Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng đăc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
NÔNG THẾ TUÂN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
NÔNG THẾ TUÂN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG THỊ HẰNG
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn
Nông Thế Tuân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, Phòng
Đào tạo (Bộ phận sau Đại học), Khoa Tâm lí giáo dục - Trường ĐHSP Sư Phạm Thái
Nguyên, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn, sự kính trọng đặc biệt đến PGS.TS Phùng Thị Hằng -
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Trùng Khánh;
- Ban giám hiệu, các giáo viên dạy trường THCS vùng đặc biệt khó khăn
huyện Trùng Khánh;
- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể
còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự
chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
TÁC GIẢ
Nông Thế Tuân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn ....................................................................iv
Danh mục các bảng........................................................................................................v
Danh mục các biểu đồ...................................................................................................vi
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC
SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN .......6
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................6
1.1.1. Trên thế giới.........................................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam..........................................................................................................7
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ........................................................................8
1.2.1. Quản lý.................................................................................................................8
1.2.2. Dạy học, hoạt động dạy học ................................................................................9
1.2.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh .....................................10
1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh .......11
1.3. Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn .............12
1.3.1. Vùng đặc biệt khó khăn, đặc điểm tâm lí của học sinh THCS vùng đặc biệt
khó khăn.......................................................................................................................12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.3.2. Lý luận về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng
lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn .................................................15
1.3.3. Lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn ................................32
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn .............39
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG.....................................................44
2.1. Khái quát về các trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.......................................................................................44
2.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ...............44
2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát......................................................47
2.2.1. Mục đích khảo sát..............................................................................................47
2.2.2. Nội dung khảo sát ..............................................................................................48
2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu.........................................48
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực
học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh
Cao Bằng......................................................................................................................49
2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV và học sinh về tầm quan trọng và mục tiêu của
hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THCS
vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng......................................49
2.3.2. Nội dung của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học
sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh
Cao Bằng.....................................................................................................................52
2.3.3. Thực trạng phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng PTNL
học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh,
tỉnh Cao Bằng .............................................................................................................54
2.3.4. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Toán ở các trường THCS
vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng theo định hướng phát
triển năng lực hiện nay.................................................................................................56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.3.5. Hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực
học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh
Cao Bằng......................................................................................................................58
2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng..................................................................................................59
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định
hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn...........................59
2.4.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định
hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn...........................62
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.......65
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.......66
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định
hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng..................................................................................................69
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo
định hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.......................................................................................70
2.6.1. Những ưu điểm ..................................................................................................70
2.6.2. Những hạn chế ...................................................................................................71
2.6.3. Nguyên nhân ......................................................................................................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................74
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN
TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG ....................................................................75
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp...............................................................................75
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ....................................................................75
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống....................................................75
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ .....................................................76
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn...............................................76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết, tính khả thi ................................................77
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển
năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng..................................................................................................77
3.2.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn phù hợp với
tình hình thực tiễn ........................................................................................................77
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn toán theo định hướng phát
triển năng lực học sinh cho giáo viên ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn ................79
3.2.3. Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thiết kế mẫu giáo án dạy học
