Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý công tác thi đua khen thưởng tại các trường thpt trên địa bàn thành phố trà vinh
PREMIUM
Số trang
164
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
987

Quản lý công tác thi đua khen thưởng tại các trường thpt trên địa bàn thành phố trà vinh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÙI THỊ RÃNH

QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA

KHEN THƢỞNG TẠI CÁC TRƢỜNG THPT

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2016

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN XUÂN BÁCH

Phản biện 1: TS. NGUYỄN QUANG GIAO

Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN THỊ HƢƠNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp

thạc sĩ quản lý Giáo dục họp tại Trường Đại học Trà Vinh, vào

ngày 22 tháng 10 năm 2016

* Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp

quan trọng để xây dựng phát triển xã hội. Trong nhiều thập niên qua,

những thành tựu to lớn của sự nghiệp giáo dục luôn gắn liền với việc

tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua dạy tốt- học tốt

trong ngành. Hiện nay trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng

giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, công tác thi đua khen thưởng có vị trí hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu

nước trong ngành còn có những bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ mới và thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, cần phải tiếp tục đổi mới công

tác thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục và đào tạo.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài:

“Quản lý công tác thi đua , khen thưởng tại các trường THPT trên

địa bàn thành phố Trà Vinh„ làm vấn đề để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý công tác thi đua, khen thưởng

tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh góp phần đổi

mới phong trào thi đua thật sự sinh động, thiết thực, hiệu quả, không

nhàm chán, tránh tình trạng nặng về khen thưởng, nhẹ về thi đua,

phản ánh không đúng sự thật, chú trọng bề nổi, ít chiều sâu. Từ đó

nâng cao vai trò quản lý để công tác thi đua, khen thưởng là động lực

thúc đẩy mọi hoạt động của trường THPT.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

2

3.1. Khách thể nghiên cứu : Công tác thi đua, khen thưởng ở các

trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý công tác thi đua,

khen thưởng tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh.

4. Giả thuyết khoa học

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về thi đua khen

thưởng để đề xuất các biện pháp quản lý công tác thi đua khen

thưởng có tính hiệu quả, có tính khả thi thì chất lượng giáo dục trong

nhà trường được nâng cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý công tác thi đua, khen

thưởng ở các trường THPT.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý công tác thi đua

khen thưởng tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng công

tác thi đua, khen thưởng và khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của

các biện pháp đánh giá xếp loại.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các

phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu về

lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý .

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp

quan sát; Phương pháp điều tra; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

và Phương pháp thống kê toán học.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3

chương:

3

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý công tác thi đua, khen

thưởng ở các trường THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác thi đua, khen thưởng

ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh.

Chương 3: Biện pháp quản lý công tác thi đua, khen thưởng

ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh.

8. Những đóng góp mới của đề tài

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận của công tác Thi đua khen

thưởng trong các trường THPT.

- Tìm hiểu thực trạng công tác Thi đua khen thưởng trong

các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh hiện nay nhằm

phát hiện một số khó khăn, tồn tại cần phải có biện pháp giải quyết

trong công tác tổ chức thi đua của nhà trường.

- Đề xuất các biện pháp quản lý công tác thi đua khen thưởng

trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh.

4

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN

THƢỞNG Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THI ĐUA-KHEN

THƢỞNG

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Công tác thi đua

“Thi đua là công tác có tổ chức với sự tham gia tự nguyện

của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

1.2.2.Công tác khen thƣởng

“Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công

trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể

có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc „

1.2.3. Quản lý

“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ

thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” .

1.2.4. Quản lý giáo dục

" Quản lý giáo dục là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng

trong phạm vi trách nhiệm của nó tức là đưa nhà trường vận hành

theo nguyên lý giáo dục của Đảng để đạt tới mục tiêu giáo dục."

