Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý công tác chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG THỊ PHÚC
QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚ I
TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHÙNG THỊ HỒNG HÀ
HUẾ, 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Quản lý công tác chi thường xuyên ngân sách
Nhà nước tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác.Huế, ngày tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Phúc
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức
và cá nhân.
Trước hết, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phùng
Thị Hồng Hà đã luôn tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian và trí lực giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Huế cùng toàn thể quý Thầy, cô giáo đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng
Bình; Cục thuế tỉnh; Kho bạc Nhà nước thành phố và tỉnh, Cục Thống kê tỉnh,
thành phố, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch và đội ngũ các cán bộ làm
nghiệp vụ chi thường xuyên NSNN tại các đơn vị sử dụng ngân sách đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong qua trình thu thập số liệu, nắm
tình hình thực tế tại đơn vị. Cuối cùng, tôi xin trân trong cám ơn tập thể lớp K17B1 Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế; Lãnh đạo cơ quan, đồng nghiệp nơi tôi
đang công tác, gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động
viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
quý thầy, cô giáo, các chuyên gia tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để Luận văn
được hoàn thiện hơn
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Phúc
iii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: HOÀNG THỊ PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn đề tài: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Tên đề tài: QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚ I TỈNH QUẢNG BÌNH
1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm qua, công tác chi thường xuyên tại
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, sử dụng
nguồn kinh phí đúng mục đích, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội rõ rệt. Tuy
nhiên, tình trạng lãng phí, chi tiêu dàn trải vẫn còn đó những vấn đề bức xúc, cản
trở tiềm năng phát triển của thành phố. Vì vậy tôi chọn đề tài “Quản lý chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” làm luận
văn thạc sĩ.
2. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập thông qua phỏng vấn các cán bộ liên
quan đến công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, thu thập số liệu thứ
cấp từ các đơn vị quản lý chi thường xuyên NS; báo cáo kinh tế - xã hội, các báo cáo
thu, chi ngân sách. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và phương
pháp phân tích phền mềm SPSS để xử lý số liệu sơ cấp. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận: Trên cơ sở lý luận cơ bản về ngân
sách nhà nước, chi thường xuyên ngân sách nhà nước, các quy định trong lập, chấp
hành dự toán, quyết toán và kiểm tra giám sát chi ngân sách, đồng thời đi sâu
nghiên cứu tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách trên tại thành phố Đồng
Hới làm cơ sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp.để các khoản chi được sử dụng
đúng, hợp lý, có hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại thành phố
Đồng Hới. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp một cách
có hiệu quả.
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL : Ban quản lý
CN-TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
CTN&DV NQD : Công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh
DAS : Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp
KBNN : Kho bạc Nhà nước
KTXH : Kinh tế xã hội
HCSN : Hành chính sự nghiệp
HĐND : Hội đồng Nhân dân
NSNN : Ngân sách Nhà nước
SDĐ : Sử dụng đất
TABMIS : Hệ thống thông tin quản lý ngân sách
THCS : Trung học cơ sở
TSCĐ : Tài sản cố định
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban Nhân dân
XNQD ĐP : Xí nghiệp quốc doanh địa phương
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ............................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh mục bảng ......................................................................................................... ix
Danh mục biểu đồ, sơ đồ.............................................................................................x
PHẦN I. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................5
Chương 1:: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN ................................................5
1.1. Tổng quan về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện................5
1.1.1. Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước cấp huyện .............................5
1.1.2. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện............................................7
1.1.3. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện...............................9
1.1.4. Phương thức quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện........12
1.1.5. Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN địa phương......14
1.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện.................15
1.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ......................................15
1.2.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ...........................18
1.2.3. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện........................20
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện.............................20
1.3. Các nhân tố tác động tới quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ................21
vi
1.3.1. Nhân tố khách quan.........................................................................................21
1.3.2. Nhân tố chủ quan ............................................................................................22
1.4. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của một -số địa
phương và bài học rút ra cho thành phố Đồng Hới...................................................23
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của một số địa
phương .......................................................................................................................23
1.4.2. Bài học quản lý chi TX NSNN cho thành phố Đồng Hới...............................27
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI.........................................................30
TỈNH QUẢNG BÌNH...............................................................................................30
2.1. Tình hình cơ bản của thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình..................................30
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên....................................................................30
2.1.2.Dân số...............................................................................................................31
2.1.3 Tình hình kinh tế ..............................................................................................31
2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố Đồng Hới ...........................................32
2.2. Hệ thống tổ chức quản lý và nội dung chi thường xuyên NSNN tại thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ......................................................................................33
2.2.1. Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước..............................33
Thẩm quyền ngân sách cấp thành phố: .....................................................................33
2.2.2. Các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách cấp thành phố.................................34
2.3. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thành phố Đồng Hới
giai đoạn 2014 - 2016................................................................................................35
2.3.1. Công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước .........................35
2.3.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước............................40
2.3.3. Kế toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước.......................48
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước .....533
2.4. Khảo sát đánh giá của các đối tượng điều tra về quản lý chi thường xuyên
NSNN tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình .................................................5555
