Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố kon tum
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRƯƠNG THỊ NGỌC THANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ
MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN
Phản biện 1: TS. Bùi Việt Phú
Phản biện 2: PGS. TS. Võ Nguyên Du
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Đại học Đà
Nẵng vào ngày 14 tháng 10 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật giáo dục năm 2005 ghi rõ: “Giáo dục Mầm non là bậc
học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, là cơ sở ban đầu cho
việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn
bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào bậc Tiểu học”. Chính vì lẽ đó
mà sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng
đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng. Thế nhưng, thực tiễn
công tác quản lý về hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non
tư thục hiện nay cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập, trong đó nổi bật:
Công tác theo dõi sức khỏe, qua tham khảo số liệu thống kê từ Phòng
GD-ĐT thành phố Kon Tum năm học 2016 - 2017 có 30,5% ý kiến
đánh giá ở mức trung bình về công tác y tế học đường; vấn đề quản
lý chế độ dinh dưỡng hợp lý và chất lượng bữa ăn của trẻ có 17,5% ý
kiến đánh giá ở mức yếu về công tác bồi dưỡng chuyên đề về chăm
sóc dinh dưỡng cho CB,GV,NV trong trường..., vì vậy chất lượng về
chăm sóc trẻ tại các trường mầm non tư thục vẫn còn rất nhiều khó
khăn, hạn chế làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể lực, tinh thần
và trí tuệ của trẻ.
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của Tỉnh
nhà, xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, Tôi đã chọn đề
tài luận văn: “Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các
trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Kon Tum” để
nghiên cứu.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất các biện pháp quản lý
(QL) hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non tư
thục (MNTT) trên địa bàn thành phố Kon Tum.
2
2.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu thực trạng quản lý của Hiệu trưởng (HT) các
trường MNTT tại thành phố Kon Tum giai đoạn 2014-2017 và đề
xuất các biện pháp QL hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo trong giai
đoạn 2017-2020.
- Nghiên cứu trên 13 trường MNTT tại thành phố Kon Tum.
- Đề xuất các biện pháp quản lý của HT các trường MNTT.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ
mẫu giáo tại các trường MNTT trên đại bàn thành phố Kon Tum.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo
tại các trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các
trường MNTT trên địa bàn thành phố Kon Tum đã đạt được những
kết quả nhất định, làm cho chất lượng chăm sóc trẻ của Ngành giáo
dục mầm non (GDMN) được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình
quản lý, còn có những điều chưa phù hợp và bất cập nhất định. Trên
cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá khách quan thực trạng quản lý
hoạt động chăm sóc trẻ có thể đề xuất được các biện pháp hợp lý, khả
thi nhằm quản lý hoạt động chăm sóc trẻ góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động chăm sóc trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc
trẻ mẫu giáo tại các trường MNTT.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu
giáo tại các trường MNTT trên địa bàn thành phố Kon Tum.
3
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu
giáo tại các trường MNTT trên địa bàn thành phố Kon Tum.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân loại, hệ thống hoá lý thuyết dùng nghiên cứu các văn
kiện, tạp chí, sách ..., để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
6.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ, thống kê
số liệu nhằm phân tích các tư liệu thực tế, tìm hiểu thực trạng vấn đề.
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn .
- Phương pháp chuyên gia, trưng cầu ý kiến bằng các phiếu hỏi
về những vấn đề đề tài quan tâm.
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý số liệu kết
quả điều tra.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham
khảo, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc trẻ
mẫu giáo.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu
giáo tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Kon
Tum.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo
tuổi tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Kon Tum.
4
CHƢƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
TRẺ MẪU GIÁO
1.1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài
1.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý
Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý gây ảnh
hưởng đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu xác định.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có hướng đích có
kế hoạch của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành
hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục
tiêu giáo dục đã được xác định.
