Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại trường đại học duy tân, thành phố đà nẵng
PREMIUM
Số trang
184
Kích thước
15.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1039

Quản lý hoạt động đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại trường đại học duy tân, thành phố đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

-----------------------------

DƢƠNG MAI BẢO LIÊN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

-----------------------------

DƢƠNG MAI BẢO LIÊN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ QUANG SƠN

Đà Nẵng, Năm 2022

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................. 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................ 3

6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4

7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 4

CHƢƠNG 1....................................................................................................................6

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ

DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC..................................6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...............................................................................6

1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước............................................................................... 6

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................... 8

1.2. Các khái niệm chính của đề tài .............................................................................9

1.2.1. Quản lý ...........................................................................................................9

1.2.2. Quản lý giáo dục ..........................................................................................11

1.2.3. Hoạt động đào tạo ở trường đại học............................................................12

1.2.4. Quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học...............................................13

1.3. Hoạt động đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành ở trƣờng đại

học .................................................................................................................................15

1.3.1. Tuyển sinh........................................................................................................ 15

1.3.2. Chương trình đào tạo ...................................................................................... 16

1.3.3. Đội ngũ giảng viên........................................................................................... 17

1.3.4. Các điều kiện phục vụ dạy học – cơ sở vật chất.............................................. 17

1.3.5. Công tác quan hệ doanh nghiệp ...................................................................... 18

1.3.6. Hoạt động dạy học........................................................................................... 19

1.3.7. Kiểm tra, đánh giá ........................................................................................... 20

1.3.8. Theo vết người học:......................................................................................... 21

1.4. Quản lý hoạt động đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành ở

trƣờng đại học..............................................................................................................22

1.4.1. Quản lý công tác tuyển sinh............................................................................. 22

1.4.2. Quản lý chương trình đào tạo.......................................................................... 23

1.4.3. Quản lý đội ngũ giảng viên.............................................................................. 24

1.4.4. Quản lý các điều kiện phục vụ dạy học – cơ sở vật chất................................. 25

1.4.5. Quản lý công tác quan hệ doanh nghiệp ......................................................... 25

1.4.6. Quản lý hoạt động dạy học.............................................................................. 26

1.4.7. Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá........................................................... 26

1.4.8. Quản lý công tác theo vết người học ............................................................... 27

v

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động đào tạo ngành Quản trị Dịch

vụ Du lịch và Lữ hành ở trƣờng đại học ...................................................................28

1.5.1. Những yếu tố khách quan ................................................................................ 28

1.5.2. Những yếu tố chủ quan .................................................................................... 29

CHƢƠNG 2..................................................................................................................30

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ

DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.............30

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát..........................................................................30

2.1.1. Mục tiêu khảo sát............................................................................................. 30

2.1.2. Nội dung khảo sát ........................................................................................... 30

2.1.3. Phương pháp khảo sát .................................................................................... 30

2.1.4. Tổ chức khảo sát.............................................................................................. 30

2.2. Khái quát về Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch - trƣờng Đại học Duy Tân

.......................................................................................................................................32

2.2.1. Khái quát về trường Đại học Duy Tân ............................................................ 32

2.2.2. Khái quát về Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch ......................................... 35

2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành ở

trƣờng Đại học Duy Tân .............................................................................................36

2.3.1. Thực trạng hoạt động tuyển sinh ..................................................................... 37

2.3.2. Thực trạng chương trình đào tạo .................................................................... 39

2.3.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên......................................................................... 41

2.3.4. Thực trạng thực hiện các điều kiện phục vụ dạy học – cơ sở vật chất............ 43

2.3.5. Thực trạng công tác quan hệ doanh nghiệp .................................................... 45

2.3.6. Thực trạng hoạt động dạy - học ...................................................................... 46

2.3.7. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá......................................................... 50

2.3.8. Thực trạng theo vết người học......................................................................... 51

2.4. Thực trạng quản lý HĐĐT ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành ở

Trƣờng Đại học Duy Tân............................................................................................52

2.4.1. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh........................................................... 52

2.4.2. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo........................................................ 54

2.4.3. Thực trạng quản lý xây dựng đội ngũ giảng viên............................................ 55

2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ dạy học – cơ sở vật chất............... 57

2.4.5. Thực trạng quản lý công tác quan hệ doanh nghiệp ....................................... 58

2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động dạy – học......................................................... 59

2.4.7. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra – đánh giá ......................................... 62

2.4.8. Thực trạng quản lý công tác theo vết người học ............................................. 64

2.5. Đánh giá chung .....................................................................................................67

2.5.1. Điểm mạnh....................................................................................................... 67

2.5.2. Điểm yếu .......................................................................................................... 68

2.5.3. Thời cơ ............................................................................................................. 68

vi

2.5.4. Thách thức ....................................................................................................... 69