1.2.5. Quản lý Nhà trƣờng

“Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của

Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận

hành theo nguyên lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu

đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh",

5

1.2.6. Quản lý công tác thi đua khen thƣởng các trƣờng

THPT

Quản lý công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường là

một nội dung quản lý ở trường THPT

1.3. CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƢỞNG

1.3.1. Mục tiêu thi đua khen thƣởng

1.3.2. Nội dung thi đua, khen thƣởng

1.3.3. Phƣơng pháp thi đua khen thƣởng

1.3.4. Công cụ thi đua khen thƣởng

1.4. QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƢỞNG

1.4.1. Kế hoạch hóa thi đua - khen thƣởng

1.4.2. Tổ chức thực hiện thi đua-khen thƣởng

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện thi đua-khen thƣởng

1.4.4. Kiểm tra đánh giá thi đua-khen thƣởng

6

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA – KHEN

THƢỞNG TẠI CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ TRÀ VINH, TỈNH TRÀ VINH

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

2.1.1. Mục tiêu: nâng cao chất lượng quản lý công tác thi

đua khen thưởng

2.1.2. Nội dung: công tác thi đua khen thưởng

2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát: Quan sát, điều tra, tổng kết

kinh nghiệm

2.1.4.Tổ chức khảo sát: tại 04 trường THPT trên địa bàn

TP. Trà Vinh đó là: Trường THPT Phạm Thái Bường, Trường

PTDTNT THPT tỉnh, Trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành

và Trường THPT Thành Phố Trà Vinh

2.1.5. Xử lý kết quả khảo sát: toán thống kê

2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ

HỘI TP. TRÀ VINH

2.2.1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục ở TP. Trà Vinh hiện

nay

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƢỞNG Ở

CÁC TRƢỜNG THPT TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH

2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác TĐ,KT

2.3.2. Thực trạng về công tác TĐ,KT của đội ngũ giáo viên

Công tác thi đua, khen thưởng của đội ngũ giáo viên ở các trường

THPT chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa ngang tầm nhiệm vụ.

7

2.3.3. Đội ngũ tham gia công tác thi đua, khen thƣởng

Năng lực tham gia phong trào thi đua, khen thưởng của đội

ngũ giáo viên ở trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh rất cần

có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh công tác thi đua khen

thưởng.

2.3.4. Tài chính và cơ sở vật chất phục vụ công tác thi

đua, khen thƣởng

Kinh phí chi cho công tác thi đua, khen thưởng của đội ngũ

giáo viên còn thấp.

2.3.5. Các quy định về công tác thi đua, khen thƣởng của

đội ngũ giáo viên

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN

THƢỞNG TẠI CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ TRÀ VINH, GIAI ĐOẠN 2010-2015

2.4.1. Kế hoạch hóa thi đua-khen thƣởng

2.4.2. Tổ chức thi đua-khen thƣởng

2.4.3. Chỉ đạo thi đua-khen thƣởng

2.4.4. Kiểm tra đánh giá thi đua-khen thƣởng

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG

TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH, GIAI ĐOẠN 2010-2015

2.5.1. Mặt mạnh

Trong những năm qua, ngành GD&ĐT thành phố đã nỗ lực

phấn đấu và đạt nhiều kết quả tích cực: đã bước đầu đổi mới dạy học

theo hướng mở, chú ý hơn đến phát triển toàn diện năng lực, tư duy

sáng tạo và rèn luyện phẩm chất cho học sinh, mở rộng cơ hội tiếp

cận, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

2.5.2. Mặt hạn chế

8

- Có sự khác biệt cả về quy mô và chất lượng giáo dục rõ nét

ở địa bàn thành phố Trà Vinh.

- Về giáo dục phổ thông: chưa coi trọng đúng mức đến giáo dục

nhân cách, đạo đức, lối sống....Trình độ ngoại ngữ, nhất là Tiếng Anh

của học sinh phổ thông là rất hạn chế, học sinh còn thiếu kỹ năng sống.

- Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, chậm đổi mới.

Hệ thống cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ. Chưa có cơ chế tài chính

đủ mạnh để huy động được nhiều nguồn lực từ xã hội. Đội ngũ nhà

giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập về chất lượng, số

lượng và cơ cấu. Quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát

còn lúng túng, hiệu quả thấp.

- Cơ sở vật chất của nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu và lạc

hậu; Mạng lưới trường học còn nhiều bất cập, chưa hợp lý, một số

trường học khu vực trung tâm có số học sinh/lớp, số lớp/trường cao

hơn nhiều so với quy định.

- Nguồn kinh phí cho giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu học tập

của người dân, mức thu học phí thấp dẫn đến các điều kiện đảm bảo

chất lượng giáo dục còn hạn chế.

