Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý công tác sinh viên ở trường đại học phạm văn đồng trong giai đoạn hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM DUY TÂN
QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 814.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Giao
Phản biện 1: PGS. TS. Lê Quang Sơn
Phản biện 2: TS. Nguyễn Hồng Tây
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm
vào ngày 29 tháng 11 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Đại học, Cao đẳng có một sứ mệnh rất to lớn là đào
tạo nguồn nhân lực để phát triển đất nước theo yêu cầu của Đảng. Để
đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới, Giáo dục Đại
học, Cao đẳng không chỉ nghiên về đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp mà phải hết sức chú ý đến giáo dục đạo đức, lý tưởng làm
người. Muốn vậy nhà trường Cao đẳng, Đại học phải coi trọng quản lý
công tác sinh viên, đây là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, nặng nề
có tác dụng mạnh mẽ đối với chất lượng đào tạo của các trường Cao
đẳng, Đại học.
Vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ảnh hưởng không ít đến
công tác giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là môi trường văn hoá học
đường. Sự giao thoa của văn hoá mạng, văn hoá giữa các vùng miền ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp đến văn hoá trường học. Vì vậy đòi hỏi
người làm công tác quản lý các nhà trường phải có những biện pháp
giáo dục, nuôi dưỡng, xây dựng văn hoá trong nhà trường lành mạnh và
nó có ảnh hưởng mạnh mẽ, tích cực đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên. Và từ đội ngũ đó có sức lan toả rộng khắp đến tinh thần, thái độ
của SV, thúc đẩy xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, góp
phần vào sự giáo dục toàn diện cho SV.
Công tác sinh viên nói chung và quản lý công tác sinh viên của
các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ tổ chức và quản lý sinh viên thực hiện
các nội quy, quy chế, các chế độ chính sách, tổ chức các hoạt động giáo
dục, các phong trào học tập và rèn luyện. Việc định hướng những giá trị
đúng đắn, góp phần xây dựng thế hệ trẻ có tư tưởng, tình cảm cao đẹp,
có hành động tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện là
công việc chủ yếu, thiết thực và có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần
đào tạo nguồn lực con người có chất lượng - nhân tố quyết định đối với
phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
2
Trường Đại học Phạm Văn Đồng là một trường công lập, thành
lập theo Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ. Trường đóng chân tại 509 Phan Đình Phùng,
thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, với số lượng SV khá đông,
các em tạm trú phân tán trên khắp địa bàn của thành phố Quảng Ngãi.
một thành phố đang ra sức hội nhập, phát triển, một thành phố năng
động nhưng cũng bị tác động thường xuyên của mặt trái cơ chế thị
trường. Nếu không có cơ chế phối hợp quản lý sinh viên giữa Nhà
trường và các cấp Chính quyền địa phương thì rất phức tạp, nhất là
tình hình an ninh, trật tự, trộm cắp… Hiện tại nhà trường có 4 dãy nhà
ký túc xá phục vụ cho việc ăn ở, sinh hoạt của SV, phần lớn sinh viên
của trường ở ngoại trú do vậy công tác quản lý sinh viên của nhà
trường gặp không ít những khó khăn.
Trong những năm qua công tác quản lý sinh viên của nhà trường
có những bước tiến triển nhất định, tuy nhiên với quy mô đào tạo ngày
một tăng, hình thức đào tạo thay đổi từ đào tạo theo niên chế truyền
thống sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, cách thức tổ chức, quản lý cũ
hầu như bị phá vỡ, mô hình quản lý cũ không còn phù hợp, trong khi mô
hình quản lý mới đang bắt đầu hình thành, công tác quản lý sinh viên
còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, đổi mới công tác quản lý sinh viên
là một yêu cầu cấp bách được đặt ra cho Nhà trường trong thời gian tới.
Việc giáo dục sinh viên trong học tập, rèn luyện đạo đức lối sống nâng
cao ý thức tổ chức kỷ luật và kiến thức chuyên môn là một vấn đề hết
sức khó khăn và mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo nhà trường và
luôn tìm những biện pháp để giải quyết.
Là một người trực tiếp làm công tác quản lý sinh viên, với mong
muốn ứng dụng những kiến thức quản lý đã học cũng như với kinh
nghiệm của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu
quả quản lý của nhà trường, vì thế, tôi chọn đề tài: "Quản lý công tác
sinh viên ở trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện
3
nay" làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý công tác sinh viên ở
trường đại học, tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý
sinh viên ở Trường Đại học Phạm Văn Đồng hiện nay và đề xuất các
biện pháp quản lý công tác sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên Trường Đại học Phạm Văn
Đồng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Công tác sinh viên ở trường đại học.
