Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên tại trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị việt – hàn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ NGA
QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG
CHO HỌC SINH SINH VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Anh Đào
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Quang Giao
Phản biện 2: TS. Lê Trung Chinh
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản lí giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm
vào ngày 16 tháng 02 năm 202019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Tâm lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
MỞ ĐẦU
1. Lí do của đề tài
Công tác GDCTTT luôn được Đảng và Nhà nước xác định là
một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng góp phần xây dựng
nền tảng tinh thần xã hội. Văn kiện Đại hội XI đã chỉ rõ: “Đổi mới
nội dung, phương pháp hơn nữa hiệu quả của công tác tư tưởng,
tuyên truyền giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư
tưởng, giáo dục công dân trong hệ thống chính trị và các trường
thuộc giáo dục quốc dân”. Chỉ thị số 42 - CT/TW ngày 24/3/2015
của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) chỉ rõ:“Tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã
hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp. Trong Đề án “Tăng cường
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu
niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” đã được Thủ tướng phê
duyệt nêu rõ mục đích: “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng,
đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam nhằm tạo chuyển biến căn
bản về đạo đức, lối sống phát triển toàn diện; yêu gia đình, có đạo
đức trong sáng, lối sống văn hóa; yêu nước, tự hào dân tộc, kiên định
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức tuân thủ pháp
luật; có năng lực và bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri
thức và kỹ năng lao động, trở thành những công dân có ích, tích cực
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
GDCTTT cho HSSV là một yếu tố quan trọng góp phần hình
thành nhân cách, lối sống cho học sinh, sinh viên. Như vậy giáo dục
chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức lối sống là một bộ phận không
thể thiếu trong giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp. Công tác GDCTTT cho HSSV nhằm triển khai các chủ
trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, bồi
dưỡng cho thế hệ học sinh, sinh viên về lý tưởng cách mạng, lòng
yêu nước, lòng tự hào dân tộc, có nhận tức đúng đắn, phù hợp với
chuẩn mực xã hội. Như vậy yều cầu cấp bách hiện nay là phải nâng
cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả GDCTTT cho thế hệ trẻ nhất là
trong các trường đại học, cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp ở nước
ta hiện nay. Công tác giáo dục chính trị tư đòi hỏi phải thực hiện
thường xuyên, liên tục và đang trở thành một nội dung không thể
thiếu của các nhà trường nói chung và các trường đại học, cao đẳng
nói riêng để tạo ra những con người mới “vừa hồng vừa chuyên” như
Bác Hồ đã nói.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh, sinh viên cần phải nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư
tưởng. Nó vừa là nhiệm vụ cơ bản, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng
trong giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh, sinh viên trong giai
đoạn hiện nay.
Trong những năm qua Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin
Hữu nghị Việt – Hàn luôn coi công tác giáo dục chính trị tư tưởng
cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa to lớn với
sự phát triển của Nhà trường và đạt được những kết quả đáng khích
lệ, tình hình tư tưởng và tâm lý của học sinh, sinh viên của Trường
Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn được đánh giá
là ổn định có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác giáo dục
chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên vẫn gặp phải những khó
khăn trong khi thực hiện công tác tổ chức triển khai, theo dõi, phối
hợp.
Từ những lý do trên tôi chọn “Quản lý công tác giáo dục
chính trị tƣ tƣởng cho học sinh, sinh viên tại Trƣờng Cao đẳng
Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn” làm đề tài nghiên
cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, khảo sát thực trạng quản lý
công tác giáo dục CTTT cho HSSV ở Trường Cao đẳng CNTT Hữu
nghị Việt – Hàn, đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục
CTTT cho HSSV nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho HSSV của trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn
trong gia đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo dục CTTT cho HSSV Trường Cao đẳng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác giáo dục CTTT cho HSSV ở Trường Cao
đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác GDCTTT cho HSSV trường Cao đẳng Công nghệ
Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn đã có kết quả nhất định, tuy nhiên
vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Công tác GDCTTT cho
HSSV nhà trường sẽ đạt hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu đổi
mới trong đào tạo hiện nay, nếu xác định rõ cơ sở lý luận và đánh giá
đúng thực trạng thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý mang
tính cấp thiết và khả thi với tình hình quản lý GDCTTT cho HSSV
nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý công tác giáo dục chính trị tư
tưởng cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng trong gia đoạn hiện
nay.
Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trang quản lý công tác
GDCTTT cho HSSV trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn.
Đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDCTTT cho HSSV
trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn trong giai đoạn hiện
nay
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp quản lý công tác GDCTTT cho
HSSV hệ chính quy tập trung tại Trường Cao đẳng Công nghệ
Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn giai đoạn 2015-2018.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp thống kê tin học
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, luận văn gồm ba chương
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo dục chính trị
tư tưởng cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý công tác GDCTTT cho HSSV tại
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý công tác GDCTTT cho HSSV tại
trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn trong
gia đoạn hiện nay.
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG CHO HỌC SINH SINH
VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
GDCTTT cho HSSV là công tác quan trọng, thường xuyên của
Đảng và Nhà nước, là một nội dung giáo dục cần thiết, nhằm giúp
các nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho
người học. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm lo cho công tác
giáo dục chính trị tư tưởng, Người đã từng nói rằng: “Thiện, ác vốn
chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn do giáo dục mà nên” và “có
tài mà không có đức là người vô dụng”. Cho đến nay đã có nhiều tác
giả nghiên cứu về công tác giáo dục chính trị tư tưởng với nhiều hình
thức khác nhau: luận án tiến sỹ, luận văn, kỷ yếu, hội thảo, bài viết
trên các tạp chí khoa học đặc biệt là những cuốn sách đã được xuất
bản. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chỉ đạo thường
xuyên, liên tục và kịp thời về công tác GDCTTT và đạo đức cho
HSSV bằng: chỉ thị, công văn, nghị quyết của Đảng, quyết định của
chính phủ, của Bộ giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội. Đặc biệt vấn đề GDCTTT trong nhà trường được nhiêu tác
giả là những nhà giáo dục ưu tú quan tâm và đã có những công trình
nghiên cứu.
Tác giả Phạm Minh Hạc và các cộng sự đã có công trình nghiên
cứu về phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa
– hiện đại hóa, có một chương bàn về đạo đức, GDCTTT, các giải
pháp nâng cao hiệu quả GDCTTT trong giai đoạn hiện nay [22]
Trong “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”
GS.TS.Huỳnh Khái Vinh đã nghiên cứu một cách có hệ thống những
vấn đề cơ bản của lối sống, đạo đức, chuẩn mực giá trị xã hội; mối
quan hệ giữa lối sống, đạo đức với phát triển văn hoá con người. [28]
Tác giả Hà Nhật Thăng nhấn mạnh giáo dục đạo đức, GDCTTT
được coi là một bộ phận có ý nghĩa quan trọng trong phát triển
nguồn lực con người [30]
Công tác GDCTTT cho HSSV được nghiên cứu dưới nhiều
góc độ khác nhau, nếu xét góc đội nghiên cứu về GDCTTT nói
chung và công tác giáo dục lý luận chính trị cho Đảng viên, cán
bộ, sinh viên thì đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Luận án
tiến sỹ Triết học của Phạm Đình Khuê (2016) về “Ý thức chính trị
của sinh viên ở nước ta hiện nay – Thực trạng và những vấn đề
đặt ra”. Luận văn thạc sỹ Triết học của Nguyễn Hữu Vị (2006) –
Đại học Quốc gia Hà Nội về “Tăng cường công tác giáo dục chính
trị tư tưởng cho sinh viên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”.
Bên canh đó Nhà xuất bản quân đội (2007) cũng đã xuất bản cuốn
“Tăng cường giáo dục, rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức cách
mạng, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng
viên trong tình hình mới”. Tác giả Phan Thị Phương Anh và Trần
Thị Như Tuyến với “Thực trạng công tác giáo dục chính trị tư
tưởng cho học sinh, sinh viên hiện nay và một số giải pháp mang
tính định hướng” [12; tr13-19]; Sách “Góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa
học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” (2002) của tác giả
Lương Gia Ban; Luận văn thạc sỹ “Quản lý quá trình giáo dục
chính trị tư tưởng cho sinh viên trường Đại học Trà Vinh trong
giai đoạn hiện nay” (2013) của Trần Văn Bé Tư;
Ngoài ra có nhiều chỉ thị, thông tư, nghị quyết, quyết định
của Đảng và Nhà nước và ngành Giáo dục & đào tạo về công tác
giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV cụ thể như:
Nghị quyết TW 5 khoá IX từng bước đổi mới công tác giáo
dục chính trị tư tưởng.
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần X tăng cường công tác
tư tưởng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng.
Quyết định số 50/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và đào tạo ngày 29/8/2007 ban hành quy định về công tác
giáo dục, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho HSSV trong
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Quyết định số 60/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/10/2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế đánh
giá điểm rèn luyện cho HSSV các cơ sở giáo dục đại học và trung
cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
Công văn số 3765BGD&ĐT-GDCTHSSV ngày 17/8/2017 về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác
HSSV năm học 2017-2018 của Bộ truởng Bộ giáo dục và đào tạo
Các chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng bộ
giáo dục và đào tạo qua hàng năm.
Từ sự phân tích trên cho thấy các công trình nghiên cứu về
GDCTTT cho HSSV đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Trong
thời gian qua Trường cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị
Việt- Hàn đã có nhiều biện pháp để tăng cường quản lý công tác
giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV. Bên cạnh những thành tựu
đạt được quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV
cũng còn những hạn chế làm ảnh hướng đến chất lượng của quá
trình giáo dục và đào tạo chung của Nhà trường. Một trong những
nguyên nhân ấy xuất phát từ việc chưa thật chú trọng và chưa có
được những biện pháp hữu hiệu từ góc độ quản lý đối với công tác
này, cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để giải quyết những
vẫn đề đặt ra. Lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý công tác giáo
dục chính trị tƣ tƣởng cho học sinh, sinh viên tại Trƣờng Cao
đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn trong giai đoạn
hiện nay” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo
dục chính trị tư tưởng và giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh
viên.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục
1.2.3. Giáo dục chính trị tư tưởng
1.2.4. Công tác quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV
1.2.5. Quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV
1.3. Những nội dung cơ bản của công tác giáo dục chính trị tƣ
tƣởng cho học sinh sinh viên
1.3.1. Mục tiêu công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học
sinh,
1.3.2. Nội dung công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV
1.3.3. Phương pháp, hình thức công tác giáo dục chính trị tư
tưởng cho học sinh, sinh viên
1.4. Nội dung quản lý công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng
trong các trƣờng cao đẳng
1.4.1. Mục tiêu quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho
học sinh, sinh viên trường cao đẳng
1.4.2. Kế hoạch quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh,
sinh viên trường cao đẳng
1.4.3. Tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học
sinh, sinh viên trường cao đẳng
1.4.4. Chỉ đạo các hoạt động quản lý công tác giáo dục chính trị tư
tưởng cho hoc sinh sinh viên trường cao đẳng
1.4.5. Kiểm tra đánh giá công tác GDCTTT cho HSSV trường cao
đẳng
1.5. Nguyên tắc và phƣơng pháp quản lý công tác giáo dục
chính trị tƣ tƣởng cho học sinh, sinh viên trƣờng cao đẳng
1.5.1. Nguyên tắc quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học
sinh, sinh viên trường cao đẳng
1.5.2. Phương pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học
sinh, sinh viên trường cao đẳng
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
GDCTTT cho HSSV là quá trình giáo dục chuyển hóa chủ nghĩa
Mác – Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm hình thành những
phẩm chất chính trị của cá nhân.
Quản lý GDCTTT cho HSSV bao gồm quản lý việc thực hiện
mục tiêu GDCTTT, quản lý việc thực hiện nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức GDCTTT, quản lý việc phối hợp các lực lượng
trong và ngoài Nhà trường trong công tác GDCTTT, quản lý việc
đánh giá kết quả GDCTTT cho HSSV.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO
DỤC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU
NGHỊ VIỆT – HÀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt –
Hàn
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trường CĐ CNTT
Hữu nghị Việt – Hàn.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường CĐ CNTT Hữu nghị
Việt – Hàn.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trường CĐ CNTT hữu nghị Việt – Hàn.
2.1.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ viên chức, giảng viên trường Cao
đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn giai đoạn 2015-
2018.
2.1.5. Hoạt động ĐT của Trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt – Hàn.
2.1.6. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Trường Cao đẳng
Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
2.2. Khái quát quá trình nghiên cứu:
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng
2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng
2.2.4. Đối tượng nghiên cứu thực trạng
2.2.5. Địa bàn và tổ chức nghiên cứu thực trạng
2.3. Thực trạng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho học
sinh, sinh viên Trƣờng CĐ CNTT Hữu nghị Việt - Hàn
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục chính
trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên của CBQL, GV và học sinh,
sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt –
Hàn.
Đa số CBQL có nhận thức tốt về công tác GDCTTT. Có 84.4%
ý kiến khảo sát cho rằng công tác GDCTTT cho HSSV là rất cần
thiết, 15.6% ý kiến cho rằng công tác GDCTTT cho HSSV là cần
thiết trong quá trinh giáo dục và đạo tạo HSSV.
Đối với Giảng viên, tiến hành khảo sát 73 Giảng viên, kết quả
cho thấy 89% ý kiến cho rằng công tác GDCTTT cho HSSV là rất
cần thiết, 11% ý kiến cho rằng công tác GDCTTT cho HSSV là cần
thiết, không có ý kiến đánh giá công tác GDCTTT cho HSSV là
không cần thiết.
Đối với HSSV tiến hành khảo sát với 175 HSSV có 76.6% ý
kiến cho rằng công tác GDCTTT cho HSSV là rất cần thiết, 20% ý
kiến cho rằng cần thiết và 3.4% ý kiến cho rằng không cần thiết.
2.3.2. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên
tại trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
Công tác GDCTTT cho HSSV thường được tổ chức thông qua
các hoạt động như: “Tuần sinh hoạt công dân- HSSV” đầu năm, đầu
kỳ cho tất cả HSSV toàn trường. Hàng tháng Lớp HSSV đánh giá
điểm rèn luyện cho HSSV và vào cuối kỳ Nhà trường tổng kết đánh
giá điểm rèn luyện cuối kỳ, năm học theo đúng quy chế của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Tổ chức các
buổi đối thoại, hội thảo, hội nghị, diễn đàn nghiên cứu và trao đổi
kinh nghiệm, giải quyết khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho
HSSV có điều kiện học tập và rèn luyện tốt nhất.
Thành lập các câu lạc bộ học thuật như: Câu lạc bộ Tiếng Hàn,
Tiếng anh, câu lạc bộ IT, câu lạc bộ Hand in Hand, câu lạc bộ Ghi ta,
Câu lạc bộ Radio, câu lạc bộ chiêu phim…ngoài ra các hoạt động hỗ
trợ khác như: Tình nguyện hè, Tình nguyện mùa đông, nhằm thu
HSSV tham gia và rèn luyện kỹ năng sống từ đó có thái độ nhận thức
đúng đắn và có thế giới quan khoa học.
2.4. Thực trạng quản lý công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng
cho học sinh, sinh viên trƣờng Cao đẳng Công nghệ Thông tin
Hữu nghị Việt – Hàn trong giai đoạn hiện nay
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý GDCTTT cho HSSV
trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
Kết quả khảo sát cho thấy công tác xây dựng kế hoạch GDCTTT
cho HSSV ở trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt –
Hàn được xây dựng lồng ghép và kế hoạch công tác năm học chiếm
87.6 % đây là một tỷ lệ được đánh giá cao.
Bên cạnh đó 56.1% ý kiến cho rằng kế hoạch giáo dục chính trị
tư tưởng đuợc lồng ghép vào kế hoạch hoạt động ngoại khoá, đồng
thời 53.3% lựa chọn cho rằng việc xây dựng kế hoạch giáo dục chính
trị tư tưởng được thực hiện theo từng học kỳ và có kế hoạch riêng
theo từng chủ đề.
2.4.2. Thực trạng tổ chức công tác GDCTTT cho HSSV trường
Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
Công tác GDCTTT cho HSSV đạt đựoc kết quả cao hay không thì
quản lý công tác GDCTTT đóng một vai trò nhất định, tổ chức công
tác GDCTTT là một khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý.
Để khảo sát thực trạng công tác tổ chức triển khai công tác GDCTTT
cho HSSV trường cao đẳng CNTT hữu nghị Việt – Hàn.
Kết quả khảo sát cho thấy, trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị
Việt – Hàn thường xuyên triển khai công tác GDCTTT cho HSSV tại
các cuộc họp giao ban hàng tháng (53.6%), tổ chức họp thảo luận
thống nhất triển khai chiếm tỷ lệ 39.3%. Bên cạnh đó, tại bảng 2.10
khảo sát về thời gian triển khai kế hoạch đa số chọn “ thời gian triển
khá tương đối kịp thời” chiếm 60.7% và kịp thời là 21.4%
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động GDCTTT cho HSSV
trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn.
Công tác chỉ đạo GDCTTT cho HSSV của Trường cao đẳng
CNTT Hữu nghị Việt – Hàn được thực hiện tốt thể hiện qua bảng số
liệu tỷ lệ đánh giá rất thường xuyên và thường xuyên chiếm tỷ lệ cao.
Trong đó cao nhất là 97.6 % với nội dung chỉ đạo cố vấn học
tập đánh giá xếp loại rèn luyện và chỉ đạo giáo dục chính trị tư tưởng
thông qua giờ sinh hoạt lớp. Chỉ đạo giáo dục chính trị tư tưởng
thông qua hoạt động của Đoàn TN và chỉ đạo GDCTTT thông qua
dạy học trên lớp được đánh giá là 82.9 % cũng là những nội dung
được đánh giá cao hơn những nội dung khác hay ở nội dung: Chỉ đạo
giáo dục chính trị tư tưởng thông qua hoạt động chào cờ đầu tháng
cũng được đánh giá cao. Điều này cho thấy công tác GDCTTT được
chỉ đạo sát và kịp thời tới HSSV và cán bộ, giảng viên trong Nhà
trường.
Trong khi đó mức độ thực hiện cũng được đánh giá cao tương
đương với các nội dung được đánh giá cao ở hiệu quả thực hiện như:
Chỉ đạo cố vấn học tập đánh giá xếp loại rèn luyện chiếm 90.2% và
những nội dung như: chỉ đạo giáo dục chính trị tư tưởng thông qua
hoạt động chào cờ đầu tháng, chỉ đạo giáo dục chính trị tư tưởng
thông qua hoạt động của Đoàn TN, chỉ đạo giáo dục chính trị tư
tưởng thông qua dạy học trên lớp được đánh giá cao đều nhau chiếm
82.9% cho tốt và Khá ở mức độ hiệu quả.
Bên cạnh đó nội dung “chỉ đạo giáo dục chính trị tư tưởng thông
qua nội dung giáo dục theo chủ điểm tháng, các ngày lễ lớn...được
đánh giá mức độ thực hiện thấp nhất với 29.3% đánh giá ở mức trung