1.2.3. Hoạt động chăm sóc trẻ mầm non
Chăm sóc cho trẻ mầm non là làm công tác phát hiện và phòng
ngừa bệnh cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ, nuôi dưỡng và tổ chức
rèn luyện sức khỏe sao cho cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển hài
hòa, cân đối về cân nặng và chiều cao đáp ứng yêu cầu của độ tuổi.
1.2.4. Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm non
Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm non trong cơ sở GDMN
chính là quản lý các mặt của hoạt động: hoạt động chăm sóc dinh
dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh và chăm sóc sức khỏe
đảm bảo an toàn- phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non.
5
1.3. HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC
TRƢỜNG MẦM NON
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mẫu giáo
1.3.2. Nội dung hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo
a. Hoạt động chăm sóc dinh dưỡng
a1. Nguyên tắc chung
a2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
a3. Tổ chức cho trẻ ăn
b. Hoạt đông chăm sóc giấc ngủ
b1. Thời gian ngủ
b2. Tổ chức cho trẻ ngủ
c. Hoạt động chăm sóc vệ sinh
c1. Vệ sinh thân thể
c2. Vệ sinh mắt, tai, mũi, họng
c.3 Vệ sinh trang phục
d. Hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn-phòng
tránh tại nạn thương tích
d1. Đối với giáo viên và nhân viên ở trường mầm non
d2. Theo dõi và quản lí sức khỏe cho trẻ
1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ MẪU GIÁO
TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC
1.4.1. Quản lý hoạt động chăm sóc dinh dƣỡng
1.4.2. Quản lý hoạt động chăm sóc giấc ngủ
1.4.3. Quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh
1.4.4. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an
toàn - phòng tránh tai nạn thƣơng tích
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ
1.5.1. Yếu tố thuộc về nhà trƣờng
1.5.2.Yếu tố thuộc về phụ huynh, cộng đồng
6
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ ở các trường
MNTT đòi hỏi các nhà quản lý, đặc biệt là Hiệu trưởng (chủ thể trực
tiếp quản lý, điều hành hoạt động chăm sóc trẻ mầm non) phải có nhận
thức đầy đủ về hoạt động chăm sóc trẻ mầm non: các nội dung, các
yếu tố cấu thành, các hoạt động và tiêu chí đánh giá chất lượng các
hoạt động, cũng như có kiến thức và kỹ năng quản lý hoạt động chăm
sóc trẻ mầm non trong các trường mình quản lý, trên cơ sở đó tìm
những giải pháp quản lý phù hợp nhằm đạt được mục tiêu mà nhà quản
lý đã đề ra.
7
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ
MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
2.1.2. Nội dung khảo sát
2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát và xử lý kết quả
2.1.4. Tổ chức khảo sát: Đề tài tiến hành trên 104 đối tượng:
13 HT, 78 GV, 13 NV cấp dưỡng tại 13 trường MNTT TP KonTum.
2.2. TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG TRƢỜNG MNTT THÀNH
PHỐ KON TUM
2.2.1. Về quy mô, mạng lƣới trƣờng, nhóm lớp, HS MNTT
2.2.2. Về chất lƣợng chăm sóc trẻ trong các trƣờng MNTT
2.2.3. Tình hình đội ngũ CBQL, GVMN thành phố Kon
Tum
a. Đội ngũ CBQL
b. Đội ngũ giáo viên các trường mầm non tư thục
c. Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV
d. Công tác KT-ĐG hoạt động chăm sóc trẻ trong trường
MNTT
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ MẪU
GIÁO TẠI CÁC TRƢỜNG MNTT
2.3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc dinh dƣỡng
Kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức của đội ngũ CBQL và
GV, NV các trường MNTT thành phố Kon Tum về vai trò của hoạt
động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khá cao đặc biệt ở nội dung
8
„„Chăm sóc dinh dưỡng tốt giúp phòng chống suy dinh dưỡng, thấp
còi, thừa cân’’ có 86,5 % ý kiến đánh giá là quan trọng dẫn đến hiệu
quả đạt được chiếm tỷ lệ cao 84,6%. Tuy nhiên ở một số nội dung về
hình thành các kỹ năng trong sinh hoạt hàng ngày như „„kỹ năng tự
phục vụ”,„„kỹ năng giao tiếp”, „„kỹ năng nhận thức thế giới xung quanh”
ở mức không hiệu quả chiếm tỷ lệ cao từ 24,0% - 27,9%. Điều đó cho
thấy một số CBQL và GV, NV chưa đi sâu tìm hiểu vai trò của dinh
dưỡng trong việc phát triển các kỹ năng trong sinh hoạt hàng ngày của
trẻ vì vậy mà hiệu quả đạt được trên trẻ chưa cao.
