Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường trung học cơ sở quận hải châu, thành phố đà nẵng
PREMIUM
Số trang
155
Kích thước
7.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1525

Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường trung học cơ sở quận hải châu, thành phố đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỨA ĐẠI THANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH HỌC YẾU

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN

HẢI CHÂUTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2018

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. TRẦN VĂN HIẾU

Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN XUÂN BÁCH

Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN SĨ THƯ

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận

văn tốt nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Sư phạm

vào ngày 16 tháng 05 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

- Khoa Tâm Lý – Giáo Dục, Trường Đại học Sư Phạm- ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết 29/NQ-TW đã khẳng định “Đối với giáo dục phổ

thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,

năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng

nghề nghiệp cho học sinh”. Đại hội Đảng lần thứ XII đã nêu: “Đổi

mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học - công

nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục - đào tạo và

khoa học - công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất

nước”. Qua quá trình hội nhập quốc tế đã mang lại cho chúng ta rất

nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức mà đặc biệt là nguồn

nhân lực. Ngành giáo dục tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung,

chương trình, phương pháp giáo dục, công tác kiểm tra và đánh giá

khách quan chất lượng học sinh, không để tình trạng học sinh không

đạt yêu cầu được lên lớp, nhất là học sinh ở cuối cấp.

Thực tế trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục của các

trường THCS Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng đã có những

chuyển biến đáng kể song học sinh học yếu vẫn chiếm một tỉ lệ

không nhỏ. Trong đó có một nguyên nhân liên quan đến công tác

quản lý của nhà trường. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt

động bồi dưỡng học sinh học yếu ở các trường THCS Quận Hải

Châu, Thành phố Đà Nẵng ” với mong muốn góp phần vào việc

giảm tỉ lệ học sinh học yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về công

tác bồi dưỡng học sinh học yếu nhằm đề xuất một số biện pháp quản

lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu ở trường THCS góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục THCS Quận Hải Châu, Thành phố Đà

Nẵng .

2

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng học

sinh học yếu ở các trường THCS.

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động bồi

dưỡng học sinh học yếu ở các trường THCS Quận Hải Châu, Thành

phố Đà Nẵng .

4. Giả thiết khoa học

Quản lý hoạt động bồi dưỡng HS học yếu là một nội dung cơ

bản trong công tác QL góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo

dục ở các THCS. Trên thực tế, công tác QL hoạt động bồi dưỡng học

sinh học yếu ở các trường THCS Quận Hải Châu, Thành phố Đà

Nẵng chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nếu xác lập được các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng HS học yếu

phù hợp với điều kiện thực tiễn của các nhà trường thì sẽ nâng cao

được chất lượng dạy học ở các trường THCS trên địa bàn quận Hải

Châu

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL hoạt động bồi dưỡng HS

học yếu ở trường THCS.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng học

sinh học yếu ở các trường THCS Quận Hải Châu, Thành phố Đà

Nẵng .

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh

học yếu ở các trường THCS Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng .

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động

bồi dưỡng học sinh học học yếu ở các trường THCS Quận Hải Châu,

Thành phố Đà Nẵng .

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận.

7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

7.3. Phƣơng pháp bổ trợ

3

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn được cấu trúc gồm 3 phần:

* Phần thứ nhất: Mở đầu.

* Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng học

sinh học yếu ở trường trung học cơ sở.

Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh

học yếu ở các trường trung học cơ sở quận Hải Châu, Thành phố Đà

Nẵng.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh

học yếu ở các trường trung học cơ sở quận Hải Châu, Thành phố Đà

Nẵng.

* Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị.

Kết luận và khuyến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

4

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG

HỌC SINH HỌC YẾU Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nêu: “Đổi mới căn bản và toàn

diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy

mạnh phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ; phát huy vai trò

quốc sách hàng đầu của giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ

đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước”.

Thực tiễn sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta cho thấy, công

tác nghiên cứu về QL nói chung và QLGD nói riêng có vai trò rất

quan trọng.

Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về QLGD,

quản lý nhà trường của các tác giả: PGS. TS. Trần Kiểm, PGS. TS.

Đặng Quốc Bảo, GS.VS.TS. Phạm Minh Hạc, GS. TS. Nguyễn Thị

Mỹ Lộc...

