Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý công tác bồi duỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố đà nẵng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
PREMIUM
Số trang
184
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
820

Quản lý công tác bồi duỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố đà nẵng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



HỒ THỊ THẢO NGUYÊN

QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC

CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017

Công trình được hoàn thiện tại

Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN MINH TIẾN

Phản biện 1: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN

Phản biện 2: PGS.TS. PHÙNG ĐÌNH MẪN

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Trường Đại học Sư

phạm ĐHĐN vào ngày 20 tháng 01 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển,

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường tiềm lực và đẩy

mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, Đại hội Đảng XII tiếp tục xác

định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ,

đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi

trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chuyển mạnh

quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn

diện năng lực và phẩm chất người học: yêu gia đình, yêu Tổ quốc,

yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Từng bước hoàn thiện

hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học

tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Phấn đấu đến năm 2030,

nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [15].

Việc làm thay đổi cả nhận thức và cách làm, trước hết là cho

đội ngũ GV, CBQL trong ngành giáo dục hiện nay là rất cần thiết và

phải được xem xét một cách toàn diện, nghiêm túc. Muốn khắc phục

hạn chế trong PPGD, bồi dưỡng NLDH là một trong những trọng

điểm cần quan tâm, là yêu cầu khách quan của sự phát triển giáo dục.

Với định hướng thi THPT quốc gia như hiện nay các trường

THPT cần phải chuyển đổi cách thức dạy và học nhằm hướng vào việc

phát huy phẩm chất, năng lực của người học. Cách ra đề thi theo

hướng mở là động lực để buộc các trường phải đổi mới cách dạy và

học. Đây cũng là việc làm cần thiết để hướng tới thay đổi cách thức

dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỳ thi THPT

quốc gia là đòn bẩy để ngành Giáo dục nói chung, các trường THPT

nói riêng quyết liệt hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm

tra đánh giá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường

2

phổ thông; tạo tiền đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục

phổ thông. Hơn nữa, đối với bậc học THPT ở TP Đà Nẵng, với nhiều

GV có trình độ chuyên môn vững vàng, năng lực giảng dạy tốt nhưng

với yêu cầu đổi mới hiện nay: dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng, theo

tích hợp liên môn thì nhiều GV ngại khó, ngại thay đổi chưa sẵn sàng

đón nhận để đáp ứng tốt các yêu cầu của giáo dục đề ra trong giai đoạn

mới hiện nay và thực sự đây là một vấn đề mới.

Vì vậy, nghiên cứu công tác quản lý bồi dưỡng NLDH cho

ĐNGV trong các trường THPT ở thành phố Đà Nẵng, nhằm đề xuất

các biện pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi, phù hợp với tình hình

thực tế của ngành trong thời kỳ đổi mới hiện nay là cần thiết và quan

trọng. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề

tài: “Quản lý công tác bồi dƣỡng năng lực dạy học cho đội ngũ

giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng, đáp ứng yêu

cầu đổi mới giáo dục hiện nay”

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng

về năng lực giảng dạy của đội ngũ GV đối với yêu cầu đổi mới

chương trình dạy học hiện nay và công tác quản lý việc bồi dưỡng

NLDH cho ĐNGV ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng, đề xuất

các biện pháp QL nhằm nâng cao NLDH cho ĐNGV, đáp ứng yêu

cầu đổi mới GD THPT trong giai đoạn hiện nay.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu:Quản lý công tác bồi dưỡng GV

ở trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý công tác bồi

dưỡng NLDH cho ĐNGV các trường THPT thành phố Đà Nẵng.

4. Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua, công tác quản lý việc bồi dưỡng

3

NLDH cho ĐNGV ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng đã đạt

được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý còn

tồn tại những bất cập, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao chất

lượng dạy học. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản

lý công tác bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV ở các trường THPT một

cách khoa học, khả thi sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý, góp phần

nâng cao chất lượng dạy học cấp THPT của thành phố Đà Nẵng, đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công bồi dưỡng NLDH

cho ĐNGV trường THPT.

Khảo sát, đánh giá thực trạng NLDH của ĐNGV và công tác

quản lý việc bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV ở các trường THPT thành

phố Đà Nẵng.

