Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện kbang tỉnh gia lai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHAN ĐÌNH TOÀN
QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KBANG TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ NGUYÊN DU
Phản biện 1: TS. Huỳnh Thị Tam Thanh
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Đình Sơn
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Quản lý giáo dục họp tại Trường Đại học Đà Nẵng vào ngày
14 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định:
“Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực bồi dưỡng nhân tài, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội…”. Với yêu cầu mới trong giáo dục như thế, cần có sự lãnh đạo,
chỉ đạo sáng suốt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự
nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó GVCN là
lực lượng đặc biệt quan trọng. GVCN là người trực tiếp tổ chức hoạt
động của lớp, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho sinh.
Những năm gần đây, việc quản lý công tác chủ nhiệm ở các
trường THCS trên địa bàn huyện được lãnh đạo nhà trường quan
tâm, đã có nhiều biến chuyển tích cực, góp phần quan trọng vào việc
nâng cao chất lượng GD của nhà trường. Một trong các biện pháp đã
được triển khai là tăng cường vai trò của GVCN trong việc GD toàn
diện cho HS. Tuy nhiên, quản lý hoạt động CNL bộc lộ những bất
cập, hạn chế. Vấn đề công tác CNL và quản lý (QL) công tác CNL ở
các trường THCS trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đâu đó vẫn
chưa được quan tâm đúng mức để nâng cao chất lượng GD toàn diện
cho HS. Việc nghiên cứu thực trạng công tác CNL và QL công tác
CNL ở các trường trên địa bàn huyện để đưa ra các biệp pháp QL
đồng bộ, phù hợp với thực tế của GD địa phương nhằm tăng cường
vai trò của GVCN, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng
GD toàn diện cho HS là vấn đề cấp thiết.
Từ những lý do nêu trên, đề tài “Quản lý công tác chủ nhiệm
lớp ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kbang tỉnh
Gia Lai” được chúng tôi lựa chọn nghiên cứu.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác CNL, thực
trạng quản lý công tác CNL của hiệu trưởng nhằm đề xuất một số
biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS trên
địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, góp phần nâng cao chất lượng
toàn diện cho học sinh.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tƣợng
khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS trên địa
bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
3.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường THCS
3.3. Đối tượng khảo sát
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GVCN, cha mẹ học sinh và học
sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động CNL ở các trường THCS trên địa bàn
huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế. Nếu
xác định rõ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng vấn đề thì có thể
đề xuất được biện pháp quản lý công tác CNL một cách khoa học,
hợp lý và khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác CNL và chất
lượng giáo dục toàn diện HS các trường THCS trên địa bàn huyện
Kbang, tỉnh Gia Lai.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm
lớp ở trường THCS.
3
5.2. Khảo sát thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và thực trạng
quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường THCS
trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của
hiệu trưởng ở trường THCS huyện Kbang, tỉnh Gia Lai nhằm đáp
ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích các tài liệu khoa học liên quan tới nội dung nghiên
cứu của đề tài.
- Phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các nội dung về lý
luận giáo dục, quản lý giáo dục.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ
thực tiễn hoạt động chủ nhiệm lớp và quản lý hoạt động chủ nhiệm
lớp ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng phiếu điều
tra bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng liên quan đến nội
dung nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin tư vấn thêm từ các
chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm về công tác CNL và QL
công tác CNL.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Phân tích những sáng kiến về công tác chủ nhiệm và kế
hoạch công tác chủ nhiệm của một số giáo viên.
4
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý số liệu,
thông tin đã thu thập được trong quá trình điều tra nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý công tác chủ
nhiệm lớp của hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn huyện Kbang,
tỉnh Gia Lai.
Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 14/18 trường THCS đại
diện cho các khu vực trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá trong khoảng
thời gian 2 năm học liền kề (từ năm học 2015-2016 đến năm học
2016-2017), đề xuất biện pháp đến năm 2020.
8. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn được chia làm 3 phần như sau:
1. PHẦN MỞ ĐẦU
2. PHẦN NỘI DUNG: phần này có 3 chương
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp
của hiệu trưởng trường THCS.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu
trưởng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Chƣơng 3. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu
trưởng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Ngoài phần chính, luận văn còn có phần danh mục tài liệu
tham khảo và phần phụ lục.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Khi đề cập đến công tác GVCN, trên thế giới đã có nhiều tài
liệu, công trình nghiên cứu, mà tiêu biểu là tác phẩm “Phương pháp
công tác chủ nhiệm lớp” của N.I.Bôn-đư-rép, tác giả T.A.Ilina cũng
đã nghiên cứu về người GVCN, về công việc của GVCN. Ở Việt
Nam, khi đề cập đến công tác CNL đã có một số công trình nghiên
cứu đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người QLGD và GVCN ở
trường phổ thông. Trong đó có một số tác phẩm tiêu biểu như: Phạm
Viết Vượng, Trần Kiểm; Hà Nhật Thăng, Nguyễn Thanh Bình, ...
