Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động đào tạo các chương trình ngắn hạn tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật đà nẵng
PREMIUM
Số trang
179
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1097

Quản lý hoạt động đào tạo các chương trình ngắn hạn tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



LÊ THỊ KIỀU YẾN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

CÁC CHƢƠNG TRÌNH NGẮN HẠN TẠI

TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2018

Công trình được hoàn thiện tại

Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh

Phản biện 1: PGS. TS. Trần Xuân Bách

Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Anh Đào

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Trường Đại học Sư phạm

ĐHĐN vào ngày 18 tháng 01 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì

nhu cầu học tập và học tập suốt đời của con người ngày càng được

chú trọng. Bên cạnh việc tự học tự rèn luyện, việc tham gia các lớp

đào tạo ngắn hạn sẽ là một giải pháp hiệu quả phù hợp trong việc

nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu

công việc và nhu cầu thích ứng với xã hội.

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng trong những

năm gần đây đã chú ý đến việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo,

bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật để phục vụ nhu cầu học tập cho mọi

đối tượng. Trong đó hình thức đào tạo ngắn hạn được Nhà trường

triển khai thực hiện và bước đầu đạt được một số kết quả nhất định.

Tuy nhiên, HĐĐT các CTNH còn manh mún, hiệu quả chưa cao,

chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngoài ra, các

chương trình này chỉ dừng lại ở việc người học tự tìm đến hoặc thực

hiện theo nhiệm vụ của cấp trên giao xuống đào tạo theo địa chỉ chứ

chưa được Nhà trường xem là hướng phát triển quan trọng trong tình

hình tuyển sinh khó khăn và tiến tới việc phải tự chủ tài chính. Vì

vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Quản lý hoạt động đào

tạo các chƣơng trình ngắn hạn tại Trƣờng Cao đẳng Văn hóa

Nghệ thuật Đà Nẵng” nhằm từng bước đưa HĐĐT ngắn hạn của

Nhà trường ngày một nâng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và góp phần

đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất

hệ thống biện pháp quản lý HĐĐT các CTNH tại Trường Cao đẳng

2

Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và

góp phần đáp ứng nhu cầu xã hội.

3. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý HĐĐT các CTNH tại

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng.

- Khách thể nghiên cứu: HĐĐT các CTNH.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng

quản lý HĐĐT các CTNH tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật

Đà Nẵng trong giai đoạn 2015-2017 và đề xuất các biện pháp quản lý

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng

trong giai đoạn hiện nay.

- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giảng viên, học viên

và đơn vị sử dụng lao động.

5. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, vấn đề quản lý HĐĐT các CTNH tại Trường Cao

đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng còn gặp những hạn chế và bất

cập. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý có tính chất cấp thiết,

khả thi sẽ là cơ sở để tác động nâng cao chất lượng HĐĐT ngắn hạn

tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng đáp ứng tốt với

nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐĐT các CTNN.

- Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý HĐĐT các CTNH tại

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng và phân tích những

nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.

- Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý HĐĐT các CTNH tại

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng.

3

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng

hợp, khái quát hóa các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra viết bằng hình thức phiếu hỏi.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu.

+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

+ Phương pháp xin ý kiến chuyên gia.

- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Phương pháp thống kê

toán học.

8. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận kiến nghị, phụ lục và tài

liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí HĐĐT các chương trình

ngắn hạn.

Chương 2: Thực trạng quản lí HĐĐT các chương trình ngắn

hạn tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng.

Chương 3: Biện pháp quản lí HĐĐT các chương trình ngắn

hạn tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng.

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

CÁC CHƢƠNG TRÌNH NGẮN HẠN

1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG

ĐÀO TẠO CÁC CHƢƠNG TRÌNH NGẮN HẠN

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng

a) Quản lý giáo dục

4

b) Quản lý nhà trường

1.2.2. Chƣơng trình ngắn hạn

CTNH là những chương trình đào tạo được thiết kế, xây

dựng để tổ chức HĐĐT trong thời gian ngắn (dưới 01 năm) bao gồm

mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra và các

yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị...đảm bảo tính linh

hoạt từ không gian, thời gian, nguồn nhân lực nhằm giúp người học

củng cố, hoàn thiện chương trình, cập nhật, bổ sung một số kỹ năng

nghề nghiệp còn thiếu để phục vụ nhu cầu cá nhân và xã hội.

