Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng của Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG
BÙI VĂN PHÚ
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
Mã số : 62.34.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Trịnh Thị Thanh Thủy
2. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh
HÀ NỘI - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những tài
liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực. Các kết quả nghiên cứu do chính tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn của tập thể giáo viên hướng dẫn.
Tác giả
Bùi Văn Phú
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ...............................................................................................vii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.............................. 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG...........21
1.1 Một số khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường sản phẩm tiết kiệm
năng lượng ...................................................................................................... 21
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại sản phẩm tiết kiệm năng lượng ....... 21
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường sản phẩm tiết kiệm năng
lượng............................................................................................................ 29
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng
lượng............................................................................................................ 34
1.1.4 Vai trò của phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng.......... 39
1.2 Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm
năng lượng ...................................................................................................... 43
1.2.1. Nội dung phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng............ 43
1.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng
lượng............................................................................................................ 52
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng ...... 55
1.3.1.Thể chế, chính sách ............................................................................. 55
1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế ....................................................................... 57
1.3.3 Chính trị, văn hóa, xã hội..................................................................... 58
1.3.4 Khoa học công nghệ ............................................................................ 59
1.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam về phát triển
thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng.................................................... 60
iii
1.4.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển thị trường sản phẩm tiết
kiệm năng lượng........................................................................................... 60
1.4.2. Bài học cho Việt Nam về phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng
lượng............................................................................................................ 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................72
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM TIẾT
KIỆM NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2015..........................74
2.1. Thực trạng phát triển nguồn cung các sản phẩm tiết kiệm năng lượng ở Việt
Nam giai đoạn 2006-2015.....................................................................................................74
2.1.1. Thực trạng chính sách phát triển sản phẩm tiết kiệm năng lượng ........ 74
2.1.2. Thực trạng phát triển một số sản phẩm tiết kiệm năng lượng chủ yếu . 76
2.2. Thực trạng phát triển trung gian thị trường các sản phẩm tiết kiệm
năng lượng ở Việt Nam giai đoạn 2006-2015................................................. 83
2.2.1 Thực trạng chính sách thương mại sản phẩm tiết kiệm năng lượng ........ 83
2.2.2 Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm tiết kiệm năng lượng.......... 86
2.3 Thực trạng phát triển tiêu dùng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng ở
Việt Nam giai đoạn 2006-2015 ....................................................................... 97
2.3.1. Chính sách phát triển tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm năng lượng.......... 97
2.3.2 Thực trạng về khách hàng sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng...100
2.4. Đánh giá chung về thực trạng thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng
nước ta giai đoạn 2006-2015..........................................................................106
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được............................................................ 106
2.4.2 Những hạn chế, yếu kém.................................................................... 113
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế......................................................................... 118
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................................121
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ
TẦM NHÌN 2030.................................................................................................................122
3.1. Xu hướng phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng .........122
3.1.1 Xu hướng phát triển thị trường sản phẩm TKNL trên thế giới............ 122
iv
3.1.2 Xu hướng phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng ở Việt
Nam ........................................................................................................... 125
3.2. Quan điểm và định hướng phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm
năng lượng của Việt Nam..............................................................................127
3.2.1. Quan điểm phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng ....... 127
