Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông việt - hàn đại học đà nẵng
PREMIUM
Số trang
147
Kích thước
13.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1819

Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục tại trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông việt - hàn đại học đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGỌC THU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ

TRUYỀN THÔNG VIỆT - HÀN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGỌC THU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ

TRUYỀN THÔNG VIỆT - HÀN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lưu Bích Ngọc

Đà Nẵng - Năm 2022

iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan……………………………………………………………………………………………………i

Trang thông tin luận văn thạc sĩ ..................................................................................... ii

Information page of master thesis ................................................................................. iii

Danh mục từ viết tắt ..................................................................................................... vii

Danh mục hình............................................................................................................. viii

Danh mục bảng biểu.......................................................................................................ix

MỞ ĐẦU……………….................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO

CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ....................................................................6

1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu.....................................................................6

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu ở nước ngoài ..........................................................6

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước............................................................10

1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu .........................................................................12

1.2. Các khái niệm chính của đề tài .......................................................................14

1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục .....................................................................14

1.2.2. Chất lượng và chất lượng giáo dục...........................................................16

1.2.3. Quản lý chất lượng ...................................................................................18

1.2.4. Đảm bảo chất lượng và đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học .......21

1.2.5. Hoạt động đảm bảo chất lượng.................................................................23

1.2.6. Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng....................................................24

1.3. Đảm bảo chất lượng trong trường đại học.....................................................25

1.3.1. Mục đích của đảm bảo chất lượng trong trường đại học..........................25

1.3.2. Vai trò của đảm bảo chất lượng trong trường đại học..............................25

1.3.3. Các thành tố cơ bản của đảm bảo chất lượng trong trường Đại học ........26

1.4. Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng trường đại học ...............................28

1.4.1. Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong ...................................28

1.4.2. Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng bên ngoài ...................................29

1.4.3. Quản lý sự lãnh đạo hiệu quả và văn hoá chất lượng bền vững...............30

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng ở trường

đại học.......................................................................................................................31

1.5.1. Các yếu tố khách quan..............................................................................32

1.5.2. Các yếu tố chủ quan..................................................................................32

Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................33

v

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT

LƯỢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN

THÔNG VIỆT - HÀN .................................................................................................34

2.1. Khái quát về Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt -

Hàn Đại học Đà Nẵng..............................................................................................34

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền

thông Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng ....................................................................34

2.1.2. Quy mô đào tạo.........................................................................................37

2.1.3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên.......................................................................37

2.1.4. Cơ sở vật chất ...........................................................................................38

2.2. Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng tại Trường Đại học Công nghệ

Thông tin & Truyền thông Việt - Hàn...................................................................39

2.2.1. Việc triển khai thực hiện công tác đảm bảo chất lượng tại Trường Đại học

Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt - Hàn .............................................39

2.2.2. Kết quả thực hiện công tác đảm bảo chất lượng tại Trường Đại học Công

nghệ Thông tin & Truyền thông Việt - Hàn .......................................................43

2.3. Khái quát quá trình khảo sát ..........................................................................47

2.3.1. Mục đích khảo sát.....................................................................................47

2.3.2. Nội dung khảo sát.....................................................................................47

2.3.3. Tổ chức khảo sát.......................................................................................47

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục tại Trường Đại

học Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt - Hàn ........................................49

2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng bên trong..................49

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng bên ngoài .................55

2.4.3. Thực trạng quản lý công tác lãnh đạo hiệu quả và văn hoá chất lượng bền

vững ............ .......................................................................................................58

2.5. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng

ở trường đại học.......................................................................................................65

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động ĐBCLGD tại Trường Đại

học Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng ..........66

2.6.1. Điểm mạnh ...............................................................................................66

2.6.2. Hạn chế .....................................................................................................67

2.6.3. Thời cơ......................................................................................................67

CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO

CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ

TRUYỀN THÔNG VIỆT - HÀN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG .........................................70