Đề xuất các biện pháp QL nhằm nâng cao chất lượng công

tác bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV các trường THPT thành phố Đà

Nẵng.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: phân tích-tổng hợp, phân loại tài

liệu, hệ thống hóa, khái quát hoá các tài liệu có liên quan để phân tích

và làm rõ các vấn đề lý luận về NLDH của GV và công tác quản lý

việc bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV trường THPT, trên cơ sở đó xác

định khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

- Phương pháp điều tra:

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

- Phương pháp phỏng vấn:

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:

4

6.3. Phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu.

7. Phạm vi nghiên cứu

- Công tác bồi dưỡng NLDH cho GV các trường THPT trên

địa bàn Thành phố Đà Nẵng, bao gồm: Trường THPT Trần Phú;

THPT Thái Phiên; THPT Thanh Khê, THPT Phan Châu Trinh, THPT

Hòa Vang.

- Đối tượng khảo sát: Ban giám hiệu các trường THPT; Các

tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn này có cấu trúc 3

chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng

NLDH cho ĐNGV trường THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng NLDH

cho ĐNGV các trưòng THPT thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Các biện pháp quản lý việc bồi dưỡng NLDH cho

ĐNGV các trường THPT thành phố Đà Nẵng

Phần kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo và phụ lục

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG

NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên được triển khai ở nhiều bình

diện khác nhau và đặc biệt được quan tâm trên bình diện QLGD.

5

Trong các luận văn, các tác giả tập trung giải quyết các vấn đề thực

tiễn cụ thể tại thời điểm ấy ở các địa bàn nghiên cứu. Riêng vấn đề

quản lý của HT trong việc bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV các trường

THPT thành phố Đà Nẵng chưa được tác giả nào quan tâm và nghiên

cứu. Hơn nữa tại thời điểm này định hướng về chương trình dạy học,

kiểm tra, đánh giá khác trước đây. Vì vậy, thực hiện đề tài này, chúng

tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học của của các

trường THPT nói riêng và phát triển GD-ĐT của thành phố nói chung.

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1. Năng lực

“ Năng lực là những thuộc tính tâm lý mà nhờ chúng, con

người tiếp thu tương đối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo

và tiến hành một hoạt động nào đó một cách có hiệu quả” [23].

1.2.2. Năng lực dạy học

a. Khái niệm

Theo tác giả Hồ Văn Liên: “NLDH được biểu hiện ở việc

nắm vững, lựa chọn và tổ chức sắp xếp các tri thức; nắm vững đối

tượng giảng dạy; khả năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng diễn đạt ý

tưởng; linh hoạt sử dụng các phương tiện dạy học; tổ chức quản lý,

điều khiển HS trong giờ học; lôi cuốn, thuyết phục HS trong các hoạt

động học tập; biết ứng xử nhanh các vấn đề có tình huống trong lớp

học, trong giờ học; biết cách hướng dẫn có hiệu quả việc dạy các đối

tượng cá biệt” [27, tr.4]

b. Cấu trúc năng lực dạy học

NLDH là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học đạt kết

quả với chất lượng cao của người GV và là một thành tố trong cấu

trúc năng lực sư phạm nói chung.

* Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên

* Năng lực xử lý tài liệu học tập

6

*Năng lực xử lý tài liệu học tập được biểu hiện:

* Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học

*Năng lực lên lớp, giảng dạy (Khả năng truyền đạt)

* Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

*Năng lực ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH:

* Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học

* Năng lực ngôn ngữ giao tiếp ứng xử sư phạm

* Năng lực tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của HS

c. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực dạy học của giáo

viên THPT

* Yếu tố khách quan

- Môi trường khoa học-công nghệ, kinh tế-xã hội

-Những đổi mới giáo dục THPT hiện nay

* Yếu tố chủ quan

- Nhận thức của HT, GV về đổi mới giáo dục THPT

- Phẩm chất, năng lực của GV

- Công tác quản lý của nhà trường:

- Sự phối hợp các lực lượng trong nhà trường

- CSVC, tài chính

1.2.3. Bồi dƣỡng, bồi dƣỡng năng lực dạy học

a. Bồi dưỡng

Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Bồi dưỡng có thể coi

là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ thuật còn thiếu hoặc đã lạc hậu

trong một cấp học, bậc học và thường được xác định bằng một chứng

chỉ” [16, tr.13]

b. Bồi dưỡng giáo viên

Bồi dưỡng GV có thể coi là quá trình cập nhật hóa kiến thức

còn thiếu hoặc lạc hậu, đào tạo thêm hoặc rèn luyện các kỹ năng nghề

nghiệp nhằm tạo điều kiện cho GV có cơ hội củng cố hoặc mở rộng

7

một cách có hệ thống tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sẵn có

để lao động nghề nghiệp một cách hiệu quả hơn.

c. Bồi dưỡng năng lực dạy học

Bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV có một ý nghĩa cực kỳ to lớn

trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV về chính trị, chuyên môn

và quản lý giáo dục. Vai trò của người GV với những phẩm chất đạo

đức tốt cùng với kiến thức, năng lực chuyên môn vững vàng sẽ tạo

được uy tín, đáp ứng yêu cầu sự phát triển giáo dục và phát triển đất

nước trong giai đoạn hiện nay.