Nhìn chung, các tài liệu, công trình nghiên cứu này đã ít nhiều
khái quát hóa và làm rõ được những vấn đề lý luận về công tác CNL
và QL công tác CNL, đề cập khá chi tiết về vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ, nội dung và phương pháp công tác của GVCN lớp ở
trường phổ thông. Trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai chưa có
công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Do yêu cầu của
công tác QL, chúng tôi thấy cần nghiên cứu thực trạng công tác CNL
ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, từ đó
đề xuất các biện pháp QL công tác CNL góp phần nâng cao công tác
QL chất lượng GD&ĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý
"QL là sự tác động, chỉ huy điều khiển có định hướng, có chủ
đích của chủ thể QL tới khách thể QL trong một tổ chức, nhằm làm
cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra”.
6
1.2.2. Quản lý giáo dục
QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng GD
nhằm đẩy mạnh công tác GD và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát
triển XH.
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng
Quản lý trường học về bản chất là quản lý con người và quản
lý các nguồn cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường. Quản lý
nhà trường là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản
lý lên tất cả các nguồn lực của nhà trường nhằm thúc đẩy các hoạt
động, chủ yếu là hoạt động dạy và học của nhà trường theo nguyên
lý giáo dục tiến tới mục tiêu GD.
1.2.4. Công tác chủ nhiệm lớp
Công tác CNL trong nhà trường nói chung và trường THCS
nói riêng là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà
GVCN phải làm, cần làm và nên làm.
1.2.5. Khái niệm biện pháp:
Biện pháp có nghĩa là: cách làm, cách giải quyết vấn đề cụ thể.
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.3.1. Nội dung công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp
* Thu thập và xử lý thông tin
* Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
* Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục
* Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với các lực lượng giáo
dục trong và ngoài và trường để giáo dục học sinh
* Đánh giá kết quả giáo dục học sinh
1.3.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVCN
* Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS
7
* Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THCS
* Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
* Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp
1.3.3. Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên
chủ nhiệm lớp
* Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng. Yêu nghề, sẵn
sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ GDHS.
* Về năng lực
GVCN phải có nghệ thuật ứng xử, giao tiếp; có kỹ năng tập
hợp, tuyên truyền, vận động, thuyết phục, phân tích tâm lý HS, phát
hiện vấn đề và nhạy bén trong sử dụng phương pháp GD,…Trong
năng lực nghiệp vụ sư phạm phải nói đến khả năng văn nghệ, thể
dục, thể thao và các tài năng khác của người GVCN.
1.4. QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ
QL công tác CNL là một mảng trong hệ thống công tác QL
nhà trường của Hiệu trưởng. Có thể khái quát các nội dung của hoạt
động QL công tác CNL gồm: Xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc
công tác CNL nhằm nâng cao hiệu quả GD toàn diện của nhà trường.
1.4.1. Quản lý mục tiêu công tác chủ nhiệm lớp
Mục tiêu QL công tác CNL tại các trường THCS là hướng tới
QL chất lượng các hoạt động CNL nhằm mang lại hiệu quả cao nhất
trong công tác GD toàn diện học sinh THCS phù hợp với mục tiêu
chiến lược phát triển GD nói chung, tại các trường THCS nói riêng.
1.4.2. Quản lý kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
HT xây dựng kế hoạch tổng thể các hoạt động về công tác chủ
8
nhiệm cả năm học, nêu rõ mục tiêu phấn đấu của nhà trường và mục
tiêu phấn đấu về công tác CNL, tạo điều kiện cho GVCN xác định
nội dung, mục tiêu công tác chủ nhiệm của lớp mình phụ trách và
chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp.
1.4.3. Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN
HT cần phải quản lý công tác CNL một cách có hệ thống, tạo
nên một thể thống nhất, hoàn chỉnh và đảm bảo cho quá trình đó đạt
được hiệu quả tối ưu.
1.4.4. Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho GVCN lớp thực
hiện nhiệm vụ
HT cần quan tâm, đầu tư, tăng cường về cơ sở vật chất và tạo
điều kiện cho GVCN thực hiện công việc, nhất là những trang thiết
bị hiện đại phù hợp với công tác GD trong tình hình mới.