3.1. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp mới........70

3.1.1. Mục đích, yêu cầu.....................................................................................70

vi

3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................70

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng ở Trường Đại học

Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng .................71

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức hướng dẫn xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng

chương trình đào tạo của nhà trường..................................................................71

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục

bên trong nhà trường...........................................................................................77

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế và quy định thực hiện giám sát, kiểm tra,

đánh giá thường xuyên hoạt động đảm bảo chất lượng......................................81

3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới sự lãnh đạo hiệu quả và nâng cao văn hoá chất

lượng bền vững...................................................................................................84

3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của

xã hội thông qua chuẩn đầu ra ............................................................................88

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .....................................................................93

3.4. Khảo nghiệm tính khả thi và sự cấp thiết của các biện pháp đã được đề

xuất............................................................................................................................94

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .............................................................................94

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm .............................................................................94

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm.......................................................................94

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm................................................................................94

Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................101

PHỤ LỤC 1… ............................................................................................................106

PHỤ LỤC 2….............................................................................................................111

PHỤ LỤC 3….............................................................................................................112

PHỤ LỤC 4… ............................................................................................................114

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BD Bồi dưỡng

CBQL Cán bộ quản lý

CĐR Chuẩn đầu ra

CL Chất lượng

CLĐT Chất lượng đào tạo

CSĐT Cơ sở đào tạo

CSĐT Cơ sở đào tạo

CSGDĐH Cơ sở giáo dục đại học

CTĐT Chương trình đào tạo

CV Chuyên viên

ĐBCLGD Đảm bảo chất lượng

ĐH Đại học

ĐHĐN Đại học Đà Nẵng

ĐHQG Đại học Quốc gia

ĐT Đào tạo

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GDĐH Giáo dục Đại học

GV Giảng viên

KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục

KSCL Kiểm soát chất lượng

QL Quản lý

QLCL Quản lý chất lượng

QLGD Quản lý giáo dục

SV Sinh viên

Trường Trường Đại học CNTT&TT Việt - Hàn

VHCL Văn hoá chất lượng

viii

DANH MỤC HÌNH

Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang

1.1 Các cấp độ quản lý chất lượng theo Sallis 19

1.2 Kiểm soát chất lượng (Sallis 1993) 20

1.3 Đảm bảo chất lượng (Sallis 1993) 21

1.4

Các thành tố cơ bản của đảm bảo chất lượng trong

trường đại học 27

1.5 Sơ đồ hoạt động đảm bảo chất lượng các CSGD 28

2.1 Sơ đồ tổ chức 36

3.1 Sơ đồ đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo 74

3.2 Mô hình QLCL trong trường ĐH Việt Nam 85

ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

2.1 Quy mô đào tạo phân theo khóa học 37

2.2 Đội ngũ cán bộ, giảng viên 38

2.3 Nội dung cơ bản Kế hoạch ĐBCLGD năm 2020-2021 39

2.4 Nội dung cơ bản Kế hoạch ĐBCLGD năm 2021-2022 41

2.5

Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng hệ thống ĐBCL và

tổ chức vận hành hệ thống ĐBCL tại Trường ĐH

CNTT&TT Việt - Hàn

49

2.6 Kết quả khảo sát - Nhân sự, đội ngũ 51

2.7 Kết quả khảo sát - Hoạt động đào tạo 53

2.8 Kết quả khảo sát - Tự đánh giá chương trình đào tạo 55

2.9 Kết quả khảo sát - Công tác đánh giá ngoài 57

2.10

Kết quả khảo sát - Xây dựng kế hoạch về công tác lãnh

đạo hiệu quả và văn hoá chất lượng bền vững 59

2.11

Kết quả khảo sát - Tổ chức thực hiện công tác lãnh đạo

hiệu quả và văn hoá chất lượng bền vững 61

2.12

Kết quả khảo sát - Chỉ đạo thực hiện công tác lãnh đạo

hiệu quả và văn hoá chất lượng bền vững 62

2.13

Kết quả khảo sát - Kiểm tra đanh giá công tác lãnh đạo

hiệu quả và văn hoá chất lượng bền vững 64

2.14

Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh

hưởng đến quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng ở

trường Đại học CNTT&TT Việt - Hàn

65

3.1

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

quản lí hoạt động ĐBCLGD tại Trường Đại học

CTTT&TT Việt - Hàn

95

3.2

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

quản lí hoạt động ĐBCLGD tại Trường Đại học

CNTT&TT Việt - Hàn

96

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục và đào tạo giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển

của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại. Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển

mạnh mẽ của khoa học công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

sâu rộng, đặc biệt là xu thế tất yếu của nền kinh tế tri thức đã tác động mạnh mẽ đến mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Nhu cầu phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao đặt ra yêu cầu cho mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới, cải

cách hệ thống giáo dục quốc dân để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của hoạt

động giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.

Đảng ta đã sớm nhận thức vai trò quan trọng của giáo dục, từ Hội nghị Trung

ương Đảng lần thứ hai khóa VIII (tháng 12 năm 1996), Đảng đã khẳng định: “Thực sự

coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng

với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã

hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển”. Từ đó đến nay, Đảng ta luôn đề

cao vai trò của giáo dục và đào tạo, định hướng nâng cao chất lượng giáo dục và đào

tạo. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá XII,

Đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục, theo

đó chỉ rõ một trong những nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là: “Xây dựng cơ quan

kiểm định chất lượng theo mục tiêu giáo dục”. Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày

04/4/2001 của Thủ tướng Chình phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới trường

đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020” đã yêu cầu ngành GD & ĐT phải “Xây dựng

hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn đào tạo cho các loại hình trường và hình thức đào tạo,

thực hiện việc KĐCLGD trong toàn bộ hệ thống các trường đại học và cao đẳng” [10].

Trên cơ sở nhận thức, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ cũng đã tích cực

xây dựng, triển khai các chính sách, hoạt động nhằm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng

đối với việc đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày

2/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn

2006 - 2020 đã xác định: “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được

chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của

nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực

và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; Có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ

chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [11]. Theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT

ngày 28/12/2017 ban hành Quy chế thực hiện công khai, cơ sở giáo dục phải thực hiện

công khai: Cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, điều kiện đảm

bảo chất lượng giáo dục và công khai thu chi tài chính [4]. Bên cạnh đó, Thông tư

06/2018/TTBGDĐT ngày 28/02/2018 quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh quy

2

định các điều kiện đảm bảo chất lượng tối thiểu, từ đó xác định chỉ tiêu tuyển sinh tối

đa nhằm đảm bảo chất lượng cho công tác đào tạo. Như vậy, việc đáp ứng và công khai

các điều kiện đảm bảo chất lượng giúp cho cơ sở giáo dục có được các thành quả tốt

trong hoạt động của mình [5].

Hệ thống ĐBCL và KĐCL giúp cơ sở GDĐH giải quyết các hoạt động theo chuỗi

“Đầu vào - quy trình - đầu ra - phản hồi”, từ đó so sánh với các mốc chuẩn để đạt được

mức độ cao nhất có thể. Việc đánh giá chất lượng liên tục là rất quan trọng vì sẽ thúc

đẩy các tổ chức GDĐH phải thường xuyên kiểm tra lại các chương trình, quy trình và

hoạt động để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu từ đó thực hiện việc cải tiến các tình

huống dựa trên các dữ liệu khách quan, không dựa trên phỏng đoán, suy đoán để đảm

bảo mục tiêu cuối cùng là cơ sở GDĐH phát triển và phục vụ tốt cộng đồng (Nguyễn

Đức Hạnh, 2019).

Qua các phân tích trên cho thấy, từ đầu thế kỷ XXI, Đảng và Nhà nước đã đề cao

vai trò của giáo dục và đào tạo, đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng trong

giáo dục và đào tạo mà trong những năm gần đây chú trọng đến nâng cao chất lượng

GDĐH, yêu cầu các cơ sở đào tạo phải đảm bảo chất lượng trong GDĐH.