CHƢƠNG 3..................................................................................................................70

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ

DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.............70

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.......................................................................70

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .................................................................. 70

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .................................................................... 70

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 70

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .................................................................. 70

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành tạo Quản trị Dịch vụ

Du lịch và Lữ hành ở Trƣờng Đại học Duy Tân ......................................................71

3.2.1. Tổ chức, nâng cao nhận thức của CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của

hoạt động đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành............................... 71

3.2.2. Rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ngành Quản trị

Dịch vụ Du lịch và Lữ hành....................................................................................... 76

3.2.3. Tăng cường đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành của ngành

Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành ........................................................................ 82

3.2.4. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo theo hướng đồng bộ.............. 86

3.2.5. Xây dựng hội cựu SV và tăng cường gắn kết mối quan hệ với đơn vị sử dụng

lao động ..................................................................................................................... 92

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................ 98

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp........................98

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm..................................................................................... 98

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm..................................................................................... 99

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm.............................................................................. 99

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................... 99

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................104

1. Kết luận ..................................................................................................................104

2. Khuyến nghị ...........................................................................................................105

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................................................................... 105

2.2. Đối với UBND thành phố Đà Nẵng.................................................................. 105

2.3. Đối với trường Đại học Duy Tân...................................................................... 105

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục & Đào tạo

CBQL Cán bộ quản lý

CĐR Chuẩn đầu ra

CTĐT Chương trình đào tạo

CSVC-TTBDH Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

DN Doanh nghiệp

ĐH Đại học

ĐTB Điểm trung bình

GV Giảng viên

HĐĐT Hoạt động đào tạo

HĐTS Hội đồng tuyển sinh

KHĐT Kế hoạch đào tạo

KTĐG Kiểm tra – đánh giá

QTDVDL&LH Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

SV Sinh viên

TBC Trung bình chung

Viện ĐT&NC Du lịch Viện Đào tạo và Nghiên cứu Du lịch

UBC University-Business Cooperation (hợp tác giữa các trường

đại học và doanh nghiệp)

viii

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bảng 1.1 Ma trận quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học theo

mô hình CIPO

13

Bảng 2.1 Tổng hợp đội ngũ của Trường 33

Bảng 2.2 Bảng thống kê số lượng sinh viên ngành QTDVDL&LH 36

Bảng 2.3 Nhận thức của CBQL, GV và SV về tầm quan trọng của

HĐĐT

36

Bảng 2.4

Kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của trường đại học

Duy Tân từ 2018 đến 2021 37

Bảng 2.5

Kết quả thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của ngành

QTDVDL&LH tại trường đại học Duy Tân từ 2018 đến

2021

38

Bảng 2.6 Đánh giá của CBQL, GV và SV về công tác tuyển sinh 39

Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL, GV và SV về chương trình đào tạo 40

Bảng 2.8 Trình độ giảng viên, trợ giảng cơ hữu của Trường 42

Bảng 2.9 Trình độ giảng viên cơ hữu của Viện ĐT&NC Du lịch 42

Bảng 2.10 Đánh giá của CBQL, GV về đội ngũ giảng viên 42

Bảng 2.11

Đánh giá của CBQL, GV, SV về thực trạng CSVC-TTBDH

trường đại học Duy Tân 43

Bảng 2.12

Đánh giá của CBQL, GV, SV về công tác quan hệ doanh

nghiệp tại trường đại học Duy Tân 45

Bảng 2.13 Đánh giá của CBQL, GV, SV về hoạt động dạy học tại

trường đại học Duy Tân 47

Bảng 2.14

Đánh giá của CBQL, GV, SV về hoạt động học tại trường

đại học Duy Tân 48

Bảng 2.15

Đánh giá của CBQL, GV, SV về hoạt động kiểm tra đánh

giá tại trường đại học Duy Tân 50

Bảng 2.16

Đánh giá của CBQL, GV, SV về thực trạng công tác cựu

sinh viên ngành QTDVDL&LH tại trường đại học Duy Tân 51

Bảng 2.17

Đánh giá của CBQL, GV về phản hồi của thị trường lao

động ngành QTDVDL&LH tại trường đại học Duy Tân 52

Bảng 2.18

Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh ngành

QTDVDL&LH tại trường đại học Duy Tân 53

Bảng 2.19 Thực trạng quản lý chương trình đào tạo ngành

QTDVDL&LH tại trường đại học Duy Tân 54

Bảng 2.20 Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên 56

Bảng 2.21 Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ dạy học – cơ sở 57

