Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Lưu Hồng Hạnh
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
901

Phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Lưu Hồng Hạnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LƯU HỒNG HẠNH

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH QUỐC TRUNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014

TÓM TẮT

Nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp nói chung

phải không ngừng đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, phải có tầm nhìn chiến lược

tốt, phải có năng lực điều hành sản xuất kinh doanh để phù hợp với thị trường và để

cạnh tranh với các doanh nghiệp mới nổi. Như một quy luật bất biến “Không đổi mới,

ắt sẽ bị đào thải”, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro cao, sẽ nảy sinh

nhiều doanh nghiệp bán các khoản nợ và tài sản “nguồn cung” sẽ rất nhiều và đa dạng.

Do đó, “phát triển thị trường mua bán nợ” là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển

kinh tế thị trường trên thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế.

Nợ trong nền kinh tế là một phạm trù rộng về các loại nợ về nợ vay tín dụng, nợ bảo

lãnh, nợ bao thanh toán, nợ tốt, nợ xấu. Trong giới hạn khả năng nghiên cứu, tác giả chỉ

xin đi sâu vào một phần nhỏ của việc mua bán nợ, cụ thể ở đây sẽ đi sâu vào thực trạng và

nhu cầu gia tăng việc mua bán các khoản nợ xấu và nợ tồn đọng của doanh nghiệp, để từ

đó cho thấy sự phát triển của thị trường mua bán nợ ngay từ bây giờ là rất cần thiết.

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, mua bán nợ chính là một trong những

biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát

triển. Khi xử lý được nợ sẽ ổn định tài chính trong nước và nâng cao sức mạnh cho các

định chế tài chính.

Tuy nhiên, hiện nay, các cơ chế, chính sách cho thị trường mua bán nợ ở Việt

Nam cũng chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu về thị trường mua bán nợ ở Việt

Nam hiện nay và đưa ra các kiến nghị và giải pháp để phát triển thị trường này là vô

cùng cần thiết, nhằm giải quyết cơ bản vấn đề nợ tại Việt Nam nói chung và nợ xấu, nợ

tồn đọng nói riêng.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Lưu Hồng Hạnh

Sinh ngày: 26 tháng 01 năm 1988, tại TP.HCM

Quê quán: TP.HCM

Là học viên cao học khóa: XIII của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

Mã số học viên:

Cam đoan đề tài: “Phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam”

Chuyên ngành: Tài chính, ngân hàng

Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Quốc Trung

Luận văn được thực hiện tại: Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường

đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên

cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các

nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong

luận văn.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

TP.HCM, ngày tháng năm 2014

Ký tên

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TPHCM

Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp

đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Quốc

Trung đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.

Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại

cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua.

Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại

học, Đại học Ngân hàng TPHCM, Thầy cô chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho tôi trong

quá trình học tập.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và những người đã luôn

bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của

mình.

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ.............................1

1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ ............................................1

1.1.1 Khái niệm mua bán nợ .......................................................................................1

1.1.2 Sự ra đời của hoạt động mua bán nợ ................................................................2

1.1.3 Các phương thức mua bán nợ ...........................................................................3

1.1.4 Nguyên tắc mua bán nợ......................................................................................4

1.1.5 Các bước trong một quá trình thực hiện mua bán nợ.....................................4

1.1.6 Lợi ích của hoạt động mua bán nợ đối với hệ thống tài chính .......................7

1.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ ...........................................9

1.2.1 Khái niệm thị trường mua bán nợ.....................................................................9

1.2.2 Cơ sở để hình thành thị trường mua bán nợ....................................................9

1.2.3 Các chủ thể tham gia vào thị trường mua bán nợ .........................................10

1.2.3.1 Các công ty có nhu cầu xử lý nợ ...................................................................10

1.2.3.2 Các công ty có nhu cầu chuyển nhượng nợ...................................................11

1.2.3.3 Các định chế tài chính trung gian .................................................................14

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thị trường mua bán nợ ..............15