1.2.3. Hoạt động đào tạo các chƣơng trình ngắn hạn.

HĐĐT các CTNH là quá trình tổ chức các hoạt động giáo

dục được thực hiện trong thời gian ngắn (từ 01 năm trở xuống) bao

gồm các yếu tố đầu vào, quá trình đào tạo và các yếu tố đầu ra đảm

bảo tính linh hoạt về không gian, thời gian, nguồn nhân lực nhằm

củng cố, hoàn thiện chương trình, cập nhật, bổ sung một số kỹ năng

nghề nghiệp còn thiếu để phục vụ nhu cầu cá nhân và xã hội.

1.2.4. Quản lý hoạt động đào tạo các chƣơng trình ngắn

hạn

Quản lý HĐĐT các CTNH là hệ thống những tác động có

mục đích, kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý như quản lý yếu

tố đầu vào, quá trình đào tạo và yếu tố đầu ra nhằm làm cho HĐĐT

được tiến hành đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu về kiến thức, kỹ

năng nghề nghiệp cho người học để đáp ứng nhu cầu cá nhân và xã

hội.

1.3. HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CÁC CHƢƠNG TRÌNH NGẮN

HẠN Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

1.3.1. Các yếu tố đầu vào cấu thành HĐĐT các CTNH

5

HĐĐT các CTNH cũng đảm bảo các khâu của HĐĐT

chung: đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra. Trong khâu “đầu vào” của

HĐĐT các CTNN khâu xác định đối tượng có nhu cầu là hết sức

quan trọng, giữ vai trò quyết định để thực hiện các bước tiếp theo.

Khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu của người học là quá

trình tìm kiếm thông tin về nhu cầu muốn được trang bị về kiến thức,

phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu của cá nhân, xã

hội. Việc khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu của người học đóng

một vai trò hết sức quan trọng. Nếu chúng ta không làm tốt khâu này

thì chúng ta không thể nào biết được cá nhân, tổ chức, cộng đồng

đang cần trang bị kiến thức, kỹ năng gì? Tránh trường hợp chúng ta tổ

chức đào tạo do “cảm nhận” riêng của một vài cá nhân quản lý nào đó

cho rằng người học cần học nội dung này. Điều đó có nghĩa chúng ta

tổ chức đào tạo không đứng trên quan điểm “lấy người học làm trung

tâm”.

Sát hạch đầu vào là quá trình tổ chức các hoạt động kiểm tra

sàng lọc, phân loại các đối tượng có nhu cầu học tập theo mức độ

kiến thức hiện có.

Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo các CTNH là

một bản kế hoạch HĐĐT được thiết kế ngoài nguyên tắc đảm bảo

tính mục tiêu đào tạo chung còn phải thiết kế hết sức mềm dẻo, linh

hoạt, hấp dẫn, giúp người học có kỹ năng cụ thể “làm được ngay” và

đón đầu được xu hướng phát triển kinh tế-xã hội.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục phục vụ HĐĐT các

CTNH bao gồm địa điểm, lớp học, bàn ghế, ánh sáng và các phương

tiện khác đảm bảo yêu cầu sư phạm. Bên cạnh đó, địa điểm tổ chức

HĐĐT các CTNH còn được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo

hoặc tại các cơ sở liên kết đào tạo khác. Vì vậy, việc CSVC&TBDH

6

đáp ứng theo tiêu chuẩn có ảnh hưởng lớn đến quá trình dạy và học

của giáo viên nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

Đội ngũ tham gia tổ chức HĐĐT bao gồm: giáo viên, cán bộ

quản lý và bộ phận nhân viên phục vụ. Trong đó giáo viên là nhân lực

quan trọng quyết định đến chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo.

Tài chính: Nội dung tài chính phục vụ cho HĐĐT các CTNH

bao gồm việc lập dự toán cân đối thu-chi trong suốt quá trình đào tạo

của lớp học, khóa học.

1.3.2. Đặc điểm hoạt động đào tạo các CTNH

Xét từ góc độ quá trình thực hiện nhiệm vụ theo chức năng

của nhà trường, HĐĐT chính quy dài hạn và HĐĐT các CTNH đều

thực hiện theo các khâu: đầu vào, các HĐĐT và đầu ra.