1.2.4. Quản lý; Quản lý giáo dục; Quản lý nhà trƣờng;

Quản lý bồi dƣỡng năng lực dạy học cho giáo viên

a. Quản lý

Đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm quản lý và theo nhiều

cách tiếp cận khác nhau: Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì “Quản lý

là quá trình gây tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý

nhằm đạt được mục tiêu chung” [2, tr.16].

Hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức

bằng cách vận dụng các chức năng quản lý bao gồm: Kế hoạch, tổ

chức, chỉ đạo, kiểm tra

b. Quản lý giáo dục

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống những tác

động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ

giáo dục), nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý

giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường XHCN

Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình dạy học GD thế hệ trẻ, đưa hệ

GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [34].

c. Quản lý nhà trường

QLNT là quá trình nắm vững văn bản pháp quy, nắm vững

thực trạng nhà trường về cán bộ, GV và các điều kiện vật chất, nắm

8

được các thông tin về môi trường từ đó lựa chọn sắp xếp, hướng dẫn

thực hiện các quyết định quản lý theo một phương án tối ưu nhằm

giúp các đối tượng quản lý vận động hướng tới thực hiện có hiệu quả

các nhiệm vụ của nhà trường.

d. Quản lý trường THPT

Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý trường học là thực hiện

đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa

trường học vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục

tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [17].

e. Quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo

viên

1.3. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI

NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.3.1. Sự cần thiết của việc bồi dƣỡng năng lực dạy học

cho giáo viên

Việc bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV có thể coi là quá trình cập

nhật hóa hoặc cũng cố kiến thức, các kỹ năng, kỹ xảo về lĩnh vực

khoa học GD nhằm nâng cao trình độ và năng lực giảng dạy của

ĐNGV đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục.

1.3.2. Mục tiêu bồi dƣỡng năng lực dạy học

Công tác bồi dưỡng NLDH cho ĐNGV không chỉ nhằm nâng

cao chất lượng giảng dạy của GV trong nhà trường, mà còn nhằm

nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, qua đó nâng cao

trình độ nghiệp vụ, lãnh đạo của CBQL đáp ứng yêu cầu chất lượng

GD-ĐT hiện nay.

1.3.3. Nội dung bồi dƣỡng

- Bồi dưỡng chính trị, nhận thức.

-Bồi dưỡng tri thức.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

9

1.3.4. Phƣơng pháp bồi dƣỡng

Có nhiều phương pháp bồi dưỡng như: mời chuyên gia ở

trường ĐHSP, GV có kinh nghiệm, uy tín thuyết trình nội dung cần

BD; tổ chức theo nhóm sinh hoạt chuyên môn theo từng chuyên đề,

nội dung…

1.3.5. Hình thức bồi dƣỡng

- Bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng chuẩn;

- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ do Bộ GD&ĐT;

- Bồi dưỡng theo quy định của Sở GD&ĐT;

- Bồi dưỡng ở trường do tổ chuyên môn tổ chức theo chỉ đạo

nhà trường, thông qua hội giảng, thao giảng, sinh hoạt tổ chuyên

môn, sinh hoạt chuyên đề...

- Tự bồi dưỡng của giáo viên là hình thức bồi dưỡng không

tập trung, qua đó mỗi GV có kế hoạch, thời gian, tự nghiên cứu, học

hỏi đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm trong công tác dạy học.

1.4. QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY

HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trƣởng trƣờng

trung học phổ thông đối với quản lý công tác bồi dƣỡng năng lực

dạy học cho giáo viên

a. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông

HT là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà

trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

b. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng năng lực

dạy học cho đội ngũ giáo viên

HT là người chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước nhân

dân về chất lượng giáo dục - dạy học (GDDH). HT là người xây

dựng mục tiêu đào tạo, xây dựng kế hoạch, chiến lược trung hạn và

ngắn hạn, đồng thời vạch ra những kế hoạch, nội dung, biện pháp bồi

10

dưỡng, phát triển đội ngũ.

