Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động dạy học tăng cường tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đăk glei tỉnh kon tum
PREMIUM
Số trang
198
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
915

Quản lý hoạt động dạy học tăng cường tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đăk glei tỉnh kon tum

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



NGUYỄN THỊ THƢƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TĂNG CƢỜNG

TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƢỜI

DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

ĐĂKGLEI TỈNH KON TUM

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017

Công trình được hoàn thiện tại

Trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Sĩ Thư

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Trường Đại học Sư phạm

ĐHĐN vào ngày 14 tháng 10 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong trường phổ thông, tiếng Việt có một vị trí, tính chất và

tầm quan trọng nhất định đối với khả năng lĩnh hội tri thức của HS tiểu

học vùng DTTS. Khi đến trường HS được dạy học bằng tiếng Việt,

trong khi đó vốn từ của các em rất ít DTTS trước khi đến trường, ảnh

hưởng nhiều đến việc học tập.

Do vậy, việc tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS vừa là mục

tiêu vừa là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho giáo dục miềm núi nhằm đáp

ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay

Từ các lý do trên, vấn đề “Quản lý hoạt động dạy học tăng

cƣờng tiếng Việt cho học sinh tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số trên

địa bàn huyện ĐăkGlei tỉnh Kon Tum” được chọn làm đề tài nghiên

cứu của luận văn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu mà Chính phủ đã đề

ra, góp phần đưa giáo dục và kinh tế -xã hội ở địa phương phát triển

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng việc quản

lý hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt ở các trường tiểu học, đề

xuất những giải pháp quản lý hoạt động dạy học tăng cường tiếng Việt

cho HS tiểu học người DTTS huyện ĐăkGlei tỉnh Kon Tum.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

3.2. Đối tượng nghiên cứu

4. Giả thuyết khoa học

Việc dạy học tăng cường tiếng Việt tại các trường tiểu học cho

HS người DTTS huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum chưa đạt mục tiêu.

Nếu xác định đúng nguyên nhân thì có thể đề xuất các biện pháp quản

lý việc dạy học tăng cường tiếng Việt làm cơ sở để nâng cao chất

lượng dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS huyện

ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum.

2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và khảo sát, đánh giá thực

trạng quản lý HĐDH tăng cường tiếng Việt và nguyên nhân của thực

trạng tại các trường tiểu học huyện ĐăkGlei. Đề xuất các biện pháp

quản lý HĐDH tăng cường tiếng Việt tại các trường tiểu học huyện

ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum.

6. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tăng

cường tiếng Việt tại các trường tiểu học huyện ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum

của Hiệu trưởng.

Địa bàn nghiên cứu: 13 trường tiểu học huyện ĐăkGlei.

Đối tượng khảo sát: cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.3. Phương pháp thống kê

8. Kết cấu của luận văn

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tăng

cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

Chương 2. Thực trạng quản lý HĐDH tăng cường tiếng Việt cho

HS tiểu học người DTTS trên địa bàn huyện ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum

Chương 3. Biện pháp quản lý HĐDH tăng cường tiếng Việt cho học

sinh tiểu học người DTTS trên địa bàn huyện ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỌẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TĂNG CƢỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Những năm qua có nhiều luận văn đề cập liên quan đến vấn đề

nghiên cứu chuyên ngành QLGD cũng đã đề cập đến các biện pháp

3

quản lý HĐDH trong các trường phổ thông dưới nhiều góc độ khác

nhau như:

- Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học

theo hướng tích cực hóa ở các trường Tiểu học huyện Quế Võ – tỉnh

Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Tài Cường (2011) [2].

- Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học

huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh, tác giả Nguyễn Văn Thịnh

(2011) [31].

Chưa có đề tài nào đề cập tới biện pháp quản lý HĐDH tăng

cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS trên địa bàn huyện

ĐăkGlei. Việc chỉ ra được những nhóm biện pháp quản lý hiệu quả

HĐDH tăng cường tiếng Việt của của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất

lượng tiếng Việt cho HS DTTS là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo

dục tiểu học của huyện ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum.