ix

Số hiệu Tên bảng Trang

vật chất

Bảng 2.22 Thực trạng quản lý công tác quan hệ doanh nghiệp 58

Bảng 2.23 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học 59

Bảng 2.24 Thực trạng quản lý hoạt động học tập 61

Bảng 2.25 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá 63

Bảng 2.26 Thực trạng quản lý công tác cựu sinh viên 64

Bảng 2.27

Thực trạng quản lý thông tin phản hồi của thị trường lao

động 66

Bảng 3.1

Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý

HĐĐT

99

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt

động đào tạo 101

Bảng 3.3

Thứ hạng tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản

lý hoạt động đào tạo 102

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Số hiệu Tên bảng Trang

Hình 1.1 Hoạt động đào tạo theo mô hình CIPO 12

Hình 1.2 Mối quan hệ của các thành tố trong quá trình sư phạm 18

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức đại học Duy Tân 34

Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các

biện pháp 102

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Giáo dục đã tác động sâu sắc và toàn diện tới các lĩnh vực khác nhau của đời

sống xã hội của mọi quốc gia. Giáo dục tạo ra sức lao động mới hiệu quả hơn, tái sản

xuất sức lao động xã hội. Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến đổi sâu

sắc và toàn diện với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì vai trò của

giáo dục lại càng được nâng cao. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã xác

định rõ “Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của

Đảng, Nhà nước và của toàn dân”.

Trong đó giáo dục đại học và vai trò của trường đại học trong việc đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã được

khẳng định tại Luật Giáo dục ban hành ngày 14/06/2019. Luật giáo dục đã quy định rõ

mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi

dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới,

phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập

quốc tế.

Quyết định số 2622/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 8 năm 2021 về việc ban hành

Kế hoạch triển khai Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15/01/2019 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt “Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025”

trong giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu tổng thể “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực

chất về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của hệ

thống giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực. Góp phần nâng cao chất

lượng và năng suất lao động, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, tăng cường năng lực cạnh

tranh của quốc gia trong khu vực và trên thế giới” [8]. Theo thông tư số 17/2021/TT￾BGDĐT ngày 22 tháng 06 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn

chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình

độ của giáo dục đại học thì chất lượng đào tạo dựa trên ba yếu tố là đầu vào, quá trình

và đầu ra [9].

Ngày 13/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 711/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020”. Chiến lược đã

chỉ rõ những bất cập, yếu kém: “Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát

triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền giáo dục

tiên tiến trong khu vực, trên thế giới.”, “Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn

mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách nhiệm và quyền hạn

quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự và tài

chính”, “Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh

giá chậm được đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, phương pháp

dạy học lạc hậu,...”[26]. Vì vậy công tác quản lý hoạt động đào tạo càng quan trọng và

mang tính cấp thiết để có thể đảm chất lượng.

2

Du lịch được định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam khi

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 08-NQ/TW thể hiện quyết tâm chính trị ở cấp

cao nhất của Đảng ta [5]. Để giải quyết căn cơ các vướng mắc, khó khăn của ngành

Du lịch, Nghị quyết tập trung vào 8 nhóm giải pháp cốt lõi trong đó có nhóm giải

pháp về về phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nhà nước có chính sách thu hút đầu tư

cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du

lịch. Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và

phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [6]. Theo đó,

mục tiêu đến năm 2030 là xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm

kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi

nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công

nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ. Cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ

chiếm 62-65%.

Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh và theo đó là nhu cầu nhân lực.

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) ước tính lượng khách du lịch quốc tế năm 2019

đạt 1,5 tỷ lượt [48]. Tại Việt Nam, tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đạt 755 nghìn

tỷ đồng, đóng góp trực tiếp 9,2% GDP Quốc gia [31]. Theo báo cáo của Sở Du lịch

thành phố Đà Nẵng, năm 2019 tổng thu du lịch ước đạt 30.973 tỷ đồng, tăng 141,6%

so với năm 2015 [44]. Năm 2019, tỷ lệ lao động có chuyên môn về du lịch chiếm

khoảng 42%/tổng số lao động toàn ngành Du lịch Việt Nam, 38% được đào tạo từ các

ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy. Trong đó chỉ có

10% lao động có trình độ đại học và sau đại học (chiếm 3,5%) [8]. Theo thống kê của

Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đến hết năm 2019, tổng số lao động trong ngành du

lịch khoảng 49.463 người [13].

Trường Đại học Duy Tân được thành lập ngày 11/11/1994, là trường đại học

ngoài công lập đầu tiên và lớn nhất miền Trung đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực.