2.3.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc giấc ngủ
Qua kết quả khảo sát, đa phần đội ngũ CBQL và GV rất qua
tâm đến việc chăm sóc giấc ngủ trưa cho trẻ, có 96,7% ý kiến đánh
giá Giấc ngủ trưa ở trường MN là nhu cầu cần thiết đối với trẻ;
93,4% ý kiến đánh giá„„Giáo viên luôn có mặt trong phòng ngủ của
trẻ để quan sát trẻ ngủ, sửa tư thế nằm, vỗ về trẻ khó ngủ’’ là quan
trọng. Tuy nhiên cũng có một số CBQL và GV còn chưa đi sâu tìm
hiểu về vai trò của giấc ngủ trưa đối với sự phát triển của cơ thể trẻ
nên cho rằng„„Giấc ngủ trưa tạo điều kiện tốt cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cơ thể” là ít quan trọng (27,5%) vì vậy dẫn
đến hiệu quả đạt được chưa cao. Để phát huy được hiệu quả của các
nội dung trên CBQL, GV cần tích cực quan sát, tìm kiếm những
phương pháp giúp trẻ có được giấc ngủ tốt tạo điều kiện cho trẻ phát
triển thể chất, nhận thức.
2.3.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc vệ sinh
Qua khảo sát thực trạng về hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ,
kết quả cho thấy CBQL và GV đã rất quan tâm đến hoạt động chăm
sóc vệ sinh trong nhà trường cụ thể: 100% ý kiến đánh giá của
CBQL và GV là quan trọng đối với „„Công tác bồi dưỡng kiến thức
chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho
9
CBQL, GV là cần thiết đối với trường MN’’; 95,6% ý kiến đánh giá
„„Chăm sóc vệ sinh tốt giúp trẻ chống đỡ được các bệnh tật, tránh
được những dị tật, thích nghi với điều kiện sống, hình thành những
thói quen cơ bản để trẻ có nhiều nề nếp tốt’’ dẫn đến hiệu quả đạt
được chiếm tỷ lệ cao 87,9%...Tuy nhiên có 5,5% ý kiến đánh giá
không quan trọng đối với nội dung„„Nhà trường và gia đình cần phải
thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ để giáo dục rèn luyện
vệ sinh cho trẻ‟‟ Điều này chứng tỏ một số CBQL và GV còn chưa
coi sự phối hợp giữa giáo dục nhà trường và gia đình là cần thiết
trong khi đây là một trong những nội dung quan trọng để kết nối giữa
gia đình và nhà trường trong hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ.
2.3.4. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo
an toàn - phòng tránh tai nạn thƣơng tích
Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số đội ngũ CBQL và GV các
đánh giá quan trọng về vai trò chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn -
phòng tránh tai nạn thương tích cho dễn đến hiệu quả đạt được chiếm
tỷ lệ cao từ 44% - 100%. đặc biệt nội dung „„Chăm sóc sức khỏe và
đảm bảo an toàn tốt sẽ nâng cao chất lượng và uy tín của nhà trường
đối với xã hội” được đánh giá quan trọng cao nhất 97,8%. Tuy nhiên
ở nội dung „„Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn tốt giúp trẻ tự
tin, mạnh dạn trong giao tiếp’’ có 58,2% ý kiến đánh giá ít quan
trọng và 3,3% đánh giá là không quan trọng, điều này cho thấy rất
nhiều GV chưa xác định được vấn đề cần thiết, cốt lõi của việc chăm
sóc sức khỏe với sự phát triển nhân cách của trẻ.