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp Quản lý công tác sinh viên ở
trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay.
4. Giả thiết khoa học
Quản lý công tác sinh viên ở Trường Đại học Phạm Văn Đồng
trong thời gian qua đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần
đáng kể vào quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên, tuy nhiên vẫn
còn những hạn chế, bất cập. Nếu tìm ra được những biện pháp quản lý
SV tại trường Đại học Phạm Văn Đồng khả thi và phù hợp với yêu cầu
đổi mới công tác quản lý của nhà trường thì công tác quản lý SV của
trường sẽ có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho SV.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác sinh viên ở trường
đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá thực trạng quản lý công tác sinh viên ở Trường Đại
học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay.
Đề xuất các biện pháp quản lý công tác sinh viên ở Trường Đại
học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sử dụng số liệu của Trường Đại học Phạm Văn Đồng,
4
giai đoạn 2015 - 2018.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp
các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
- Nhóm các phương pháp thống kê toán học
Các phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các
kết quả nghiên cứu về định lượng và định tính.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo
và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chương như sau :
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác sinh viên ở trường
đại học.
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác sinh viên ở Trường Đại
học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Biện pháp quản lý công tác sinh viên ở Trường Đại
học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
a. Quản lý
Quản lý là một quá trình mà chủ thể quản lý tác động đến khách
thể quản lý bằng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá, dựa
trên những nguồn lực và những điều kiện có thể nhằm đạt được mục
đích của tổ chức.
5
b. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ
chức, điều phối, giám sát… một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo
dục và các hoạt động phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội.
1.2.2. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của các cấp quản lý của hệ thống giáo dục nhằm làm
cho nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để đạt được mục tiêu
giáo dục đặt ra cho thời kỳ phát triển của đất nước. [1, tr.7]
1.2.3. Sinh viên, công tác SV
a. Sinh viên
Sinh viên là những người đang học tập tại các trường đại học,
cao đẳng - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu
của xã hội.
b. Công tác sinh viên
Công tác SV là những công việc liên quan đến SV nhằm giúp
SV học tập tốt, rèn luyện tốt, hình thành phẩm chất và năng lưc công
dân. Công tác SV là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của
SV theo đúng chương trình, kế hoạch đã định và thực hiện đúng quy
chế, quy định hiện hành, tổ chức, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức,
lối sống cho sinh viên, tổ chức quản lý đời sống vật chất và tinh thần
của sinh viên.
1.2.4. Quản lý công tác sinh viên
Quản lý công tác SV là quá trình mà chủ thể là Ban giám hiệu
nhà trường đứng đầu là Hiệu trưởng và các đơn vị chức năng tác
động đến khách thể là các khoa, giáo viên chủ nhiệm lớp, ban cán sự
lớp bằng các kế hoạch về công tác SV, tổ chức thực hiện công tác SV,
lãnh đạo công tác SV và kiểm tra các nội dung của công tác SV nhằm
6
đạt được mục tiêu là giáo dục SV góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo
chung của nhà trường.
1.3. Đặc điểm tâm lý, nhân cách của sinh viên ở trường đại
học trong giai đoạn hiện nay
1.3.1. Đặc điểm tâm lý, nhân cách của SV ở trường Đại học
Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi
bậc, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Có thể nói rằng, SV là
một nhóm xã hội đặc biệt có hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập
nghề nghiệp nhằm tiếp thu những kiến thức chuyên môn, hình thành
kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp để chuẩn bị cho quá trình lập nghiệp sau
khi ra trường.
Việc tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi SV ở trường đại học, có
ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý công
tác sinh viên ở trường đại học, cao đẳng.
Trong giai đoạn hiện nay và những yêu cầu của thời kỳ mới, 4
giá trị cơ bản trong nhân cách của SV cần tập trung nuôi dưỡng, giáo
dục như là một giai đoạn quan trọng để sau này SV tự hoàn thiện nhân
cách của mình trong hoạt động thực tiễn.
