Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố trà vinh tỉnh trà vinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN VĂN TIẾP
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ TRÀ VINH, TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng - Năm 2016
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Quang Sơn
Phản biện 1: TS. Hồ Văn Liên
Phản biện 2: TS. Lê Đình Sơn
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ chuyên ngành quản lí giáo dục họp tại Đại học Trà Vinh, vào ngày
22 tháng 10 năm 2016.
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việc BDHSG là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong việc
hướng tới mục tiêu bồi dưỡng nguồn nhân lực- phát triển và bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước, cho địa phương. Do vậy, trong thời
gian vừa qua, việc đổi mới phương pháp dạy- học cũng như công tác
BDHSG được ngành GD&ĐT Trà Vinh rất quan tâm. Vấn đề đặt ra
là đổi mới và quản lý công tác BDHSG như thế nào để đạt hiệu quả?
Qua nhiều năm gắn bó với công tác BDHSG, vừa trong nhiệm
vụ của một GV trực tiếp giảng dạy vừa trong vai trò chuyên viên của
Sở GD&ĐT, vấn đề xây dựng kế hoạch và tổ chức BDHSG ở các
trường THPT của tỉnh Trà Vinh nói chung và thành phố Trà Vinh
nói riêng sao cho ngày càng đạt hiệu quả cao hơn luôn là vấn đề mà
tôi trăn trở. Chính vì những lí do nêu ở trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn
vấn đề: “ Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường
THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng
quản lý hoạt động BDHSG đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt
động BDHSG ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh
tỉnh Trà Vinh góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của
tỉnh nhà.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: hoạt động BDHSG ở các trường
THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh.
2
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động BDHSG ở các trường THPT trên
địa bàn thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh
4. giả thuyết khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lý hoạt động
BDHSG ở các trường THPT có thể đề xuất được các biện pháp khả
thi góp phần nâng cao chất lượng BDHSG ở các trường THPT trên
địa bàn thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về quản lý hoạt động BDHSG ở các trường
THPT.
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
BDHSG ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh tỉnh
Trà Vinh.
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động BDHSG ở các trường
THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động BDHSG ở các
trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh từ năm
2011 đến 2015.
Xây dựng biện pháp quản lý của HT đối với hoạt động
BDHSG ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh tỉnh
Trà Vinh từ năm 2016 đến 2020.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp xử lý bằng thống kê
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động BDHSG ở các
trường THPT.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động BDHSG ở các
trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động BDHSG ở các
trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BDHSG Ở CÁC
TRƢỜNG THPT
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chất lượng giáo dục HSG Việt Nam ngày càng được phát triển
qua số lượng HSG đạt giải cao trong kỳ thi Quốc tế. Nhưng đến nay
chúng ta vẫn còn quá ít những công trình nghiên cứu về quản lý hoạt
động BDHSG.
Hòa vào xu thế chung, trong những năm gần đây công tác
quản lý hoạt động BDHSG tại các trường THPT trên địa bàn Thành
phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh được đầu tư và quan tâm thích đáng, tuy
nhiên, công tác bồi dưỡng ở một số trường chưa thật sự phát huy hết
được vai trò và ảnh hưởng tích cực của nó đến các đối tượng.
Từ thực tế trên, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý hoạt
động BDHSG là vấn đề cấp thiết.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục: theo góc độ điều khiển thì quản lý có
nghĩa là lái, điều khiển, điều chỉnh. Theo cách tiếp cận hệ thống thì
quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay
đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con người
trong các quá trình sản xuất - xã hội để đạt được mục đích đã định.