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ
MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƢỜNG MNTT
2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc dinh dƣỡng
Kết quả khảo sát cho thấy, công tác lập kế hoạch hoạt động
chăm sóc dinh dưỡng tại các trường MNTT có „„Căn cứ vào văn bản
10
theo quy định của Bộ, Ngành và Phòng GD-ĐT‟‟ được đánh giá
thường xuyên chiếm tỷ lệ cao 81,7%. Bên cạnh đó công tác „„Triển
khai kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đến CB,GV,NV’’ cũng
được đánh giá ở mức tốt 67,3% và khá 32,7%. Tuy nhiên việc chỉ
đạo thực hiện kế hoạch và KT-ĐG hoạt động chăm sóc dinh dưỡng
có nhiều ý kiến đánh giá chưa cao cụ thể (51%) ý kiến đánh giá chưa
thường xuyên „„Giám sát, hỗ trợ GV thực hiện kế hoạch hoạt động
chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từng ngày’’. Đối với công tác KT-ĐG
thực hiện kế hoạch có rất nhiều ý kiến đánh giá chưa thường xuyên
đặc biệt là công tác „„KT-ĐG việc tuyên truyền kiến thức khoa học về
chăm sóc dinh dưỡng đến phụ huynh và cộng đồng’’ đạt mức yếu
14,4%, chứng tỏ CBQL tại một số trường MNTT chưa quan tâm đến
công tác chỉ đạo thực hiện và KT-ĐG hoạt động chăm sóc dinh
dưỡng .
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc giấc ngủ
Đối với hoạt động chăm sóc giấc ngủ, kết quả khảo sát cho
thấy đội ngũ CBQL và GV thường xuyên quan tâm đến việc lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc giấc ngủ cho trẻ và kết
quả thực hiện ở mức khá cao, đặc biệt cao nhất là 85,7% ý kiến đánh
giá thường xuyên „„Lập kế hoạch quản lý và đầu tư CSVC, TTB phục
vụ cho hoạt động chăm sóc giấc ngủ’’ và kết quả đạt ở mức tốt
76,9%.Tuy nhiên, kết qủa khảo sát cũng cho thấy công tác chỉ đạo và
KT-ĐG ở hoạt động này diễn ra không thường xuyên có 56% ý kiến
giá không thường xuyên trong việc „„Hướng dẫn điều chỉnh các kế
hoạch’’; 76,9% ý kiến đánh giá không thường xuyên „„Động viên
khuyến khích, khen thưởng kịp thời’’, 71,4% ý kiến đánh giá không
thường xuyên KT-ĐG về việc „„Tuyên truyền kiến thức khoa học về
chăm sóc giấc ngủ cho trẻ với phụ huynh và cộng đồng’’ vì vậy một
11
số nội dung này kết qủa đạt ở mức trung bình và yếu chiếm tỉ lệ cao.
Như vậy, đa số các trường MNTT thường chỉ chú trọng đến việc xây
dựng kế hoạch nhưng chưa chú ý đến việc KT-ĐG thực hiện kế
hoạch nên kết quả đạt ở mức trung bình và yếu cao.