Thời gian gần đây, một số luận văn thạc sĩ giáo dục học

chuyên ngành quản lý giáo dục đã đề cập đến các biện pháp nâng cao

chất lượng giáo dục đặc biệt là bồi dưỡng học sinh học yếu của các

tác giả như: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém ở

trường THCS Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh”, của tác giả

Nguyễn Quốc Phong (2014); “Biện pháp quản lý hoạt động phụ đạo

học sinh học lực yếu kém ở các trường trung học phổ thông huyện

Krông Pa tỉnh Gia Lai” của tác giả Trần Văn Thế (2015); “Biện

pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học viên yếu kém ở trung tâm

giáo dục thường xuyên và kỹ thuật hướng nghiệp tỉnh Đồng Tháp”,

của tác giả Bùi Thụy Ngọc Hân (2016)....

Các công trình nghiên cứu về khoa học QLGD và những luận

văn nêu trên dù chỉ đề cập đến công tác quản lý của HT đối với các

trường tại các địa phương khác nhau, song đã giúp tôi phần nào

trong việc hoàn thành luận văn này.

5

Đối với QL hoạt động bồi dưỡng HS học yếu ở các trường

THCS trên địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng đến thời

điểm này chưa có đề tài nào đề cập. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài

này vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần rất

lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng

a. Quản lý

Quản lý là hệ thống tác động có chủ định, phù hợp quy luật

khách quan của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm khai thác và tận

dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của đối tượng QL để đạt

được mục tiêu QL trong một môi trường luôn biến động.

b. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định

hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối

tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn

bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.

c. Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối giáo

dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành

theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào

tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh

1.2.2. Học sinh học yếu và nguyên nhân của học sinh học

yếu

a. Học sinh học yếu

Học sinh học yếu là những học sinh vì một lý do nào đó các

em xếp loại hạnh kiểm yếu, không có trình độ hiểu biết và nhận thức

như những người bạn cùng trang lứa và học lực của các em xếp loại

Yếu, loại Kém theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày

12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế

đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ

thông.

6

b. Khái niệm bồi dưỡng:

Bồi dưỡng thực chất là bổ sung kiến thức, kỹ năng để nâng

cao trình độ trong lĩnh vực nào đó, giúp con người mở mang hoặc

nâng cấp hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm nâng cao chất

lượng hiệu quả của công việc đang làm.

c. Bồi dưỡng học sinh học yếu

Là hoạt động dạy học của giáo viên đựợc tổ chức với mục đích

nhằm giúp các em học yếu nắm lại kiến thức căn bản và giúp các em

có bước tiến bộ trong học tập để theo kịp cùng các bạn khác trong

khối lớp học.

d. Quản lý bồi dưỡng học sinh yếu.

Là hoạt động của người quản lý tổ chức điều hành để nâng

cao trình độ cho người dạy học và học sinh, nhằm nâng cao được

chất lượng học tập, nâng cấp hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo,

nâng cao chất lượng công việc bồi dưỡng học sinh yếu.

1.3. HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH HỌC YẾU Ở

TRƢỜNG THCS

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động bồi dƣỡng học sinh học yếu

Mục tiêu của việc bồi dưỡng HS yếu là nhằm mang lại hiệu quả

thật sự, là giúp HS lấy lại được căn bản, củng cố lại kiến thức. Và

người QL về chuyên môn phải tìm ra được giải pháp, cách nghĩ, cách

làm, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần để

giáo viên có thể toàn tâm, toàn ý với công việc giảng dạy của mình.

1.3.2. Nội dung bồi dƣỡng học sinh học yếu

- Tạo tiền đề xuất phát mở đầu cho quá trình học tập, bồi dưỡng và

rèn luyện

- Lấp “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản là nền tảng và tăng

cường luyện tập mang tính vừa sức

- Rèn luyện kỹ năng học tập

1.3.3. Phƣơng pháp, hình thức tổ chức bồi dƣỡng học sinh

học yếu

7

a. Phương pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh học yếu

- Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm để lập danh sách cụ thể,

tìm hiểu nguyên nhân, phân loại học sinh theo các tiêu chí như hổng

kiến thức, chậm tiếp thu, thiểu năng trí tuệ, bệnh tật, lười biếng, …

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chung ở nhà trường; lập kế hoạch

bồi dưỡng học sinh học yếu cho từng khối lớp, từng môn học.

- Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, duy trì nề nếp dạy và học.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết và động viên khen thưởng kịp thời

những nhân tố tích cực trong dạy và học, chú ý đến những học sinh

học yếu có tiến bộ.

b. Hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh học yếu

- Hoạt động ngoại khóa

- Dạy bồi dưỡng tăng tiết

- Dạy bồi dưỡng trái buổi

- Phong trào học sinh “học nhóm”, “đôi bạn cùng tiến”

- Dạy bồi dưỡng trong hè

1.3.4. Tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng học sinh học yếu

trƣờng THCS

Là hoạt động chung của tất cả các THCS, bất kỳ một ngôi trường

phổ thông nào cũng chú ý đến công tác bồi dưỡng HS học yếu. Sau

khi khảo sát đầu năm xong có kết quả khảo sát chúng ta sẽ lập danh

sách những em có điểm dưới trung bình, rồi tiến hành họp phụ huynh

đầu năm để thông báo kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu.

1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH HỌC

YẾU Ở TRƢỜNG THCS

1.4.1. Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng học sinh học yếu ở các

trƣờng THCS

Hằng năm, vào đầu năm học mới các trường THCS tổ chức

khảo sát học sinh đầu năm. Sau đó, các trường báo cáo kết quả khảo

sát học sinh nộp về Phòng GD&ĐT. Phòng chỉ đạo các trường THCS

lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh học yếu từng năm, từng học kỳ, cho

từng khối và quy định những môn học mà học sinh học yếu giáo viên

8

phải dạy bồi dưỡng

1.4.2. Tổ chức hoạt động bồi dƣỡng học sinh học yếu ở các

trƣờng THCS

Căn cứ kế hoạch của Phòng GD&ĐT, căn cứ tình hình nhà

trường và kết quả khảo sát chất lượng đầu năm, Hiệu trưởng xây

dựng kế hoạch chi tiết cụ thể và đề ra các giải pháp chủ yếu trong

triển khai thực hiện. Hình thức bồi dưỡng thông qua dạy tăng tiết tự

chọn bám sát, bồi dưỡng trái buổi hoặc dạy bồi dưỡng trong hè.

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dƣỡng học sinh học yếu ở các

trƣờng THCS

Chỉ đạo là một chức năng quan trọng và cần thiết cho việc hiện

thực hóa các mục tiêu. Thực hiện chức năng chỉ đạo thực chất là

những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người

cán bộ quản lý trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực

lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho

mọi hoạt động trong tổ chức diễn ra trong kỷ cương, trật tự.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng học sinh học yếu

- Kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức xây

dựng kế hoạch của BGH và GV; kiểm tra, đánh giá hình thức tổ chức

hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu.

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng, nội dung, phương

pháp giảng dạy của giáo viên; công tác bồi dưỡng chuyên môn

nghiệp và nâng cao tay nghề cho giáo viên; kiểm tra, đánh giá việc

đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá

học sinh

- Kiểm tra, đánh giá tinh thần, thái độ và kết quả học tập của

học sinh; kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp của nhà trường với

phụ huynh học sinh, các bộ phận, ban ngành đoàn thể trong và ngoài

nhà trường.

Tiểu kết Chƣơng 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng học sinh

học yếu ở các trường THCS, tác giả đã phân tích các khái niệm chính

9

liên quan đến đề tài, tầm quan trọng, nội dung quản lý công tác bồi

dưỡng học sinh học yếu ở các trường THCS. Đề tài cũng đã phân tích

một số yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh học

yếu, đề cập đến các quy định, văn bản của cơ quan quản lý về hoạt

động bồi dưỡng học sinh học yếu ở trường THCS.

Những vấn đề lý luận cơ bản trên là cơ sở cho việc nghiên cứu

thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng

học sinh học yếu ở các trường THCS trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề

này sẽ được chúng tôi tiếp tục trình bày ở các chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC

SINH HỌC YẾU Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN

HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI; THỰC

TRẠNG VỀ GIÁO DỤC THCS CỦA QUẬN HẢI CHÂU,

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội

Hải Châu là một quận nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Đà

Nẵng, là nơi tập trung chủ yếu các cơ quan ban ngành và là trung tâm

kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục của thành phố Đà Nẵng.