1.4.2.Nội dung QL công tác bồi dƣỡng NLDH cho ĐNGV

a. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho ĐNGV về tầm quan

trọng của NLDH

b. QL việc thực hiện KH, chương trình, nội dung BD của

GV

c. QL việc đổi mới PPDH để nâng cao NLDH cho GV

d. QL HĐ của TCM trong việc nâng cao NLDH của GV

e. QL công tác BD GV và tự BD của GV về NLDH

g. QL hoạt động NCKH để nâng cao NLDH cho ĐNGV

h. Quản lý các điều kiện hỗ trợ GV trong bồi dưỡng NLDH

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG

NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ GIÁO

DỤC-ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283.42 km2

;

trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2

, các huyện

ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2

.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị trí trọng

yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao

thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng

11

không, cửa ngõ chính ra Biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây

Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông.

2.1.3. Về Giáo dục và Đào tạo

Những thành tích nổi bật

Những hạn chế

Định hướng phát triển giáo dục thành phố Đà Nẵng đến năm

2020

2.1.4. Tình hình phát triển giáo dục trung học phổ thông

thành phố Đà Nẵng

Về phát triển số lƣợng.

Quy mô phát triển trường học và học sinh (Bảng 2.1).

Quy mô phát triển giáo viên (Bảng 2.2)

Về chất lƣợng đào tạo cấp THPT

- Xếp loại Hạnh kiểm 3 năm học gần đây (Bảng 2.3)

- Xếp loại Học lực 3 năm học gần đây (Bảng 2.4)

- Kết quả tốt nghiệp THPT 3 năm học gần đây(Bảng 2.5)

2.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

* 20 phiếu thăm dò cán bộ quản lý (HT, PHT) ở 5 trường

THPT: THPT Phan Châu Trinh, Trường THPT Trần Phú, Trường

THPT Thái Phiên, Trường THPT Hòa Vang và Trường THPT Thanh

Khê.

* 180 phiếu thăm dò tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.

* 6 phiếu thăm dò từ chuyên viên Sở GD&ĐT.

2.3. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ CÔNG

TÁC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về công tác

bồi dƣỡng NLDH cho ĐNGV (Bảng 2.6)

12

*Ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng bồi dưỡng NLDH

(Bảng 2.7)

2.3.2. Thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên

một số trƣờng THPT thành phố Đà Nẵng (Bảng 2.8)

2.3.3. Thực trạng về nội dung, phƣơng pháp, hình thức

bồi dƣỡng, kiểm tra-đánh giá đối với công tác bồi dƣỡng NLDH

cho ĐNGV (Bảng 2.9)

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG TRONG

VIỆC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.4.1. Thực trạng QL nâng cao nhận thức cho ĐNGV

trong việc nâng cao NLDH (Bảng 2.10)

2.4.2. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý công

tác bồi dƣỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên (Bảng 2.11).

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLDH

cho GV thông qua tổ chuyên môn (Bảng2.12)

2.4.4. Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phƣơng

pháp dạy học của GV để nâng cao NLDH cho GV (Bảng 2.13).

2.4.5. Thực trạng quản lý việc tự học, tự bồi dƣỡng của

đội ngũ giáo viên về NLDH (Bảng 2.14).

2.4.6. Thực trạng quản lý việc nghiên cứu khoa học của

giáo viên để nâng cao NLDH (Bảng 2.15).

2.4.7. Thực trạng tổ chức các điều kiện hỗ trợ giúp

giáoviên nâng cao năng lực dạy học (Bảng 2.16).

2.4.8. Thực trạng việc xây dựng hệ thống thông tin và môi

trƣờng dạy học để nâng cao NLDH cho ĐNGV (Bảng 2.17).

13

2.5. NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG

QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC

CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG

2.5.1. Kết quả đạt đƣợc

2.5.2. Hạn chế, tồn tại

2.5.3. Nguyên nhân thực trạng

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Các trường đã tổ chức tốt công tác quản lý GV về số lượng,

cơ cấu, thường xuyên đánh giá được chất lượng ĐNGV, chế độ chính

sách cho GV tương đối ổn định. Tuy nhiên, ĐNGV chưa được bồi

dưỡng thường xuyên, các trường chưa có quy hoạch, chiến lược phát

triển đội ngũ chung cho cả thành phố nhằm nâng cao chất lượng

ĐNGV, công tác bồi dưỡng NLDH cho GV tuy đã được chú ý nhưng

còn mang tính hình thức chưa đi sâu vào thực chất, chưa chỉ rõ những

hạn chế về NLDH của từng cá nhân, qua đó quy hoạch và bồi dưỡng

NLDH theo đúng nhu cầu và nguyện vọng đã đăng ký.

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG

ĐỐI VỚI VIỆC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.1.1. Các biện pháp phải đáp ứng yêu cầu đối mới và

nâng cao chất lƣợng giáo dục ở trƣờng THPT

3.1.2. Các biện pháp phải phát huy tính tích cực, chủ

động của đội ngũ CBQL, GV

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!