Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho giáo viên chủ nhiệm các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÝ THỊ HỒNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG
TƯ VẤN GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CHIÊM HÓA,
TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2016
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÝ THỊ HỒNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG
TƯ VẤN GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CHIÊM HÓA,
TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã ngành: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ THỊ KIM LINH
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho giáo
viên chủ nhiệm các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang” được
thực hiện từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016. Luận văn sử dụng những
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được ghi rõ nguồn gốc, số
liệu đã được tổng hợp và xử lý.
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 7 năm 2016
Tác giả
Lý Thị Hồng
ii
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành tác giả xin trân trọng
cảm ơn: Phòng Đào tạo, khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên cùng các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng
dạy, góp ý, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Tuyên Quang,
các đồng chí là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường THPT huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tư liệu giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với
TS. Hà Thị Kim Linh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tác giả
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bản luận văn này chắc chắn vẫn còn
nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo,
các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 7 năm 2016
Tác giả
Lý Thị Hồng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 2
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
KĨ NĂNG TƯ VẤN GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở
TRƯỜNG THPT................................................................................................ 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................................ 5
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................ 5
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ............................................................................ 6
1.2. Khái niệm cơ bản................................................................................................... 7
1.2.1. Quản lý................................................................................................................ 7
1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................................. 8
1.2.3. Hoạt động bồi dưỡng .......................................................................................... 9
1.2.4. Tư vấn giáo dục và kĩ năng tư vấn giáo dục..................................................... 10
1.2.5. Bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN ở trường THPT...................... 14
1.2.6. Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN ở trường THPT...... 14
1.3. Một số vấn đề về kĩ năng tư vấn giáo dục của GVCN ở trường THPT .............. 15
1.3.1. Người GVCN ở trường THPT.......................................................................... 15
iv
1.3.2. Kỹ năng tư vấn giáo dục của GVCN ở trường THPT ...................................... 19
1.3.3. Các kỹ năng thành phần thuộc kỹ năng tư vấn giáo dục của GVCN ................... 20
1.3.4. Quá trình hình thành và phát triển kỹ năng tư vấn giáo dục của GVCN ở
trường THPT...................................................................................................... 24
1.4. Một số vấn đề về bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho giáo viên chủ
nhiệm ở các trường THPT ................................................................................. 25
1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN ở trường THPT............... 25
1.4.2. Ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN ở
trường THPT...................................................................................................... 26
1.4.3. Nội dung bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN ở trường THPT............. 27
1.4.4. Phương pháp bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCNL ở trường THPT ........ 30
1.4.5. Hình thức bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN ở trường THPT............. 32
1.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN ở trường THPT.... 33
1.5.1. Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn cho GVCN.................. 33
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng KNTVGD cho GVCN ở trường THPT..... 34
1.5.3. Nguyên tắc quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho
GVCN ở trường THPT ...................................................................................... 36
1.5.4. Phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN
ở trường THPT.................................................................................................... 37
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng KNTVGD cho đội
ngũ GV chủ nhiệm lớp ở trường THPT............................................................. 39
1.6.1. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo .................................................................... 39
1.6.2. Trình độ chuyên môn và năng lực của GVCN lớp ........................................... 40
1.6.3. Hệ thống văn bản chỉ đạo của Ngành, Sở GD&ĐT về vấn đề bồi dưỡng
KNTVGD cho GVCN.......................................................................................... 40
1.6.4. Vấn đề xây dựng kế hoạch bồi dưỡng KNTVGD cho GVCN ......................... 40
1.6.5. Năng lực của người lãnh đạo, quản lý .............................................................. 41
1.6.6. Nhu cầu, ý thức, thái độ của đội ngũ GVCNL ................................................. 41
