Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ MINH TUẤN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 02 BUỔI/ NGÀY
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÚI THÀNH
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ MINH TUẤN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 02 BUỔI/ NGÀY
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÚI THÀNH
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8. 14. 01. 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Xuân Bách
Đà Nẵng - Năm 2020
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 02
BUỔI/ NGÀY Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC ...........................................................7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................7
1.2. Các khái niệm chính của đề tài...............................................................................10
1.2.1. Quản lý........................................................................................................10
1.2.2. Quản lý giáo dục .........................................................................................11
1.2.3. Khái niệm hoạt động dạy học .....................................................................12
1.2.4. Hoạt động dạy học 02 buổi/ngày................................................................13
1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ngày ...................................................14
1.3. Hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học........................................15
1.3.1. Xu thế dạy học 02 buổi/ ngày ở tiểu học ....................................................15
1.3.2. Tổ chức hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày..................................................18
1.4. Quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày của hiệu trưởng trường tiểu học ..........24
1.4.1. Quản lý kế hoạch dạy học 02 buổi/ ngày....................................................24
1.4.2. Quản lý hoạt động dạy và hoạt động học ở buổi 1 .....................................24
1.4.3. Quản lý việc tổ chức công tác bán trú cho học sinh ...................................26
1.4.4. Quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục ở buổi 2 của giáo viên ..............26
1.4.5. Quản lý điều kiện tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày ......................................29
1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày......31
Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................................31
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 02 BUỔI/
NGÀY TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG
NAM..............................................................................................................................33
2.1. Khái quát quá trình khảo sát...................................................................................33
2.1.1. Mục tiêu, nội dung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học 02
buổi/ngày .......................................................................................................................33
2.1.2. Phương pháp khảo sát.................................................................................33
2.1.3. Tổ chức khảo sát .........................................................................................33
v
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và GDĐT của huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................34
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam....................................................................................................................34
2.2.2. Khái quát về giáo dục và đào tạo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam......37
2.2.3. Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam..........40
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học 02 buổi/ngày ở các trường tiểu học huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................44
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học huyện Núi
Thành về mục đích và yêu cầu của việc dạy học 02 buổi/ ngày và chuẩn bị cho
CTGDPT mới. ...............................................................................................................44
2.3.2. Thực trạng kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày................................................45
2.3.3. Thực trạng về tổ chức thực hiện hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày............47
2.3.4. Thực trạng về điều kiện tổ chức học dạy học 02 buổi/ngày.......................49
2.3.5. Thực trạng kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày..............50
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam .........................................................................................51
2.4.1. Thực trạng quản lý kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày...................................51
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và hoạt động học ở buổi thứ nhất ........52
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở buổi 2 ........................................55
2.4.4. Thực trạng quản lý điều kiện tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày.....................60
2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học 02 buổi/
ngày ...............................................................................................................................64
2.5. Đánh giá chung.......................................................................................................64
2.5.1. Đánh giá chung ...........................................................................................64
2.5.2. Phân tích nguyên nhân thực trạng ..............................................................66
Tiểu kết chương 2..........................................................................................................68
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 02 BUỔI/ NGÀY
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM .........69
3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp ..........................................................................69
3.1.1. Đảm bảo tính quy phạm pháp luật..............................................................69
3.1.2. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ..............................................................69
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả ...............................................................70
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn................................................................................70
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày ở các trường tiểu học....70
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, giáo viên, PHHS về công
tác dạy học 02 buổi/ ngày..............................................................................................70
3.2.2. Xây dựng kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày phù hợp với thực tiễn địa
phương...........................................................................................................................72
vi
3.2.3. Phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với năng lực, sở trường của từng
giáo viên ........................................................................................................................74
3.2.4. Đổi mới quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh
.......................................................................................................................................76
3.2.5. Tăng cường quản lý, tổ chức các hoạt động bán trú ở các trường tổ chức
bán trú ............................................................................................................................82
3.2.6. Tăng cường kiểm tra các hoạt động dạy và học ở buổi 2...........................85
3.2.7. Bổ sung hoàn thiện CSVC, trang thiết bị trường học đáp ứng nhu cầu giáo
dục toàn diện cho học sinh ............................................................................................86
3.2.8. Tổ chức các hoạt động sau giờ học chính khóa..........................................88
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................................89
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ......................................90
3.4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo sát ..............................90
3.4.2. Tính cấp thiết của các biện pháp được đề xuất...........................................92
3.4.3. Tính khả thi của các biện pháp ...................................................................92
Tiểu kết chương 3..........................................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................97
PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCCVC : Cán bộ công chức, viên chức
CBQL : Cán bộ quản lý
CTGDPT : Chương trình giáo dục phổ thông
CSVC : Cơ sở vật chất
GDĐT : Giáo dục đào tạo
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
NGLL : Ngoài giờ lên lớp
PCGD : Phổ cập giáo dục
PHHS : Phụ huyh học sinh
QLGD : Quản lý giáo dục
XHH : Xã hội hóa
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1.
Mạng lưới các trường phổ thông, mẫu giáo của huyện Núi
Thành
38
2.2. Tổng hợp quy mô trường lớp, số lượng học sinh 38
2.3.
Tổng hợp cơ sở vật chất và phương tiện dạy học các trường
phổ thông, Mẫu giáo huyện Núi Thành 39
2.4. Tổng hợp Cán bộ quản lý và giáo viên 39
2.5. Chất lượng giáo dục tiểu học 40
2.6. Chất lượng giáo dục tiểu học HK1 năm học 2019-2020 40
2.7. Mạng lưới các trường tiểu học của huyện Núi Thành 41
2.8. Tổng hợp quy mô trường lớp, số lượng học sinh 41
2.9. Tổng hợp cơ sở vật chất và phương tiện dạy học cơ bản 42
2.10. Tổng hợp Cán bộ quản lý và giáo viên 43
2.11. Kết quả hoàn thành chương trình lớp học trong 2 năm gần đây 44
2.12.
Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL và giáo viên về mục
đích và yêu cầu dạy học 02 buổi/ ngày
45
2.13. Số liệu trường, lớp, học sinh được học bán trú 49
2.14. Quản lý kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày 51
2.15. Quản lý chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên 52
2.16. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên 53
2.17. Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại trường 54
2.18. Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường 55
2.19. Quản lý hoạt động giáo dục ở buổi thứ 2 56
2.20. Đánh giá về quản lý hoạt động bán trú của học sinh 59
2.21. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 61
2.22. Quản lý đội ngũ giáo viên dạy 02 buổi/ ngày 62
3.1.
Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy
học 02 buổi/ ngày 91
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo
dục và đào tạo; Điều đó được thể hiện rõ trong Nghị quyết Trung ương 2 - khóa IV,
Nghị quyết Trung ương 4 - khóa VII và đặt biệt là Nghị quyết Trung ương 8 – khóa XI
về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”. Sau Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI vào tháng 10/2013, vấn đề đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được coi như là một trong những nội dung vừa
chiến lược, vừa cấp thiết. Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Việt Nam đang cần một quyết sách toàn diện, căn bản, xứng tầm với lĩnh vực quan
trọng hàng đầu này. Đây là sứ mệnh thiêng liêng, đồng thời cũng vô cùng nặng nề để
Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước phát triển.
Có thể thấy rằng, giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất
nước. Trải qua bao thập kỷ, Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp giáo dục và chính sách giáo dục có tầm quan trọng
hàng đầu, các cơ quan có thẩm quyền và mọi người, mọi tầng lớp nhân dân trong cả
nước đều phải coi trọng như vậy và phải làm đúng như vậy.
GDĐT đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới,
các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao GDĐT lại có tầm
quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vậy? Chúng ta đều biết bởi vì:
GDĐT là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế; GDĐT góp phần ổn định
chính trị xã hội và trên hết GDĐT góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.
Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là điều kiện cần phải đạt được
trong các cơ sở giáo dục nhằm đào tạo con người đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hội nhập quốc tế.
Công tác GDĐT đang từng bước được cải thiện trong phạm vi cả nước nói chung
và với huyện Núi Thành nói riêng; chất lượng GDĐT ngày một có sự chuyển biến rõ
nét; hệ thống GDĐT đã có sự thay đổi, tạo điều kiện cho con em trong phạm vi cả
nước được học tập, cho người dân được học tập suốt đời.
Tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày cho cấp tiểu học là chiến lược lâu dài mà Nghị
quyết 29/NQ-TW xác định, thay đổi căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chính là từ
dạy học nửa ngày sang dạy học cả ngày. Để thực hiện mục tiêu trên, việc tổ chức dạy
học 02 buổi/ ngày ở các nhà trường là một yêu cầu rất cần thiết. Từ năm học 2018-
2019 được sự quan tâm chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng GDĐT Núi
Thành, 100% các trường tiểu học trên đại bàn huyện Núi Thành tổ chức dạy 02 buổi/
ngày, kết quả cuối năm chất lượng giáo dục của toàn huyện được nâng lên rõ rệt so với
2
dạy nữa ngày. Từ những hiệu quả rõ rệt trên Phòng GDĐT luôn quan tâm và chỉ đạo
sâu sát, duy trì tốt việc dạy học 02 buổi/ ngày nên chất lượng giáo dục tiểu học của
huyện Núi Thành luôn trong tốp dẫn đầu của toàn tỉnh.
Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Ngày 5 tháng 8 năm 2015, Bộ
GDĐT đã công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (gọi tắt là
Chương trình tổng thể). Ngày 26 tháng 12 năm 2018 Bộ GDĐT ban hành Thông tư
32/TT-BGDĐT Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
CTGDPT mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
của HS; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và
tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập
tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề
nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở
thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo,
đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất
nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
CTGDPT cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp HS làm chủ kiến thức
phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học
suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài
hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ
đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước
và nhân loại.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học tiểu học là cấp học đầu tiên của
CTGDPT, là cái gốc, rễ để hình thành nhân cách con người, gốc có vững thì cây mới tươi
tốt, HS có kiến thức cơ bản, hoàn thành tốt chương trình tiểu học thì mới có cơ sở để học
ở cấp học tiếp theo. Mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học giúp HS hình thành và
phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh
thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình,
cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Vì vậy, việc dạy học 02 buổi/ ngày là điều kiện cần thiết để cung cấp kĩ năng,
kiến thức cho HS. Công tác quản lý hoạt động dạy học phải đặt lên hàng đầu, mỗi cán
bộ quản lý (CBQL) giáo dục cần phải định hướng và phải đạt được mục tiêu đề ra.
CTGDPT 2018 là chương trình mở, theo đó địa phương, nhà trường, GV có
nhiều quyền và trách nhiệm hơn trong quá trình phát triển, triển khai chương trình giáo
dục cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn. Điều này đòi hỏi mỗi nhà trường
phải đổi mới nhiều trong hoạt động quản lí chuyên môn, phát triển chương trình giáo
dục đến từng cấp, từng khối lớp, từng lớp, thậm chí từng nhóm đối tượng HS, từng
HS. Mục tiêu của hoạt động dạy học 02 buổi/ ngày là tăng cường giáo dục toàn diện,
đặc biệt là tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hoá -