Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện đăk tô tỉnh kon tum
PREMIUM
Số trang
302
Kích thước
13.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1992

Quản lý công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện đăk tô tỉnh kon tum

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG YÊN

QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC

ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh

Phản biện 1: PGS. TS. Lê Quang Sơn

Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Sỹ Thư

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Trường Đại học Sư

phạm vào ngày 12 tháng 5 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

- Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là giải pháp quan trọng

để hình thành hệ thống trường lớp chuẩn hoá, hiện đại về cơ sở vật

chất, hiệu quả về công tác quản lý, đảm bảo chất lượng về đội ngũ

nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo

dục và nâng cao chất lượng dạy học. Trong đó giáo dục tiểu học là

cấp học nền tảng, có nội dung giáo dục toàn diện, nhằm xây dựng

nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đặt ra cơ sở

vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện

con người, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công cuộc hiện đại hóa và

công nghiệp hóa đất nước.

Huyện Đăk Tô là huyện miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn

nhiều khó khăn. Mặc dù công tác giáo dục được các cấp lãnh đạo,

các cơ quan ban ngành chuyên môn của huyện hết sức quan tâm, chỉ

đạo nhưng công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là

công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở các xã có điều

kiện kinh tế khó khăn vẫn còn nhiều hạn chế.

Nhằm đánh giá toàn diện, đồng thời có những giải pháp nâng cao

hiệu quả công tác xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên

địa bàn huyện Đăk Tô, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý công tác xây

dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại huyện Đăk Tô tỉnh

Kon Tum” với mong muốn góp phần khắc phục những tồn tại, hạn

chế, đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường Tiểu học

đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đăk Tô, Tỉnh Kon Tum.

2. Mục đích nghiên cứu

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác xây dựng trường tiểu học

2

đạt chuẩn quốc gia.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý xây dựng trường tiểu học

đạt chuẩn quốc gia tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ

sở lý luận và thực trạng quản lý xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn

Quốc gia trên địa bàn huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum.

4.2. Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các trường tiểu học

trên địa bàn huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum.

4.3. Phạm vi chủ thể quản lý: Đề tài nghiên cứu biện pháp quản

lý của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.

4.4. Phạm vi khách thể khảo sát: Khảo sát thực trạng công tác

xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đề xuất biện pháp thực

hiện trên địa bàn huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu nghiên cứu và đề xuất được các biện pháp có tính cấp thiết

và khả thi có ý nghĩa vận dụng vào thực tiễn quản lý giáo dục tại

huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum sẽ góp phần tăng dần về số lượng và

chất lượng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện

Đăk Tô tỉnh Kon Tum.

6. Các nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về quản lý xây dựng trường tiểu học đạt

chuẩn quốc gia.

- Đánh giá thực trạng việc xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn

quốc gia huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

- Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường Tiểu học đạt

chuẩn quốc gia. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện

pháp đề xuất.

3

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tiến hành phân tích,

tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên

quan đến công tác quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc

gia.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp chuyên gia

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:

8. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến

nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính được trình bày theo

3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường Tiểu học

đạt chuẩn quốc gia.

Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng trường Tiểu học đạt

chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum.

Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng trường Tiểu học đạt

chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum.

CHƯƠNG 1

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG

TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng

trong phát triển sự nghiệp GD, đồng thời là yêu cầu phát triển mới

của đất nước, của địa phương. Yêu cầu đó phải được quán triệt cả về

nhận thức và hành động từ cấp ủy Đảng, chính quyền, đến các đoàn

4

thể, các tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân ở địa phương; phải đặt

dưới sự lãnh đạo sâu sắc của Đảng. Như vậy, xây dựng trường TH

đạt chuẩn quốc gia là quá trình xuất phát từ thực tế của vấn đề thực

hiện chuẩn hóa, HĐH, xã hội hóa theo quan điểm chỉ đạo của Đảng,

Nhà nước và đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo cụ thể. Đồng thời công tác

xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã được các cấp ủy Đảng, Chính

quyền địa phương từ tỉnh tới các xã, thị trấn ở tỉnh Kon Tum nói

chung, huyện Đăk Tô nói riêng, xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then

chốt trong việc nâng cao chất lượng toàn diện học sinh.