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Quản lí, quản lí giáo dục

a. Khái niệm Quản lí

Quản lý là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế

hoạch hành động, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và

đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để đảm bảo hoàn thành

các mục tiêu của tổ chức đã đề ra

b. Khái niệm Quản lí giáo dục

QLGD được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù

hợp với quy luật khách quan của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm

đưa HĐGD ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống GD đạt tới mục tiêu

đã định.

1.2.2. Hoạt động dạy học tăng cƣờng tiếng Việt cho học

sinh tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số

a. Hoạt động dạy học (HĐDH)

Hoạt động dạy học là quá trình thống nhất biện chứng của hai

4

thành tố cơ bản của quá trình dạy học, đó là hoạt động dạy và hoạt

động học: Dạy có mục đích là điều kiển sự học tập; học quá trình tự

giác chiếm lĩnh, lĩnh hội tri thức dưới sự điều khiển sư phạm của GV.

b. Hoạt động dạy học tiếng Việt ở tiểu học

Giáo viên dạy cho HS nghe hiểu trong giao tiếp thông thường và

các chủ đề quen thuộc; nói rõ ràng và mạch lạc; đọc lưu loát và đúng

ngữ điệu; viết được bài văn ngắn; hiểu những từ thông dụng và có số

lượng từ vựng cần thiết cho giao tiếp; đọc hiểu bài ở các môn học khác.

c. Dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS

Dạy học tăng cường tiếng Việt là việc chú trọng gia tăng thêm

thời lượng, nội dung, PPDH cho HS người DTTS trong môn tiếng

Việt, tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác và các HĐGD ở

tiểu học.

1.2.3. Quản lí hoạt động dạy học tăng cƣờng tiếng Việt cho

học sinh tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số.

Quản lý HĐDH tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người

DTTS là công việc của nhà QLGD hướng đến để thực thi hiệu quả của

quản lý hoạt động dạy, hoạt động học và môi trường dạy học tăng cường

tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS nhằm đạt được mục đích.

1.3. LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TĂNG CƢỜNG

TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.3.1. Đặc điểm học sinh tiểu học ngƣời DTTS

a. Khái niệm học sinh, học sinh tiểu học

b. Học sinh dân tộc thiểu số

Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân

tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ của một nước có đa dân tộc.

1.3.2 Hoạt động dạy tăng cƣờng tiếng Việt cho học sinh

tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số.

a. Mục tiêu tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS

Tập trung tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS,

5

đảm bảo các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để

hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh

hội tri thức của các cấp học tiếp theo; nâng cao chất lượng cuộc sống và

phát triển bền vững các DTTS, góp vào sự tiến bộ, phát triển địa phương.

b. Kế hoạch dạy học tăng cường tăng cường tiếng Việt của GV

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc dạy học tăng

cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS

- GV xây dựng kế hoạch dạy tăng cường tiếng Việt cho HS

DTTS môn tiếng Việt, Môn học khác (Toán; Khoa học; Lịch sử, Địa lý)

c. Nội dung dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học

người DTTS

Nội dung dạy tăng cường tiếng Việt cho HS là dạy tăng cường

các kỹ năng về nghe - nói- đọc- viết của tiếng Việt, để HS đạt các yêu

cầu so với chuẩn kiến thức và kỹ năng do Bộ GD&ĐT ban hành.

c. Phương pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học

người DTTS

GV sử dụng phương pháp đa dạng như PPDH truyền thống,

PPDH mới: Phương pháp trực tiếp bằng tiếng Việt; dạy ngôn ngữ giao

tiếp; trực quan; sử dụng tiếng mẹ đẻ; GV tăng cường hoạt động học tập

tương tác cho HS.

d. Phương tiện dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS

của GV

e. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập tăng cường tiếng Việt

của HS

1.3.3. Hoạt động học tăng cƣờng tiếng Việt của học sinh

tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số.