Tuy nhiên, HĐĐT các CTNH khác với HĐĐT chính quy dài

hạn ở sự đa dạng về phương thức tổ chức HĐĐT.

Ở trong khâu đầu vào, căn cứ vào sự đa dạng về mục tiêu

HĐĐT các CTNH như là: tổ chức đào tạo theo yêu cầu của người

học; bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

hoặc đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề; bồi dưỡng

hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp; chương trình chuyển giao công

nghệ; chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03

tháng nhằm trang bị cho học viên năng lực thực hành một nghề đơn

giản; năng lực thực hành một số công việc của một nghề hoặc năng

lực thực hành theo yêu cầu của vị trí làm việc cụ thể.....mà người ta

tiến hành tổ chức HĐĐT khác nhau.

Vì vậy, xuất phát từ sự đa dạng về mục tiêu đào tạo nhằm

đáp ứng mọi đối tượng có nhu cầu học tập nên phương thức tổ chức

HĐĐT các CTNH đòi hỏi phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo về nội

dung chương trình, phương pháp, thời gian, địa điểm….đối với từng

7

đối tượng học tập cụ thể.

Ở khâu các HĐĐT, nội dung dạy học và giáo dục trong các

CTNH luôn được cô đọng, có tính thực tiễn cao thông qua các hình

thức dạy học là “bài giảng theo nhu cầu” và “học qua hành” [1] để

hướng đến mục tiêu giáo dục hiệu quả nhất.

Thời gian thực hiện hoạt động dạy-học được tổ chức hết sức

linh động phù hợp với điều kiện của từng cá nhân.

Hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục có thể tổ

chức ở trong nhà trường hoặc bên ngoài nhà trường.

Ở khâu đầu ra, kết quả hoạt động học tập của người học sau

khi tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn chính là khả năng

vận dụng nhanh, linh hoạt những kiến thức, kỹ năng, phương pháp

cho một công việc cụ thể.

1.3.3. Các yếu tố đầu ra của hoạt động đào tạo các chƣơng

trình ngắn hạn

Các yếu tố đầu ra bao gồm: Kiểm tra-đánh giá đào tạo,

chuẩn đầu ra và tự tạo việc làm.

1.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ HĐĐT CÁC CHƢƠNG TRÌNH

NGẮN HẠN CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

1.4.1. Quản lý công tác khai thác và xử lý thông tin về

nhu cầu của ngƣời học

Quản lý công tác khai thác xử lý thông tin và đánh giá về

nhu cầu đào tạo các CTNH được xem là một khâu quan trọng có vai

trò tác động trực tiếp đến việc ra quyết định tổ chức, lựa chọn, thiết

kế, xây dựng nội dung chương trình đào tạo thích ứng với người học

và đón đầu được xu hướng phát triển kinh tế-xã hội.

1.4.2. Quản lý công tác sát hạch đầu vào các chƣơng

trình ngắn hạn

8

Chất lượng đầu vào cũng là một yếu tố tác động đến nội

dung, phương pháp và hình thức dạy học.

1.4.3. Quản lý chƣơng trình đào tạo ngắn hạn

Quản lý chương trình đào tạo ngắn hạn là quản lý một quá

trình sư phạm đặc biệt, là quá trình quản lý các hoạt động của người

dạy, người học trong việc thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo

của cơ sở đào tạo nhằm đạt mục tiêu chung của giáo dục - đào tạo.

1.4.4. Quản lý đội ngũ tham gia tổ chức HĐĐT

Quản lý đội ngũ tham gia HĐĐT các CTNH chính là quản

lý toàn bộ lực lượng nhân sự cùng tham gia vào HĐĐT các CTNH:

giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên

1.4.5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ

công tác đào tạo

Quản lý tốt cơ sở vật chất và trang thiết bị sẽ tác động mạnh

mẽ đến chất lượng dạy học.

1.4.6. Quản lý công tác tài chính của HĐĐT

Quản lý tài chính của HĐĐT các CTNH chính là quản lý vốn

tài chính của mỗi khóa học theo đúng quy định về tài chính.

1.4.7. Quản lý hoạt động dạy-học trong các chƣơng trình

đào tạo ngắn hạn

Để quản lý hoạt động giảng dạy - học trong các CTNH có

hiệu quả, nhà quản lý cần phải xây dựng một hệ thống công cụ kiểm

tra đánh giá cụ thể, khoa học để đánh giá đúng thực chất kết quả học

tập của người học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo thương

hiệu, uy tín của nhà trường.