Để tìm kiếm những biện pháp phù hợp, khả thi, khắc phục những

khó khăn, hạn chế, giúp các trường TH phấn đấu vươn lên đạt chuẩn

quốc gia, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu công tác quản lý, xây

dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia với hy vọng về những kết

quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khắc phục những khó khăn,

tồn tại; những biện pháp được đề xuất sẽ giúp cho các cán bộ QLGD

tham khảo thêm, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường TH đạt

chuẩn quốc gia và nâng cao số lượng, chất lượng trường TH đạt

chuẩn quốc gia ở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

1.2. Các khái niệm chính

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.2. Khái niệm chuẩn, chuẩn quốc gia

1.2.3. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

1.2.4. Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

“Xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia là quá trình thiết kế,

tạo dưng trường tiểu học theo 5 tiêu chuẩn được khái quát ở trên do

Bộ GD&ĐT quy định, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng

và Nhà nước.”

1.2.5. Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

5

Từ khái niệm về QLGD, quản lý nhà trường và một số vấn đề lý

luận về trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Có thể hiểu: “Quản lý

xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là tác động có mục

đích của Phòng Giáo dục và Đào tạo đến CBQL trường học nhằm

xây dựng 5 tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia do Bộ

GD&ĐT ban hành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

của trường tiểu học, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong

thời kỳ CNH, HĐH đất nước.”

* Các chức năng quản lý xây dựng trường tiểu học chuẩn

quốc gia: Chức năng kế hoạch hóa; Chức năng tổ chức; Chức năng

chỉ đạo; Chức năng kiểm tra.

1.3. Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

1.3.1. Giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.2. Yêu cầu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Tiêu chuẩn : Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Tiêu chuẩn : Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

1.4. Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Quản lý xây dựng trường tiểu học nói chung và quản lý xây dựng

trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo

tập trung quản lý xây dựng 5 tiêu chuẩn quy định về trường tiểu học

chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành, thông qua các chức năng:

Kế hoạch hóa – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

6

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU

HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK

TÔ TỈNH KON TUM

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

2.1.2. Nội dung khảo sát

2.1.3. Mẫu khảo sát:

2.1.4. Quy trình khảo sát

2.1.5. Thời gian khảo sát: Năm học 2017-2018

2.1.6. Các phương pháp nghiên cứu

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình

hình giáo dục của huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

2.2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Đăk Tô

2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục trên địa bàn huyện Đăk Tô

Bảng 2.1. Thống kê số trường - lớp - học sinh huyện Đăk Tô

năm học 2017-2018

Bậc học Số

trường

Số điểm

trường Số lớp Số học

sinh

Bậc Mầm non 13 57 150 4.325

Cấp Tiểu học 14 46 253 5.682

Cấp THCS 09 10 114 3.457

Tổng cộng 36 113 517 13.464

So với năm học

2016-2017

+ 1 + 1 +362

2.3. Thực trạng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

ở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

7

2.3.1. Thực trạng quy hoạch mạng lưới trường tiểu học đạt

chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đăk Tô

Theo lộ trình đến năm 2020, toàn huyện sẽ có thêm trường tiểu

học đạt chuẩn quốc gia đó là trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc,

trường Tiểu học Đăk Trăm và trường Tiểu học Nơ Trang Long; đồng

thời dự kiến bổ sung vào kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc

gia đối với những trường còn lại.

Tuy nhiên, qua trao đổi, phỏng vấn đối với chuyên viên và lãnh

đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Tô, cho thấy đơn vị chưa

tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch xây dựng trường đạt

chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện hàng năm. Hiện nay huyện cũng

chưa chính thức ban hành Đề án, phương án quy hoạch trường đạt

chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện theo từng giai đoạn cụ thể. Căn cứ

Kế hoạch số /KH-UBND, ngày 0 /7/2016 của Sở Giáo dục và Đào

tạo tỉnh Kon Tum về việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh

Kon Tum giai đoạn 2016-2020, yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo

huyện tham mưu UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng

trường đạt chuẩn quốc gia cấp huyện, tuy nhiên đến nay huyện Đăk

Tô vẫn chưa thành lập Ban chỉ đạo này.