môn toán theo định hướng phát triển năng lưc học sinh ở trường THCS vùng đặc
biệt khó khăn................................................................................................................81
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn của
giáo viên.......................................................................................................................88
3.2.5. Chỉ đạo và tổ chức xây dựng quy chế phối hợp trách nhiệm giữa các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo động lực cho GV và HS ở các
trường THCS vùng đặc biệt khó khăn .........................................................................91
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ...........94
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...........................................................................96
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý ...........97
3.4.1. Mục tiêu khảo sát...............................................................................................97
3.4.2. Nội dung, đối tượng khảo sát.............................................................................97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................102
1. Kết luận..................................................................................................................102
2. Khuyến nghị...........................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................105
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1. BGH Ban giám hiệu
2. CBQL Cán bộ quản lý
3. CSVC Cơ sở vật chất
4. ĐTB Điểm trung bình
5. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
6. GDPT Giáo dục phổ thông
7. GV Giáo viên
8. GVBM Giáo viên bộ môn
9. GVCN Giáo viên chủ nhiệm
10. HĐDH Hoạt động dạy học
11. HS Học sinh
12. HSG Học sinh giỏi
13. HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học
14. PCGD Phổ cập giáo dục
15. PHHS Phụ huynh học sinh
16. PPDH Phương pháp dạy học
17. PTDH Phương tiện dạy học
18. PTNL Phát triển năng lực
19. TCM Tổ chuyên môn
20. THCS Trung học cơ sở
21. TTCM Tổ trưởng chuyên môn
22. UBND Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê loại hình trường, lớp, học sinh ở trường trung học cơ sở
vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khán, tỉnh Cao Bằng ....................45
Bảng 2.2. Bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở vùng
đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ...........................46
Bảng 2.3. Tình hình đội ngũ giáo viên môn Toán cấp THCS ở vùng đặc biệt khó
khăn của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng .........................................46
Bảng 2.4. Cơ cấu giáo viên toán vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trùng Khánh
năm 2018 ..................................................................................................47
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng hoạt động dạy học
môn Toán theo định hướng phát triển năng lực ở trường THCS Vùng
đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ...........................49
Bảng 2.6. Nhận thức của QBQL, GV và HS về mục tiêu dạy học môn Toán theo
định hướng phát triển năng lực tại các trường THCS vùng khó khăn
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.........................................................51
Bảng 2.7. Nội dung của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL học
sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh,
tỉnh Cao Bằng ...........................................................................................53
Bảng 2.8. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Toán theo định
hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.........................................................55
Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học môn Toán ở các trường
THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
theo định hướng phát triển năng lực hiện nay ..........................................57
Bảng 2.10. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học môn Toán ở các trường THCS
vùng đặc biệt khó khăn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng theo định
hướng phát triển năng lực.........................................................................58
Bảng 2.11. Nội dung lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định
hướng PTNL học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.............60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 2.12. Biện pháp tổ chức triển khai thực hiện hoạt động dạy học môn Toán
theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS
vùng đặc biệt khó khăn.............................................................................62
Bảng 2.13. Biện pháo chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học môn Toán theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng đặc biệt
khó khăn ...................................................................................................65
Bảng 2.14. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo
định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS vùng
đặc biệt khó khăn ....................................................................................67
Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo
định hướng PTNL HS ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.........................................................69
Bảng 3.1. Tiêu chí thiết kế bài học ..............................................................................82
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý ..................98
Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp..................................99
Bảng 3.4. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp............100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................97
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp............................................................99
Biểu đồ 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ........................................100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh thế giới ngày nay, các tác động của quá trình toàn cầu hóa,
bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin và
truyền thông tạo ra cho giáo dục vai trò mới: Giáo dục vừa là động lực cho việc vận
hành nền kinh tế tri thức, vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức - đó
là nền giáo dục đặt trên cơ sở thích ứng với điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển
của xã hội mới.
Quá trình toàn cầu hóa, thế giới thành phẳng, các hệ thống giáo dục được quốc
tế hóa. Giáo dục cũng trở thành phẳng, nhà trường hiệu quả, nhà trường thông tuệ,
nhà trường tương lai được đưa vào thực thi tại nhiều nơi nhằm đáp ứng nhu cầu, năng
lực, lựa chọn khác nhau của người học. Điều đó đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ chuyển
trọng tâm đào tạo từ chiều sâu sang diện rộng để người học không phải học chỉ để
biết, để làm, để thành người mà còn học để chung sống, đủ sức đương đầu với cạnh
tranh và hợp tác. Vì thế đội ngũ nhà đang đứng trước yêu cầu mới là nâng cao hiệu
quả tương lai của nhà trường với 3 định hướng: toàn cầu hóa (phát huy nguồn tri thức
toàn cầu), địa phương hóa (phát huy thế mạnh, bản sắc và truyền thống địa phương),
cá biệt hóa (phát huy phẩm chất, năng lực cá nhân người học). Thế kỷ XXI chứng
kiến những chuyển bến biến cực kỳ quan trọng ảnh hưởng to lớn đến mọi lĩnh vực
trên đời sống xã hội, nổi bật là sự hình và phát triển một xã hội thông tin, kinh tế tri
thức và sự phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy của khoa học công nghệ, cu thế toàn
cầu hóa. Đó là nguyên nhân khách quan tạo nên làn sóng cải cách giáo dục trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo nêu rõ “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất
người học, hài hòa Đức, Trí, Thể, Mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội
dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trìn độ
và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, Chú trọng giáo dục
nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân” và “Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,
phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng,