Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động dạy học môn vật lý tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố đà nẵng
PREMIUM
Số trang
143
Kích thước
10.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1023

Quản lý hoạt động dạy học môn vật lý tại các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐẶNG VĂN MƢỜI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN VẬT LÝ TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC

THƢỜNG XUYÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 814.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Quang Giao

Phản biện 1: PGS. TS. Lê Quang Sơn

Phản biện 2: TS. Nguyễn Hồng Tây

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm

vào ngày 28 tháng 12 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

- Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, và

xu hướng toàn cầu hòa; hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu

và ảnh hưởng lớn đến với hệ thống giáo dục. Trong hệ thống giáo

dục quốc dân; Trung tâm Giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ quan

trọng trong việc trang bị cho học sinh về những kiến thức, kỹ năng,

thái độ cơ bản, cần thiết để các học sinh có thể tiếp tục học tập ở các

trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng hay Đại học hoặc tham

gia thực hiện một ngành nghề cụ thể nào nhằm góp phần tạo nguồn

lực có trình độ đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Vật lý là một trong

những môn học chiếm vị trí quan trọng, có tính tương tác cao, được áp

dụng nhiều trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như sản xuất, môi

trường, Y học... Vật Lý giúp học sinh phát triển tư duy, áp dụng

những lý thuyết đã học vào thực tế khách quan một cách nhanh nhạy.

Môn Vật Lý đã trở thành một trong những môn thi bắt buộc khối của

khối A, A1... trong kỳ thi xét tuyển đại học. Những trải nghiệm trong

cuộc sống mà môn Vật lý đem lại chính là bước đệm hoàn hảo để các

em có những nền tảng vững chắc khi bước ra cuộc sống.

Tại thành phố Đà Nẵng, trong những năm qua sự nghiệp giáo dục

của Thành phố đối với hệ GDTX có những bước phát triển vượt bậc. Đối

với môn Vật lý chất lượng giáo dục ở các Trung tâm GDTX luôn ổn định

và phát triển với nhiều tập thể xuất sắc và giáo viên giỏi. Tuy nhiên, bên

cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại như: học sinh chưa ý

thức hết được tầm quan trọng của việc học tập môn Vật lý, phương pháp

học tập còn nhiều hạn chế; quá trình hoạt động dạy, cũng như công tác

kiểm tra đánh giá của học sinh đối với môn Vật lý còn gặp không ít khó

2

khăn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên, và một trong

những nguyên nhân chính là do những bất cập trong công tác quản lý

hoạt động dạy học, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý tại

các Trung tâm GDTX.

Xuất phát từ những lý do trên Tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động

dạy học môn Vật lý tại các Trung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng”

để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng chất lượng dạy học môn

Vật lý, công tác quản lý chất lượng dạy học môn Vật lý; đề xuất các biện

pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý tại các Trung tâm Giáo dục

thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Vật lý tại các Trung tâm GDTX, trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý tại các Trung tâm GDTX,

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

4. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học môn

Vật lý tại các Trung tâm GDTX, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giai

đoạn 2017-2019.

5. Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua, chất lượng dạy học môn Vật lý tại các

Trung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng đã đạt nhiều kết quả nhất định,

tuy nhiên vẫn còn một số bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nếu xác lập được cơ sở lý luận về quản lý HĐDH môn Vật lý

ở Trung tâm GDTX, khảo sát và đánh giá được thực trạng quản lý

3

HĐDH môn Vật lý ở các Trung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng thì sẽ

đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý

một cách phù hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các

Trung tâm GDTX trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tại

Trung tâm GDTX.

6.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dạy

học và quản lý hoạt động dạy học tại các Trung tâm GDTX thành

phố Đà Nẵng.

6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại các

Trung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, luận

văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn

Vật lý tại Trung tâm GDTX.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn

Vật lý tại các Trung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Biện pháp quản lý công tác hoạt động dạy học môn

Vật lý tại các Trung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng.

