Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non công lập huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
CÔNG LẬP HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 814.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VIỆT PHÚ
Phản biện 1: PGS. TS. Lê Quang Sơn
Phản biện 2: TS. Huỳnh Thị Tam Thanh
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm
vào ngày 30 tháng 11 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo
dục mầm non là bậc học đầu tiên thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng đến bảy mươi hai tháng tuổi, nhằm
“Giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
vào học lớp một”.
Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá
trình phát triển cuộc đời của mỗi con người. Sự phát triển của trẻ từ
0-6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực,
nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non công lập huyện
Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trường
mầm non công lập huyện Ba Tơ.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các
trường mầm non công lập huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trường mầm
2
non công lập huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi đã được thực hiện nhưng còn
một số hạn chế. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng có tính khả thi thì hiệu quả quản lý hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc quản lý hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng tại trường mầm non.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm
sóc, nuôi dưỡng của giáo viên, nhân viên tại các trường Mầm non
công huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng tại các trường Mầm non công lập huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài người nghiên cứu lựa chọn các phương
pháp nghiên cứu cụ thể sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên
cứu
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả điều
tra.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
7.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo.
3
7.2. Giới hạn thời gian nghiên cứu
Các số liệu tổng hợp và điều tra khảo sát được thu thập trong
khoảng thời gian từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017 - 2018.
7.3. Giới hạn khách thể khảo sát
Tiến hành thu thập số liệu ở 10 trường mầm non của huyện
Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Khảo sát, điều tra cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên của 10 trường mầm non.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập huyện Ba Tơ,
tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập huyện Ba Tơ,
tỉnh Quảng Ngãi.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Các vấn đề về quản lý giáo dục, quản lý giáo dục mầm non
đã được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu.
Qua sự khái lược về một số công trình nghiên cứu lý luận,
thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước đã có những nghiên cứu
về tâm, sinh lý trẻ em lứa tuổi mầm non và sự phát triển tâm, sinh lý
thông qua hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
4
1.2. Khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
a. Quản lý
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý.
b. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống được
quản lý vận hành theo đường lối giáo dục và nguyên lý của Đảng,
thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội, mà tiêu điểm hội
tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới
mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.
1.2.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Chăm sóc trẻ là hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục theo dõi quá
trình phát triển của trẻ nhỏ.
Nuôi dưỡng trẻ là nuôi nấng, chăm sóc để trẻ khoẻ mạnh về
thể chất và phát triển toàn diện về trí não.
Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non là hoạt động
chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm
sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triền
toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên về nhân cách cho trẻ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ
vào học lớp một tiểu học.
1.2.3. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non là quá
trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu
trưởng) đến khách thể quản lý nhằm đạt đạt được các mục tiêu đề ra.
5
1.3. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường
mầm non
1.3.1. Mục tiêu của giáo dục mầm non
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo
dục, 2005)[29].
1.3.2. Nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm
non
Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự
phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc
và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh
nhẹn (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005)[29].
Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh
dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khoẻ và
đảm bảo an toàn (Điều 24 - số 05/2014/TT-BGD) [4].
1.3.3. Hình thức, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
mầm non
a. Chăm sóc dinh dưỡng
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hằng ngày của mỗi con người.
Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực.
b. Chăm sóc giấc ngủ
Hoạt động chăm sóc giấc ngủ cho trẻ tại các trường mầm non
gồm các nội dung sau: Chuẩn bị trước khi trẻ ngủ; theo dõi trẻ ngủ;
khi trẻ ngủ; chăm sóc sau khi trẻ ngủ dậy
c. Chăm sóc vệ sinh
Vệ sinh cá nhân là tổng hợp các biện pháp nhằm bảo vệ và
củng cố sức khoẻ cho trẻ. Chăm sóc vệ sinh đúng cách có ý nghĩa to
lớn trong việc phát triển bình thường cơ thể trẻ em.
6
Vệ sinh cá nhân trẻ bao gồm: Vệ sinh rửa tay, rửa mặt; Vệ
sinh khi trẻ đi vệ sinh; Vệ sinh da.
d. Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn
Hoạt động chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ tại
các trường mầm non là nhiệm vụ quan trọng đặt lên hàng đầu trong
hệ thống các nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non.
1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong
trường mầm non
1.4.1. Quản lý kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Lập kế hoạch được xem như phương pháp chuẩn bị trước để
thực hiện một công việc.
Để thực hiện kế hoạch nhà trường, người quản lý phải
thường xuyên trao đổi về mục tiêu, chương trình, kế hoạch, tiến trình
của kế hoạch, xin ý kiến phê duyệt của cấp trên, tập thể sư phạm, các
bậc phụ huynh.
1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ
Xây dựng nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ tại các trường mầm non là để quản lý, triển khai thực hiện tốt hoạt
động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.