1.2.5 Sự cần thiết phải phát triển thị trường mua bán nợ .....................................17

1.3 KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ

TRÊN THẾ GIỚI................................................................................................19

1.3.1 Kinh nghiệm từ Mỹ...........................................................................................19

1.3.2 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc ...............................................................................20

1.3.3 Kinh nghiệm từ Malaysia .................................................................................21

1.3.4 Kinh nghiệm từ Australia.................................................................................22

1.3.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................23

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM.27

2.1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA

BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM..................................................................................27

2.2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM ...............35

2.2.1 Môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam..........35

2.2.2 Nhu cầu bán nợ ngày càng gia tăng ................................................................38

2.2.3 Quá trình mua nợ bắt đầu tăng .......................................................................46

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ

TẠI VIỆT NAM..................................................................................................54

2.3.1 Những mặt đạt được .........................................................................................54

2.3.2 Những mặt còn hạn chế ....................................................................................58

2.3.2.1 Hạn chế về mặt pháp lý .................................................................................58

2.3.2.2 Hàng hóa chưa đa dạng ................................................................................61

2.3.2.3 Người mua và người bán chưa gặp nhau......................................................62

2.3.2.4 Thiếu sự tư vấn của các định chế tài chính trung gian .................................62

2.3.3 Nguyên nhân gây ra những hạn chế đối với sự phát triển của thị trường

mua bán nợ tại Việt Nam .................................................................................64

2.3.3.1 Tình hình kinh tế Việt Nam còn bất ổn..........................................................64

2.3.3.2 Các chính sách của Nhà nước chưa chặt chẽ ...............................................66

2.3.3.3 Sự giám sát của Nhà nước còn lỏng lẻo........................................................67

2.3.3.4 Số lượng chủ thể tham gia thị trường còn quá ít...........................................68

2.3.3.5 Thiếu sự am hiểu thị trường của các chủ thể tham gia....................................... 69

2.3.3.6 Thông tin kém minh bạch...................................................................................... 70

2.3.3.7 Vốn ít ...................................................................................................................... 71

2.3.3.8 Nguồn nhân lực còn hạn chế ................................................................................ 71

2.3.4 Ý kiến của một số chuyên gia về sự phát triển của thị trường mua bán nợ

Việt Nam ............................................................................................................72

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................74

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI

VIỆT NAM ...................................................................................................................75

3.1 DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI

VIỆT NAM ..........................................................................................................75

3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI VN ......... 79

3.2.1 Nâng cao sự hiểu biết của các chủ thể tham gia................................................ 79

3.2.2 Gia tăng số lượng chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ........................... 80

3.2.3 Tăng tiềm lực về vốn cho các hoạt động mua nợ ...........................................83

3.2.4 Thêm các giải pháp xử lý nợ xấu sau khi mua về ..........................................85

3.2.5 Phát triển nguồn nhân lực cho thị trường mua bán nợ.................................86

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VÀ CHÍNH PHỦ...................................88

3.3.1 Ổn định tình hình kinh tế .................................................................................88

3.3.1.1 Ổn định tình hình kinh tế và cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia...................88

3.3.1.2 Ổn định và lành mạnh hóa thị trường chứng khoán .....................................90

3.3.2 Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho thị trường mua bán nợ.............91

3.3.2.1 Xây dựng bộ luật riêng cho hoạt động mua bán, xử lý nợ ............................91

3.3.2.2 Quy định pháp lý đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các công ty mua

bán nợ ............................................................................................................92

3.3.2.3 Quy định trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn trong các giao dịch

mua bán nợ ....................................................................................................93

3.3.2.4 Xây dựng hệ thống xác định giá bán nợ........................................................94

3.3.2.5 Quy định điều chỉnh về vấn đề kế toán..........................................................94

3.3.2.6 Xây dựng chính sách ưu đãi thuế ..................................................................95

3.3.2.7 Ban hành văn bản quy định hoạt động mua bán nợ có sự tham gia của yếu tố

nước ngoài.....................................................................................................96

