Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học huyện tây trà, tỉnh quảng ngãi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM SƠN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 02 BUỔI/NGÀY
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY TRÀ
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. LÊ QUANG SƠN
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Sĩ Thư
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Đình Sơn
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Đại học Sư phạm vào ngày
16 tháng 5 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
- Khoa Tâm Lý – Giáo Dục, Trường Đại học Sư Phạm- ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý nhà trường bao gồm quản lý xây dựng kế hoạch chiến
lược phát triển giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý cơ sở vật
chất, phương tiện dạy học, quản lý tài chính,… Trong đó, chức năng
quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường là chức năng không thể
thiếu được, là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý nhằm
giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế tự điều chỉnh trong quá trình quản
lý nhà trường. Công tác quản lý hoạt động dạy học là điều kiện quan
trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Lãnh đạo
mà không có định hướng trong quản lý thì coi như không lãnh đạo.
Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý trong hoạt động
dạy học là yêu cầu có tính cấp thiết và liên tục nhằm nâng cao chất
lượng dạy học.
Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là điều kiện cần
phải đạt được trong các cơ sở giáo dục nhằm đào tạo con người đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, hội nhập quốc tế.
Công tác giáo dục và đào tạo đang từng bước được cải thiện
trong phạm vi cả nước nói chung và với huyện Tây Trà nói riêng;
chất lượng giáo dục và đào tạo ngày một có sự chuyển biến rõ nét; hệ
thống giáo dục và đào tạo đã có sự thay đổi, tạo điều kiện cho con em
trong phạm vi cả nước được học tập, cho người dân được học tập
suốt đời; Đặt biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số có điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm
đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Điều đó được thể hiện rõ trong
Nghị quyết Trung ương 2 - khóa IV, Nghị quyết Trung ương 4 -
2
khóa VII và đặt biệt là Nghị quyết Trung ương 8 – khóa XI về “đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa”. Xác định coi giáo dục - đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và
phát triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân và của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong
việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
Ngày 27 tháng 3 năm 2015 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Ngày 5 tháng 8 năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự
thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (gọi tắt là Chương
trình tổng thể).
Vậy, làm thế nào để để nâng cao chất lượng giảng dạy, hoạt
động giáo dục mà đảm bảo phương châm của chất lượng giáo dục
tiểu học “ Học nhẹ nhàng - tự nhiên - hứng thú - hiệu quả”, phát triển
năng lực và phẩm chất của mỗi học sinh.
Tây Trà là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi được
thành lập hơn 14 năm còn gặp nhiều khó khăn và là huyện nghèo
nhất so với các huyện miền núi trong tỉnh, tỉ lệ hộ nghèo chiểm tỉ lệ
trên 74%, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội luôn là vấn đề được các
cấp các ngành quan tâm, đầu tư xây dựng. Xác định công tác phát
triển nguồn nhân lực địa phương là khâu đột phá, coi lĩnh vực nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, coi giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát
triển. Đây là quyết sách đúng đắn để nâng dần công tác giảm nghèo
3
nhanh và bền vững cho huyện; Vì vây, huyện Tây Trà đã và đang
từng bước đầu tư để nâng dần chất lượng giáo dục và đào tạo.
Thấy được điều đó, trên cơ sở chỉ đạo của các cấp, huyện Tây
Trà đã mạnh dạn áp dụng mô hình dạy học 2 buổi/ngày. Đây là vấn
đề mới ở huyện và đã được áp dụng nhiều năm qua ở những vùng có
điều kiện thuận lợi; qua nhiều năm huyện đã tham gia chường trình
Seqap, nhận thấy mô hình này khá tốt, có hiệu quả. Chất lượng học
tập của học sinh được nâng lên, giáo viên có thời gian quan tâm đến
học sinh.
Tuy nhiên, để làm được điều này cần vượt qua rất nhiều khó
khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học chưa đáp ứng được nhu
cầu, chưa đủ số lượng phòng học để tổ chức dạy học đáp ứng với xu
thế phát triển giáo dục như hiện nay. Đội ngũ cán bộ, giáo viên để tổ
chức hoạt động dạy học còn chưa đủ về số lượng, chất lượng đội ngũ
chưa được tinh thông về quản lý, giảng dạy trên lớp. Việc tổ chức
hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày vẫn còn nhiều lúng túng đối với cán
bộ quản lý trường học. Học sinh còn nhút nhát trong việc sinh hoạt
tập thể, hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng
gặp không ít khó khăn vì còn nhiều điểm lẻ, thiếu sân chơi, bãi tập.