3.2.2 Định hướng phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng ...... 130
3.3. Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng của Việt
Nam ................................................................................................................133
3.3.1. Giải pháp phát triển nguồn cung các sản phẩm tiết kiệm năng lượng 133
3.3.2. Giải pháp phát triển trung gian thị trường sản phẩm tiết kiệm năng
lượng.......................................................................................................... 141
3.3.3 Giải pháp phát triển tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm năng lượng........... 147
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................................152
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
* Tiếng việt
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BVMT Bảo vệ môi trường
Bộ KHCN Bộ khoa học và công nghệ
DN Doanh nghiệp
HTPP Hệ thống phân phối
HTPPHH Hệ thống phân phối hàng hóa
MTQG Mục tiêu quốc gia
TG Trung gian
TK NL&HQ Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả
TTTM Trung tâm thương mại
TKNL Tiết kiệm năng lượng
TT SP TKNL Thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
SP TKNL Sản phẩm tiết kiệm năng lượng
* Tiếng Anh
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
AD Aggregate demand Tổng Cầu
AS Aggregate supply Tổng Cung
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
B2C Business - To – Customer Doanh nghiệp tới khách hàng
COP Conference of parties Hội nghị giữa các bên
EE Energy Efficiency Hiệu suất năng lượng
ESCO Energy Service Company Công ty dịch vụ năng lượng
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
vi
GEF Global Environment Facility Quỹ môi trường toàn cầu
MUTRAP Multiple Trade Asistant
Projects
Dự án hỗ trợ chính sách
thương mại đa biên
MEPS Minimum Energy Performance
Standard
Tiêu chuẩn hiệu suất năng
lượng tối thiểu
IEA International Energy Agency Cơ quan Năng lượng Quốc tế
IGPN The International Green
Purchasing Network
Kênh mua hàng xanh quốc tế
OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
UNFCCC United Nations Framework
Convention on Climate Change
Công ước khung của Liên Hiệp
Quốc về Biến đổi Khí hậu
TWh Terawatt-hour
TOE Ton of Oil Equivalent Hệ số chuyển đổi năng lượng
VNGPN VietNam Green Purchasing
Network
Kênh mua hàng xanh Việt
Nam
VPC Vietnam Productivity Centre Trung tâm Năng suất Việt
Nam
JFEG Japan Fund for Global
Environment
Quỹ Môi trường toàn cầu Nhật
Bản
vii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 1.1 Phân loại sản phẩm và thiết bị tiết kiệm năng lượng.................................25
Bảng 1.2 Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của các chủ thể trong phát triển thị
trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng ...............................................................38
Bảng 2.1. Tỷ trọng một số sản phẩm tiết kiệm năng lượng chủ yếu ........................78
Bảng 2.2. Thực trạng nhập khẩu các sản phẩm tiết kiệm năng lượng chủ yếu.........79
Bảng 2.3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp thương mại của nước ta...................87
Bảng 2.4. Số lượng siêu thị ở Việt Nam ...................................................................91
Bảng 2.5. Số lượng trung tâm thương mại ở Việt Nam............................................92
Bảng 2.6: Thực trạng bán lẻ các sản phẩm TKNL trên thị trường trong nước.........95
Bảng 2.7. Tỷ trọng bán lẻ một số sản phẩm tiết kiệm năng lượng chủ yếu..............96
Bảng 2.8 Thực trạng nhận thức của các đối tượng khách hàng về sản phẩm tiết kiệm
năng lượng ...............................................................................................................101
Bảng 2.9. So sánh thực trạng tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm năng lượng với một số sản
phẩm khác ................................................................................................................105
Hình 1.1. Nhãn năng lượng một số nước trên thế giới .............................................28
Hình 1.2. Nhãn năng lượng Việt Nam ......................................................................28
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Năng lượng là yếu tố có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia, là dòng máu nuôi sống nền kinh tế. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng
năng lượng cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với con người và môi trường
dẫn đến biến đổi khí hậu, nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu… Đây là một trong
những vấn đề mang tính nổi cộm trên phạm vi thế giới cũng như đối với mỗi một
quốc gia.
Để giải quyết vấn đề nói trên, Hội nghị lần thứ 21 của Liên hợp quốc (COP
21) ngày 12-12-2015, tại Pa-ri nước Pháp đã thông qua Công ước khung về biến đổi
khí hậu. Đây là một bước đột phá quan trọng trong nhằm giảm lượng khí thải gây ô
nhiễm và hiệu ứng nhà kính nhằm hạn chế gia tăng nhiệt độ của trái đất. Một trong
những biện pháp đã được hội nghị thông qua với sự nhất trí cao của các nước thành
viên là tăng cường việc thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Một trong những giải pháp để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững là sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó việc tăng cường sử dụng các sản
phẩm tiết kiệm năng lượng đóng vai trò quan trọng. Bởi vì, sản phẩm tiết kiệm năng
lượng (TKNL) là những sản phẩm trong quá trình sử dụng tiêu hao ít năng lượng
hoặc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Việc tăng cường sử dụng các sản phẩm
TKNL sẽ góp phần giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn, ô nhiễm môi trường trong
quá trình sử dụng. Ngoài ra, các sản phẩm TKNL còn góp phần giảm thiểu biến đổi
khí hậu và nhất là nhằm bảo đảm an ninh năng lượng. Do những đặc tính ưu việt
nêu trên nên cùng với các sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện với môi trường, các
sản phẩm TKNL đang được các nước trên thế giới khuyến khích phát triển sản xuất
và tiêu dùng.
Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng trong các năm
qua ở mức khá cao và còn tiếp tục duy trì trong nhiều năm nữa, theo dự tính, giai
đoạn 2014 - 2030 nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng với tốc độ bình quân
5,9%/năm [5]. Do đó, tiết kiệm năng lượng là một chủ trương lớn được Đảng và
2
Nhà nước hết sức quan tâm, nhiều chính sách tiết kiệm năng lượng đã được ban
hành và bước đầu đưa lại kết quả nhất định. Sau một thời gian triển khai Chương
trình Mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng trong giai đoạn 2011 – 2015, mức
năng lượng tiết kiệm ở Việt Nam đạt gần 6% tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia
[62], đây là con số rất có ý nghĩa, bởi nếu không có tiết kiệm này phải xây dựng
thêm những nhà máy điện mới có thể bù đắp được lượng điện thiếu hụt, thị trường
sản phẩm tiết kiệm năng lượng đã có bước phát triển nhanh. Công tác quản lý nhà
nước đối với các sản phẩm TKNL ngày càng được chú trọng. Đã xây dựng các tiêu
chuẩn quy định về chất lượng sản phẩm, quy chuẩn và tiêu chuẩn về hiệu suất năng
lượng, những chuẩn mực cho từng sản phẩm. Đặc biệt là bước đầu đã tạo hành lang
pháp lý để quản lý thị trường các sản phẩm TKNL. Cấm nhập khẩu và lưu thông
trên thị trường trong nước các sản phẩm có mức độ tiêu hao năng lượng cao.
Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiêp sản xuất và lưu thông các sản phẩm có
mức tiêu hao năng lượng thấp. Công tác phát triển thị trường nhằm tiêu thụ các sản
phẩm xanh nói chung và sản phẩm TKNL đã từng bước được chú trọng. Hoạt động
truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng đã được đẩy mạnh…
Trên thị trường trong nước, các sản phẩm tiết kiệm năng lượng ngày càng nhiều,
nhận thức của người tiêu dùng ngày càng nâng cao và đã ưu tiên mua sắm các sản
phẩm TKNL.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, theo cơ quan năng lượng quốc tế
(IEA), để tạo nên 1 USD tổng sản phẩm quốc nội GDP Việt Nam tiêu tốn 1,02 kWh
điện (hoặc 0,463 kg TOE), gần gấp hai lần Hàn Quốc, gấp ba lần rưỡi Pháp, gấp ba
lần Hoa Kỳ [31, 62] và Việt Nam là một trong số ít quốc gia có cường độ tiêu thụ
năng lượng gia tăng, việc cung ứng và tiêu dùng sản phẩm TKNL vẫn còn nhiều bất
cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển bền vững, các sản phẩm
TKNL chưa được thương mại hóa một cách rộng rãi. Trong sản xuất, mức tiêu thụ
năng lượng trong một đơn vị sản phẩm còn cao, trong tiêu dùng, nhiều khách hàng
vẫn chưa am hiểu về lợi ích của các sản phẩm TKNL.
3
Chính sách đã ban hành còn nặng về khâu sản xuất, còn xem nhẹ công tác phát
triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các biện pháp nhằm
khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường các sản phẩm TKNL
chưa thực sự mang lại kết quả mong muốn, công tác quản lý thị trường còn lỏng
lẻo, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn chặn và giảm thiểu việc tiêu thụ hàng
nhái và hàng giả.
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
TKNL, chưa mạnh dạn đầu tư áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nhằm cung
ứng cho thị trường các các sản phẩm TKNL với chất lượng và giá cả hợp lý. Hệ
thống phân phối các sản phẩm tiết kiệm năng lượng còn hạn chế, các cơ sở kinh
doanh lớn còn chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn; mức độ chuyên môn hoá còn
thấp. Chưa hình thành được các kênh phân phối riêng đối với các sản phẩm TKNL,
các cơ sở bán lẻ vẫn còn lẫn lộn các sản phẩm TKNL với các sản phẩm khác, chưa
thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm các sản phẩm TKNL.
Việc thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững
còn dàn trải, nặng về hình thức, thiếu các nội dung thiết thực. Công tác quảng bá
sản phẩm của doanh nghiệp trong một số trường hợp còn thái quá, công bố của
doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm nhiều khi còn khác xa so với thực tế, gây
phản cảm, làm mất niềm tin của người tiêu dùng.
Để phát huy vai trò của thị trường trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng
các sản phẩm TKNL nhằm góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng
xanh và phát triển bền vững, cần nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, nghiên cứu kinh
nghiệm của các nước; phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng và chỉ ra các nguyên
nhân hạn chế sự phát triển của thị trường các sản phẩm TKNL nước ta thời gian
qua; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường các sản phẩm
năng lượng nước ta trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ năng
lượng, giảm thiểu mức độ biến đổi khí hậu và sự nóng lên của trái đất, tiến tới việc
thực hiện các mục tiêu của tăng trưởng xanh và phát phát triển bền vững đã đề ra.