2.3.2. Thực trạng xây dựng trường tiểu học theo các tiêu

chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đăk Tô

2.3.2.1. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Qua điều tra bằng phiếu khảo sát, kết hợp với nghiên cứu kết quả

đánh giá cán bộ quản lý 5 trường tiểu học chưa đạt chuẩn quốc gia

thuộc Phòng GD&ĐT huyện Đăk Tô, có thể nhận xét như sau:

Về phẩm chất đạo đức, sức khỏe: 100% Hiệu trưởng, Phó Hiệu

trưởng có phẩm chất đạo đức tốt; sức khỏe tốt, có lập trường, tư

tưởng vững vàng, gương mẫu trong mọi công việc nên giữ được sự

8

đoàn kết trong hội đồng nhà trường, phát huy được các mặt tích cực

của các thành viên, được tín nhiệm về chính trị, chuyên môn, nghiệp

vụ và đạo đức. 100% CBQL yên tâm công tác và không vi phạm đạo

đức, tư cách nhà giáo, xây dựng được nền nếp kỷ cương ổn định đã

tạo đà cho sự phát triển của nhà trường.

Về năng lực chuyên môn: Hầu hết CBQL các trường đều có

năng lực chuyên môn, năng lực quản lý đạt khá và tốt, 100% hiệu

trưởng thực hiện khá và tốt các nhiệm vụ của hiệu trưởng.

Qua kết quả tổng hợp điều tra kết hợp nguồn số liệu của Phòng

GD&ĐT Đăk Tô, nhận xét về hoạt động của các tổ chuyên môn, các

tổ chức đoàn thể trong nhà trường của 5 trường tiểu học chưa đạt

chuẩn quốc gia như sau: Có 5/5 (100%) CBQL đánh giá hoạt động

của tổ chuyên môn là khá và tốt, thường xuyên có kế hoạch bồi

dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên và cả tổ chuyên

môn; đạt các quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; tổ chức sinh

hoạt chuyên đề đúng quy định. Có 2/5 trường đánh giá Tổ văn phòng

chưa làm tốt công việc, phục vụ các hoạt động nhà trường, quản lý

hệ thống hồ sơ, sổ sách theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

Các tổ chức trong nhà trường: Có 100% các trường có đầy đủ số

lượng Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường theo

điều lệ trường tiểu học, tuy nhiên có /5 trường được tổ chức và hoạt

động, làm việc có hiệu quả, đúng theo chức năng và nhiệm vụ quy

định; hoạt động có kế hoạch, nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp

phần nâng cao CLGD, xây dựng nề nếp kỷ cương của nhà trường.

Về số lượng lớp, số học sinh trong một lớp học: Có 100% CBQL

được điều tra đều đánh giá nhà trường có không quá 0 lớp; số học

sinh trọng 1 lớp có không quá 5 học sinh.

9

2.3.2.2. Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân

viên và học sinh

Theo số liệu thống kê đến tháng 5/2018, toàn huyện có 22 GV

tiểu học trên tổng số 25 lớp tỉ lệ 1,27 GV/lớp. Đối chiếu với quy

định, hệ số GV đứng lớp còn thiếu về số lượng (thiếu 57 giáo viên),

về trình độ đào tạo có 100% số GV đạt chuẩn, trong đó có 2 8/ 17

số GV trên chuẩn, tỷ lệ 78,2%; Trong 5/5 trường chưa đạt chuẩn

quốc gia có 100% GV có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó trên

chuẩn đạt 5, % trở lên.

Có /5 (80%) trường chưa đạt về quy định 50% GV xếp khá

chuẩn nghề nghiệp, 15% xếp chuẩn nghề nghiệp xuất sắc. Có 4/5

(100%) trường chưa đạt quy định có ít nhất 0% giáo viên đạt danh

hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường. Có 5/5 (100%) trường chưa đảm

bảo NV kế toán, văn thư, y tế theo quy định.