Hoạt động học là hoạt động với đối tượng, trong đó HS là chủ

thể, nội dung dạy học là đối tượng. Học là quá trình HS tích cực, tự

giác chiếm lĩnh nội dung dạy học để hình thành, phát triển nhân cách

dưới sự điều khiển sư phạm của GV.

6

a. Chuẩn bị của học sinh

b. Học trong lớp.

c. Học ngoài giờ học

d. Tự đánh giá

1.3.4. Môi trƣờng dạy học tăng cƣờng tiếng Việt cho học

sinh tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số.

a. Môi trường vật chất trong và ngoài lớp học

Môi trường bên trong nhà trường là hệ thống trường lớp, trang

thiết bị phục vụ dạy và học; tài liệu tham khảo; cảnh quan nhà trường.

b. Môi trường xã hội.

HS giao tiếp với GV, là sự quan tâm của cha mẹ đối với việc

học của HS, các tác động của cộng đồng dân cư đối với giáo dục; trình

độ học vấn và điều kiện kinh tế của gia đình HS.

1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TĂNG CƢỜNG TIẾNG

VIỆT ĐỐI VỚI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC

THIỂU SỐ

1.4.1. Quản lý hoạt động dạy tăng cƣờng tiếng Việt cho học

sinh tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số

a. Quản lí kế hoạch dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS

DTTS

b. Quản lí nội dung dạy tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS

c. Quản lí phương pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho HS

DTTS

d. Quản lí sử dụng các phương tiện dạy học tăng cường

tiếng Việt cho học sinh DTTS

đ. Quản lí kiểm tra đánh giá kết quả học tập tăng cường

tiếng Việt của học sinh.

1.4.2. Quản lí hoạt động học tăng cƣờng tiếng Việt của học

sinh tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số.

a. Chuẩn bị của học sinh

7

b. Lên lớp của học sinh (hoạt động trong giờ học)

c. Học ngoài giờ học (giờ ra chơi, ngoại khóa)

d. Quản lí tự đánh giá học tập tăng cường tiếng Việt của HS

1.4.3. Quản lý môi trƣờng dạy học tăng cƣờng tiếng Việt

cho học sinh tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số

a. Quản lí môi trường vật chất trong và ngoài lớp học.

b. Quản lý môi trường xã hội

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Quản lý HĐDH tăng cường tiếng Việt trong các trường tiểu

học gồm các nội dung: hoạt động dạy, hoạt động học và môi trường

dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS.

Trong đó, chất lượng dạy học tiếng Việt cho HS DTTS có ảnh

hưởng lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện. Do đó, quản lý dạy học

tăng cường tiếng Việt giữ vai trò quyết định đến chất lượng QLGD ở các

trường tiểu học vùng DTTS trong giai đoạn hiện nay. Những vấn đề lí

luận này sẽ là điểm tựa cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất

các biện pháp hiệu quả nhất để quản lý dạy học tăng cường tiếng Việt tại

các trường tiểu học trên địa bàn huyện ĐăkGlei, tỉnh Kon Tum.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TĂNG

CƢỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƢỜI

DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂKGLEI,

TỈNH KON TUM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁT TRÌNH KHẢO SÁT

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

2.1.2. Nội dung khảo sát

2.1.3. Đối tƣợng và địa bàn khảo sát

2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

8

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Xử lý số liệu bằng thống kê

2.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ

HỘI VÀ TÌNH GIÁO DỤC HUYỆN ĐĂKGLEI, TỈNH KON TUM

2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa

phƣơng.

Huyện Đăk Glei là huyện miền núi, vùng cao, đất dốc, đồng thời

là cửa ngõ của cực bắc Tây Nguyên. Là một trong những huyện khó

khăn của tỉnh Kon Tum, Đăk Glei có 11 12 xã thuộc diện đặc biệt khó

khăn, đồng bào DTTS chiếm hơn 83 dân số.