Quận Hải Châu có 13 phường: Hoà Cường Nam, Hoà Cường

Bắc, Hoà Thuận Đông, Hoà Thuận Tây, Bình Hiên, Bình Thuận,

Nam Dương, Phước Ninh, Hải Châu 1, Hải Châu 2, Thạch Thang,

Thanh Bình, Thuận Phước. Diện tích tự nhiên của quận Hải Châu:

21,35 km2

; 1,66% diện tích toàn thành phố.

Sự nghiệp GD&ĐT của quận Hải Châu đã đạt được những

thành tích quan trọng.Toàn quận có 74 trường MN, TH, THCS trong

đó có 44 trường Mầm non, 20 trường tiểu học, 10 trường THCS công

lập. Quận đã hoàn thành chỉ tiêu Quốc gia về phổ cập giáo dục phổ

cập giáo dục THCS và được thành phố công nhận là đơn vị không có

người mù chữ. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá; cơ sở vật chất,

10

trang thiết bị, phương tiện dạy học không ngừng được tăng cường

đầu tư; chất lượng giáo dục có sự chuyển biến đáng kể,...

Để phát triển một nền kinh tế toàn diện trên cơ sở phát huy thế

mạnh của từng vùng, con người quận Hải Châu cần phải nâng cao

hơn nữa về trình độ khoa học kỹ thuật, có những định hướng chiến

lược nhằm đáp ứng xu thế phát triển bền vững trong thời kỳ hội

nhập.2.1.2. Thực trạng về giáo dục THCS của quận Hải Châu, Thành

phố Đà Nẵng

a. Quy mô mạng lưới trường lớp

Bảng 2.1. Hệ thống giáo dục trên địa bàn quận Hải Châu

2011 -

2012

2012 -

2013

2013 -

2014

2015-

2016

2016-

2017

Giáo dục Mầm non

Số trường (trường) 29 34 36 36 36

Số lớp (lớp) 379 396 432 177 176

Số giáo viên (người) 608 698 767 615 633

Số học sinh (người) 9.922 10.879 11.098 4767 4762

Giáo dục Tiểu học

Số trường (trường) 19 19 19 19 19

Số lớp (lớp) 429 434 472 504 494

Số giáo viên (người) 627 614 673 902 941

Số học sinh (người) 16.707 17.206 18.304 19316 18504

Giáo dục THCS

Số trường (trường) 9 9 10 10 10

Số lớp (lớp) 292 307 284 293 303

Số giáo viên (người) 614 636 723 815 818

Số học sinh (người) 11.563 11.275 11.107 12.236 12592

(Nguồn: Phòng Giáo dục quận Hải Châu, số liệu đến tháng 5/2017)

Từ năm 2008 đến nay quận Hải Châu luôn được thành phố

công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS với tỷ lệ 100% số phường đạt

các chuẩn theo quy định. Toàn quận có 5 trường đạt chuẩn Quốc gia

11

đó là: Trường THCS Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ, Kim Đồng, Tây

Sơn, Sào Nam.

Đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS quận Hải Châu có tỷ lệ

Đảng viên 100%, có trình độ Trung cấp chính trị, có thâm niên và

kinh nghiệm quản lý, đã qua lớp bồi dưỡng QLGD, được đào tạo trên

chuẩn theo quy định tại điều lệ trường Trung học.

Về cơ cấu, đội ngũ giáo viên nữ chiếm đa số, tỷ lệ giáo viên trẻ

những năm gần đây tăng đáng kể, các trường đều có giáo viên dạy đủ

các bộ môn. Về trình độ đào tạo, có trên 90% đạt trình độ sau đại học

và đại học.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH

HỌC YẾU Ở CÁC TRƢỜNG THCS QUẬN HẢI CHÂU,

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về công tác bồi dƣỡng

học sinh học yếu.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên, học sinh đánh giá,

nhìn nhận là có tác dụng rất tốt đối với việc bồi dưỡng học

sinh yếu kém.

.Bảng 2.6. Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng

học sinh học yếu.