1.4.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả công
tác chủ nhiệm lớp
Kiểm tra thường có các khâu cơ bản: phát hiện, ghi nhận hiện
trạng – xử lý – đánh giá – điều chỉnh. Quy trình kiểm tra gồm có các
bước: Xác định mục tiêu, xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá; lập
kế hoạch; tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá, xử lý kết quả sau
kiểm tra; xây dựng cơ chế kiểm tra, đánh giá.
1.5. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG TÁC CNL
* Các yếu tố khách quan
Chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước và yêu cầu của
XH về xây dựng và phát triển GD; điều kiện tự nhiên, XH, địa bàn
dân cư, yêu cầu về chất lượng GD toàn diện trong thời đại ngày nay.
* Các yếu tố chủ quan
Năng lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, ý thức học tập
của học sinh và tình hình kinh tế, chính trị, XH địa phương.
9
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên là
yêu cầu thiết thực, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp GD & ĐT. Để thực hiện nhiệm vụ này các
biện pháp quản lý của Hiệu trưởng là vô cùng quan trọng, bằng các
biện pháp quản lý phù hợp, linh hoạt, thiết thực người Hiệu trưởng sẽ
tạo dựng được một đội ngũ GVCN nhiệt tình, trách nhiệm với khả
năng chuyên môn cũng như năng lực chủ nhiệm hoàn toàn đáp ứng
được với yêu cầu giáo dục toàn diện học sinh.
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KBANG TỈNH GIA LAI
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI, GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội huyện Kbang,
tỉnh Gia Lai
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện
Kbang, tỉnh Gia Lai
2.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Quy mô khảo sát
2.2.3. Nội dung khảo sát
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KBANG, TỈNH GIA LAI
2.3.1. Thực trạng về thực hiện nội dung công tác của giáo
viên chủ nhiệm lớp
Hầu hết các công việc bên ngoài nhà trường liên quan đến HS
mức độ rất khó và khó thực hiện từ 49,6% trở lên. Việc nắm tình
hình của từng HS các GVCN đã thực hiện khá tốt, thực hiện bình
thường, dễ chiếm 77%. Việc cơ cấu tổ chức; đánh giá hạnh kiểm
HS… đa số GV thực hiện khá tốt, mức độ đánh giá cho là bình
thường chiếm từ 53% đến 59% và công việc tổ chức lao động có đến
96,6% đánh giá bình thường. Công việc lập kế hoạch hoạt động cho
11
mỗi học kỳ và năm học chưa được tốt, chiếm 23,9%. Việc tổ chức
các hoạt động GD NGLL có 46,9 GVCN cho rằng rất khó và khó.
Công tác GDHS cá biệt có 46,2% GVCN cho rằng rất khó và khó.
2.3.2. Thực trạng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
giáo viên chủ nhiệm lớp
Nhận thức của CBQL và GV ở các trường đều nhất trí đánh
giá đội ngũ GVCN lớp có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với việc
rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa và QL toàn diện HS, từ 70,1%
đến 93,2% là rất quan trọng. Nhận thức của PHHS và HS ở các
trường đều nhất trí đánh giá đội ngũ GVCN lớp có vị trí, vai trò rất
quan trọng đối với việc rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa và QL
toàn diện HS, từ 87,8% đến 90,1% là rất quan trọng.
Những nhiệm vụ có đa số GVCN thực hiện rất tốt hoặc tốt là:
dạy học và GD theo kế hoạch; giữ gìn phẩm chất, uy tín nhà giáo;
tôn trọng, đối xử công bằng với HS. Một số nhiệm vụ vẫn còn nhiều
GVCN thực hiện ở mức độ bình thường hoặc không tốt như: Tham
gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có 50,4% số GVCN thực
hiện ở mức độ bình thường, 27,3% số GVCN thực hiện ở mức độ
không tốt; xây dựng kế hoạch hoạt động GD có 41% ý kiến cho rằng
thực hiện ở mức độ bình thường, 30,8% thực hiện ở mức độ không
tốt. Còn 45,3% ý kiến cho rằng thực hiện các hoạt động GD theo kế
hoạch đã xây dựng ở mức độ bình thường và 23,9 % cho rằng GVCN
thực hiện không tốt. Còn 50,4% ý kiến cho rằng GVCN phối hợp với
các GV và các lực lượng GD khác trong dạy học và GDHS, GVCN
phối hợp chặt chẽ với gia đình HS và các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường ở mức bình thường và 20,5% ở mức không tốt. Kết
quả này đặt ra yêu cầu đối với CBQL nhà trường trong việc giúp đỡ
GVCN xây dượng và tổ chức thực hiện kế hoạch, xây dựng quy chế
12
phối hợp trong công tác CNL, cũng như tăng cường công tác kiểm
tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ và có giải pháp hỗ trợ GVCN hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
2.3.3. Thực trạng những yêu cầu về phẩm chất, năng lực
của giáo viên chủ nhiệm lớp
100% GVCN có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có
tới 97,5% GVCN có đạo đức, lối sống mẫu mực, yêu nghề, tôn trọng
HS, tôn trọng đồng nghiệp. Phẩm chất trung thực, công bằng; nhiệt
tình, lạc quan chiếm tỷ lệ khá cao từ 91,5% đến 95,7% tốt, khá. Tiêu
chí đánh giá đạt mức độ thấp nhất là sự tự tin quyết đoán trong công
việc có đến 19,6% đánh giá ở mức trung bình, yếu.