2.2.2. Tình hình giáo dục - đào tạo ở huyện ĐăkGlei

Bên cạnh thành tựu, giáo dục huyện ĐăkGlei vẫn còn nhiều tồn

tại và khó khăn: tình trạng HS THCS bỏ học chiến tỷ lệ khá cao (năm

học 2015-2016 có 33 HS bỏ học chiếm tỷ lệ 1.07%); chất lượng giáo

dục dân tộc còn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đội ngũ GV

đồng đều về trình độ, như năng lực sư phạm khác nhau, đa số GV

không am hiểu tâm sinh lý HS DTTS, không nói được tiếng DTTS;

công tác xã hội hóa rất khó thực hiện, khả năng tiếng Việt của HS

DTTS còn hạn chế…

2.2.3. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất và

chất lƣợng giáo dục 13 trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện

ĐăkGlei.

a. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên

Phần lớn CBQL, GV nơi khác đến đều không giao tiếp được

bằng tiếng dân tộc, ít am hiểu phong tục tập quán của người dân địa

phương và tâm sinh lý của HS DTTS, chưa thật sự an tâm công tác;

GV người DTTS lạm dụng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp với HS, thiếu giáo

viên để thực hiện dạy 2 buổi/ ngày. Còn một số GV chưa cố gắng học

tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cũng như kiến thức, do đó

9

việc sử dụng các trang thiết bị còn hạn chế, một số GV còn lúng túng,

chưa chủ động tham gia đổi mới PPDH, trong quá trình quản lý còn để

xảy ra những sai sót nhất định.

b. Cơ sở vật chất

Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường còn thiếu phòng quản trị,

phòng chức năng, phòng học tại điểm lẻ còn tạm bợ (tiểu học còn 21

phòng, mầm non còn 30 phòng mượn và tạm); hầu hết các điểm trường

lẻ đều chưa có tường rào kiên cố, không an toàn; thiếu nước sinh hoạt

tại các điểm trường lẻ, chưa có nhà vệ sinh. Một số trường thiếu phòng

học để dạy 2 buổi ngày, ĐDDH hiện nay đã hư hỏng và thiếu nhiều.

c. Chất lượng giáo dục

Riêng HS DTTS chưa hoàn thành chương trình lớp học chiếm tỷ

lệ khá cao so với HS dân tộc Kinh( năm học 2015-2016 số HS chưa

hoàn thành là 103 HS DTTS/106 HS, tỷ lệ 97.16 ); năm học 2015-

2016 số HS DTTS chưa hoàn thành môn Tiếng Việt là 91/94 em, tỷ lệ

96.80%. HS THCS bỏ học năm học 2015-2016 là 33 HS bỏ học chiếm

tỷ lệ 1.07%; HS DTTS bậc THCS có học lực yếu kém là 248/2690, tỷ

lệ 9.21%.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TĂNG CƢỜNG

TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƢỜI DÂN TỘC

THIỂU SỐ HUYỆN ĐĂKGLEI, TỈNH KON TUM

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV và năng lực của GV về

HĐDH tăng cƣờng tiếng Việt cho học sinh tiểu học ngƣời DTTS

a. Nhận thức của CBQL, GV về hoạt động dạy học tăng cường

tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

Qua khảo sát CBQL và GV có ý kiến: dạy học tăng cường tiếng

Việt cho HS tiểu học người DTTS có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy

nhiên, chất lượng học tiếng Việt của HS DTTS chưa cao, kéo theo sự

hạn chế về phát triển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc

đạt đến những chuẩn mực trong mục tiêu giáo dục của từng bậc học.

10

b. Năng lực giảng dạy tăng cường tiếng Việt của đội ngũ giáo

viên tại các trường tiểu học huyện ĐăkGlei hiện nay

Trình độ chuyên môn của GV đào tạo phù hợp với vị trí được

tuyển dụng. Tuy nhiên, một số GV năng lực tổ chức hoạt động ngoài

giờ để tăng cường tiếng, năng lực đổi mới PPDH theo yêu cầu phát

triển năng lực và phẩm chất người học và khả năng tích hợp trong

giảng dạy trong các môn học khác thực hiện còn hạn chế.

