Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
7.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1517

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ THỊ TÂM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, năm 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ THỊ TÂM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục

Mã số: 814 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. LÊ QUANG SƠN

Đà Nẵng, năm 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác. Tài liệu tham khảo và nội dung trích dẫn đảm bảo sự đúng

đắn, chính xác, trung thực và tuân thủ các qui định về quyền sở hữu trí tuệ.

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ

rõ nguồn gốc.

Đà Nẵng, tháng 7 năm 2020

Tác giả luận văn

Hồ Thị Tâm

ii

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở CÁC

TRƯỜNG THCS HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM

Ngành: Quản lý giáo dục

Họ và tên: Hồ Thị Tâm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Quang Sơn

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo nghiệm, tác giả đã hệ thống hóa các kết quả nghiên.

Luận văn đã làm sáng tỏ việc QLDH tiếng Anh ở trường thực ra là việc quản lý tốt mục tiêu và nội

dung dạy học, quản lý tốt việc thực hiện chương trình, PHDH, môi trường DH, điều kiện dạy học,

quản lý về bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, quản lý tốt việc soan bài, ứng dụng CNTT và quản

lý tốt việc học trên lớp, việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, quản lý tốt việc kiểm tra, đánh giá của

GV và các hoạt động ngoại khóa khác. Từ đó thúc đẩy, nâng cao tính tự giác, tự kiểm tra, giám sát

lẫn nhau để tạo ra một hệ thống QL, dạy, học đồng bộ và hiệu quả..

Qua khảo sát và phân tích thực trạng, luận văn đã có những đánh giá về thực trạng Quản lý

hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh, chúng tôi

đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất 7 nhóm biện pháp với mục đích giải quyết triệt để các mặt tồn

tại, yếu kém và phát huy các mặt mạnh để đưa HDDH môn tiếng Anh của NT đạt chất lượng và

hiệu quả cao hơn.

1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về việc dạy học và quản lý dạy học môn tiếng

Anh

2. Đổi mới quản lý giờ lên lớp của giáo viên theo hướng quản lý đồng bộ các khâu của giờ

lên lớp

3. Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng hình thành năng lực giao tiếp.

4. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng tăng cường các

hình thức học nhóm

5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tiếng Anh của học sinh và dạy tiếng Anh

của giáo viên

6. Tăng cường cơ sở vật chất và tài chính phục vụ hoạt động dạy - học tiếng Anh

7. Tăng cường phối hợp với các lực lượng giáo dục trong quản lý dạy học tiếng Anh

Các biện pháp có vai trò quan trọng, hợp thành một thể thống nhất tương đối hoàn chỉnh và có

mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong QLHĐ dạy học tiếng Anh. Khi vận dụng các

biện pháp cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt, có tính ưu tiên đến mỗi biện pháp trong từng giai đoạn

thực tiển để đạt được hiệu quả cao.

Từ khóa: Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở các trường THCS huyện Tây Giang

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người thực hiện đề tài

PGS.TS. NGUT. Lê Quang Sơn Hồ Thị Tâm

iii

MANAGEMENT OF ENGLISH TEACHING ACTIVITIES AT

TAY GIANG DISTRICT IN QUANG NAM PROVINCE

Major: Educational Administration Code: 8140114

Student's full name:Ho Thi Tam

The scientific instructor: Assoc.Prof.Dr. Le Quang Son

Training facility: Danang Pedagogical University

Summary

On the basis of theoretical and experimental research, the author has codified the research

results. The thesis clarifies that English teaching quality at school is in fact good management of

teaching objectives and content, good management of program implementation, curriculum, teaching

environment, teaching conditions, and management. fostering and training human resources, good

management of lesson preparation, IT application and good management of classroom learning,

homework preparation of students, good management of tests and assessments of teachers and Other

extracurricular activities From there, promote, improve self-awareness, self-test, supervise each

other to create a system of management, teaching and learning synchronously and effectively ..

Through surveying and analyzing the situation, the thesis has made assessments on the

situation of Managing English teaching activities at secondary schools in Tay Giang district, Quang

Nam province.

From the results of theoretical research and the current situation of managing English teaching

activities, we have conducted research and proposed 7 groups of measures with the aim of

thoroughly solving the problems, weaknesses and promoting The strong points to make HDDH

English of NT are better and more effective.