Năng lực tổ chức và điều khiển học sinh của GVCN chủ yếu ở
mức trung bình. GVCN có năng lực tổ chức và điều khiển HS thực
hiện các hoạt động GD ở mức lúng túng còn cao; Kỹ năng GD học
sinh cá biệt, sử dụng công nghệ thông tin, năng khiếu văn nghệ, thể
dục, thể thao, … đánh giá ở mức độ tốt từ 17,9 đến 20,5%. Kỹ năng
tìm hiểu để nắm bắt đặc điểm HS, cũng như khâu lập kế hoạch công
tác CNL vẫn còn tới 20,5% ý kiến cho rằng GV còn lúng túng. Số
GVCN lớp hoàn thành công việc được giao ở mức bình thường đạt
khoảng 50,4 - 60,7%. Vì vậy GVCN rất cần thiết được bồi dưỡng về
nghiệp vụ, tích lũy và trau dồi thêm kinh nghiệm.
2.4. THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI
2.4.1. Thực trạng nhận thức về quản lý công tác CNL
Có 89,3% ý kiến CBQL cho rằng công tác chủ nhiệm rất quan
trọng và 10,7% cho là quan trọng. Về phía GVCN, có 95,5% cho là
13
rất quan trọng và 4,5% cho là quan trọng. CBQL và GVCN nhận thức
rõ được vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong các hoạt động GDHS.
2.4.2. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác
chủ nhiệm lớp
HT các trường chú trọng kiểm tra việc lập kế hoạch theo tuần,
tháng, học kỳ và năm học của GVCN (từ 46,4% trở lên) và đạt kết
quả tốt, khá từ 89,3% trở lên. Bên cạnh đó, vẫn còn 3,6% đến 10,7%
HT và GVCN không thực hiện việc lập kế hoạch. Vấn đề đặt ra là
HT và GVCN cần nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế
hoạch chủ nhiệm để đạt được mục tiêu GDHS.
2.4.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của giáo
viên chủ nhiệm lớp
GVCN tìm hiểu học sinh và gia đình học sinh không thường
xuyên và không thực hiện chiếm tỷ lệ 60,7%. Công việc đánh giá
hạnh kiểm HS ở mức độ khá tốt đạt tỷ lệ 92,8%. Nội dung xây dựng
tập thể lớp được đánh giá là 71,4% thực hiện thường xuyên và kết
quả khá - tốt đạt 78,5%. Công tác tổ chức các hoạt động GD toàn
diện có 64,3% GVCN thực hiện thường xuyên, 35,7% không thường
xuyên thực hiện, kết quả đạt được của công tác này không cao, chỉ có
32,1% đạt loại tốt, còn 14,3% loại trung bình. Công việc cố vấn cho
Chi đội cũng được đánh giá không cao: 35,7% thực hiện thường
xuyên, 17,9% không thực hiện. Kết quả đạt loại tốt chỉ có 25% và
10,7% chưa đạt yêu cầu. Công tác phối hợp giữa GVCN với các lực
lượng khác trong nhà trường được đánh giá khá cao mức độ thường
xuyên là 85,7%, tuy nhiên, kết quả đạt được không cao, chỉ có 39,3%
đạt loại tốt, còn 7,1% loại trung bình. Vấn đề phối hợp giữa GVCN
với PHHS và các lực lượng ngoài nhà trường được đánh giá thực
hiện thường xuyên chỉ có 46,4%, kết quả đạt loại tốt chỉ có 25%, vẫn