1.4.8. Quản lý công tác kiểm tra - đánh giá HĐĐT các

CTNH

9

Công tác kiểm tra - đánh giá trong HĐĐT có ý nghĩa vô

cùng quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục của nhà

trường.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐĐT CÁC CTNH TẠI TRƢỜNG

CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐÀ NẴNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

2.1.2. Nội dung khảo sát

2.1.3. Đối tƣợng khảo sát

2.1.4. Tiến trình khảo sát

2.2. KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ

THUẬT ĐÀ NẴNG

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

2.2.2. Bộ máy tổ chức

2.2.3. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo

2.2.4. Quy mô tuyển sinh đào tạo bồi dƣỡng ngắn hạn

2.2.5. Các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn tại Trƣờng Cao

đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng

2.3. THỰC TRẠNG HĐĐT CÁC CHƢƠNG TRÌNH NGẮN

HẠN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

ĐÀ NẴNG

2.3.1. Công tác khai thác và xử lý thông tin về nhu cầu

của ngƣời học tham gia HĐĐT các CTNH

CB, GV và HV có sự đánh giá tương đồng về giá trị về mức

độ thực hiện các nội dung công tác khai thác và xử lý thông tin người

học của nhà trường còn kém hiệu quả. Từ khâu truyền thông, quảng

bá không hấp dẫn, nghèo nàn đến hình thức tổ chức khảo sát đơn

10

điệu, quy mô nhỏ, hẹp chủ yếu thông qua con đường công văn hành

chính thuần túy.

2.3.2. Công tác sát hạch đầu vào của HĐĐT các CTNH

Các nhà quản lý cần phải tìm nguyên nhân nhằm cải thiện tốt

hơn các nội dung điểm trung bình đánh giá ở mức độ thực hiện “khá

tốt” và duy trì sự ổn định của các nội dung có mức độ thực hiện “rất

tốt” trong công tác sát hạch đầu vào để thu hút người học tham gia

học tập một cách hiệu quả nhất.

2.3.3. Chƣơng trình đào tạo ngắn hạn

Trong quá trình biên soạn chương trình đào tạo nhà trường

cần chú ý tăng cường các môn học có tính chất thực hành tay nghề,

tích cực phối hợp với đơn vị sử dụng lao động, cải thiện khâu xử lý

khai thác thông tin người, tăng cường môn học thực hành, chú ý đến

tính hiệu quả của chương trình để đáp ứng được nhu cầu người học,

nhu cầu xã hội.

2.3.4. Đội ngũ tham gia HĐĐT các CTNH

Đội ngũ của nhà trường mặc dù đã có trình độ đạt chuẩn

nhưng công tác tổ chức nhân sự chưa được lãnh đạo quan tâm đúng

mức. Công tác quy hoạch cán bộ chưa hợp lý, chưa khoa học thiếu

tính kế thừa, chưa tích cực mời chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm

tham gia giảng dạy dẫn đến việc chuyển giao công nghệ không hiệu

quả; công tác bồi dưỡng cán bộ còn hạn chế vì vậy chất lượng đào

tạo các chương trình ngắn hạn chưa đạt được kết quả cao về quy mô

và chất lượng.

2.3.5. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ HĐĐT

các CTNH

Kết quả đánh giá của CB, GV về CSVC&TTBDH đều ở

11

mức đánh giá thực hiện là “trung bình”. Nhà quản lý cần có kế hoạch

tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên cách thức khai thác sử

dụng tối ưu hóa CSVC &TTBDH và không ngừng đầu tư trang thiết

bị thực hành hiện đại hơn.

2.3.6. Công tác tài chính trong HĐĐT các CTNH

Kết quả đánh giá của CB, GV về công tác tài chính cho thấy

thực trạng nguồn thu tài chính từ hoạt động đào các chương trình

ngắn hạn của nhà Trường là hết sức hạn chế.

2.3.7. Hoạt động dạy - học của giáo viên và học viên tham

gia HĐĐT các CTNH

Kết quả đánh giá của CB, GV về hoạt động dạy có tổng

trung bình chung các nội dung đều ở mức đánh giá thực hiện là “khá

tốt”. Tuy nhiên, cần thường xuyên kiểm tra và giám sát, đánh giá

hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học của học viên; định

kỳ tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho giảng viên các hình thức tổ chức

dạy học hiện đại nhất đồng thời vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện để

giảng viên tự học tập bồi dưỡng để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy

của giảng viên đối với việc bám sát mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu

cầu của người học và của xã hội.