- Một vài CĐCS chưa thật sự chủ động, sáng tạo, đổi mới

hình thức hoạt động để thu hút đoàn viên; Hiệu quả công tác chăm lo

đời sống vật chất, tinh thần, vận động đoàn viên, cán bộ giáo viên

tham gia các phong trào thi đua và các cuộc vận động chưa cao.

2.5.3. Những thuận lợi cơ bản

- Chiến lược Giáo dục 2010-2020, trong đó có đổi mới

phương pháp dạy học đã được triển khai sâu rộng đến toàn thể

CBGVNV toàn ngành.

9

- Phong trào thi đua “Hai tốt” mang tính đặc trưng của ngành

giáo dục nói chung và ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà

Vinh nói riêng được duy trì.

- Trường THPT, nhiệm vụ giáo dục phổ thông, chất lượng,

đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và tiến trình CNH, HĐH ở địa

phương trong thời gian tới đang đặt ra cấp bách, mở ra những triển

vọng phát triển mới cho nhà trường.

- Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tạo nguồn nhân

lực cho địa phương, xây dựng nhà trường, phấn đấu trở thành trung

tâm văn hoá của địa phương là mục tiêu hàng đầu.

2.5.4. Những thách thức chủ yếu:

- Đội ngũ vừa thiếu về số lượng, vừa không đồng bộ về cơ cấu,

chuẩn hóa trình độ CM-NV chưa cao, công tác quản lý còn bất cập.

- Về vật chất nguồn kinh phí giáo dục còn hạn hẹp, sự đầu tư

CSVC và trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ, kinh phí chi cho

khen thưởng không đủ để kích thích phong trào.

- Về tinh thần các danh hiệu thi đua hàng năm là điều kiện để

xét nâng lương, chuyển ngạch, bổ nhiệm không còn phù hợp với luật

cán bộ, viên chức .

2.5.5. Nhận định chung

Thực trạng công tác thi đua khen thưởng và quản lý hoạt

động này ở các trường THPT đã được phân tích, đánh giá, việc xác

lập các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác thi đua

khen thưởng ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh đã

có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết.

10

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN

THƢỞNG TẠI CÁCTRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ TRÀ VINH

3.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ XÁC LẬP CÁC

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu là nguyên tắc bắt buộc của bất kỳ hoạt động có mục

đích nào, phải xác định rõ ràng tính mục tiêu và tuân thủ nguyên tắc

mục tiêu bởi vì trên cơ sở mục tiêu mới xác định đủ, đúng các nội

dung, giải pháp, hình thức....của một hoạt động để tiến hành thực

hiện.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn vừa là nguồn gốc, động lực, vừa là mục tiêu, tiêu

chuẩn để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng nói chung và trong

trường THPT nói riêng.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp quản lý công tác thi đua khen thưởng ở các

trường THPT trên địa bàn thành phố Trà Vinh chỉ có thể phát huy tác

dụng khi được áp dụng vào thực tiễn .

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Hiệu quả của hoạt động luôn gắn với mục tiêu đã được xác

định. Xác định mục tiêu rõ ràng là cơ sở để tổ chức hoạt động có hiệu

quả.

11

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI ĐUA,

KHEN THƢỞNG Ở CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ TRÀ VINH

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên,

tổ chức công đoàn về tầm quan trọng công tác thi đua khen

thƣởng

+ Mục đích, ý nghĩa:

Chất lượng phong trào thi đua tăng lên khi ý nghĩa, tác dụng

công tác được nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ và thống nhất.

+Nội dung và cách tiến hành:

- Đối với cán bộ quản lý: Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các

nội dung quản lý công tác thi đua- khen thưởng sẽ tác động rất lớn đến

chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đào tạo trong nhà trường.

- Đối với giáo viên, mục đích của phong trào thi đua dạy tốt

phải được nhận thức trong mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt động dạy

với việc mở rộng nâng cao trí thức, kỹ năng và rèn luyện nhân cách

người thầy. Công tác thi đua phải trở thành động lực để người thầy tự

hoàn thiện, tự đổi mới trước yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo.