1. Organize activities to raise awareness about teaching and managing teaching English

subjects

2. Innovating the management of teachers' class hours in the direction of uniformly managing

the stages of class time

3. Innovating English teaching methods in the direction of forming communication skills.

4. Direct the diversification of forms of English teaching in the direction of strengthening

group learning modes

5. Directing innovation, testing and evaluating students 'English learning results and teachers'

English instruction

6. Strengthening facilities and finance for English teaching and learning activities

7. Strengthening coordination with education forces in English teaching management

The measures have an important role, forming a relatively complete and closely related,

supporting and complementing relationship in the management of English teaching management.

When applying measures, it is necessary to synchronize, flexibly and prioritize each measure in each

practical stage to achieve high efficiency.

Keywords: Managing English teaching activities at secondary schools in Tay Giang district

Confirmation of instructor Student

Assoc.Prof.Dr. Le Quang Son Ho Thi Tam

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1

2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 2

4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2

6. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 2

7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3

8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG

ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ...................................................... 4

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................................ 4

1.1.1. Các nghiên cứu trong nước........................................................................ 4

1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... 6

1.2. Các khái niệm chính của đề tài.............................................................................. 7

1.2.1. Quản lý....................................................................................................... 7

1.2.2. Quản lý giáo dục ........................................................................................ 8

1.2.3. Hoạt động dạy học Tiếng Anh................................................................. 10

1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh.................................................... 11

1.3. Lý luận về hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở.............. 12

1.3.1. Hoạt động dạy học theo tiếp cận sư phạm tương tác............................... 12

1.3.2. Hoạt động dạy tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở.......................... 13

1.3.3. Hoạt động học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở.......................... 14

1.3.4. Môi trường dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở ................. 14

1.4. Quản lý HĐ dạy học tiếng Anh ở trường THCS................................................. 16

1.4.1. Quản lý hoạt động dạy tiếng Anh ............................................................ 16

1.4.2. Quản lý hoạt động học tiếng Anh của học sinh....................................... 20

1.4.3. Quản lý môi trường dạy học tiếng Anh ................................................... 23

Tiểu kết chương 1....................................................................................................... 25

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆNTÂY GIANG, TỈNH

QUẢNG NAM........................................................................................................... 26

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát ........................................................................... 26

2.1.1. Mục tiêu khảo sát..................................................................................... 26

v

2.1.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 26

2.1.3. Phương pháp khảo sát.............................................................................. 26

2.1.4. Tổ chức khảo sát ...................................................................................... 26

2.2. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và GD-ĐT của huyện Tây

Giang, tỉnh Quảng Nam.............................................................................................. 27

2.2.1. Sơ lược về vị trí địa lý, dân cư của huyện Tây Giang ............................. 27

2.2.2. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Tây Giang.. 28

2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục trung học cơ sởhuyện Tây Giang, tỉnh

Quảng Nam................................................................................................................. 30

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở huyện

Tây Giang tỉnh Quảng Nam ....................................................................................... 32

2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy tiếng Anh của giáo viên................................. 32

2.3.2. Thực trạng hoạt động học tập môn tiếng Anh của học sinh .................... 36

2.3.3. Thực trạng môi trường dạy học trong nhà trường ................................... 38

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở

huyện Tây Giang ........................................................................................................ 40

2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy tiếng Anh .......................................... 40

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tiếng Anh của học sinh ..................... 47

2.4.3. Thực trạng quản lý môi trường dạy học tiếng Anh ở các trường trung học

cơ sở huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam................................................................... 51

2.5. Đánh giá chung.................................................................................................... 54

2.5.1. Ưu điểm ................................................................................................... 54

2.5.2. Hạn chế .................................................................................................... 55

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................ 55

Tiểu kết chương 2....................................................................................................... 56

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG

ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂY GIANG QUẢNG

NAM........................................................................................................................... 58

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ....................................................................... 58

3.1.1. Nguyên tắt đảm bảo tính kế thừa ............................................................. 58

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn............................................................................. 58

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi................................................................................ 58

3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ.............................................................................. 58

3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả ............................................................................. 58

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học cơ sở

huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam............................................................................. 59

vi

3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về việc dạy học và quản lý

dạy học môn tiếng Anh............................................................................................... 59