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn Đại học Đà

Nẵng vừa mới được sáp nhập từ Trường Cao đẳng Công nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt

- Hàn và Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin; Là trường đại học thành viên của Đại

học Đà Nẵng, được thành lập theo Quyết định số 15/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm

2020. Từ khi vừa thành lập, nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác

ĐBCL giáo dục và đã thành lập một bộ phận chuyên trách phụ trách công tác ĐBCL là

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà trường đã triển khai các hoạt

động ĐBCL dưới sự hướng dẫn và các văn bản chỉ đạo cũng như qua các đợt tập huấn

của Ban Đảm bảo chất lượng Đại học Đà Nẵng, từng bước nắm bắt và tổ chức triển khai

các hoạt động cần thiết phải tổ chức thực hiện để ĐBCL cho các hoạt động trong toàn

trường. Tuy nhiên, hệ thống ĐBCL của Nhà trường chỉ trong thời gian ngắn chưa đi vào

khuôn khổ do thiếu kinh nghiệm và còn nhiều hạn chế, còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu

quả công tác đảm bảo chất lượng ở nhà trường chưa đạt được như mong đợi.

Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn, tôi đã chọn đề tài

“Quản lý hoạt động Đảm bảo chất lượng giáo dục tại Trường Đại học Công nghệ thông

tin và Truyền thông Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng” để nghiên cứu với mong muốn góp

phần nâng cao hiệu quả của hoạt động ĐBCLGD trong giai đoạn hiện nay và chuẩn bị

cho công tác kiểm định trong những năm sắp đến.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý

hoạt động đảm bảo chất lượng, nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả,

hiệu lực của công tác quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng ở Trường Đại học

3

CNTT&TT Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đảm bảo chất lượng ở trường đại học.

* Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng ở Trường Đại

học CNTT&TT Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng.

* Câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng quản lý hoạt động ĐBCLGD ở Trường Đại học CNTT&TT Việt -

Hàn Đại học Đà Nẵng được thực hiện như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ĐBCLGD ở Trường Đại

học CNTT&TT Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng?

- Có những biện nào có tính cấp thiết và khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý

hoạt động ĐBCLGD ở Trường Đại học CNTT&TT Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng?

4. Giả thuyết khoa học

Do trường mới được sáp nhập từ hai trường và được nâng cấp từ hệ Cao đẳng lên

Đại học nên công tác ĐBCLGD ở Trường Đại học CNTT&TT Việt - Hàn Đại học Đà

Nẵng chưa thực sự đi vào bài bản, đội ngũ Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên nhận thức

chưa cao về công tác ĐBCLGD, đội ngũ chuyên trách chưa được tập huấn, bồi dưỡng

và chưa có biện pháp quản lý một cách khoa học nên công tác này vẫn còn nhiều khó

khăn, bất cập.

Có những yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường ảnh hưởng đến quản lý hoạt

động ĐBCL ở Trường Đại học CNTT&TT Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng. Nếu đề xuất

được các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản

lý hoạt động này, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường.

5. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng (Quản lý hoạt động

ĐBCL bên trong; Quản lý hoạt động ĐBCL bên ngoài; Quản lý sự lãnh đạo hiệu quả và

văn hóa chất lượng bền vững) [64] và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL

ở Trường Đại học CNTT&TT Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng.

- Phạm vi về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ĐBCL

ở Trường Đại học CNTT&TT Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng từ khi thành lập trường

(tháng 04/2020) đến nay và đề xuất các biện pháp quản lý từ năm 2023 đến năm 2027.

- Phạm vi không gian: Trường Đại học CNTT&TT Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ĐBCL ở trường đại học.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ĐBCL ở Trường Đại

học CNTT&TT thông Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng.

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL ở Trường Đại học CNTT&TT

Việt - Hàn Đại học Đà Nẵng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!