1.4.3. Quản lý các hình thức, phương pháp chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ
a. Chăm sóc giấc ngủ trẻ tại các trường mầm non
Kế hoạch tổ chức chăm sóc giấc ngủ của trẻ, công tác chuẩn
bị trước khi trẻ ngủ, khi trẻ ngủ, sau khi trẻ ngủ dậy phải được tổ
chức đảm bảo theo nội dung hoạt động và thời gian tiến hành.
b. Chăm sóc vệ sinh trẻ tại các trường mầm non
Giáo viên xậy dựng kế hoạch hoạt động một ngày tại lớp để
thực hiện hoạt động chăm sóc vệ sinh trẻ. Thông qua kế hoạch để xây
7
dựng cho trẻ thói quen trong sinh hoạt hằng ngày.
c. Chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ tại các
trường mầm non
Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn và
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Triển khai thực hiện quản lý về sức khỏe và các vấn đề liên
quan đến sức khỏe, quản lý sức khỏe của trẻ, về phòng bệnh, đảm
bảo an toàn cho trẻ.
Thực hiện kiểm tra, giám sát.
d. Phối hợp với gia đình, xã hội trong việc chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ mầm non
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non được chia sẻ trách
nhiệm giữa gia đình, các nhà giáo dục và cộng đồng.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho
cha mẹ và cộng đồng.
1.4.4. Quản lý các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Huy động mọi nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất để thực
hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng.
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ
Kiểm tra đánh giá thường xuyên để rút kinh nghiệm và cải tiến
công tác quản lý nhà trường, để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ theo mục tiêu kế hoạch.
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ trong trường mầm non
1.5.1. Những yếu tố khách quan
- Trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức về tầm quan
trọng của công tác quản lý và thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng.
8
1.5.2. Những yếu tố chủ quan
Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương . Chế độ, chính
sách ưu đãi của Tỉnh, của ngành đối với giáo dục mầm non
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Phần cơ sở lý luận sẽ làm nền tảng cho việc điều tra, khảo sát,
phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ tại các trường mầm non công lập huyện Ba Tơ tỉnh Quảng
Ngãi. Từ đó đề xuất các biện pháp khả thi nhằm quản lý hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non công lập huyện Ba
Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI
DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
CÔNG LẬP HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1. Tổ chức nghiên cứu khảo sát
a. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ ở các trường mầm non công lập huyện Ba Tơ.
b. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại
các trường Mầm non;
- Khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động chăm sóc dinh
dưỡng trẻ tại các trường Mầm non;
c. Đối tượng khảo sát
Đề tài tiến hành trên 130 đối tượng cụ thể sau:
- 20 cán bộ quản lý các trường gồm Hiệu trưởng, các Phó
Hiệu trưởng của 10 trường Mầm non; 90 giáo viên mầm non, 10
9
nhân viên cấp dưỡng, 10 nhân viên y tế học đường của 10 trường
Mầm non.
d. Quá trình khảo sát
- Trước khi tiến hành bằng phiếu hỏi, chúng tôi đã trực tiếp
quan sát, phỏng vấn, dự giờ, thăm lớp,...Từ đó thiết kế mẫu phiếu hỏi
hướng vào các nội dung cần khảo sát.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp quan sát
- Mục đích quan sát: Nhằm tìm hiểu các nội dung tổ chức
trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
- Nội dung quan sát: Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, cơ
sở vật chất, trang thiết bị tại các nhà trường.
- Đối tượng quan sát: Giáo viên, nhân viên, trẻ, cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
b. Phương pháp điều tra
- Mục đích điều tra: Nhằm tìm hiểu ý kiến của cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và
quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại nhà trường.
- Nội dung điều tra: Thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các
trường mầm non.
- Đối tượng điều tra: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
c. Phương pháp chuyên gia
- Mục đích: Nhằm xin ý kiến chuyên viên tổ Giáo dục mầm
non Phòng Giáo dục, cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn trường
mầm non về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
- Nội dung: Các biện pháp về quản lý hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ tại các trường mầm non.
10
d. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả khảo sát được thống kê và tính toán theo tỷ lệ % để
dễ dàng so sánh, đối chiếu.
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo huyện
Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
a. Về điều kiện tự nhiên, dân cư
Ba Tơ là huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm
tỉnh lỵ 60 km về phía Tây Nam.
Toàn huyện có 20 xã, thị trấn. Dân số toàn huyện có đến
31/12/2014 là 55.662 người.
b. Điều kiện về kinh tế - xã hội
- Lĩnh vực kinh tế
Tổng giá trị sản xuất năm 2014 tính theo giá so sánh 2010:
943,48 tỷ đồng, đạt 106,9% kế hoạch.
- Lĩnh vực văn hoá - xã hội
Về giáo dục: Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên chỉ đạo
việc vận động học sinh ra lớp và duy trì số lượng học sinh từ đầu
nam đến cuối năm học, chống bỏ học giữa chừng,...
Văn hóa và thông tin: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ngày một phát triển và đi vào chiều sâu.
