bảng 2.14 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học
thực hành nghề tại trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà
Nẵng
56
Bảng 2.15 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập thực hành nghề tại trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật
Đà Nẵng
58
Bảng 2.16 Thực trạng các yếu tố ảnh hướng tới quản lý dạy học thực
hành nghề tại trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng
60
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp
86
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu Tên hình vẽ Trang
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà
Nẵng
31
Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết 87
Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi 88
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
GDNN Giáo dục nghề nghiệp
CĐ Cao đẳng
VH – NT Văn hóa Nghệ thuật
BLĐTBXH Bộ Lao động - Thương Bình & Xã hội
CBQL Cán bộ quản lý
GV Giảng viên
NV Nhân viên
HSSV Học sinh, sinh viên
CSVC Cơ sở vật chất
TB Thiết bị
SL Số lượng
TL% Tỉ lệ phần trăm
QL Quản lý
QLGD Quản lý giáo dục
THN Thực hành nghề
NN Nghề nghiệp
TTTH Trung tâm thực hành
TT Thực tập
KT Kiểm tra
ĐG Đánh giá
CTĐT Chương trình đào tạo
MTĐT Mục tiêu đào tạo
CTDHTH Chương trình dạy học thực hành
ND Người dạy
NH Người học
KH Kế hoạch
KT,KN Kiến thức, kỹ năng
CTKH Chương trình kế hoạch
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thế giới ngày nay, các tác động của quá trình toàn cầu hoá, bước
chuyển sang nền kinh tế tri thức, sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin và
truyền thông. Cuộc cách mạng 4.0 tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía
cạnh trong đời sống xã hội, trong đó đặc biệt không thể thiếu một nguồn nhân lực chất
lượng cao, mà nguồn nhân lực lại là đối tượng trực tiếp và là kết quả của quá trình giáo
dục – đào tạo. Đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động chiếm vị trí quan trọng trong
chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên thế giới. Mục tiêu của đào
tạo nghề là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng
lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm
nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh
hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho
người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc
học lên trình độ cao hơn.
Đất nước ta đang có sự chuyển mình, đổi mới rất mạnh mẽ, trong đó nguồn nhân
lực chất lượng cao được xếp là một trong những giải pháp để đột phá. Như Thủ tướng
Chính phủ đã nói “nguồn nhân lực có kỹ năng là chìa khóa để nâng cao năng suất lao
động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia”. Ngày 28/5/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị 24 về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao
năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới và ký Quyết
định số 1486/QĐ – TTg ngày 1/10/2020 lấy ngày 4/10 hàng năm là “Ngày Kỹ năng lao
động Việt Nam”. Còn rất nhiều khó khăn nhưng có thể nói đây là cơ hội mở ra để giáo
dục nghề nghiệp tiếp tục nâng tầm, bứt phá mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa.
Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nghề nghiệp (GDNN), năm 2014 Quốc
hội khóa XIII đã thông qua Luật GDNN với nhiều đổi mới quan trọng và đột phá như:
hợp nhất các trình độ đào tạo; đổi mới về tổ chức và quản lý đào tạo, về chính sách cho
người học, nhà giáo và cơ sở GDNN, cũng như bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách
khuyến khích xã hội hóa GDNN, tăng cường sự phối hợp, tham gia của doanh nghiệp,
người sử dụng lao động vào hoạt động đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thị trường lao
động và xã hội.
Việt Nam là một nước đang phát triển, để hội nhập và thu hẹp khoảng cách với
các nước phát triển, chất lượng đào tạo đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Hiện
nay, một trong những hạn chế của giáo dục nói chung và của dạy nghề nói riêng ở nước
ta là chất lượng và hiệu quả đào tạo thấp. Mặt khác, chúng ta cũng chưa có những hệ
thống quản lý chất lượng đào tạo có hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn nhân
lực và chi phí đào tạo. Một hiện tượng phổ biến đang diễn ra hiện nay là chúng ta đang
rất thiếu lực lượng lao động là công nhân nhưng học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề
ra trường lại không có việc làm.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng là một cơ sở đào tạo nghề về các
lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật. Trong những năm qua, công tác quản lý giáo dục nói
chung và quản lý hoạt động dạy học thực hành của nhà trường rất được quan tâm và
đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại hạn chế trong công