1.2.3. Hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi (BDHSG)
a. Học sinh giỏi (HSG) Đó là những HS có khả năng thể hiện
xuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo,
khả năng lãnh đạo, nghệ thuật, hoặc các lĩnh vực lí thuyết chuyên
5
biệt. Những HS này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ tất cả các
bình diện xã hội, văn hóa và kinh tế.
b. Bồi dưỡng học sinh giỏi là chủ động tạo ra môi trường và
những điều kiện thích hợp cho người học phát huy cao độ nội lực của
mình, đi đôi với việc tiếp nhận một cách thông minh, hiệu quả ngoại
lực (người thầy có vai trò quan trọng hàng đầu trong môi trường có
tính ngoại lực), mà cốt lõi là giúp cho người học về phương pháp,
biết cách học, cách nghiên cứu, cách tư duy, cách tự đánh giá, tận
dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm, thu thập và xử lý thông
tin để tự học, tự bồi dưỡng.
1.2.4. Quản lý hoạt động BDHSG là những tác động của chủ
thể quản lý vào hoạt động BDHSG được tiến hành bởi GV, HS và sự
hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện có hiệu quả
kế hoạch bồi dưỡng, mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
1.3. HOẠT ĐỘNG BDHSG Ở TRƢỜNG THPT
1.3.1.Ý nghĩa của hoạt động BDHSG
Tầm quan trọng của việc BDHSG được thể hiện qua báo cáo
chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng VI.
Ngoài ra, BDHSG còn góp phần đào tạo đội ngũ GV vừa tâm
huyết.
1.3.2. Mục đích BDHSG
- Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp
với khả năng trí tuệ của trẻ.
- Bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo.
- Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt
đời.
6
- Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trách
nhiệm.
- Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách
nhiệm trong đóng góp xã hội.
- Phát triển phẩm chất lãnh đạo.
1.3.3. Nội dung BDHSG
Bộ GD&ĐT đã ban hành một số nội dung và chuyên đề dành
riêng cho HSG song chỉ mang tính khái quát và gợi mở, vì vậy mỗi
GV tham gia BDHSG phải tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, các
chuyên đề nâng cao và chuyên sâu phù hợp với khả năng nhận thức
của HS dựa trên nội dung chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng
đối với từng môn học do Bộ GD&ĐT quy định.
1.3.4. Các hình thức BDHSG
- Lớp riêng biệt (Separate classes)
- Phương pháp Mông-te-xơ-ri (Montessori method
- Tăng gia tốc (Acceleration- Học tách rời (Pull-out) - Làm
giàu tri thức (Enrichment)
- Dạy ở nhà (Homeschooling- Trường mùa hè (Summer
school)
- Sở thích riêng (Hobby)
1.3.5. Lực lƣợng tham gia BDHSG
Lực lượng tham gia BDHSG chính là đối tượng tác động có
định hướng của nhà QLGD (chủ thể) trong việc vận hành những
nguyên lý, phương pháp...chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh
vực giáo dục nhằm đạt những mục tiêu giáo dục đề ra.
1.3.6. Các điều kiện phục vụ hoạt động BDHS
Trang bị CSVC và kinh phí phục vụ công tác BDHSG
7
Công tác thi đua, khen thưởng, các chính sách đãi ngộ cho
HSG và các GV tham gia BDHSG:
1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BDHSG Ở TRƢỜNG THPT
1.4.1. Quản lý công tác lập kế hoạch
Mỗi kế hoạch có ba nội dung chủ yếu.
Kế hoạch này phải được thực hiện và triển khai ngay từ đầu
mỗi năm học.
Kế hoạch phải xuyên suốt thời gian của một năm học và cho
cả 3 năm học THPT để hướng tới thi HSG lớp 12 cấp tỉnh và cấp
quốc gia.
1.4.2. Quản lý nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng
Chỉ đạo các tổ chuyên môn biên soạn nội dung bồi dưỡng phù
hợp với yêu cầu HSG các cấp. Nội dung chương trình bồi dưỡng của
các môn phải dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng THPT và các
chuyên đề nâng cao dành cho HSG do Bộ GD&ĐT ban hành, đồng
thời tham khảo một số kiến thức của chương trình đại học. Chương
trình này phải được cập nhật và bổ sung hằng năm, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn của đề thi HSG các cấp
Các đề tài và sáng kiến kinh nghiệm hàng năm phải được ứng
dụng thiết thực vào công tác dạy học, nhất là những đề tài viết về
những chuyên đề BDHSG, những đề tài này được lưu giữ tại thư
viện nhà trường để làm tài liệu tham khảo cho các GV và HS học tập
và tham khảo.