2.3.2.Thực trạng việc dạy tăng cƣờng tiếng Việt cho học sinh

tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ĐăkGlei

a. Mục tiêu tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người DTTS

Giáo viên đã nắm vững mục tiêu chương trình, nội dung giảng

dạy tăng cường tiếng Việt, kịp thời nắm bắt những văn bản mới về

hướng dẫn dạy học tăng cường tiếng Việt; mục tiêu, nội dung và hình

thức lồng ghép nội dung tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS; thực hiện

thời gian để tăng thời lượng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh DTTS.

b. Kế hoạch dạy học tăng cường tăng cường tiếng Việt của GV.

GV làm rõ mục tiêu và nội dung các tiết học tăng thời lượng

môn Tiếng Việt; đảm bảo các yêu cầu DH tăng cường tiếng Việt.

Bên cạnh đó trong các môn học khác (Toán; Khoa học; Lịch sử,

Địa lý) GV ít quan tâm lồng ghép dạy học tiếng Việt cho HS; kế hoạch

GV chưa đưa ra chỉ tiêu cụ thể, chưa làm tốt công tác phân loại đối

tượng HS; kế hoạch chưa có sự điều chỉnh kịp thời, bổ sung khi cần

thiết, khảo sát trước khi lập kế hoạch chưa được GV quan tâm.

c. Nội dung dạy tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học người

DTTS

Nội dung, chương trình quy định của môn tiếng Việt, việc vận

dụng chương trình của Bộ vào thực tiễn địa phương, nội dung và hình

thức lồng ghép nội dung tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác

d. Phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt cho HS người

DTTS

11

GV thường xuyên tổ chức các hoạt động trên lớp chủ yếu

PPDH truyền thống, từ đó khó hình thành phát triển năng lực của

từng HS. GV chưa quan tâm nhiều việc sử dụng linh hoạt các phương

pháp khác, đặc biệt chưa phát huy được tính tích cực của HS.

đ. Sử dụng các phương tiện dạy tăng cường tiếng Việt cho học

sinh tiểu học người DTTS

Giáo viên xây dựng kế hoạch làm và sử dụng TBDH, ứng dụng

CNTT trong dạy học, chưa đồng bộ, chưa tạo phong trào tại các đơn

vị, tại các điểm trường lẻ GV sử dụng các phương tiện dạy học chưa

thường xuyên, chưa được CBQL quan tâm động viên tạo điều kiện.

e. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập tăng cường tiếng Việt của

học sinh

GV chưa điều chỉ kịp thời việc dạy sau khi khảo sát HS và việc

chấm chữa bài, nhận xét thường xuyên GV chưa thực hiện nghiêm túc.

Việc phân tích đánh giá kết quả học tập của HS chưa thường xuyên và

điều chỉnh giảng dạy của giáo viên chưa hiệu quả.

2.3.3. Thực trạng việc học tiếng Việt của học sinh tiểu học

người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ĐăkGlei

Chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh DTTS, tỷ lệ

chưa hoàn thành còn cao, chưa có được sự bứt phá, có chiều hướng gia

tăng (năm học 2014-2015 có 81 HS DTTS/ 83 HS, năm học năm học

2016-2017 có 175 HS DTTS/178 HS chưa hoàn thành môn Tiếng

Việt)..

Đa số HS chưa có tinh thần tự giác học tập ở nhà và chủ động học

tập trên lớp, chưa tự tin và chủ động hoà nhập các hoạt động học tập và

HĐGD khác trong trường học; hàng ngày các em giao tiếp bằng tiếng

mẹ đẻ nên học tập tiếng Việt rất khó khăn, nhất là ở các lớp đầu cấp.

2.3.4. Thực trạng môi trƣờng dạy học tăng cƣờng tiếng Việt

cho HS tiểu học ngƣời DTTS huyện ĐăkGlei

Để thực sự hình thành vững chắc các kỹ năng nghe, nói, đọc,

12

viết cần có môi trường tiếng Việt tốt để các em thực hành, rèn luyện.