Từ thực trạng trên, cho thấy tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng,

tuy nhiên hiện nay cả nước đang thực hiện tinh giản biên chế, việc bổ

sung biên chế cho các trường phục vụ hoạt động dạy học gần như là

không khả thi; đội ngũ GV giỏi, GV đạt chuẩn nghề nghiệp, GV đạt

khá, giỏi về công tác BDTX của các trường chưa đạt chuẩn quốc gia

còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động GD và

kết quả GD của nhà trường; bên cạnh đó, hầu hết các trường chưa

đảm bảo số nhân viên thực hiện các nhiệm vụ như kế toán, văn thư, y

tế theo quy định. Vì vậy cần có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo quyết liệt

trong công tác BDTX, nâng cao năng lực đội ngũ của nhà trường để

nâng dần tỷ lệ giáo viên khá, giỏi nhằm đáp ứng nhiệm vụ đổi mới;

đồng thời có đề nghị với cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế nhân

viên chuyên trách đảm bảo yêu cầu đề ra.

10

2.3.2.3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất - trang thiết bị trường học

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

Diện tích,

khuôn viên

Biển tên

trường,

cổng

trường

Phòng học Thư viện

đạt chuẩn

Cơ cấu

các công

trình nhà

trường

Phương

tiện, thiết

bị dạy học

Điều kiện

vệ sinh

Khu vực

nhà xe…

Chưa đạt

Đạt

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện mức độ đạt chuẩn

đối với tiêu chí CSVC-TBDH

Qua khảo sát cho thấy CSVC, TBDH ở các trường chưa đạt

chuẩn quốc gia vẫn còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng tốt yêu cầu

của nhiệm vụ đổi mới GD phổ thông, nhiều trường chưa có phòng

chức năng, phòng chuyên biệt như phòng giáo dục thể chất, phòng

giáo dục nghệ thuật… 100% trường chưa có thư viện đạt chuẩn, thiết

bị thư viện chưa được đầu tư, các đầu sách trong thư việc còn nghèo

nàn, chưa đáp ứng nhu cầu tìm tòi, học hỏi của giáo viện cũng như

học sinh, 80% đơn vị trường học chưa được trang bị hoặc thiếu các

thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. Điều kiện vệ sinh còn rất

nhiều hạn chế, chưa được bố trí hợp lý, hệ thống nước sạch nhà để xe

chưa được quan tâm đầu tư, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất

lượng dạy và học của nhà trường.

Kết quả tự đánh giá Tiêu chuẩn : Có /5 trường đánh giá chưa

đạt chuẩn, tiêu chí khó thực hiện nhất là tiêu chí về thư viện và trạng

thiết bị phục vụ dạy học. Nguyên nhân: Một số đơn vị trường mới

được chia tách (như trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Trường Tiểu

học Nơ Trang Long) chưa được quan tâm đầu tư đầy đủ về cơ sở vật

chất, hạ tầng, trang thiết bị còn thiếu thốn; đồng thời, hầu hết các

11

trường này đều nằm ở các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn (Trường

tiểu học Đăk Rơ Nga, Trường tiểu học Văn Lem, Trường tiểu học

Đăk Trăm…) nơi tập trung đông dân cư lao động, đồng bào DTTS,

kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, ngân sách địa phương

chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo,

nên công tác đầu tư cho GD còn hạn chế. Để đáp ứng được các

phòng chức năng tối thiểu hiện nay của các trường, cần một nguồn

kinh phí lớn. Đây là vấn đề nan giải cần có sự chung sức của các cơ

quan ban ngành từ trung ương đến địa phương và nhân dân mới có

thể giải quyết được.

2.3.2.4. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã

hội

Đa số Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các trường thành lập và

hoạt động thường xuyên, có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà

trường để giáo dục học sinh, song còn 2/5 ( 0%) trường có Ban đại

diện cha mẹ học sinh là lao động nông nghiệp, thường xuyên phải đi

làm xa và ở lại nương rẫy, trình độ dân trí thấp nên ít quan tâm đến

công tác XHH.

Về mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội:

phần lớn được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ. Tuy nhiên trên

thực tế vẫn còn một bộ phận phụ huynh HS nhận thức công tác GD là

trách nhiệm của riêng ngành giáo dục nên chưa quan tâm đến việc học

tập của con em, còn phó mặc cho nhà trường, hầu hết phụ huynh học

sinh ở các đơn vị trường này có kinh tế yếu, chủ yếu phụ thuộc và sản

xuất nông nghiệp dẫn đến tình trạng học sinh nghỉ học khi đến mùa vụ,

phụ huynh ở vùng đồng bào DTTS ít quan tâm đến việc học của con em

dẫn đến nhiều em không chuyên cần trong học tập hoặc bỏ học.