1.4.3. Quản lý phƣơng pháp và hình thức BDHSG
Tổ chức tuyển chọn và phát hiện HSG, để thành lập các đội
tuyển HSG cấp trường, HSG dự thi cấp tỉnh và các đội tuyển dự thi
Olympic khu vực.
8
Kế hoạch chọn lọc đội tuyển HSG qua mỗi năm học.
Cuối mỗi học kỳ nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá năng
lực của HS.
1.4.4. Quản lý các lực lƣợng tham gia BDHSG
Lập kế hoạch tuyển chọn GV tham gia BDHSG.
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá HS.
1.4.5. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động BDHSG
Bố trí thuận tiện các phòng dạy học trái buổi cho các đội tuyển
HSG, trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho việc BDHSG
trong nhà trường.
Lập kinh phí cho công tác BDHSG tại mỗi trường.
Thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ cho HSG.
Tiểu kết chƣơng 1
Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng học
sinh giỏi ở các trường THPT, chúng tôi đã phân tích các khái niệm
cơ bản liên quan đến đề tài, tầm quan trọng, nội dung quản lý hoạt
động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT. Đề tài cũng đã
phân tích một số yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng
HSG, đề cập đến các quy định, văn bản của cơ quan quản lý về hoạt
động bồi dưỡng HSG. Những vấn đề lý luận cơ bản trên là cơ sở cho
việc nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THPT trên địa bàn thành
phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh.
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BDHSG Ở CÁC
TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH
TỈNH TRÀ VINH
2.1. QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TIỄN
2.1.1. Mục đích khảo sát
- Nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý BDHSG của HT ở
các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
công tác BDHSG các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh
tỉnh Trà Vinh
2.1.2. Đối tƣơng, địa bàn khảo sát
Cán bộ lãnh đạo, TTCM, GV thuộc bốn trường THPT và
trường THPT chuyên thành phố Trà Vinh và chuyên viên phòng
Giáo dục trung học của sở GD&ĐT Trà Vinh
2.1.3. Nội dung khảo sát
- Công tác tuyển chọn HSG
- Công tác tuyển chọn GV tham gia BDHSG
- Công tác lập kế hoạch
- Công tác quản lý nội dung, chương trình BDHSG
- Quản lý các yếu tố về môi trường ảnh hưởng đến công tác
BDHSG
- Công tác thi đua khen thưởng đối với GV và HS
2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát
- Khảo sát bằng phiếu hỏi
- Phỏng vấn các chuyên gia
10
2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH GD&ĐT Ở TỈNH TRÀ
VINH
2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh
a. Tình hình kinh tế
b. Văn hóa xã hội
c. Phát triển các lĩnh vực xã hội
2.2.2.Khái quát về tình hình phát triển GD&ĐT trên địa
bàn thành phố Trà Vinh
a.Thành tựu của GD&ĐT trên địa bàn thành phố Trà Vinh
* Về giáo dục mầm non:
* Về giáo dục tiểu học:
* Giáo dục THPT (THCS):
* Khái quát giáo dục bậc THPT (THPT)
Toàn thành phố có năm trường THPT gồm trường THPT
Chuyên Nguyễn Thiện Thành , trường thực hành Sư phạm, trường
PTDTNT tỉnh Trà Vinh, trường THPT Phạm Thái Bường, trường
THPT Thành phố Trà Vinh.
b. Những hạn chế của GD&ĐT thành phố Trà Vinh
Mặc dù là thành phố lớn của tỉnh, song về quy hoạch, xây
dựng mạng lưới trường, lớp đã được thực hiện nhưng tiến độ còn
chậm. Tỉ lệ HS học 2 buổi/ngày chưa cao (đạt 39%).