Đội ngũ giáo viên không đủ tỉ lệ 1,5 giáo viên trên lớp, việc tổ chức
cho học sinh ăn, nghỉ trưa tại trường còn gặp nhiều trở ngại về kinh
phí, về xã hội hóa giáo dục.
Việc nâng cao chất lượng học 2 buổi/ ngày cần thực hiện lồng
ghép dạy phân hóa đối tượng học sinh, trong đó công tác xây dựng
nội dung chương trình, quản lý chỉ đạo, kiểm tra đánh giá là nhiệm
vụ quan trọng.
Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi đã tổ
chức và tiến hành nhiều đợt kiểm tra chuyên môn các trường tiểu học
4
trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Tây Trà nói riêng. Qua kiểm tra đã
tư vấn, thúc đẩy sự tiến bộ của các nhà trường góp phần đáng kể
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; giữ vững kỷ
cương, nề nếp, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. Tuy nhiên,
kết quả kiểm tra cũng cho thấy việc tổ chức hoạt động dạy học 02
buổi/ ngày so với mục đích đề ra vẫn còn một số hạn chế, bất cập
nhất định. Vì vậy, nhiệm vụ cần đặt ra cho cán bộ quản lý giáo dục là
phải tập trung vào những yêu cầu cần thiết trong việc củng cố, hình
thành, ổn định nền nếp dạy học, thu hút học sinh ăn ở bán trú tại
trường để tổ chức hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày cho học sinh tiểu
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trên địa bàn huyện.
Với những lý do nêu trên, đề tài “Quản lí hoạt động dạy học
02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh
Quảng Ngãi” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc
sỹ Quản lý giáo dục.
2. Mục tiêu, khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về quản lý dạy
học; khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại các trường tiểu
học trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi; đề xuất biện pháp
trong quản lý dạy học 02 buổi/ ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện của các trường tiểu học.
2.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện Tây Trà, tỉnh
Quảng Ngãi.
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày các trường Tiểu học
huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.
5
3. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học
ở huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi những năm qua đã đạt được nhiều
kết quả tốt, song còn có những hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu lý
luận quản lý, đánh giá khách quan thực trạng quản lý hoạt động dạy
học 02 buổi/ngày, có thể đề xuất được các biện pháp hợp lý, khả thi
để quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày tại các trường tiểu học
huyện Tây Trà góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các
trường tiểu học tại địa phương.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học 02
buổi/ ngày tại các trường Tiểu học.
4.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dạy học
02 buổi/ ngày tại các trường Tiểu học huyện Tây Trà, tỉnh Quảng
Ngãi.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/
ngày tại các trường tiểu học huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
5. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu về các biện pháp quản lý
của Hiệu trưởng trường tiểu học đối với công tác dạy học 02 buổi/
ngày trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi trong khoảng thời
gian 3 năm gần đây và đề xuất các biện pháp quản lý cho giai đoạn
2018-2022.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để
phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận trong các tài liệu nhằm xây
6
dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
6.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ;
- Phương pháp chuyên gia.
6.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Xử lý số liệu đã thu thập được bằng thống kê toán học trong
quá trình nghiên cứu.
7. Kết cấu luận văn
Phần mở đầu
Nội dung luận văn : Gồm 3 chương.
- Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học 02
buổi/ ngày ở trường tiểu học.
- Chương 2. Thực trạng quản lý công tác dạy học 02 buổi/
ngày trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.
- Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/
ngày các trường tiểu học ở huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo và phụ lục
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 02
BUỔI/ NGÀY Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
1.2.2. Hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày
1.2.2.1. Dạy học
1.2.2.2. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học ở nhà trường giữ vị trí trung tâm bởi nó
chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong
hoạt động nhà trường trong năm, dạy học làm nền tảng quan trọng để
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường; đồng thời dạy
học có tính chất quyết định kết quả đào tạo của nhà trường.
a. Hoạt động dạy của giáo viên
b. Hoạt động học của học sinh
1.2.2.3. Hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày
Hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày là hình thức tổ chức dạy học,
trong đó chuyển từ dạy học nửa ngày sang hoạt động dạy học cả ngày
mà vẫn đảm bảo nội dung, kiến thức, chương trình.