Do đó nhà QLGD quan tâm xây dựng môi trường tiếng Việt, là việc

làm không thể thiếu để tăng cường Tiếng Việt cho HS DTTS thực sự

hiệu quả.

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐDH TĂNG CƢỜNG TIẾNG

VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU

SỐ HUYỆN ĐĂKGLEI, TỈNH KON TUM

2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy tăng cƣờng tiếng

Việt cho học sinh tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số.

a. Quản lí kế hoạch dạy học trong dạy tăng cường tiếng Việt

cho HS DTTS

Phần lớn GV chưa chủ động bố trí quỹ thời gian riêng để dạy

thêm tiếng Việt cho HS DTTS. Công tác dự giờ đột xuất và phân tích,

rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dự của QLGD thực hiện chưa tốt; làm hạn

chế việc đổi mới PPDH, điều chỉnh nội dung tăng cường tiếng Việt

phù hợp với đối trượng HS, tăng cường thời lượng tiếng Việt theo quy

định.

b. Quản lí nội dung dạy tăng cường tiếng Việt cho HS tiểu học

người DTTS

Hiệu trưởng chưa sát sao việc hướng dẫn cho GV lập kế hoạch

bài học và lồng ghép nội dung tăng cường tiếng Việt trong các môn

học khác; Hiệu trưởng quản lý chưa chặt chẽ việc hình thành các kỹ

năng nghe, nói, đọc, viết đối với HS.

c. Quản lí phương pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho HS

DTTS

Giáo viên sử dụng PPDH tích cực chưa được hiệu quả; CBQL

chưa chủ động trong việc bồi dưỡng PPDH tích cực cho giáo viên

cũng như nâng cao sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường; rút kinh

nghiệm sau mỗi tiết dạy chưa có tác dụng thúc đẩy hoạt động đổi mới

PPDH.

13

d. Quản lí phương tiện dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh

người DTTS

Hiệu trưởng kiểm tra giáo viên sử dụng TBDH không đạt hiệu

quả; kinh phí chi thường xuyên hàng năm không đủ để bổ sung ĐDDH;

việc thực hiện ứng dụng CNTT ở các điểm lẻ cách xa trường chính khó

thực hiện. Hầu hết GV tiểu học sử dụng PPDH truyền thống.

đ. Quản lí kiểm tra đánh giá kết quả học tập tăng cường tiếng

Việt của HS

Hiệu trưởng quản lý việc ra đề kiểm tra theo ma trận, nội dung đề

kiểm tra theo hướng đổi mới phù hợp với đối tượng HS. Chưa phân tích

kết quả học tập của HS để có hướng chỉ đạo việc điều chỉnh kịp thời.

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tăng cƣờng tiếng

Việt của học sinh tiểu học ngƣời dân tộc thiểu số

a. Chuẩn bị của HS

Chưa có biện pháp chỉ đạo kịp thời việc điều chỉnh động cơ, ý thức

học tập của HS; theo dõi sự tiến bộ trong học tập của HS còn mang tính

hình thức, chưa thật sự có chiều sâu và thiếu thường xuyên; Việc tổ chức

các hoạt động, hỗ trợ cho hoạt động học tập chưa được chú trọng.

b. Quản lý hoạt động học trên lớp của học sinh

Quản lý kiểm tra việc chấp hành các quy định nền nếp học tập,

tính chuyên cần của HS chưa thật sự quan tâm đúng mức; khâu kiểm

tra việc chấp hành các quy định nền nếp học tập, tính chuyên cần của

HS ở một số trường còn thiếu chặt chẽ.

c. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục

Công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa cao, giáo

viên còn nhiều hạn chế trong giao tiếp với phụ huynh. Hiệu trưởng chưa

có biện pháp hiệu quả, giúp GVCN trong việc phối hợp với gia đình HS.

d. Quản lí tự đánh giá học tập tăng cường tiếng Việt của HS

Các trường tiểu học trên địa bàn chưa quan tâm đến kỹ năng tự

đánh giá việc học cho HS, Hiệu trưởng chưa chú trọng chỉ đạo GV

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!