2.3.2.5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

12

CLGD trong toàn huyện không đồng đều, có sự chênh lệch rõ rệt

giữa vùng thuận lợi với vùng khó khăn. Các trường vùng đồng bào

dân tộc thiểu số có tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp

học cao (chưa hoàn thành 80 HS, tỉ lệ 10,7%) học sinh DTTS bỏ

học 16/19 em.

Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh: có /5 trường có kết quả

xếp loại học sinh hoàn thành đạt ít nhất 96% trở lên, còn 2/5 trường

đạt lần lượt các tỷ lệ là 90,7% và 92,7%; có /5 trường đạt tốt, 2/5

trường đạt loại khá các nội dung tham gia hội thi và đạt giải các cấp.

Nguyên nhân một số trường chưa đạt là nội dung, chương trình

học và khả năng tiếp thu của học sinh DTTS là chưa phù hợp, khả

năng sử dụng Tiếng Việt của các em còn hạn chế, nên rất khó khăn

trong quá trình tiếp thu kiến thức; một bộ phận học sinh thiếu động

cơ, ý thức và sự nỗ lực trong học tập; nhận thức về việc học hành của

con em của một bộ phận đồng bào DTTS là chưa đầy đủ; một bộ

phận GV chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn; việc phụ đạo,

bồi dưỡng HS chưa hiệu quả; sử dụng thiếu hiệu quả các các TBDH;

thiếu các biện pháp tích cực để giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học,

học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học.

2.4. Thực trạng quản lí xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn

quốc gia ở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng tiêu chuẩn tổ chức và quản

lý nhà trường

Về công tác kế hoạch hóa: Việc xây dựng mục tiêu kế hoạch, tiến

trình và biện pháp thực hiện có 1 /1 (92,9%) thực hiện tốt và rất tốt

đã cho thấy việc xây dựng kế hoạch đã dựa trên tình hình thực tế đơn

vị, tình hình KT - XH địa phương nên kế hoạch mang tính khả thi.

Về công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện: Có /1 (21, %) thực hiện

13

chưa tốt về tổ chức và chỉ đạo thực hiện tổ chức bộ máy nhân sự, chức

năng nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong nhà trường và quyền

chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ theo yêu cầu của chuẩn

nên các tiêu chuẩn quy định., cụ thể: Đôi khi công tác tổ chức định kì các

hoạt động trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan, trao đổi

học tập kinh nghiệm với các trường bạn còn hạn chế, chưa thường

xuyên, chưa có báo cáo đánh giá cụ thể đối với mỗi hoạt động này.

Về công tác kiểm tra đánh giá: Có /1 (21, %) trường thực

hiện ở mức trung bình công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai

thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và các tổ chức bộ phận, cụ thể chưa

thường xuyên kiểm tra các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên

đề, tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm với các trường bạn, từ

đó chưa có đề xuất các giải pháp cụ thể để khắc phục những nội dung

còn hạn chế.

2.4.2. Thực trạng quản lý xây dựng chất lượng đội ngũ cán

bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Về công tác kế hoạch hóa: Qua kết quả khảo sát mức độ thực

hiện công tác quản lý xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý,

giáo viên, nhân viên và học sinh cho thấy có 1 /1 (100%) trường

đánh giá thực hiện tốt và rất tốt công tác xây dựng kế hoạch biên chế

trường lớp, học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục, tỷ lệ học sinh/

lớp đảm bảo góp phần nâng cao CLGD của đơn vị.

Về công tác tổ chức và chỉ đạo: Khảo sát cho thấy có 1 /1

(92,9%) trường tổ chức và chỉ đạo tốt và rất tốt công tác quy hoạch đội

ngũ CBQL. Công tác xây dựng nhu cầu bổ sung đội ngũ luôn được

CBQL quan tâm, đã có 11/1 (78,6%) trường đánh giá làm tốt và rất

tốt; Việc đôn đốc các tổ chức bộ phận triển khai đúng tiến độ kế hoạch

luôn đảm bảo. Vì vậy, đã thúc đẩy được các hoạt động trong nhà

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!