3.2.2. Đổi mới quản lý giờ lên lớp của giáo viên theo hướng quản lý đồng bộ

các khâu của giờ lên lớp ............................................................................................. 62

3.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng hình thành năng lực

giao tiếp. ..................................................................................................................... 64

3.2.4. Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh theo hướng

tăng cường các hình thức học nhóm........................................................................... 66

3.2.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tiếng Anh của học sinh và

dạy tiếng Anh của giáo viên ....................................................................................... 69

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất và tài chính phục vụ hoạt động dạy - học tiếng

Anh ............................................................................................................................. 72

3.2.7. Tăng cường phối hợp với các lực lượng giáo dục trong quản lý dạy học

tiếng Anh .................................................................................................................... 74

3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 77

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp .................................. 77

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 77

3.3.2. Đối trượng khảo nghiệm.......................................................................... 77

3.3.3. Quá trình khảo nghiệm ............................................................................ 77

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm............................................................................... 78

Tiểu kết chương 3....................................................................................................... 79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 84

PHỤ LỤC ............................................................................................................... PL1

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

vii

CÁC KÝ HIỆU GHI TẮT

BGH Ban Giám hiệu

CB Cán bộ

CBQL Cán bộ quản lý

CĐ Chưa đạt

CNTT Công nghệ thông tin

TBDH Thiết bị dạy học

CSVC Cơ sở vật chất

ĐDDH Đồ dùng dạy học

GV Giáo viên

GVCN Giáo viên chủ nhiệm

GD & ĐT Giáo dục và đào tạo

GD Giáo dục

HS Học sinh

HT Hiệu trưởng

HĐ Hoạt động

HĐND Hội đồng nhân dân

HĐDH Hoạt động dạy học

K Không

KTX Không thường xuyên

KT-ĐG Kiểm tra đánh giá

KT-XH Kinh tế - Xã hội

NQ Nghị quyết

NT Nhà trường

NV Nhân viên

PPDH Phương pháp dạy học

QLGD Quản lý giáo dục

QL Quản lý

TB Trung bình

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

TBDH Thiết bị dạy học

TB Trung bình

UBND Ủy ban nhân dân

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

2.1. Đánh giá thực trạng HĐ dạy tiếng Anh của GV 33

2.2. Đánh giá thực trạng HĐ dạy tiếng Anh của GV 34

2.3.

Đánh giá thực trạng học tập môn tiếng Anh hiện nay của HS

(CB,GV)

37

2.4.

Đánh giá thực trạng học tập môn tiếng Anh hiện nay của HS

(HS) 37

2.5.

Đánh giá thực trạng CSVC, các điều kiện thiết yếu hỗ trợ việc

dạy tiếng Anh; môi trường GD trong NT hiện nay (CB,GV) 39

2.6.

Thực trạng công tác QL thực hiện mục tiêu dạy học tiếng Anh

trong NT hiện nay (CB,GV)

40

2.7.

Thực trạng công tác QL chương trình, nội dung dạy học tiếng

Anh trong NT hiện nay (CB,GV)

41

2.8.

Thực trạng QLHĐ dạy học tiếng Anh trên lớp của GV

(CB,GV)

42

2.9.

Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức

dạy học tiếng Anh (CB,GV).

45

2.10.

Thực trạng quản lý HĐ KT-ĐG kết quả học tập môn tiếng Anh

của HS (CB,GV)

46

2.11.

Thực trạng quản lý việc hình thành thái độ, động cơ học tập,

nề nếp học tập môn tiếng Anh (CB,GV) 48

2.12.

Thực trạng quản lý việc hình thành thái độ, động cơ học tập,

nề nếp học tập môn tiếng Anh (HS). 49

2.13.

Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả tự học

của học sinh (CB,GV)

50

2.14.

Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả tự học

của học sinh (HS)

50

2.15.

Thực trạng quản lý việc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật

phục vụ cho việc dạy học tiếng Anh

51

2.16.