4
Xuất phát từ những lý do trên đây, NCS chọn đề tài “Phát triển thị trường sản
phẩm tiết kiệm năng lượng của Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình là có ý nghĩa
về cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn nhằm góp phần bổ sung lý luận, đề xuất
các giải pháp hiệu quả cho tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam và quan trọng hơn là
nâng cao trình độ nghiên cứu đạt trình độ tiến sỹ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất quan điểm, định hướng và giải
pháp nhằm phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng ở nước ta đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) về phát triển thị trường sản
phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước nhằm rút ra bài học về phát triển
thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng
lượng của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 (tập trung giai đoạn 2011-2015).
- Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển thị trường sản phẩm
tiết kiệm năng lượng của Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng của Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian:
Luận án nghiên cứu thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng trên địa bàn
cả nước.
+ Về thời gian:
5
Nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng của
Việt Nam giai đoạn 2006- 2015, định hướng và giải pháp phát triển thị trường sản
phẩm tiết kiệm năng lượng của Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030;
+ Về nội dung:
Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng các yếu tố liên quan đến phát
triển thị trường là:
(1). Nguồn cung của thị trường hay các sản phẩm TKNL được gọi tắt là
nguồn cung của thị trường, nguồn cung này bao gồm các sản phẩm TKNL được sản
xuất trong nước và nhập khẩu.
Năng lượng được tiêu thụ bởi các sản phẩm TKNL có thể dưới dạng điện
năng, nhiệt năng hoặc các loại năng lượng khác. Theo tính chất sử dụng, nguồn
cung các sản phẩm tiêu thụ năng lượng bao gồm: các sản phẩm, thiết bị tiêu dùng
cho sản xuất và các sản phẩm, thiết bị tiêu dùng cho sinh hoạt, hay tiêu dùng cuối
cùng… Do diện các sản phẩm nghiên cứu là khá lớn, nên luận án tập trung nghiên
cứu nhóm các sản phẩm, thiết bị tiêu thụ năng lượng điện phục vụ cho tiêu dùng
cuối cùng như: các thiết bị làm mát, làm lạnh, đun nấu, chiếu sáng, nghe nhìn, thiết
bị văn phòng… Các phương tiện, thiết bị này chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng trong
các văn phòng công sở, các cơ sở kinh doanh dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, khu vui
chơi giải trí…) và các hộ gia đình..
(2). Trung gian thị trường là tổng hợp toàn bộ các yếu tố nhằm kết nối sản
xuất với tiêu dùng bao gồm: Thể chế, chính sách, hạ tầng vật chất kỷ thuật, lực
lượng thương nhân và một số yếu tố khác… tạo thành môi trường thương mại để
kết nối sản xuất với tiêu dùng.
(3) Người tiêu dùng các sản phẩm TKNL bao gồm: Các văn phòng công sở,
các cơ sở của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi
giải trí…) và các hộ gia đình.
Trên cơ sở phân tích làm rõ thực trạng các yếu tố cấu thành thị trường, luận án
tiến hành đánh giá chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của các chủ thể là nhà nước,
các hiệp hội, các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc phát triển thị trường
6
để làm cơ sở cho việc đề xuất quan điểm định hướng và giải pháp phát triển thị
trường trong thời gian tới.
4. Phương thức tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Theo hướng tiếp cận chung nhất, phát triển thị trường thường được hiểu là một
quá trình tác động của các chủ thể vào các yếu tố liên quan đến thị trường (Nguồn
cung, trung gian, người tiêu dùng) theo hướng tiến bộ.
Trong nghiên cứu này, luận án tiếp cận theo hướng thị trường sản phẩm, nghĩa
là để phát triển thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng cần phát triển các yếu
tố tạo nên thị trường như phát triển nguồn cung sản phẩm, phát triển sức mua của
thị trường và phát triển các trung gian thị trường như cơ sở hạ tầng, vật chất kỷ
thuật và môi trường, thể chế- chính sách. Phát triển thị trường nói chung và thị
trường các sản phẩm TKNL nói riêng là nhiệm vụ của nhà nước, doanh nghiệp và
của người tiêu dùng mà tổ chức đại diện là hiệp hội người tiêu dùng. Sự tác động
của các chủ thể cụ thể vào các thành phần thị trường cụ thể sẽ hướng tới các mục
tiêu phát triển cụ thể như: Phát triển nguồn cung các SPTKNL; tạo môi trường
thương mại thuận lợi cho các SPTKNL và Phát triển nhu cầu tiêu dùng các
SPTKNL. Tất cả các mục tiêu này đều hướng tới mục tiêu chung là Tăng trưởng
xanh và phát triển bền vững. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án được
biểu diễn qua sơ đồ sau: