Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập quận hải châu – thành phố đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ BÍCH TRÂM
QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ
GIA ĐÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC-GIÁO DỤC
TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 814.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng – Năm 2019
2
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Huỳnh Thị Tam Thanh
Phản biện 1: ............................................................
Phản biện 2: ............................................................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Trường Đại
học Sư phạm vào ngày .... tháng.... năm.......
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Khoa.........., Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
24
Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, đảm bảo quy
định để chuẩn hóa về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho GV vận dụng
các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy.
Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các lực lượng
GD về nội dung công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
hoạt động CS-GDtrẻ.
2.4. Đối với Hiệu trưởngcác trường mầm non quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng
Vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý công tác phối hợp
giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ, phát huy nội
lực, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội khác trong và ngoài
nhà trường.
Thống nhất nội dung công tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong hoạt động CS-GD trẻ và xây dựng chuẩn đánh giá về công
tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV
về nội dung, phương pháp, hình thức công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ.
Tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ sở vật
chất, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ hoạt động CS-GD trẻ tại trường, đảm
bảo số lượng học sinh trong một lớp theo quy định.
Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút các nguồn
lực tham gia vào hoạt động CS-GD trẻ nhằm tăng cường cơ sở vật
chất và trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động CS-GD của nhà
trường.
Thường xuyên quan tâm đến đội ngũ GV, có kế hoạch đào tạo
bồi dưỡng. Tạo điều kiện tốt nhất để GV được học tập nâng cao trình
độ.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân với mục tiêu giúp trẻ em phát triển hài hòa về thể chất,
nhận thức, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ. Bên cạnh đó, giáo dục mầm
non cũng nhằm hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, hình
thành và phát triển các chức năng tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất
mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa
tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền
tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Đây là giai đoạn quan trọng cho trẻ trước khi trẻ bước chân vào lớp
1.
Trên thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ sống, học tập và
phát triển, bên cạnh các tác động và ảnh hưởng tích cực luôn tiềm ẩn
các yếu tố ngẫu nhiên. Với sự non trẻ, chưa từng trải, cộng thêm đặc
tính hiếu động, trẻ dễ bắt chước theo các hành vi của người lớn. Đối
với các hành vi tiêu cực, trẻ rất dễ vi phạm các chuẩn mực và điều
này trực tiếp tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau
này, đặc biệt là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất
tác động giáo dục, thậm chí có sự đối nghịch giữa nhà trường và xã
hội hoặc gia đình. Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ dẫn đến những
hành động tiêu cực trong giáo dục và nếu không được khắc phục kịp
thời, hậu quả sẽ rất tai hại.
Vì vậy đối với cấp học mầm non, công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình là một nhiệm vụ thiết thực, tạo ra sự thống nhất
giữa nhà trường và phụ huynh về nội dung, phương pháp và cách
thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và nhà trường. Công
tác phối hợp tốt sẽ giúp cha mẹ trẻ hiểu được tầm quan trọng của sự
2
kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ, hiểu được ý
nghĩa của giáo dục gia đình đối với trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi của trẻ, giúp cha mẹ lựa chọn các hình thức nuôi dạy
con phù hợp và giúp trẻ phát triển tốt. Từ đó, chất lượng cuộc sống
của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển.Trong
khi đó, đời sống của người dân nơi đây đang dần được nâng cao.Mỗi
gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con nên hầu hết phụ huynh thường quá
quan tâm đến ăn uống của trẻ và thậm chí còn nuông chiều con quá
mức.
Hơn nữa, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong một
số trường lớp mầm non đang xảy ra không ít những bức xúc trong xã
hội đối với ngành giáo dục. Trẻ đến trường không được chăm sóc
một cách khoa học khoa học. Một số trường học hiện nay đã và đang
tồn tại nhiều hành động mang tính chất bạo hành trẻ trong quá trình
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tại trường.
Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần bước đầu
nghiên cứu và làm rõ hơn vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài “Quản lí
công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động
CS-GD trẻ tại các trường mầm non công lập quận Hải Châu –
thành phố Đà Nẵng”làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của
mình.
2. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động
chăm sóc - giáo dục trẻ của trường mầm non.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
23
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe
cho trẻ dựa vào cộng đồng.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động sự kiện, lễ hội,...
- Tăng cường các điều kiện hỗ trợ
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại
công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp có tính khả thi
cao, nếu triển khai thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng CSGD trẻ của các trường mầm non trên địa bàn quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chú trọng nghiên cứu, xây dựng và ban hành tài liệu, giáo
trình cùng văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ làm cơ sở khoa học và
cơ sở pháp lý để các trường mầm non, GV dễ dàng thực hiện.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng
Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng lý thuyết và thực hành
để trang bị cho GV về nội dung, phương pháp, hình thức công tác
phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ.
Hướng dẫn tích hợp nội dung công tác phối hợp giữa nhà trường và
gia đình trong hoạt động CS-GDtrẻcho GV.
Thường xuyên tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về công
tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động CSGDtrẻcho CBQL và GV các trường tham dự học tập, trao đổi, rút
kinh nghiệm.
2.3. Đối với Uỷ ban nhân dân, Phòng Giáo dục và Đào tạo
quận Hải Châu
22
động CS-GD trẻ. Một số nội dung phối hợp chưa được giáo viên
quan tâm.
Công tác kế hoạch hóa, chỉ đạo, tổ chức công tác phối hợp
giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ trong nhà
trường được Hiệu trưởng quan tâm thực hiện song chưa đi vào chiều
sâu, chưa sâu sát, hiệu quả không cao. Công tác kiểm tra đánh giá
còn mang tính hình thức hoặc chủ quan duy ý chí, chưa bám sát vào
mục tiêu công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt
động CS-GD trẻ để xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể.
Công tác quản lý, xây dựng, bồi dưỡng GV về tổ chức công tác
phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ
chưa được các trường chủ động thực hiện mà chủ yếu là dựa vào các
lớp tập huấn, bồi dưỡng do ngành tổ chức.
Chưa có tài liệucụ thể về công tác phối hợp giữa nhà trường và
gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ nhằm giúp cho đội ngũ GV và
các lực lượng giáo dục có cơ sở khoa học cũng như cơ sở pháp lý
trong việc thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
Những hạn chế của công tác quản lý công tác phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ có nguyên nhân từ
nhiều phía song nguyên nhân về công tác quản lý của Hiệu trưởng
giữ vai trò quyết định. Luận văn đã đề xuất tám biện pháp quản lý
công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động CSGD trẻ tại các trường mầm non công lập tại quận Hải Châu, TP Đà
Nẵng:
- Nâng cao nhận thức
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực
- Đẩy mạnh tuyên truyền
3
Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại các trường mầm non công lập
quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ
tại các trường mầm non công lập quận Hải Châu,TP Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: giai đoạn 2015-2018 và đề xuất các giải
pháp đến năm 2025.
Phạm vi không gian: Các trường mầm non công lập quận Hải
Châu, TP Đà Nẵng.
Phạm vi nội dung: Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường
và gia đình tại các trường mầm non công lập quận Hải Châu, TP Đà
Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình tại
các trường mầm non công lập quận Hải Châu, TP Đà Nẵng đã được
quan tâm, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Nếu đề xuất được các
biện pháp quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình khả
thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại các
trường mầm non công lập.
4
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công tác phối
hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc - giáo dục
trẻ tại các trường mầm non công lập quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Đề xuất các biện pháp quản lý công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại các
trường mầm non công lập quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về
quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình tại các trường
mầm non; tìm hiểu các khái niệm cơ bản; tham khảo các công trình
nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1.Điều tra bằng phiếu hỏi
Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về công tác phối
hợp giữa nhà trường và gia đình, quản lý công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình tại các trường mầm non công lập quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng. Đối tượng khảo sát là CBQL, GV, PHHS ở 16
trường MN công lập trên địa bàn quận Hải Châu, TPĐà Nẵng.
6.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát thực tiễn các hoạt động trong công tác phối hợp giữa
nhà trường và gia đình tại các trường MN công lập quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng.
6.2.3. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu sản phẩm của CBQL và GV như: kế hoạch quản
lý, kế hoạch dạy học và trang thiết bị giáo dục.
6.2.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Nghiên cứu các báo cáo để rút ra những thuận lợi, khó khăn
21
cũng như các yếu tố chi phối đến việcquản lý công tác phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ của Hiệu trưởng
trường mầm non.
Về thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực tế, Luận văn đã có
những đánh giá toàn diện về thực trạng công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình, thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ ở các trường mầm non
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và làm rõ những kết quả đạt
được và những hạn chế, bất cập.
* Về kết quả đạt được: Đa số CBQL nhà trường và GV đều
nhận thức được tầm quan trọng của công tác công tác phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ và đã quan tâm
thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt
động CS-GD trẻ căn cứ theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo. Hầu hết phụ
huynh đã nhận thấy sự cần thiết về công tác phối hợp giữa nhà trường
và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ.GV các lớp đã chú trọng thực
hiện công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động
CS-GD trẻ, vận dụng các phương pháp, hình thức để phối hợp hiệu
quảNhìn chung, Hiệu trưởng các trường mầm non đã nắm được nội
dung quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
hoạt động CS-GD trẻ và đã chú trọng xây dựng kế hoạch công tác
phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ
trong nhà trường
* Về những hạn chế, bất cập:CBQL, GV vẫn còn tỏ ra lúng
túng trong việc xác định được mục tiêu, phương pháp thích hợp để
thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt
20
TT Các biện pháp
Tính khả thi
Tổng
điểm
Điểm
trung
bình
Thứ
bậc
nhà trường và gia đình trong
hoạt động chăm sóc - giáo dục
trẻ
7
Tăng cường thanh tra, kiểm
tra, đánh giá, xếp loại công tác
phối hợp giữa nhà trường và
gia đình
149 2,48 7
Trung bình 2,64
Như vậy, có thể thấy tính khả thi của các biện pháp đề xuất
được các chuyên gia đánh giá cao, điểm trung bình của các biện pháp
khá tập trung và đồng đều, giá trị nhỏ nhất là 2,48, giá trị lớn nhất là
2,83 và điểm trung bình chung là 2,64 so với điểm trung bình cực đại
là 3,0. Kết quả này chứng tỏ các biện pháp đề xuất được các chuyên
gia đánh giá là rất khả thi và có thể tiếp tục thực hiện trong thời gian
tới.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thực trạng quản lý công tác
phối hợp giữa nhà trường và gia đình tại các trường mầm non trên địa
bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, nhìn chung, tác giả đã giải
quyết đầy đủ các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
Về lý luận: Luận văn đã nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn
đề lý luận về quản lý, công tác phối hợp, mục tiêu, tầm quan trọng
của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Luận văncũng đã
nêu các nội dung, hình thức của công tác phối hợp trong hoạt động
CS-GD trẻ. Từ đó làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý
5
trong công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình tại các trường
MN công lập, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
6.3. Phương pháp thống kê
Sử dụng các công thức toán thống kê để định lượng kết quả
nghiên cứu, trên cơ sở đó rút ra những kết luận khoa học.
7. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí công tác phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại
các trường mầm non công lập.
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các
trường mầm non công lập quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3:Biện pháp quản lý công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các
trường mầm non công lập quận Hải Châu,TP Đà Nẵng.
Phần kết thúc: Kết luận và kiến nghị
Ngoài phần chính, luận văn còn có phần danh mục tài liệu
tham khảo và phần phụ lục.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA
NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC –
GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁCTRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan các nghiên cứu vấn đề
6
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở trong nước
Tác giảHà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998) với đề tài "Kết hợp
việc giáo dục của nhàtrường, gia đình và của xã hội" Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội;
Đề tài “Phối hợp việc giáo dục gia đình với nhà trường và các
thể chế xã hội khác”, tác giả Phạm Khắc Chương (chủ biên), Nhà
Xuất bản Giáo dục, 1998;
Tuy nhiên những công trình nghiên cứu riêng về công tác phối
hợp với gia đình trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trên địa bàn
quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng chưa được các nhà khoa học
quan tâm.
1.2. Các khái niệm chính
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục,
quản lý nhà trường
a.Quản lý
Quản lýgiáo dục là tác động có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong hệ thống giáo
dục nhằm làm cho hoạt động giáo dụcđạt được mục tiêu đã định.
c. Quản lý hoạt động giáo dục
Quản lý hoạt động giáo dục là sự tác động có ý thức, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường tới hoạt động
giáo dục, thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý trên cơ sở
khai thác các tiềm năng, các cơ hội của nhà trường, sử dụng các
phương pháp quản lý một cách khoa học, nhằm đưa hoạt động giáo
dục đạt kết quả như mong muốn.
d. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động bên trong
19
tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình
quản lý, nó tạo điều kiện để các nhà quản lí chỉ đạo, phát huy được
sức mạnh tổng hợp, thực hiện tốt mục tiêu quản lí của tổ chức.
3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính khả thi của 8 biện pháp
TT Các biện pháp
Tính khả thi
Tổng
điểm
Điểm
trung
bình
Thứ
bậc
1
Nâng cao và đổi mới nhận
thức về công tác phối hợp giữa
gia đình và nhà trường trong
hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ
170 2,83 1
2
Kế hoạch hóa công tác phối
hợp giữa nhà trường và gia
đình trong hoạt động CS-GD
trẻ mầm non
164 2,73 3
3
Nâng cao năng lực trong công
tác phối hợp với gia đình cho
đội ngũ CBQL, giáo viên,
nhân viên các trường mầm non
công lập.
166 2,76 2
4
Nghiên cứu và áp dụng mô
hình Trung tâm chăm sóc sức
khỏe cho trẻ dựa vào cộng
đồng tại trường mầm non
158 2,63 4
5
Tăng cường tổ chức các hoạt
động sự kiện, lễ hội có sự phối
hợp chặt chẽ với cha mẹ học
sinh
153 2,55 5
6 Tăng cường các điều kiện hỗ
trợ cho công tác phối hợp giữa 150 2,5 6
18
3.2.1. Nâng cao và đổi mới nhận thức về công tác phối hợp
giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc - giáo dục
trẻ
3.2.2. Kế hoạch hóa công tác phối hợp giữa nhà trường và
gia đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non
3.2.3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện công tác phối
hợp với gia đình cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
các trường mầm non công lập
3.2.4. Nghiên cứu và áp dụng mô hình của Trung tâm chăm
sóc sức khỏe cho trẻ dựa vào cộng đồng tại trường mầm non
3.2.5. Tăng cường tổ chức các hoạt động sự kiện, lễ hội có
sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh
3.2.6. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho công tác phối
hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc - giáo
dục trẻ
3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá,
xếp loại công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý công tác phối hợp
giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc - giáo dục
trẻ tại các trường mầm non
Biện pháp thứ nhấtcó ý nghĩa tiên quyết bởi vì nhận thức bao
giờ cũng đi trước. Vì nhận thức quyết định ý thức, ý thức quyết định
hành động, nên trên cơ sở các đối tượng có nhận thức đúng thì mới
có hành động đúng và hành động tự giác.
Biện pháp haimang ý nghĩa then chốt bởi vì đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non là lực lượng trực
tiếp tham gia, thành công hay thất bại phần lớn là do lực lượng này.
Các biện pháp khác cũng không kém phần quan trọng vì nó có
7
nhà trườngvà phối hợp quản lý giữa nhà trường với các lực lượng
giáo dục xã hội, trong đó cốt lõi là quản lý quá trình dạy học và giáo
dục. Quản lý nhà trường vừa mang tính Nhà nước vừa mang tính xã
hội. Cho nên quản lý nhà trườngphải biết phối hợp với các lực lượng
xã hội để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.
1.2.2. Công tác phối hợp nhà trường và gia đình
a. Khái niệm phối hợp
Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường là việc đảm
bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục
cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổng hợp, tạo sức
mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ,
tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho học sinh
tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định
hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách.
b. Nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình
- Phối hợp xây dựng kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ của nhà
trường, nhóm lớp.
- Phối hợp phổ biến, truyên truyền các chủ trương, chính sách
và các phong trào hoạt động trong nhà trường.
- Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
cho trẻ.
- Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ.
- Tham gia xây dựng môi trường giáo dục, cơ sở vật chất.
- Phối hợp kiểm tra, đánh giá công tác CS-GD trẻ, đánh giá sự
phát triển của trẻ
c. Hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình
d. Những yêu cầu nhằm thực hiện tốt việc phối hợp nhà
trường và gia đình
8
- Đối với gia đình:
- Đối với nhà trường:
1.2.3. Hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
1.3. Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non
1.3.1.Vai trò của nhà trường, gia đình và mối quan hệ giữa
nhà trường với gia đìnhtrong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
mầm non
a. Vai trò của nhà trường trong hoạt động chăm sóc – giáo
dục trẻ mầm non
b. Vai trò của gia đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục
trẻ mầm non
c. Mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình trong hoạt động
chăm sóc – giáo dục mầm non
1.3.2. Mục tiêu công tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
1.3.3. Nội dung công tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
a.Phối hợp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ
của nhà trường, nhóm lớp
b.Phổ biến, truyên truyền các chủ trương, chính sách và các
phong trào hoạt động trong nhà trường
c.Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
cho trẻ
d.Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ
e. Tham gia xây dựng môi trường giáo dục, cơ sở vật chất
f.Phối hợp kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc – giáo dục
trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ
17
+ Việc tổ chức các buổi hội thảo để trao đổi bồi dưỡng kiến
thức chogia đình trẻ cũng gặp khó khăn hạn chế về kinh phí, chuyên
gia, thời gian tổchức do tính chất đặc thù của ngành nghề.
+ Do còn khó khăn về kinh phí.
+ Các hình thức thi đua để khuyến khích, tăng cường cho công
tác phốihợp còn nghèo nàn và đôi khi không được chú trọng.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC
PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC
TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN HẢI CHÂU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý công tác phối hợp
giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc - giáo dục
trẻ tại các trường mầm non công lập quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.6. Nguyêntắc đảmbảotínhminhbạchtrongphối hợp
3.2. Biện pháp quản lý công tác phối hợp nhà trường và gia đình
trong hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại các trường mầm non
công lập quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
16
Ban đại diện CMHS đã trở thành người bạn đồng hành cùng
nhà trong mọi hoạt động, mọi hoạt động đều có kế hoạch, tổ chức
hợp lý, huy động được đông đảo PHHS tham gia, đồng tình.
2.6.2. Hạn chế
Một bộ phận CBGV và PHHS chưa có nhận thức sâu sắc về ý
nghĩa, vai trò của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong hoạt động CS-GD trẻ ở trường mầm non.
Một số ít PHHS còn phó thác việc CS-GD trẻ ở trường mầm
non cho nhàtrường, chưa quan tâm tới việc phối hợp với nhà trường
để CS-GD con em mình.
Một số hoạt động tổ chức phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong việcCS-GD trẻ chưa phát huy được tác dụng.
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan
+ Cán bộ quản lý: do nhận thức chủ quan, coi công tác phối
hợp làcông việc chính, chỉ của riêng nhà trường mà chưa nhìn thấy
tiềm năng của giađình trong sự phối hợp.
+ Giáo viên: do GV chưa nhận thức rõ vai trò này mà việc
truyền tải thông tin cũng như tuyên truyền về các nội dung phối hợp
còn chậm trễ, thiếu sự chủ động,sáng tạo.
+ Cha mẹ trẻ: Một số phụ huynh vì nhiều lý do mà luôn có tư
tưởngphó thác việc nuôi dạy trẻ cho nhà trường nên không sẵn sàng
trong việc phốihợp với nhà trường. ‘
* Nguyên nhân khách quan
+ Do định kiến XH còn coi nhẹ, đơn giản hóa việc phối hợp
giữa giađình và nhà trường.
9
1.3.4.Hình thức công tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
- Trao đổi trực tiếp hàng ngày giữa giáo viên với CMHS; Tổ
chức họp phụ huynh.; Qua bảng thông tin, truyên truyền; Tổ chức
những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức CS-GD trẻ theo chuyên đề;
Sổ liên lạc; Gửi thư ngõ, thông báo với phu ̣huynh; Hòm thư góp ý;
Thông qua các phương tiện truyền tin đại chúng (SMS, website,
truyền thanh, truyền hình); Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ,
sự kiện, lễ hội cho trẻ; Cán bộ, giáo viên đến thăm trẻ tại nhà; Đóng
góp, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho nhà trường.
1.3.5. Phương tiện, điều kiện hỗ trợcông tác phối hợp giữa
nhà trường với gia đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
a. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
b. Điều kiện cơ sở vật chất
c. Cơ chế phối hợp
1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp giữa nhà
trường với gia đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
a.Trình độ văn hóa, nhận thức của phụ huynh
b. Điều kiện kinh tế của gia đình
c. Điều kiện kinh tế thi ̣trường
d. Các tổ chức xã hội
1.3.7. Phòng giáo dục và đào tạo quận với công tác phối hợp
giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc - giáo dục
trẻ mầm non
1.4. Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
1.4.1. Quản lý mục tiêu và kế hoạch phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
10
1.4.2. Quản lý nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
1.4.3. Quản lý hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia
đình tại các trường mầm non công lập quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng
1.4.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đìnhtrong hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ
1.4.5. Quản lý các điều kiện, phương tiệnhỗ trợ cho công tác
phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc –
giáo dục trẻ
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG
VÀ GIA ĐÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TRẺ
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN HẢI CHÂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1. Mục đích khảo sát
Làm rõ thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong hoạt động CS-GD trẻ và quản lý công tác phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ để đánh giá những
ưu điểm, hạn chế, làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý công tác
phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ ở
các trường mầm non công lập, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học
sinh về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt
động CS-GD trẻ.
15
2.5. Đánh giá của phụ huynh về công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
* Các hoạt động đã thực hiện để phối hợp với nhà trường
trong hoạt động CS-GD trẻ
* Mức độ liên hệ của phụ huynh và gia đình với nhà trường
nơi con đang học
Bảng 2.15: Tổng hợp ý kiến của PHHS về mức độ liên hệ của phụ
huynh và gia đình với nhà trường nơi con đang học tại các
trường mầm non công lập
quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Bảng 2.16: Tổng hợp ý kiến của PHHS về lý do của việc liên hệ
thường xuyên
Bảng 2.17: Tổng hợp ý kiến của PHHS lý do của việc liên hệ
khôngthường xuyên
* Mức độ hiệu quả trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường
và gia đình hiện nay
Bảng 2.18: Tổng hợp ý kiến của PHHS về mức độ hiệu quả trong
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình hiện nay
* Những nội dung cần nhà trường cung cấp để nâng cao hiệu
quả hoạt động phối hợp
Bảng 2.19: Tổng hợp ý kiến của PHHS về những nội dung cần
nhà trường cung cấp để nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp
2.6. Đánh giá chung về thực trạng
2.6.1. Điểm mạnh
Nhà trường đã nhận thức rõ và thực hiện được vai trò chủ đạo
trong tổ chức phối hợp với gia đình.
Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình đã đi vào nếp,
thường xuyên.