1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày ở trường tiểu học
1.2.3.1. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là một nội dung cơ bản, cốt lõi của
quá trình lãnh đạo, quản lý để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh.
8
1.2.3.2. Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày
Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày thực chất là những
tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào quá trình
hoạt động dạy học, được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh,
với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội thông qua nội dung,
chương trình mang tính đặc thù của dạy học 02 buổi/ ngày nhằm giáo
dục học sinh phát triển toàn diện theo mục tiêu đào tạo.
1.3. Hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày ở trƣờng tiểu học
1.3.1. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.2. Xu thế dạy học 02 buổi/ngày ở tiểu học
1.3.2.1. Xu thế của thế giới về việc dạy học 02 buổi/ ngày ở
tiểu học
* Yêu cầu về phẩm chất
* Yêu cầu về năng lực
1.3.2.2. Xu thế của Việt nam về việc dạy học 02 buổi/ ngày ở
tiểu học
1.3.3. Tổ chức hoạt động dạy học 02 buổi/ngày
1.3.3.1. Mục tiêu, yêu cầu dạy học 02 buổi/ ngày
1.3.3.2. Chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày
1.2.3.3. Điều kiện tổ chức dạy học
1.4. Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học
dạy 02 buổi/ ngày
1.4.1. Quản lý mục tiêu dạy học 02 buổi/ ngày
Mục tiêu của dạy học 02 buổi/ ngày không nằm ngoài mục tiêu
chung của chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng theo định
hướng phẩm chất và năng lực của học sinh, tạo môi trường học tập và
rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần,
1.4.2. Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học 02
9
buổi/ngày của giáo viên
1.4.3. Quản lý việc phân công dạy học và giáo dục
1.4.4. Quản lý hoạt động dạy và hoạt động học 02 buổi/ ngày
1.4.4.1. Quản lý hoạt động dạy
* Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên
* Quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp
1.4.4.2. Quản lý hoạt động học của học sinh
* Quản lý nền nếp, kỷ cƣơng trong học tập
* Quản lý việc học tập ở trƣờng
* Quản lý hoạt động tự học
1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh
Việc quản lý công tác kiểm tra, đánh giá phải thực hiện theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng, theo phân phối chương trình, theo nội dung
kiến thức cần đạt tới trong việc chấm, chữa bài cho học sinh của giáo
viên nhằm đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác; trong đánh
giá phải coi trọng sự động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học
sinh, không tạo áp lực cho đội ngũ giáo viên.
1.4.6. Quản lý phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chương
trình, bồi dưỡng học sinh năng khiếu
1.4.7. Quản lý các điều kiện tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày
Để hoạt động giáo dục, yêu cầu trường tiểu học phải đáp ứng đủ
các nguồn lực và phát huy tác dụng của nó; Các nguồn lực trong nhà
trường bao gồm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và kinh phí giáo dục.
1.4.8. Tổ chức công tác bán trú cho học sinh
Tiểu kết Chƣơng 1
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 02 BUỔI/
NGÀY TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY TRÀ
TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu, nội dung khảo sát thực trạng quản lý hoạt
động dạy học 02 buổi/ngày
2.1.2. Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê
2.1.3. Tổ chức khảo sát
2.1.3.1. Địa bàn khảo sát
2.1.3.2. Đối tượng khảo sát
2.2. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo
dục và đào tạo huyện Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.2. Nguồn nhân lực
2.2.2. Khái quát về giáo dục và đào tạo huyện Tây Trà tỉnh
Quảng Ngãi
2.2.2.1. Hiện trạng mạng lưới trường học
2.2.2.2. Hiện trạng cơ sở vật chất trường học
2.2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
2.2.3. Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Tây Trà tỉnh
Quảng Ngãi
11
2.2.3.1. Về mạng lưới trường, lớp, học sinh
2.2.3.2. Đội ngũ giáo viên
2.2.3.3. Điều kiện về cơ sở vật chất
2.2.3.4. Chất lượng giáo dục tiểu học
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày các trƣờng tiểu
học huyện Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1. Quy mô các trường tiểu học dạy học 02 buổi/ ngày
Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp và học sinh, giáo viên trên địa bàn
huyện ( 03 năm học 2015-2016, 2016- 2017, 2017- 2018)
STT
Các chỉ
số
Năm học Ghi chú
2015-
2016
2016-
2017
2017-
2018
01 Trường 10 10 10
01 trường
TH&THCS
02 Lớp 151 147 147
03 Học sinh 2660 2643 2619
04 Giáo viên 211 208 193
Toàn huyện có 10 trường tiểu học, trong đó có 01 trường có 02
cấp học (TH&THCS) với 147 lớp, 2.619 học sinh. Tổ chức dạy 02
buổi/ ngày có 10/10 trường, trong đó có 04 trường dạy học 02 buổi/
ngày 9,10 buổi/ tuần, có 100% số lớp từ lớp 01 đến lớp 5 học tập cả
ngày tại trường với 115 lớp, trong đó có 93 lớp bán trú với 1706 học
sinh, đạt tỉ lệ 37,6%; 06 trường còn lại tổ chức dạy 7, 8 buổi/ tuần với
115 lớp, đạt tỷ lệ 78,2%, còn 32 lớp chưa tổ chức dạy 02 buổi/ ngày.