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh
CBQL và GV tại các trường MNTT thành phố Kon tum đánh
giá mức độ thường xuyên lập kế hoạch chăm sóc vệ sinh có „„Căn cứ
vào các văn bản theo qui định của Bộ, Ngành, Phòng GD - ĐT’’ là
cao nhất chiếm tỷ lệ 76,9% và thấp nhất là „„Lập kế hoạch quản lý và
đầu tư CSVC, TTB trong chăm sóc vệ sinh cho trẻ’’ chiếm tỷ lệ
61,5% . Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch ở mức thường xuyên cao
nhất là „„Thực hiện tuyên truyền kiến thức khoa học về chăm sóc vệ
sinh cho trẻ với phụ huynh và cộng đồng’’ chiếm tỷ lệ 46,2% và thấp
nhất là „„Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CB,GV,NV về chuyên
đề chăm sóc vệ sinh’’ chiếm tỷ lệ 26,4%. Điều đó cho thấy việc tổ
chức thực hiện kế hoạch tại các trường MNTT chưa sát với kế hoạch
đề ra ban đầu.
2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe,
đảm bảo an toàn - phòng tránh tai nạn thƣơng tích
Qua khảo sát cho thấy, ý kiến đánh giá của CBQL và GV ở
mức thường xuyên lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn
- phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ khá đồng đều chiếm tỷ lệ từ
60,4% - 82,4% vì vậy kiết quả đạt được ở mức khá, tốt chiếm tỷ lệ
cao 28,6% - 76,9% không có trung bình và yếu.Tuy nhiên, kết quả ở
bảng khảo sát cho thấy việc tổ chức thực hiện các kế hoạch và chỉ
đạo, KT-ĐG hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn - phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ không được thực hiện thường xuyên
cụ thể: có 68,1% ý kiến đánh giá không thường xuyên „„Giám sát, hỗ
12
trợ GV thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn -
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ’’; 50,5% ý kiến đánh giá
không thường xuyên „„KT-ĐG việc tuyên truyền kiến thức khoa học
về chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn - phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ với phụ huynh và cộng đồng’’ vì vậy kết quả ở mức trung
bình chiếm tỷ lệ cao. Điều đó cho thấy tại một số trường MNTT việc
thực hiện, chỉ đạo, KT-ĐG kế hoạch là chưa bám sát với kế hoạch
đầu năm, còn buông lỏng khâu thực hiện, chỉ đạo, KT-ĐG.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.5.1. Mặt mạnh
- Đa số các trường MNTT tại thành phố Kon Tum luôn chú
trọng đầu tư CSVC, trang thiết bị; tạo điều kiện cho giáo viên tham gia
các lớp chuyên môn; đội ngũ CBQL và GV đều được đào tạo đạt
chuẩn và trên chuẩn.
- CBQL có sự quan tâm đến công tác quản lý hoạt động chăm
sóc trẻ tại trường MN.
- Phần lớn CBQL có thâm niên công tác cao, có qua lớp bồi
dưỡng QLGD, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với tập thể
2.5.2. Mặt yếu
- Nhân sự quản lý (HT) và GV tại các trường MNTT luôn biến
động, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác nâng cao chất lượng quản
lý, CSGD tại các trường MNTT.
- CSVC đa số chưa đáp ứng đúng theo qui định trường mầm non.
- Công tác phối hợp trong quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm
non tại các trường chưa tốt, nhiều phụ huynh chưa thật sự quan tâm
đến việc chăm sóc con theo khoa học ở trường và tại gia đình.
2.5.3. Nguyên nhân
- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch chưa có sự phân công cụ thể
13
cho từng bộ phận, chưa tham mưu tốt về các điều kiện CSVC , đồ
dùng trang thiết bị chưa đảm bảo chương trình CS-GD do Bộ qui định.
- Việc tổ chức triển khai kế hoạch CS-GD trẻ rộng rãi đến từng
giáo viên chưa chặt chẽ mà chỉ thông qua tổ trưởng, khối trưởng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng về quản lý hoạt
động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các trường MNTT thành phố Kon
tum. Trong chương 2 tác giả cũng đã đi sâu phân tích, đánh giá thực
trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các trường MNTT
thành phố Kon Tum. Cùng với cơ sở lý luận ở chương 1, cở cở thực
tiễn ở chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các biện
pháp quản lý ở chương 3.