Kết luận chương 1....................................................................................................... 42
v
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KĨ
NĂNG TƯ VẤN GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM CÁC
TRƯỜNG THPT HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG.......... 44
2.1. Vài nét về khảo sát thực trạng ............................................................................. 44
2.1.1. Một vài nét về học sinh và giáo viên ở các trường THPT huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang...................................................................................... 44
2.1.2. Mục tiêu khảo sát.............................................................................................. 45
2.1.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 45
2.1.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý kết quả.................................................... 46
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................. 46
2.2.1. Thực trạng nhận thức ........................................................................................ 46
2.2.2. Thực trạng kĩ năng tư vấn giáo dục của GVCN các trường THPT huyện
Chiêm Hóa ......................................................................................................... 52
2.2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng kỹ năng TVGD cho GVCN các trường
THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang .................................................... 60
2.2.4. Thưc tr ̣ ang qu ̣ ản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho giáo
viên chủ nhiệm các trường THPT huyện Chiêm Hóa........................................... 65
2.2.5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng KNTVGD cho
GVCN các trường THPT huyện Chiêm Hóa ....................................................... 68
2.3. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng................................................................ 70
2.3.1. Những ưu điểm ................................................................................................. 70
2.3.2. Những hạn chế .................................................................................................. 71
Kết luận chương 2....................................................................................................... 72
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG TƯ
VẤN GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM CÁC TRƯỜNG THPT
HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG ............................................... 73
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................... 73
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục đích.......................................................................... 73
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................................... 74
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn.............................................. 74
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả và toàn diện........................... 74
vi
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn cho giáo viên chủ nhiệm
các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ..................................... 75
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, GVCNL về hoạt động bồi dưỡng
kĩ năng tư vấn giáo dục của GVCN ở trường THPT ......................................... 75
3.2.2. Xây dựng chương trình bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN phù
hợp với thực tiễn các trường THPT ................................................................... 77
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng
kỹ năng tư vấn giáo dục cho GVCN....................................................................... 79
3.2.4. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho hoạt
động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN ........................................ 81
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn
giáo dục cho GVCN........................................................................................... 83
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 84
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất....................... 85
3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp ................................................. 85
3.4.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp ........................................................... 86
Kết luận chương 3....................................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 90
1. Kết luận................................................................................................................... 90
2. Khuyến nghị............................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 94
PHỤC LỤC................................................................................................................ 96
iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dục
GD : Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GV THPT : Giáo viên trung học phổ thông
GV : Giáo viên
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
GVCNL : Giáo viên chủ nhiệm lớp
HĐBD : Hoạt động bồi dưỡng
HS THPT : Học sinh trung học phổ thông
HS : Học sinh
KNTVGD : Kỹ năng tư vấn giáo dục
QL : Quản lý
THPT : Trung học phổ thông
TVGD : Tư vấn giáo dục
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá về sự cần thiết của hoạt động tư vấn giáo dục và hoạt
động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN ............................. 46
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GVCN về tư vấn giáo dục.................................. 48
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GVCN về kĩ năng tư vấn giáo dục..................... 49
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GVCN về hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư
vấn giáo dục ............................................................................................ 50
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GVCN về quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ
năng tư vấn giáo dục ............................................................................... 51
Bảng 2.6. Tự đánh giá của GVCN các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang về kĩ năng tư vấn giáo dục ............................................... 53
Bảng 2.7. Tự đánh giá của CBQL các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang về kĩ năng tư vấn giáo dục ............................................... 55
Bảng 2.8. Đánh giá của HS các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang về kĩ năng tư vấn giáo dục........................................................... 57
Bảng 2.9. Thực trạng những trường hơp ṃ à hoc sinh c ̣ ần sựtư vấn của giáo
viên chủ nhiêṃ ........................................................................................ 59
Bảng 2.10. Thực trạng xây dưng k ̣ ế hoach ̣ bồi dưỡng kĩnăng tư vấn giáo duc ̣
cho GVCN............................................................................................... 60
Bảng 2.11. Thực trạng nội dung bồi dưỡng kĩ năng TVGD cho GVCN các
trường THPT huyện Chiêm Hóa- Tuyên Quang..................................... 61
Bảng 2.12. Thưc tr ̣ ang m ̣ ức đô ̣tổ chức bồi dưỡng kĩnăng tư vấn giáo duc ̣ cho
giáo viên chủ nhiêm l ̣ ớp.......................................................................... 63
Bảng 2.13. Thực trạng hình thức bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN.... 64
Bảng 2.14. Thưc tr ̣ ang ̣ quản lý hoạt động bồi dưỡng KNTVGD cho GVCN.............. 66
Bảng 2.15. Thưc tr ̣ ang phương ph ̣ áp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn
giáo dục cho giáo viên chủ nhiệm............................................................. 68
Bảng 2.16. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng KNTVGD cho
GVCNL các trường THPT huyện Chiêm Hóa.......................................... 69
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ý kiến của cán bộ quản lý về mức độ cần thiết của các biện pháp........ 85
Biểu đồ 3.2. Ý kiến của cán bộ quản lý về mức độ khả thi của các biện pháp .......... 87
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhà trường phổ thông, GVCN có một vai trò hết sức quan trọng trong
các hoạt động giáo dục của nhà trường, trong việc hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh. Ngày nay, dưới góc độ về quản lý giáo dục, GVCN được xem như một
nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học;
Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra
sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình
lớp… Như vậy có thể thấy rõ tầm quan trọng của GVCN trong các hoạt động giáo
dục toàn diện của nhà trường phổ thông. Sự phát triển của nhà trường gắn liền với sự
tiến bộ và trưởng thành của từng tập thể lớp học, gắn liền với sự tiến bộ và trưởng
thành của đội ngũ GV, đặc biệt là đội ngũ GVCN. Chất lượng giáo dục của nhà
trường phụ thuộc nhiều vào chất lượng của đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GVCN
nói riêng. Chính vì vậy việc xây dựng, phát triển và bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ
GVCN là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa,
sự phát triển nhanh chóng của nguồn thông tin tri thức cũng như sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin đã khiến cho con người gần nhau hơn và dễ dàng tiếp cận
với các kênh thông tin khác khau. Trong bối cảnh xã hội mới, học sinh THPT chịu
những tác động nhất định từ phía xã hội cả mặt tích cực và tiêu cực. Các em cũng
phải đương đầu với nhiều vấn đề mà bản thân không thể tự đưa ra được hướng giải
quyết nên rất cần sự định hướng, tư vấn, hướng dẫn đúng đắn của giáo viên, cha mẹ.
Trong nhà trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi và nắm được đặc
điểm tâm lý, điều kiện của học sinh vì vậy GVCN là người giữ vai trò quan trọng trong
việc định hướng, tư vấn cho học sinh. Muốn làm tốt vai trò này GVCN phải có các kĩ
năng tư vấn giáo dục cho học sinh thì mới trở thành người “dẫn đường” đúng đắn cho
học sinh.
Tuy nhiên thực tế hiện nay hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cũng
như công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GV các
trường THPT còn nhiều bất cập từ đó dẫn đến nhiều GVCN chưa có kĩ năng tư vấn
2
cho học sinh về các vấn đề trong học tập cũng như các vấn đề về tâm lý tình cảm, các
vấn đề ứng xử trong đời sống xã hội, các xu hướng mới của thời đại như ứng xử trên
mạng internet, việc tiếp nhận, đánh giá thông tin…
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý hoạt động
bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho giáo viên chủ nhiệm các trường THPT
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn
giáo dục cho GVCN ở các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCN ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biên ph ̣ áp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho GVCN
các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
4. Giả thuyết khoa học
Bồi dưỡng kỹ năng tư vấn giáo dục cho GVCNL các trường THPT của huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã được quan tâm chú ý trong thực hiện phát triển đội
ngũ GVCN lớp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tuy
nhiên quá trình thực hiện còn những hạn chế, bất cập nhất định. Nếu đề xuất được các
biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo dục cho đội ngũ GVCN
lớp ở các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đảm bảo tính khoa học,
khả thi, phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần phát triển năng lực giáo duc, cải thiện ̣ hiệu
quả giáo dục học sinh của đội ngũ GVCN các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn
giáo dục cho GVCN ở trường THPT.
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tư vấn giáo
dục cho GVCN các trường THPT huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.