4

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN VẬT LÝ TẠI TRUNG TÂM GDTX

1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.1.1. Ở nước ngoài

1.1.2. Ở Việt Nam

Giáo dục nói chung trong đó có phương thức GDTX giúp

mọi người trong xã hội được học tập thường xuyên, học liên tục, học

suốt đời, mở rộng những hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn nhằm

hoàn thiện nhân cách đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Trình độ dân trí người dân ngày càng phát triển, đời sống

được nâng lên, nhu cầu học tập ngày càng lớn, học để hiểu, để biết,

để làm người, để chung sống, để khẳng định mình, đó là nhu cầu tất

yếu của mỗi người trong giai đoạn hiện nay và mạng lưới các Trung

tâm GDTX chính là một địa chỉ có thể đáp ứng nhu cầu đó.

1.2. Các khái niệm chính

1.2.1. Quản lý giáo dục

a. Quản lý

Quản lý là sự tác động liên tục, có chủ đích của chủ thể quản

lý lên khách thể quản lý nhằm phát huy tiềm năng của các yếu tố, sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ hội của tổ chức … nhằm đảm

bảo cho tổ chức vận hành tốt, đạt được các mục tiêu đã đặt ra với

chất lượng và hiệu quả tối ưu trong các điều kiện biến động của môi

trường.

b. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là quá trình tác động có mục đích, kế hoạch

của những chủ thể quản lý giáo dục trong việc vận dụng những

nguyên lý, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh

5

vực giáo dục nhằm đạt được mục tiêu mà giáo dục đề ra; làm cho hệ

thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, và

thực hiện được các tính chất của nhà trường và xã hội tại Việt Nam.

1.2.2. Hoạt động dạy học môn Vật lý

a. Hoạt động

Hoạt động là phương pháp đặc thù của con người quan hệ

với thế giới tự nhiên xung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng

phục vụ cuộc sống của mình. Chủ thể của hoạt động chính là con

người, khách thể hoạt động này là tất cả những gì mà hoạt động tác

động vào nó, qua đó tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể.

b. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là một quá trình sư phạm, được thực

hiện một cách có tổ chức, định hướng của người dạy và người học

bằng hoạt động của bản thân, từng bước nắm vững và hình thành hệ

thống kiến thức khoa học, kỹ năng với mục đích nâng cao trình độ

học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách.

c. Hoạt động dạy học môn Vật lý

Hoạt động dạy học môn Vật lý là quá trình giáo viên Vật lý

tiến hành các thao tác có tổ chức, có kế hoạch, mục đích và học sinh

bằng hoạt động của bản thân, từng bước chiếm lĩnh các giá trị tinh

thần, các hiểu biết, các kĩ năng, các giá trị văn hóa gắn với bộ môn

Vật lý mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng áp

dụng được các vấn đề có liên quan đến môn Vật lý vào trong thực tế.

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý

a. Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học chính là quản lý quá trình sư

phạm tương tác giữa giáo viên, học sinh và yếu tố môi trường tác

động vào hoạt động dạy học và giáo dục theo chương trình đã được

6

quy định..

b. Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý

Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý là những biện pháp

tác động có chủ đích của cán bộ quản lý tới Tổ chuyên môn, giáo

viên giảng dạy môn Vật lý, học sinh và quá trình dạy học Vật lý cùng

các thành tố tham gia vào quá trình đó nhằm thực hiện có hiệu quả

mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Vật lý

1.3. Nhiệm vụ, chức năng của giám đốc Trung tâm GDTX

1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm GDTX

. N i m vụ c rung t m D

b. Qu n ạn c rung t m D

1.3.2. Vị trí, vai trò của Giám đốc Trung tâm GDTX

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn vật lý tại các Trung tâm

GDTX

1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động dạy học tại các Trung

tâm GDTX

Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả đạt được

từ giáo dục Trung học cơ sở, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và

những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý tại

các Trung tâm GDTX

ục tiêu của quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý bao gồm

các nội dung chủ yếu sau:

- Quản lý việc xây dựng trình dạy học môn Vật lý đảm bảo

mục tiêu môn học

- Quản lý đổi mới và cải tiến phương pháp dạy học môn Vật

lý đáp ứng yêu cầu môn học

- Quản lý Đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý

7

1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý tại

các Trung tâm GDTX

a. Quản lý thực hi n mục tiêu, nội dung, c ương trìn dạy

học

Chương trình, nội dung dạy học là văn bản pháp lệnh của

Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành. Yêu cầu đối với các Trung tâm