- Hàng năm, bên cạnh triển khai nhiệm vụ năm học, cần dành

thời gian thích đáng để cho việc tổ chức triển khai kế hoạch thi đua,

khen thưởng. Nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt tổ, trường

với tính chất hội thảo để giáo viên trao đổi, cập nhật thông tin kịp

thời bảo đảm cho công tác thi đua, khen thưởng và việc quản lý công

tác này đạt mục tiêu đề ra. Ngoài ra, Ban chấp hành Công đoàn phối

hợp chính quyền tuyên truyền đầy đủ các đường lối, chủ trương của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến đoàn viên công đoàn.

Các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD & ĐT,

12

Sở GD & ĐT Trà Vinh và các chủ trương khác của ngành cần được

các cấp công đoàn quán triệt và thực hiện đầy đủ, kịp thời đồng thời

chủ động phối hợp với chính quyền triển khai lồng ghép các cuộc vận

động, các phong trào thi đua.

3.2.2. Kế hoạch hóa công tác thi đua, khen thƣởng trong

nhà trƣờng

+ Mục đích, ý nghĩa:

Tổ chức triển khai thực hiện hợp lý, khoa học là điều kiện để

nâng cao chất lượng, hiệu quả. Cải tiến việc triển khai là nhằm tới

xây dựng kế hoạch, đánh giá, phổ biến kịp thời, phù hợp thực tiễn.

+ Nội dung và cách tiến hành:

- Trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo thi đua của ngành cũng như

tiêu chuẩn quy định và các văn bản quy định về công tác thi đua khen

thưởng, Nhà trường xây dựng cụ thể kế hoạch thi đua, phát động thi

đua và dự thảo tiêu chuẩn, tiêu chí thi đua cá nhân và tập thể , thông

qua cho từng tổ đóng góp và dẫn đến thống nhất phát hành chính

thức để thực hiện trong toàn đơn vị.

- Cuối mỗi đợt thi đua từng tổ trong đơn vị căn cứ vào tiêu

chuẩn, tiêu chí thi đua để đánh giá xếp loại thống nhất kết quả trình

đến Hội đồng thi đua nhà trường để xem xét… kết quả thi đua từng

đợt sẽ được tổng hợp vào cuối năm xét kết quả.

Rõ ràng xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng ở trường

theo chủ điểm, từng giai đoạn là định hướng cơ bản, mục tiêu lâu dài,

giúp cho nhà trường cụ thể hoá từng năm học. Thực tiễn chứng minh

rằng nếu thiếu kế hoạch này thì hoạt động quản lý nhà trường, cơ

quan, đơn vị sẽ gặp nhiều lúng túng, khó khăn. Việc thiết lập và triển

khai có hệ thống kế hoạch này sẽ tạo điều kiện cho công tác thi đua,

13

khen thưởng và quản lý công tác thi đua-khen thưởng có định hướng,

có hệ thống để chất lượng dạy và học sẽ được nâng lên.

- Việc đánh giá xếp loại: phải đảm bảo công tâm, khách

quan, khen thưởng đúng người, đúng việc, không phô trương, hình

thức, có sự hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng một cách cụ

thể, đơn giản dễ hiểu để cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm vững và

thực hiện đúng quy định.

3.2.3. Tổ chức công tác thi đua, khen thƣởng

a. Văn bản thi đua-khen thưởng

+ Mục đích, ý nghĩa:

Trên cơ sở Các văn bản định chế của Nhà nước, ngành, địa

phương liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng, nhà trường vận

dụng cụ thể hoá, ban hành các văn bản cho đơn vị mình là nhằm

hướng tới điều chỉnh bổ sung những quy định còn thiếu hay chưa phù

hợp vừa bảo đảm tính pháp quy, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

+ Nội dung và cách tiến hành:

- Nắm vững bản chất, mục tiêu, vai trò, nguyên tắc thi đua.

- Nắm vững bản chất khen thưởng và nguyên tắc khen

thưởng trong phong trào thi đua yêu nước hiện nay.

- Nắm vững các danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn thi đua để

vận dụng cho phù hợp với thực tiễn.

- Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm của ngành tiếp tục đổi mới,

hình thức, phương pháp công tác chỉ đạo thi đua, khen thưởng.

- Xây dựng điển hình tiên tiến và nhân điển hình tiên tiến .

- Nhiệm vụ tham gia phong trào thi đua yêu nước là tự

nguyện không có bắt buộc nhưng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!