1.3.2. Qu n và ngh a vụ của sinh viên ở trường đại học
- Quyền của sinh viên
- Nghĩa vụ của sinh viên
1.3.3. h ng đi u sinh viên hông đư c làm
1.4. Công tác sinh viên ở trường đại học
1.4.1. Vị trí, vai trò công tác sinh viên ở trường Đại học
Công tác SV là mảng công tác trọng tâm thiết yếu của nền giáo
dục Đại học, Cao đẳng nước ta trong vệc đảm bảo kỹ cương, pháp luật
nhà trường và rèn luyện SV trở thành những người có đức, có tài.
Quản lý tốt công tác SV sẽ góp phần tạo ra hoạt động thống nhất trong
nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, xây dựng được môi
trường giáo dục lành mạnh, phát huy được tiềm năng trong và ngoài
7
nhà trường, phát huy được các yếu tố tích cực, hạn chế tối đa những
yếu tố tiêu cực.
1.4.2. h ng nội dung chính của công tác sinh viên ở trường
đại học
1.4.2.1. Công tác tổ chức hành chính
1.4.2.2. Công tác đánh giá kết quả học tập và rèn luyện
1.4.2.3. Công tác y tế, thể thao
1.4.2.4. Công tác thực hiện chế độ chính sách
1.4.2.5. Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn, phòng chống
tội phạm và các tệ nạn xã hội
1.4.2.6. Công tác quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú
1.5. Quản lý công tác sinh viên ở trường đại học
1.5.1. Quản lý công tác tổ chức hành chính
1.5.2. Quản lý công tác tổ chức hoạt động học tập và rèn lu ện
của sinh viên
1.5.3. Quản lý công tác tế, thể thao
1.5.4. Quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với
sinh viên
1.5.5. Quản lý việc thực hiện công tác an ninh, trật tự an toàn,
phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội
1.5.6. Quản lý học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Vị trí địa lý, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Khí hậu
8
2.1.2. Đặc điểm inh tế-xã hội
a. Dân số
b. Nguồn nhân lực
c. Giáo dục – đào tạo
d. Khoa học - Công nghệ
e. Cơ sở hạ tầng và kinh tế nông thôn
f. Phát triển kinh tế
2.2. Khái quát về Trường Đại học Phạm Văn Đồng
Trường Đại học Phạm Văn Đồng được thành lập theo Quyết
định số 1168/QĐ-TTg, ngày 07/9/2007 của Thủ tướng chính phủ.
Trường Đại học Phạm Văn Đồng là một trường công lập, đa cấp, đa
ngành, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và cả nước nói chung.
Qua 11 năm thành lập nhà trường đã từng bước hoàn thiện bộ
máy quản lý và đào tạo đi vào hoạt động có hiệu quả.
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
2.2.2. Tổ chức quản lý
Hiện nay Nhà trường có 7 phòng chức năng, 1 ban, 02 trung tâm
Nhà trường có 09 khoa và 2 tổ bộ môn trực thuộc
Năm học 2017 - 2018, Trường Đại học Phạm Văn Đồng có 250
cán bộ, giảng viên, nhân viên biên chế chính thức và 60 cán bộ hợp
đồng; trong đó có 20 Tiến sĩ, 151 Thạc sĩ, 7 nghiên cứu sinh 19 đang
học cao học.
Hiện nay, trường đào tạo 29 ngành hệ chính quy, với 2703 SV;
trong đó hệ đại học với 1455 SV; cao đẳng với 1248 SV.
2.3. Khái quát về quá trình khảo sát
2.3.1. Mục đích hảo sát
- Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác SV ở Trường Đại học
trong giai đoạn hiện nay làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý công
tác SV ở Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay.
9
- Khảo nghiệm ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả
thi của các biện pháp quản lý công tác SV ở Trường Đại học Phạm
Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay do luận văn đề xuất.
2.3.2. ội dung hảo sát
- Khảo sát thực trạng công tác SV, quản lý công tác SV ở
Trường Đại học trong giai đoạn hiện nay thông qua ý kiến đánh giá
của CBQL, GV và SV.
- Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lý công tác SV ở Trường Đại học trong giai đoạn hiện nay thông qua ý
kiến đánh giá của CBQL và GV.
2.3.3. Đối tư ng, địa bàn hảo sát
- Khảo sát bằng phiếu ý kiến đánh giá của CBQL, VGV và SV
Trường Đại học Phạm Văn Đồng
- Khảo nghiệm ý kiến của CBQL (đại diện: Ban Giám hiệu, lãnh
đạo các phòng chức năng, Khoa chuyên môn, Ban chấp hành Công
đoàn, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên, Ban thư ký Hội Sinh viên) và
GV (tổ trưởng bộ môn, giảng viên chủ nhiệm)
2.3.4. Tổ chức hảo sát
- Trưng cầu ý kiến về thực trạng quản lý công tác SV ở Trường
Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay với CBQL, GV và
SV Trường Đại học Phạm Văn Đồng.
2.3.5. Xử lý số liệu và viết báo cáo ết quả hảo sát
2.4. Thực trạng công tác sinh viên ở Trường Đại học Phạm
Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay
2.4.1. Thực trạng nhận thức v tầm quan trọng của công tác
sinh viên ở Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện
nay
Kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy: Hầu hết CBQL và GV đều
có nhận thức tích cực về tầm quan trọng của quản lý công tác SV. Với
76% ý kiến của SV cho rằng quản lý công tác SV rất quan trọng, 14%
10
cho là quan trọng. Đối với CBQL, 75% ý kiến cho là rất quan trọng,
15% cho là quan trọng. Đối với GV 70% ý kiến cho rằng rất quan trọng,
26.6% cho là quan trọng. Điều này có ý nghĩa rất lớn, là sự động viên,
khích lệ trong quản lý công tác SV ở Trường Đại học Phạm Văn Đồng
trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, một số CBQL và SV vẫn chưa thật
sự nhận thức được tầm quan trọng của quản lý công tác SV trong nhà
trường hiện nay. Có 10% CBQL cho là tương đối quan trọng và có 2%
SV đánh giá không quan trọng.
Từ thực trạng thông qua kết quả khảo sát đặt ra yêu cầu nhà
trường cần bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL và HSSV về tầm
quan trọng của quản lý công tác SV.
2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức hành chính của SV ở
Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện na
2.4.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý hoạt động học tập
và rèn lu ện của SV ở Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai
đoạn hiện na
2.4.4. Thực trạng công tác tế, thể thao của SV ở Trường Đại
học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện na
2.4.5. Thực trạng công tác chế độ chính sách của SV ở
Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện na
2.4.6. Thực trạng công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng
chống tội phạm và các tệ nạn xã hội của SV ở Trường Đại học
Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện na
2.4.7. Thực trạng công tác quản lý SV nội trú, ngoại trú ở
Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện na
2.4.8. Đánh giá hiệu quả công tác SV ở Trường Đại học Phạm
Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay
Từ số liệu ở bảng 2.8, có thể nhận thấy: Tất cả các ý kiến về thực
trạng công tác SV đều đánh giá rất tốt với tỉ lệ 60% trở lên, đánh giá tốt
với tỉ lệ 15% đến 30%. Kết quả này cho thấy, mặc dù còn rất nhiều khó
11
khăn, nhưng nhà trường đã có sự quan tâm đúng mực về công tác SV và
đạt nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua.
Thực trạng này đòi hỏi nhà trường cần áp dụng đồng bộ các biện
pháp quản lý công tác SV nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác SV,
góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường.
2.5. Thực trạng quản lý công tác sinh viên ở Trường Đại học
Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện nay
2.5.1. Thực trạng quản lý công tác tổ chức hành chính của SV
ở Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện na
Qua bảng khảo sát bảng 2.9 cho ta thấy:
Trong những năm qua nhà trường đã thực hiện tốt công tác tổ
chức tiếp nhận SV vào học tập tại trường (điểm TBC là 4.72 đối với ý
kiến của CBQL, GV và 4.65 đối với SV); Công tác sắp xếp bố trí SV
vào lớp và chỉ định ban cán sự lớp lâm thời vào đầu khóa học được
đánh giá là tốt (điểm TBC là 4.58 đối với ý kiến của CBQL, GV và
4.56 đối với SV). Kết quả trên cho thấy công tác bố trí SV vào các lớp
đầu khóa học và chỉ định ban cán sự lớp lâm thời được nhà trường tổ
chức và thực hiện tương đối tốt; Công tác tiếp nhận SV vào ở nội trú
được đánh giá tương đối tốt (điểm TBC là 4.36 đối với ý kiến của
CBQL, GV và 4.21 đối với SV).