GDTX là thực hiện đầy đủ, chính xác chương trình, nội dung dạy học

của môn Vật lý, giáo viên cần phải tuân thủ một cách nghiêm túc

theo quy định của ngành, không được tùy tiện thay đổi, cắt xén làm

sai lệch chương trình, nội dung dạy học môn Vật lý (nếu có thay đổi,

bổ sung cần phải theo sự chỉ đạo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở

GD&ĐT).

b. Quản lý hoạt động dạy c a giáo viên bộ môn Vật lý

Quản lý hoạt động dạy của giáo viên bộ môn Vật lý bao gồm

các yếu tố cụ thể sau: Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo

viên; Quản lý việc soạn giáo án Vật lý của GV; Quản lý hoạt động

dạy trên lớp của giáo viên Vật lý; Quản lý về thực hiện đổi mới

phương pháp dạy học Vật lý.

c. Quản lý oạt động ọc tập môn Vật lý c ọc sin

Để quản lý hoạt động học tập môn Vật lý của học sinh một

cách hiệu quả, cán bộ quản lý cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Quản lý việc chuẩn bị bài môn Vật lý trước giờ lên lớp

- Quản lý hoạt động học môn Vật lý trên lớp của HS

- Quản lý việc tự học của HS

d. Quản lý công tác kiểm tr , đán giá kết quả học tập môn

Vật lý c a học sinh.

Quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của

học sinh là việc làm hết sức cần thiết, nhằm tác động trực tiếp đến

8

giáo viên Vật lý thực hiện đầy đủ và khách quan, công bằng chính

xác quá trình kiểm tra - đánh giá.

e. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bộ môn Vật lý

Việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Vật lý

trong Trung tâm cần phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản là: Đảm

bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ dạy và học

môn Vật lý; Tổ chức quản lý tốt việc sử dụng, bảo quản, đầu tư mới

cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Vật lý trong Trung tâm.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý tại Trung tâm GDTX

là một bộ phận cấu thành quan trọng trong công tác quản lý của Ban

Giám đốc. Trên cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy học

môn Vật lý tại Trung tâm GDTX; nội dung quản lý hoạt động dạy

học môn Vật lý bao gồm các nội dung:

+ Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Vật

lý;

+ Quản lý hoạt động dạy của Giáo viên bộ môn Vật lý;

+ Quản lý hoạt động học tập môn Vật lý của học sinh;

+ Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bộ

môn Vật lý đáp ứng chuẩn chức danh nghề nghiệp;

+ Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn

Vật lý của học sinh;

+ Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bộ môn Vật lý.

Muốn thực hiện thành công việc Quản lý hoạt động dạy học

môn Vật lý tại Trung tâm GDTX đòi hỏi phải thực hiện một cách

đồng bộ, khoa học, thống nhất và di n ra một cách thường xuyên liên

tục các nội dung của quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý.

9

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TẠI CÁC TRUNG TÂM GDTX

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội; giáo dục - đào

tạo thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

2.1.3. Tình hình giáo dục - đào tạo

2.2. Khái quát về Trung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Sự hình thành và phát triển

2.2.2. Tổ chức bộ máy của Trung tâm GDTX

2.2.3. Quy mô hoạt động dạy học tại Trung tâm GDTX

2.2.4. Cơ sở vật chất của các Trung tâm GDTX

2.3. Khái quát quá trình khảo sát

2.3.1. Mục đích khảo sát

Mô tả thực trạng hoạt động dạy học môn Vật lý và công tác quản

lý hoạt động dạy học môn Vật lý tại các Trung tâm GDTX thành phố Đà

Nẵng. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

quản lý HĐDH môn Vật lý tại các Trung tâm GDTX trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng.

2.3.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng quản lý HĐDH môn Vật lý tại các Trung

tâm GDTX thành phố Đà Nẵng.