Đối

tƣợng

Các mức độ đánh giá

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

SL TL% SL TL% SL TL%

CBQL 18 85.71 3 14.29 0 0

GV 87 91.58 8 8.42 0 0

HS 237 71.82 88 26.67 5 1.52

Ta thấy rằng đa số CBQL, GV và HS đều đánh giá hoạt động

bồi dưỡng học sinh học yếu là cần thiết và rất cần thiết. Điều này

chứng tỏ từ lãnh đạo nhà trường đến giáo viên, học sinh đều có nhận

thức sâu sắc về vai trò của hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu

trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

12

Bảng 2.7. Nhận thức về mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng học sinh

học yếu

(Mức độ đánh giá:1-Không quan trọng; 2-Quan trọng;3- Rất quan trọng)

TT Nội dung

Các mức độ đánh giá

CBQL Giáo viên Học sinh

1 2 3 1 2 3 1 2 3

1

Giúp học sinh nắm

lại kiến thức cơ bản

0 0 21 0 9 86 4 51 275

0% 0%

100

%

0

%

9.5

%

90.5

%

1.2

%

15.

5%

83.3

%

2

Giúp học giải được

các bài tập thông

thường

0

3 18 0 6 89 3 69 258

0%

14.3

%

85.7

%

0

%

6.3

%

93.7

%

0.9

%

20.

9%

78.2

%

3

Học sinh sẽ học

tiến bộ hơn

0 2 19 0 0 95 0 52 278

0%

9.5

%

90.5

%

0

%

0%

100

%

0%

15.

8%

84.2

%

4

Học sinh sẽ thay

đổi thái độ học tập

và học tích cực hơn

0

6 15 0 17 78 3 51 276

0%

28.6

%

71.4

%

0

%

17.

9%

82.1

%

0.9

%

15.

5%

83.6

%

5

Học sinh sẽ có

hứng thú học hơn

0 2 19 0 14 81 4 40 286

0%

9.5

%

90.5

%

0

%

14.

7%

85.3

%

1.2

%

12.

1%

86.7

%

6

Khen thưởng

những tiến bộ để

tạo động lực HS cố

gắng học tập

0 0 21 0 4 91 0 57 273

0% 0%

100

%

0

4.2

%

95.8

%

0

17.

3%

82.7

%

Nhìn chung CBQL, GV và HS đều thống nhất cho rằng hoạt

động bồi dưỡng học sinh học yếu có tác dụng lớn đến việc giáo dục

toàn diện và nhất là giúp học sinh nắm lại kiến thức cơ bản, sẽ giải

được các bài tập thông thường, sẽ học tiến bộ hơn, sẽ thay đổi thái độ

13

học tập tích cực hơn, sẽ có hứng thú học tập hơn và sẽ rèn được kỹ

năng tư duy cho bản thân giúp các em có thể không còn mặc cảm và

hòa nhập cùng bạn bè cùng trang lứa.

2.3.2. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng học sinh học yếu ở

các trƣờng THCS Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Hằng năm, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học

sinh, BGH các trường đã triển khai hoạt động bồi dưỡng học sinh học

yếu ngay từ đầu năm học. Đối tượng chủ yếu là học sinh có học lực

yếu, mục đích của hoạt động bồi dưỡng này là bổ sung những kiến

thức cơ bản mà các em chưa đạt chuẩn nhằm đảm bảo theo chuẩn

kiến thức, kỹ năng.

Bảng 2.8. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu

TT

Mức

độ

Nội

dung

Tổng

Thƣờng

xuyên

Đôi khi

Không thực

hiện

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

1 CBQL 21 14 66.7 6 28.6 1 4.8

2 Giáo viên 95 52 54.7 17 17.9 26 27.4

3 Học sinh 330 179 54.2 124 37.6 27 8.2

Tổng 446 245 54.9 147 33.0 54 12.1

Có thể thấy rằng có 54.9% ý kiến của CBQL, GV và HS cho

rằng hoạt động bồi dưỡng học sinh học học yếu diễn ra thường

xuyên. Trong khi đó, có 33.0% ý kiến của CBQL, GV và HS cho

rằng hoạt động bồi dưỡng học sinh học học yếu diễn ra đôi khi hoặc

không thực hiện. Điều này chứng tỏ hoạt động bồi dưỡng học sinh

học học yếu của một số trường chưa chú trọng đúng mức.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!