2.5.2. Thực trạng quản lý công tác đánh giá hoạt động học
tập và rèn lu ện của SV ở Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong
giai đoạn hiện na
Qua bảng khảo sát bảng 2.10 cho ta thấy: Công tác theo dõi,
đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của SV được đánh giá cao (điểm
TBC là 4.27 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.15 đối với SV); Công
tác thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân SV đạt thành tích cao
trong học tập, rèn luyện và xử lý kỷ luật SV chưa được nhà trường
thực hiện một cách triệt để, chặc chẽ; cơ chế thi đua khen thưởng chưa
thật sự động viên khuyến khích được tinh thần say xưa học hỏi và
12
nghiên cứu khoa học trong SV.
2.5.3. Thực trạng quản lý công tác thực hiện chế độ chính
sách của SV ở Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn
hiện na
Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy: Việc thực hiện học bổng
khuyến khích học tập đối với HSSV được đánh giá tốt với tỉ lệ (điểm
TBC là 4.48 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.36 đối với SV). Kết
quả này cho thấy trong những năm qua nhà trường đã quan tâm đến
công tác thực hiện chế độ cho SV.
Công tác thực hiện các chế độ trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng
đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến SV được đánh giá tỉ lệ
khá (điểm TBC là 4.48 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.36 đối với
SV) và tạo điều kiện giúp đỡ HSSV tàn tật, khuyết tật, SV diện chính
sách có hoàn cảnh khó khăn được đánh được đánh chưa thật sự tốt
(điểm TBC là 4.08 đối với ý kiến của CBQL, GV và 3.88 đối với SV).
2.5.4. Thực trạng quản lý công tác tế, thể thao của SV ở
Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện na
Công tác tổ chức thực hiện y tế trong nhà trường được đánh giá
cao, cụ thể công tác tổ chức khám sức khỏe đầu khóa được đánh giá
tốt với tỉ lệ (điểm TBC là 4.62 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.58
đối với SV); Công tác chăm sóc, phòng chống dịch, bệnh và khám sức
định kỳ cho HSSV trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường
được đánh giá tốt với tỉ lệ (điểm TBC là 4.57 đối với ý kiến của
CBQL, GV và 4.53 đối với SV). Kết quả này cho thấy lãnh đạo nhà
trường quan tâm đến công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho SV. Thực
hiện tốt công tác tuyển dụng cán bộ chuyên trách làm công tác y tế.
2.5.5. Thực trạng quản lý công tác đảm bảo an ninh trật tự,
phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội của SV ở Trường Đại
học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện na
Kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy: Công tác xây dựng kế
13
hoạch đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự và an toàn cho SV, phối hợp
với các ngành, các cấp chính quyền địa phương kiểm tra tình hình an
ninh chính trị, trật tự trong trường và khu vực trường đóng chân và
giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến SV được đánh giá tốt với
tỉ lệ (điểm TBC là 4.60 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.54 đối với
SV). Kết quả này cho thấy công tác phối hợp với chính quyền địa
phương trong việc kiểm tra tình hình an ninh chính trị, trật tự trong
nhà trường và giải quyết các vụ việc liên quan đến SV được đánh giá
tốt.
2.5.6. Thực trạng quản lý SV nội trú, ngoại trú ở Trường Đại
học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn hiện na
Kết quả khảo sát ở bảng 2.14 cho thấy: Công tác phối hợp với
chính quyền địa phương, tổ dân phố, chủ nhà trọ để kiểm tra, đánh giá
tình hình sinh hoạt, ăn ở của SV và giải quyết kịp thời các vụ việc liên
quan đến SV ngoại trú được đánh giá tốt với tỉ lệ (điểm TBC là 4.62
đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.34 đối với SV). Điều này cho ta
thấy rằng ban giám hiệu nhà trường đã có phối hợp với chính quyền
địa phương, tổ dân phố và chủ nhà trọ trong công tác kiểm tra đánh giá
tình hình sinh hoạt, ăn ở của SV.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao
thông, phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các
hoạt động khác có liên quan đến SV được đánh tương đối tốt (điểm
TBC là 4.11 đối với ý kiến của CBQL, GV và 4.02 đối với SV). Điều
này cho thấy nội dung này mới chỉ làm công tác tuyên phổ biến, vận
động phòng chông tội phạm và các tệ nạn xã hội thông qua các buổi
sinh hoạt Đoàn thanh niên, Hội Sinh hoặc qua các buổi sinh hoạt công
dân đầu khóa, như vậy là công tác tuyên truyền quá ít, chưa tác động
đến được với sinh viên, chưa có tác dụng giáo dục sinh viên,.