2.3.8. Công tác kiểm tra đánh giá HĐĐT các CTNH

Hoạt động kiểm tra đánh giá cần phải tổ chức tập huấn cho

giảng viên về nội dung công tác kiểm tra đánh giá, nghiên cứu tổ

chức đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá đồng thời phải thường

xuyên được định kỳ tổ chức rút kinh nghiệm.

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐĐT CÁC CHƢƠNG TRÌNH

NGẮN HẠN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ

THUẬT ĐÀ NẴNG

12

2.4.1. Quản lý công tác khai thác và xử lý thông tin về

nhu cầu của ngƣời học

Công tác điều hành quản lý các hoạt động khai thác và xử lý

thông tin về nhu cầu của người học còn bộc lộ nhiều hạn chế.

2.4.2. Quản lý công tác sát hạch đầu vào các chƣơng

trình ngắn hạn

Các nhà quản lý cần có biện pháp tăng cường công tác phối

hợp với các đơn vị sử dụng lao động trong việc tham gia kiểm tra đối

tượng đầu vào để từ đó có thể giúp nhà Trường sàng lọc, phân loại

trình độ và thực hiện công tác đào tạo phù hợp nhu cầu của đơn vị sử

dụng lao động và người học.

2.4.3. Quản lý chƣơng trình đào tạo ngắn hạn

Lãnh đạo nhà Trường chưa nhận thức hết tầm quan trọng của

công tác tập huấn bồi dưỡng cán bộ trong việc trang bị phương pháp

phát triển chương trình đào tạo cũng như chưa xác định được vai trò của

việc tổ chức giao lưu hợp tác giữa nhà trường với các đơn vị sử dụng lao

động, các chuyên gia có kinh nghiệm, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú,

nghệ nhân tay nghề cao… trong quá trình xây dựng chuẩn đầu ra cho

các CTNH.

2.4.4. Quản lý đội ngũ tham gia HĐĐT các CTNH

Nhà quản lý cần có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ;

thay đổi nhận thức của cán bộ giảng viên trong việc tích cực học tâp

nâng cao trình độ thông qua các biện pháp hành chính và tài chính;

đồng thời tăng cường mở rộng hợp tác giao lưu, thu hút đội ngũ

chuyên gia có trình độ tham gia công tác giảng dạy.

2.4.5. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐĐT các CTNH

Thực trạng công tác quản lý việc đầu tư và sử dụng

CSVC&TTBDH mới đáp ứng một số yêu cầu cơ bản cho HĐĐT ngắn

13

hạn chứ chưa thực sự chưa phát huy hết vai trò, chức năng của nó.

2.4.6. Quản lý công tác tài chính trong HĐĐT các chƣơng

trình ngắn hạn

Dưới góc độ nhà quản lý, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân

để có biện pháp cải thiện các nội dung hạn chế một cách đồng bộ

nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính góp phần thúc

đấy HĐĐT các CTNH có hiệu quả tăng nguồn thu cho nhà Trường.

2.4.7. Quản lý hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động

học của học viên

Nhà trường cần tăng cường công tác phối hợp với các lực

lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; tích cực mời đơn vị sử

dụng lao động cử người có trình độ tay nghề, có nhiều kinh nghiệm

để cùng nhà trường xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động học của

học viên.

2.4.8 Quản lý công tác kiểm tra đánh giá HĐĐT các CTNH.

Thường xuyên tổ chức tập huấn cho giảng viên về các hình

thức tổ chức kiểm tra đánh giá nhằm tăng cường sự hiểu biết cho đội

ngũ giảng viên về chủ trương đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá

trong giáo dục hiện nay đồng thời công tác này phải thường xuyên

được kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm cũng như có sự tham gia các

đơn vị lao động.

2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

Qua nghiên cứu HĐĐT và thực trạng công tác quản lý

HĐĐT các CTNH của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà

Nẵng, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau: thực trạng hiện

nay của HĐĐT các CTNH là đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên

chưa nhận thức hết vai trò ý nghĩa của HĐĐT các CTNH đối với sự

phát triển của nhà trường và của xã hội; thiếu cơ chế tài chính riêng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!