14
2.4.2. Quản lý nội dung công tác phối hợp giữa nhà trường
và gia đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
Bảng 2.10: Tổng hợp ý kiến của CBQL và GV về quản lý nội
dung công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt
động CS-GD trẻ tại các trường mầm non công lập quận Hải
Châu, TP Đà Nẵng
2.4.3. Quản lý hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
Bảng 2.11: Tổng hợp ý kiến của CBQL và GV về quản lý hình
thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động CSGD trẻ tại các trường mầm non công lập quận Hải Châu, TP Đà
Nẵng của cán bộ quản lý
2.4.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
Bảng 2.12: Tổng hợp ý kiến của CBQL và GV về quản lý kiểm
tra, đánh giá công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong hoạt động CS-GD trẻ tại các trường mầm non công lập
quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
2.4.5. Quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho công tác
phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc –
giáo dục trẻ
Bảng 2.13: Tổng hợp ý kiến của CBQL và GV về quản lý các
điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ tại các trường
mầm non công lập quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
11
- Khảo sát thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong hoạt động CS-GD trẻ tại các trường mầm non công lập, quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Khảo sát thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động CS-GD trẻ tại các trường mầm
non công lập, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát sư
phạm, phỏng vấn, nghiên cứu các văn bản liên quan của nhà trường,
trao đổi với CBQL, GV, sau đó tiến hành nhập số liệu và xử lý số
liệu điều tra bằng Excel.
2.1.4. Đối tượng và quy trình khảo sát
a) Đối tượng khảo sát
Tác giả tiến hành khảo sát 03 đối tượng: CBQL, giáo viên và
phụ huynh học sinh ở 16 trường mầm non công lập, quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng.
Số lượng khảo sát: 272 người (32 CBQL; 160 GV MG và 80
PH)
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-chính trị, văn
hóa-xã hội quận Hải Châu
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế - chính trị, văn
hoá - xã hội của quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng
2.2.2. Khái quát về giáo dục quận Hải Châu – thành phố Đà
Nẵng
2.2.3. Khái quát về giáo dục mầm non quận Hải Châu –
thành phố Đà Nẵng
12
2.3. Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các trường mầm
non công lập quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
2.3.1. Thực trạng nhận thức về các hoạt động phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc và giáo dục con
em
Bảng 2.3: Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV và PHHS về mức độ
quan trọng của các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
Cán bộ quản
lý
Giáo viên Phụ huynh
SL TL
(%)
SL TL
(%)
SL TL
(%)
Rất quan trọng 32 100 150 93,75 68 85
Quan trọng 0 0 10 6,25 12 15
Ít quan trọng 0 0 0 0 0 0
Không quan
trọng
0 0 0 0 0 0
Bàng 2.4: Tổng hợp ý kiến của PHHS về vai trò trách nhiệm
chăm sóc - giáo dục trẻ
2.3.2. Thực trạng về mục tiêu công tác phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
Bảng 2.5: Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV và PHHS về mục tiêu
của việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt
động CS-GD trẻ mầm non
2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
13
Bảng 2.6: Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV và PHHS về việc thực
hiện nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt
động CS-GD trẻ tại các trường mầm non công lập quận Hải
Châu, TP Đà Nẵng
2.3.4. Thực trạng về hình thức phối hợp giữa nhà trường và
gia đình trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường
mầm non công lập quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.7: Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV và PHHS về mức độ
và tính hiệu quả trong việc thực hiện các hình thức phối hợp giữa
nhà trường và gia đình
2.3.5. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ cho công tác phối
hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc - giáo
dục trẻ
2.4. Thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường công
lập quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.8: Tổng hợp ý kiến của CBQL và GV về các điều kiện,
phương tiện hỗ trợ cho công tác phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong hoạt động CS-GD trẻ
2.4.1. Thực trạng về quản lý mục tiêu và kế hoạch công tác
phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc -
giáo dục trẻ
Bảng 2.9: Tổng hợp ý kiến của CBQL và GV về quản lý mục tiêu
và kế hoạch công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
hoạt động CS-GD trẻ tại các trường mầm non công lập
quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ BÍCH TRÂM
QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA
NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓCGIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 814.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH THỊ TAM THANH
Đà Nẵng - 2019