Thực trạng quản lý việc xây dựng môi trường sư phạm trong

nhà trường

53

3.1. Tổng hợp kết quả về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 78

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong thời kỳ hội nhập, khi mà tiếng Anh được xem là ngôn ngữ phổ biến và

thông dụng toàn cầu thì việc học ngoại ngữ đã, đang trở thành xu hướng của bất kỳ

người trẻ nào muốn có cơ hội tốt cho việc lựa chọn nghề nghiệp và nâng cao giá trị

bản thân. Chính vì vậy, các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng luôn quan tâm

chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này. Không những thế, tiếng Anh còn được ví như cầu

nối về ngôn ngữ giữa các quốc gia trên thế giới, có tác dụng tích cực trong việc giao

lưu hợp tác với nhân dân các nước. Học ngoại ngữ là một trong những cách quan trọng

để chúng ta định vị bản thân trong quá trình hội nhập. Hiểu được ngôn ngữ chung của

toàn thế giới chúng ta sẽ phá tan được những rào cản về văn hóa, phong tục tập quán

của nhiều quốc gia khác nhau.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế một

cách sâu sắc và toàn diện. Chính vì thế ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến và

bắt buộc đối với bất kỳ một quốc gia nào muốn hội nhập quốc tế. Nhận thấy được tầm

quan trọng đó, ngày 30 tháng 09 năm 2008, Chính phủ đã ký Quyết định số 1400/QĐ￾TTG về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc

dân giai đoạn 2008 - 2020" với mục tiêu chung là “ Đổi mới toàn diện việc dạy và học

ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại

ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến

rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với

một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung

cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao

tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến

ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.[20]

Là một người quản lý tôi nhận thấy rằng; Giáo dục trung học cơ sở là giai đoạn

giáo dục then chốt. Nhiệm vụ hết sức quan trọng của cấp trung học cơ sở là xây dựng

nền móng nhân cách, năng lực và định hướng nghề cho những công dân tương lai. Để

phù hợp với xu thế phát triển giáo dục với các nước trên thế giới, chúng ta cần thực

hiện một trong 9 nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh hằng

năm: “ Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh ở các cấp học

và trình độ đào tạo”.Như vậy, quản lí hoạt động dạy học Tiếng Anh của cấp trung học

cơ sở một cách hệ thống được xem như một khâu đột phá để nâng cao chất lượng dạy

học Ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học Ngoại ngữ; góp phần đổi mới căn

bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Mặc dù việc dạy và học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh được Đảng và nhà nước

ta quan tâm, đầu tư song thực tế cho thấy chất lượng dạy học tiếng Anh ở nước ta hiện

2

nay không cao, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu đổi mới. Điều này thể hiện rõ ở các cấp

học (đặc biệt vùng điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa...), học sinh rất ngại

sử dụng tiếng Anh để giao tiếp và né trách trả lời khi được hỏi. Hầu hết các em đều

xem môn tiếng Anh là môn học khó trong chương trình phổ thông hiện nay.

Với định hướng nêu trên, các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tây

Giang tỉnh Quảng Nam mặc dù nằm trên vùng núi cao, đời sống kinh tế nhân dân còn

nhiều khó khăn. Hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học môn tiếng Anh

nói riêng đã và đang được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền

địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang nhưng kết quả dạy học vẫn

đạt tỉ lệ rất thấp. Chất lượng học sinh không đồng đều giữa môn Tiếng Anh và các

môn học khác. Việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy học cho bộ môn

này trên địa bàn huyện vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học

tiếng Anh ở các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.”

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các

trường trung học cơ sở huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất những biện

pháp quản lý dạy học nhằm nâng cao chất lượng vàtừng bước khắc phục những yếu

kém trong việc dạy học tiếng Anh trên địa bàn huyện Tây Giang.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý dạy học tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở huyện Tây Giang tỉnh

Quảng Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài đề xuất biện pháp quản lý của nhà trường đối với hoạt động dạy học tiếng

Anh.

Đề tài nghiên cứu thực trạng dạy học môn tiếng Anh trong thời gian 2 năm: Từ

năm học 2017 - 2018 đến năm học 2018 – 2019 và đề xuất biện pháp quản lý cho giai

đoạn 2020 - 2025

5. Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở huyện Tây

Giang còn nhiều hạn chế. Nếu tác động đồng bộ đến tất cả các thành tố của HĐDH –

Hoạt động dạy, hoạt động học và môi trường dạy học thì có thể nâng cao chất lượng

dạy học tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở

trường trung học cơ sở.

6.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!