Do điều kiện miền núi, học sinh ở xã điểm trường, không thể
đi về trong ngày nên 10 trường đã tổ chức bán trú cho học sinh ăn, ở
trưa tại trường với tổng số lớp bán trú là 93 lớp, 1706 học sinh. Đã
12
giúp học sinh sinh hoạt tập thể, học kỹ năng sống khi học tập cả ngày
tại trường, tạo môi trường xanh, sạch đẹp trong khuông viên trong và
ngoài nhà trường cũng như vệ sinh thân thể, trường lớp,…
2.3.2. Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học
02 buổi/ngày
Chương trình dạy học 02 buổi/ ngày được thực hiện khung
chương trình của Bộ GD&ĐT quy định vào các ngày trong tuần, mỗi
tuần học không quá 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Một năm có 37 tuần
thực học, học kỳ I có 19 tuần, học kỳ II có 18 tuần.
2.3.3. Chất lượng giáo dục tiểu học dạy học 02 buổi/ ngày
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nội dung, chương trình
dạy học 02 buổi/ ngày thì chất lượng giáo dục có sự chuyển biến tốt
theo hàng năm, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng giữ vững sự ổn
định bậc học, các mặt giáo dục được đánh giá theo chiều hướng khả
quan. Số học sinh được nuôi dưỡng chăm sóc ăn, nghỉ tại trường
được tăng dần, phụ huynh có niềm tin với nhà trường, an tâm gửi con
em khi học, sinh hoạt cả ngày tại trường.
2.3.4. Điều kiện tổ chức dạy học
Về tài chính: đã giao kinh phí tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho
100% các trường trong huyện
Công tác bán trú: đã tổ chức ăn, ở bán trú tại trường
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày trƣờng
tiểu học ở huyện Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học 02 buổi/ ngày
2.4.2. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung, kế hoạch
dạy học 02 buổi/ngày.
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học 02 buổi/ ngày.
2.4.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng
13
trường tiểu học
Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch dạy học
Quản lý việc phân công giảng dạy và hoạt động giáo dục
dạy 02 buổi/ ngày
Bảng 2.4. Đánh giá việc phân công giảng dạy
Nội dung công
việc
Mức độ quan trọng
(%)
N= 140
Mức độ thực hiện (%)
N=140
3 2 1 0 3 2 1 0
Phân công hợp
lý, đúng năng lực
GV
64,1 35,9 0,0 0,0 57,7 34,6 7,7 0,0
Có điều chỉnh
chất lượng GV ở
các khối, lớp
64,1 35,9 0,0 0,0 11,5 57,7 30,8 0,0
Công khai sự
phân công trong
trường
79,5 20,5 0,0 0,0 46,2 23,0 30,8 0,0
Có điều chỉnh lại
sự phân công cho
phù hợp sau một
thời gian
12,5 87,5 0,0 0,0 23,1 41,0 35,9 0,0
Đánh giá chung 55,0 45,0 0,0 0,0 34,6 39,1 26,3 0,0
2.4.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh trường
tiểu học dạy 02 buổi/ ngày
Quản lý nền nếp, kỷ cƣơng trong học tập
Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại trƣờng