2.4.1. Thông tin chung về đối tượng khảo sát...........................................................55
vii
2.4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo .................................................................56
2.4.3. Đánh giá của đối tượng khảo sát về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN
tại thành phố Đồng Hới theo đơn vị công tác ...........................................................58
2.5. Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại thành phố
Đồng Hới...................................................................................................................67
2.5.1. Kết quả đạt được .............................................................................................67
2.5.2. Hạn chế............................................................................................................69
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................72
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI .......75
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp.....................................................................................75
3.1.1. Nguyên tắc trong hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước .......75
3.1.2. Quy định trong hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN .........................77
3.1.3. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
giai đoạn 2014 – 2016 tại thành phố Đồng Hới .....................................................78
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước tại thành phố Đồng Hới....................................................................................79
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập, thẩm tra và phân bổ dự toán chi thường xuyên NS 79
3.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên NS .......................80
3.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN..............................82
3.2.4. Phát huy vai trò kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước............................................................................................................82
3.2.5. Thực hiện khoán chi hành chính và hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập............................................................84
3.2.6. Phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các cơ
quan chuyên môn công tác quản lý ngân sách ..........................................................85
3.2.7. Tăng cường vai trò kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Kho
bạc Nhà nước.............................................................................................................85
3.2.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ..........................87
viii
3.2.9. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước ...................................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................90
1. Kết luận .................................................................................................................90
2. Kiến nghị...............................................................................................................91
2.1. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương........................................................91
2.2. Kiến nghị đối với Kho bạc Nhà nước ................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................94
PHỤ LỤC..................................................................................................................97
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 VÀ 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu dân số của thành phố Đồng Hới ………..31
Bảng 2.2: Quy mô cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng
Bình giai đoạn 2014-2016...................................................................32
Bảng 2.3: Phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN
thành phố Đồng Hới giai đoạn 2014-2016..........................................38
Bảng 2.4. Bổ sung ngoài dự toán chi thường xuyên NSNN giai đoạn
2014-2016 tại thành phố Đồng Hới.....................................................42
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện chi thường xuyên NSNN tại thành phố Đồng Hới
giai đoạn 2014-2016..........................................................................444
Bảng 2.6. Quyết toán chi thường xuyên NSNN thành phố giai đoạn năm 2014- 2016...................................................................................................511
Bảng 2.7. Kết quả công tác thanh tra chi thường xuyên NSNN tại
thành phố Đồng Hới..........................................................................544
Bảng 2.8. Đối tượng tham gia phỏng vấn............................................................55
Bảng 2.9. Kết quả kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý chi thường xuyên NSNN tại thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình ..................................................................................56
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN .......58
Bảng 2.11: Kết quả đánh giá công tác chấp hành chi thường xuyên NSNN.........61
Bảng 2.12: Kết quả đánh giá công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN ........62
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi thường
xuyên NSNN .......................................................................................64
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá công tác cán bộ quản lý chi thường xuyên NSNN..65
Bảng 2.15: Kết quả đánh giá công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
chi thường xuyên ngân sách thường xuyên NSNN.............................66
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước..........................................36
Sơ đồ 2.2. Quy trình chấp hành chi thường xuyên..............................................40
Sơ đồ 2.3. Quy trình quyết toán chi thường xuyên NSNN...................................49
Biểu đồ 2.1: Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại thành phố Đồng Hới giai
đoạn 2014-2015...................................................................................43
1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
NSNN là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia, là điều kiện vật
chất quan trọng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, là công cụ có hiệu
quả thiết thực để nhà nước điều chỉnh vĩ mô toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội và
đảm bảo an ninh quốc gia.
Chi NSNN địa phương có vai trò quan trọng nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt
động của bộ máy nhà nước; là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng phát triển
kinh tế, văn hóa, thực hiện chính sách đảm bảo công bằng, an sinh xã hội trên địa
bàn. Với nguồn lực của địa phương còn hạn hẹp, phải giải quyết hài hòa giữa hoạt
động của bộ máy với phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề đặt ra là chi NSNN phải
tiết kiệm và hiệu quả. Chính vì vậy, việc tăng cường hoạt động quản lý chi NSNN
địa phương là hết sức cần thiết.
Ở Việt Nam, Luật Ngân sách được ban hành đầu tiên vào năm 1996. Trải
qua nhiều lần sửa đổi, Luật ngân sách đã giúp công tác quản lý ngân sách trở nên
thống nhất và chặt chẽ hơn từ cấp Trung ương đến địa phương. Việc kiểm soát thu
chi ngân sách nhờ đó mà cũng được cải thiện một cách rõ rệt, tăng cường tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý chi tiêu công. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng
ngân sách, chi tiêu tùy tiện gây lãng phí, thất thoát vẫn tồn tại và càng ngày càng
tinh vi hơn. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới. Quá trình toàn cầu hóa buộc chúng ta phải tập trung các nguồn lực tài chính để
củng cố nội lực, thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiếp cận khoa học kỹ thuật
hiện đại để làm giàu cho đất nước. Trong tình hình đó, kiểm soát chi ngân sách, đặc
biệt chi thường xuyên được chú trọng quan tâm để sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn
thu ngân sách, tiết kiệm chi tiêu để đầu tư vào các mục tiêu phát triển.
Trong những năm qua, công tác chi thường xuyên tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, sử dụng nguồn kinh phí đúng
mục đích, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố một cách rõ rệt. Tuy