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BDHSG Ở CÁC TRƢỜNG
THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH TỈNH TRÀ
VINH
2.3.1. Thực trạng mục tiêu BDHSG
Đầu tư quá tốn kém nhưng hiệu quả không cao, một số trường
THPT, nhất là các trường THPT chuyên vì quá đầu tư vào luyện
11
HSG nên xem nhẹ các môn học còn lại dẫn đến tình trạng HS học
lệch.
BDHSG chưa được thực hiện thường xuyên, đi vào thực chất.
2.3.2. Thực trạng nội dung chƣơng trình BDHSG
Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn biên soạn nội dung bồi
dưỡng phù hợp với yêu cầu.
Các đề tài và sáng kiến kinh nghiệm hàng năm phải được ứng
dụng thiết thực vào công tác dạy học, nhất là những đề tài viết về
những chuyên đề BDHSG.
2.3.3. Thực trạng phƣơng pháp và hình thức BDHSG
Hiện nay, các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh
có 319 GV trực tiếp đứng lớp. Số GV tham gia bồi dưỡng các đội
tuyển HSG là 168 GV. Trong đó, số GV có năng lực BDHSG cấp
tỉnh là 20 GV chủ yếu ở các môn Toán, Văn, Sinh, Sử và Tiếng Anh
chiếm 11,9% tổng số GV tham gia bồi dưỡng.
Nhà trường lên kế hoạch BDHSG theo năm học
Ban giám hiệu nhà trường duyệt kế hoạch của các tổ.
Công tác BDHSG vòng trường, vòng tỉnh giao cho các trường
chủ động phân công bồi dưỡng. Riêng đội tuyển HSG quốc gia sẽ tập
trung về trường chuyên Nguyễn Thiện Thành được các GV do Sở
GD&ĐT tuyển chọn bồi dưỡng từ các trường THPT.
2.3.4. Thực trạng lực lƣợng tham gia BDHSG.
a. Thực trạng tuyển chọn HS tham gia BDHSG
Nhà trường tổ chức tuyển sinh đầu vào lớp 10, tuyển chọn HS
có hạnh kiểm tốt, học lực từ khá trở lên để bồi dưỡng. Nhà trường
trước hết tuyển những em đã đạt giải HSG ở cấp huyện, cấp thành
phố.
12
Trong những năm qua, các nhà trường đã có rất nhiều cố gắng
trong việc phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển HSG . Chất
lượng HS giỏi THPT nhiều năm liền đứng vào tốp đầu của tỉnh đặc
biệt là hai trường THPT chuyên Nguyễn Thiện Thành và THPT
Phạm Thái Bường. Đã có nhiều HS đạt HS giỏi cấp quốc gia ở các
môn.
b. Thực trạng tuyển chọn GV tham gia BDHSG
Việc tuyển chọn GV tham gia bồi dưỡng ở các trường THPT
trên địa bàn thành phố Trà Vinh, được nhà trường giao cho các tổ bộ
môn tuyển chọn
Tuy nhiên số GV có trình độ thạc sĩ còn ít.
2.3.5. Thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động BDHSG
Về cơ sở vật chất, hiện nay số phòng học của các trường cơ
bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học.
Về GV, nhà trường phân công GV tham gia dạy đội tuyển
là những GV có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giảng
dạy, tâm huyết với công tác BDHSG
Về HS, các HS tham gia đội tuyển được phát hiện, tuyển chọn
và bồi dưỡng từ lớp 10 đến lớp 12.
Về chế độ chính sách: hằng năm nhà trường vẫn dành một
phần kinh phí ngân sách kết hợp với quỹ khuyến học, quỹ Ban đại
diện hội cha mẹ HS để thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng công tác BDHSG ở các
trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh
- Ưu điểm:
Tất cả CBQL, GV của nhà trường đều có nhận thức đúng đắn
về vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong quá trình tham gia