2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục mầm non huyện Ba Tơ.
a. Tình hình chung
Huyện Ba Tơ hiện có 20 trường Mầm non, 09 trường Tiểu
học, 08 trường Tiểu học và Trung học cơ sở, 06 trường Trung học cơ
sở, 01 trường Trung học cơ sở dân tộc nội trú, 02 trường Phổ thông, 01
Trung tâm giáo dục thường xuyên.
b. Tình hình giáo dục mầm non ở huyện Ba Tơ
Năm học 2017-2018, huyện có 20 trường Mầm non công lập.
11
Tỉ lệ trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện ra lớp đạt 100%; Đạt chuẩn vào
năm 2015. 100% trường Mầm non trên địa bàn huyện tổ chức bán
trú, 100% trẻ đến trường được học 2 buổi/ ngày.
100% trường Mầm non đều có khuôn viên rộng rãi, thoáng
mát, đảm bảo đủ phòng học, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn,
có năng lực chuyên môn vững vàng.
2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu
giáo tại các trường mầm non công lập huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng
Ngãi
2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục
trẻ mẫu giáo
a. Để đánh giá thực trạng thực hiện mục tiêu về hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chúng tôi đã tiến hành khảo sát 20 cán bộ
quản lý, 90 giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn, nhỡ, bé, 10 nhân viên cấp
dưỡng, 10 nhân viên y tế của 10 trường mầm non công lập huyện Ba
Tơ tỉnh Quảng Ngãi.
Qua kết quả đã thu được cho thấy nhận thức của đội ngũ cán
bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non huyện Ba Tơ về hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khá đồng đều.
b. Nhận thức về nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường
Mầm non của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Qua đánh giá cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý về nội
dung quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở mức độ khá tốt
80% đến 90% có nhận thức đúng về nội dung. Tuy nhiên nhận thức
của giáo viên, nhân viên về nội dung công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ còn hạn chế chưa đầy đủ bốn nội dung hoạt động. Vậy cần phải
bồi dưỡng về nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho giáo
viên, nhân viên các trường mầm non.
12
c. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về
công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường Mầm non hiện nay
Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết cán bộ quản lý và giáo
viên đều có nhận thức rất tốt 15% và tốt 70% về công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non huyện Ba Tơ. Tuy nhiên, vẫn
còn bộ phận cán bộ giáo viên nhân viên còn cho rằng công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ còn ở mức độ trung bình 14%. Như vậy cần bồi
dưỡng cho cán bộ giáo viên nhân viên về thực hiện công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng.
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung, kết quả chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo
a. Thực trạng thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở
các trường mầm non
Qua kết quả khảo sát thực tế về nội dung hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non về mức độ sử dụng cũng như hiệu
quả sử dụng đạt 69-84%, bên cạnh mức độ sử dụng và hiệu quả sử
dụng ở mức trung bình và ít hiệu quả chiếm 10%. Vậy cần phải bồi
dưỡng cho cán bộ giáo viên nhân viên về thực hiện nội dung hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại nhà trường.
b. Thực trạng các phương pháp sử dụng trong hoạt động chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường Mầm non
Qua kết quả đánh giá thực trạng về mức độ sử dụng và mức độ
cần thiết của các phương pháp trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ ở trường mầm non huyện Ba Tơ cho thấy các phương pháp chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ đã được giáo viên khai thác sử dụng thường
xuyên trên 67%. Tuy nhiên vẫn còn 12% giáo viên ít quan tâm sử
dụng như phương pháp trực quan, đàm thoại. Như vậy để tổ chức tốt
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cần bồi dưỡng cho giáo viên vận
13
dụng tốt các phương pháp trong tổ chức hoạt động.
c. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ
Qua kết quả khảo sát cho thấy yếu tố ảnh hưởng nhất là: năng
lực sư phạm của giáo viên 85%, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất-thiết
bị 78%, thiết bị phục vụ hoạt động 69%, quan điểm của gia đình đối
với vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 69% và những yếu tố ít ảnh
hướng đó là: Thái độ tinh thần hợp tác của trẻ 15%, các tình huống
sư phạm 15%, hai yếu tố này ít ảnh hưởng nhất.
Vì vậy cần tăng cường công tác tham mưu, tăng cường cơ sở
vật chất, thiết bị để tổ chức tốt hoạt động.
2.3.3. Thực trạng kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mẫu giáo
Phương tiện sử dụng trong tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ là công cụ quan trọng, cần thiết không thể thiếu trong tổ
chức hoạt động. Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy mức độ không sử
dụng của giáo viên chiếm 5%.
Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện trong
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập huyện Ba Tơ, tỉnh
Quảng Ngãi
2.4.1. Thực trạng quản lý kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
mẫu giáo
Qua khảo sát cho thấy đa số cán bộ quản lý và giáo viên đã
thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch quản lý như đảm bảo an toàn cho trẻ,
tạo dựng niềm tin trong xã hội 73%. Tuy nhiên việc thực hiện nâng
cao chất lượng chăm sóc vẫn chưa tốt 11%, công tác phối hợp vẫn
chưa đạt hiệu quả cao, huy động các nguồn lực còn hạn chế 14%. Vì
vậy khi thực hiện chưa tốt về thực hiện mục tiêu quản lý chăm sóc,