Khẩu hiệu đồng hành cùng Đại học Duy Tân trong hơn 27 năm qua: “Tất cả vì quyền

lợi học tập, nghiên cứu và việc làm của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội, khu vực và

quốc tế” cùng sứ mạng: “Đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học và công nghệ

nhằm tạo ra những sinh viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản

sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng

toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính

toàn cầu”. Với bề dày truyền thống hơn 27 năm hoạt động và phát triển, trường đã tạo

lập được uy tín trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là khối

ngành du lịch. Lợi thế địa lý khi Nhà trường tọa lạc tại trung tâm thành phố Đà Nẵng

– thành phố du lịch lớn nhất miền Trung, trường đã đào tạo ngành du lịch từ năm

1996. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch thế giới, du lịch Việt Nam và

tại địa bàn thành phố Đà Nẵng đã khẳng định được nhu cầu xã hội về nhân lực du lịch

chất lượng cao.

3

Với bối cảnh ngành du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch COVID-19 khi

Cục Thống kê TP.Đà Nẵng cho biết trong 9 tháng đầu năm 2021, gần 40.000 lao động

ngành du lịch, dịch vụ bị tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng [43]. Sự cạnh tranh gay gắt

giữa các trường đại học công lập và tư thục, sự phát triển của xã hội đòi hỏi trường

Đại học Duy Tân phải đổi mới công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành Quản trị

Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (QTDVDL&LH ) để nâng cao chất lượng đào tạo, tồn tại

và phát triển quy mô đào tạo.

Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn; căn cứ vào thực trạng cũng như nhu

cầu đổi mới quản lý đào tạo ở các trường đại học, tác giả chọn đề tài: "Quản lý hoạt

động đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành tại Trƣờng Đại học

Duy Tân, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu và làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên

ngành Quản lý giáo dục với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng và

hiệu quả đào tạo của nhà trường, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động đào tạo tại

trường đại học Duy Tân, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành

QTDVDL&LH tại trường đại học Duy Tân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

của nhà trường.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đào tạo ngành QTDVDL&LH ở trường Đại học.

3.2.Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động đào tạo ngành QTDVDL&LH tại trường đại học Duy Tân.

3.3.Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý của nhà trường đối với hoạt

động đào tạo ngành QTDVDL&LH.

- Thực trạng vấn đề nghiên cứu được khảo sát trong giai đoạn 2018-2021. Các

biện pháp quản lý được đề xuất cho giai đoạn 2022-2026.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu xác lập được cơ sở lý luận về quản lý HĐĐT ở trường Đại học và đánh giá

đúng thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành QTDVDL&LH tại trường đại học

Duy Tân thì sẽ xác định được các biện pháp khả thi nhằm quản lý hoạt động đào tạo

ngành QTDVDL&LH tại trường đại học Duy Tân, góp phần nâng cao chất lượng đào

tạo ngành QTDVDL&LH của Nhà trường.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo ngành

QTDVDL&LH ở trường Đại học.

5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý HĐĐT ngành

QTDVDL&LH tại trường đại học Duy Tân.

4

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐĐT ngành QTDVDL&LH tại trường đại

học Duy Tân.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Đề tài sử dụng các phương pháp bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp lý

thuyết. Các phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu văn kiện, văn bản, các

Nghị quyết, Quyết định, các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý

hoạt động đào tạo ở trường đại học.

6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ lưu trữ

Đọc, nghiên cứu và phân tích tình hình tuyển sinh, đào tạo, nhân sự, cơ sở vật

chất ngành QT DV DL&LH tại trường ĐH Duy Tân.

6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Xây dựng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát là về thực

trạng hoạt động hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo ngành QTDVDL&LH

tại trường ĐH Duy Tân mà tác giả đã phân tích từ nghiên cứu hồ sơ lưu trữ. Đối tượng

là cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên nhà trường.

6.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Từ những kết quả đã đạt được từ phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, tiến

hành khảo sát ý kiến chuyên gia là các cán bộ làm công tác quản lý (là Hiệu trưởng,

phó Hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo, lãnh đạo phòng ban chức năng, lãnh đạo

các Khoa, Tổ trưởng bộ môn, Chuyên viên phòng ban chức năng, lãnh đạo doanh

nghiệp) về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo

ngành QTDVDL&LH tại trường ĐH Duy Tân.

6.2.4. Phương pháp phỏng vấn

Là phương pháp giúp tác giả thu thập thông tin đa dạng, nhiều mặt, trực tiếp về

đối tượng khảo sát. Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các Khoa, Tổ trưởng bộ môn,

chuyên viên phòng ban chức năng, giảng viên, sinh viên về thực trạng hoạt động đào

tạo và quản lý hoạt động đào tạo; những khó khăn, thuận lợi của họ trong quá trình

làm việc, học tập.

6.3. Nhóm các phương pháp xử lý thông tin

Dùng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý số liệu đã thu thập được

trong quá trình nghiên cứu về định lượng và định tính.

7. Cấu trúc luận văn

- Phần mở đầu: bao gồm các mục tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,

đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phương

pháp nghiên cứu

- Phần nội dung gồm ba chương:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!