2.3.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát

. i tư ng k ảo sát

b. ị b n k ảo sát

2.3.4. Tổ chức khảo sát

a. P ương p áp k ảo sát

10

hảo sát bằng phiếu hỏi điều tra, khảo sát, tổ chức điều tra

thông qua việc nghiên cứu các hồ sơ, thu thập các số liệu thống kê,

quan sát, phỏng vấn trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên,

nhân viên, học sinh; khảo nghiệm ý kiến chuyên gia…

b. Xây dựng bộ phiếu hỏi

c. Thực hi n khảo sát

2.3.5. Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sát

2.4. Thực trạng hoạt động dạy học môn Vật lý tại các Trung

tâm GDTX thành phố Đà Nẵng

2.4.1. Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên,

nhân viên và học sinh về tầm quan trọng hoạt động dạy học môn

Vật lý

Bảng 2.1. Mức độ n ận t ức CBQL, V, HS v tầm qu n trọng c

oạt động dạ ọc môn Vật lý

Mức độ đánh giá

Ý kiến đánh giá

CBQL, GV HS

Số ý

kiến

Tỉ lệ

%

Số ý

kiến

Tỉ lệ

%

Rất quan trọng 18 25.0 36 24.0

Quan trọng 42 58.3 48 32.0

Bình thường 10 13.9 21 14.0

Không quan trọng 02 2.8 31 20.7

Hoàn toàn không quan trọng 0 0 14 9.3

2.4.2. Thực trạng kết quả học tập môn Vật lý của học sinh

tại các Trung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng

11

Bảng 2.2. Kết quả ọc tập môn Vật lý c ọc sin tại các rung t m

D t n p Nẵng gi i đoạn 2017-2019

Kết quả

học tập

Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019

Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ %

Giỏi 18 0.87 20 0.91

Khá 570 27.77 606 27.81

Trung bình 1171 56.84 1485 68.15

Yếu 299 14.51 62 2.85

Kém 3 0.01 6 0.03

2.4.3. Thực trạng chất lượng HĐDH môn Vật lý tại các

Trung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng

Bảng 2.3. án giá c ất lư ng H DH môn Vật lý tại các rung t m

GDTX thành p Nẵng

Mức độ đánh giá

chất lƣợng hoạt

động DH

Ý kiến đánh giá

CBQL, GV HS

Số ý

kiến

Tỉ lệ %

Số ý

kiến

Tỉ lệ %

Rất tốt 40 55.56 70 46.7

Tốt 14 19.44 36 24.0

Khá 14 19.44 30 20.0

Trung bình 4 5.56 11 7.3

Yếu 0 0 3 2.0

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý tại

các Trung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng

2.5.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung,

chương trình dạy học môn Vật lý

2.5.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên bộ

môn Vật lý

a. Thực trạng quản lý vi c phân công giảng dạy môn Vật lý

12

b. Thực trạng quản lý vi c soạn giáo án c a giáo viên Vật lý

c. Thực trạng quản lý H dạy trên lớp c a giáo viên Vật lý

d. Thực trạng quản lý thực hi n đổi mới PPDH Vật lý

2.5.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Vật lý của

học sinh

. ực trạng quản lý vi c c uẩn bị b i môn Vật lý trước k i

lên lớp

b. ực trạng quản lý oạt động ọc tập môn Vật lý trên lớp

c ọc sin

c. ực trạng quản lý oạt động tự ọc môn Vật lý c ọc

sinh

2.5.4. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra- đánh giá kết

quả học tập môn Vật lý của học sinh

2.5.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bộ

môn Vật lý

2.6. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật

lý tại các Trung tâm GDTX thành phố Đà Nẵng

2.6.1. Mặt mạnh

Giám đốc các Trung tâm GDTX trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của nội dung

quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý tại các Trung tâm. Các Trung

tâm GDTX thành phố Đà Nẵng đã xây dựng một hệ thống các biện

pháp quản lý và tập trung triển khai, chỉ đạo thành công ở một số nội

dung quản lý hoạt động dạy hoc môn Vật lý phù hợp với các điều

kiện tại Trung tâm.

Cán bộ quản lý đều nhận thức được tầm quan trọng và ý

nghĩa về việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Vật lý

cốt cán trong Trung tâm; đề xuất với Sở GD&ĐT tăng thêm Giáo

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!