3.3.3 Phát triển kênh kiểm soát thông tin và tính minh bạch của thông tin.........97

3.3.4 Nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát........................................................99

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................102

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AMC : Công ty xử lý nợ

CTCK : Công ty chứng khoán

CTCP : Công ty cổ phần

DATC : Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam

DN : Doanh nghiệp

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

FED : Cục Dự trữ liên bang Mỹ

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

NĐT : Nhà đầu tư

NH : Ngân hàng

NHTM : Ngân hàng thương mại

TCT : Tổng công ty

TCTD : Tổ chức tín dụng

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TTCK : Thị trường chứng khoán

UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà nước

USD : Đô la Mỹ

VND : Việt Nam đồng

VAMC : Vietnam Asset Management Company: Công ty quản lý tài

sản của các tổ chức tín dụng

VN : Việt Nam

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

WB : World Bank: Ngân hàng thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ Nội dung Trang

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tăng trưởng nợ xấu ảnh hưởng GDP

(2007 và 2013)

40

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng

(2008 – 2013)

42

Biểu đồ 2.3

Biểu đồ tổng dư nợ tín dụng và nợ xấu của 4 ngân hàng

Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank tính đến

hết năm 2012

43

Biểu đồ 2.4 Nợ xấu của một số tổ chức tín dụng

(2012 và tháng 9/2013)

44

Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ nợ xấu của 10 ngân hàng qua các thời điểm năm

2013

45

Biểu đồ 2.6 Quy mô vốn của một số công ty mua bán nợ trực thuộc

NHTM (2013)

47

Biểu đồ 2.7 Biểu đồ thể hiện vốn của AMC thuộc các ngân hàng lớn

(2013)

48

Biểu đồ 3.1

Khảo sát sự hấp dẫn đầu tư tại Việt Nam

(2009)

78

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tổng quan nghiên cứu

Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động không thể tránh khỏi những rủi ro

tiềm tàng xảy ra đối với mình, việc kinh doanh không thuận lợi sẽ dẫn tới nợ lần không

trả đúng hạn, hoặc mất khả năng trả nợ sẽ đi tới phá sản. Để giảm thiểu tối đa thiệt hại,

các công ty tìm đến dịch vụ xử lý nợ với hi vọng giải quyết tình trạng theo một hướng

tốt nhất. Khó khăn nào cũng sẽ có hướng giải quyết. Trong bối cảnh đó, thị trường mua

bán nợ trở thành vị cứu tinh khi nó có thể giải quyết được tình trạng bế tắc về nợ nần,

giúp công ty chủ nợ thu hồi vốn để hoạt động. Thường thì trước những khoản nợ xấu

khó có khả năng thu hồi được vốn, đa số thường nghĩ rằng sẽ bị mất trắng khoản tiền

này, may ra thì cũng chỉ thu hồi được một chút nhưng không đáng kể. Vậy nhưng

những khoản nợ đó lại đang trở thành nguyên do chính cho sự cần thiết phải “Phát triển

thị trường mua bán nợ”.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày càng đa dạng và phong phú sẽ tạo ra

một khối lượng lớn nhu cầu xử lý nợ, nó sẽ vừa là động lực vừa là mục đích hướng tới

của thị trường mua bán nợ tồn tại và phát triển.

2. Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt khi Việt Nam là thành

viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh. Trong

bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập vào nền

kinh tế của khu vực và thế giới. Nợ xấu là một trong những vấn đề thường trực luôn đe

dọa sự tồn tại và phát triển ổn định của hệ thống tài chính ở các quốc gia. Đặc biệt

trong các cuộc khủng hoảng hay thời kỳ tái cấu trúc hệ thống tài chính, nợ xấu lại được

bàn đến như một trong những vấn đề cốt lõi nhất cần giải quyết. Nhưng đến nay, con

số nợ xấu chính xác là bao nhiêu vẫn là một ẩn số. Đây thực sự là một trong những khó

khăn lớn để giải quyết vấn đề nợ xấu.

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, mua bán nợ chính là một trong những

biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng. Khi xử lý được nợ xấu sẽ ổn định tài

chính trong nước và nâng cao sức mạnh cho các định chế tài chính. Do vậy, “phát triển

thị trường mua bán nợ” là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thị trường

trên thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực tế cho thấy, thị trường này phát triển, góp phần tạo thêm kênh giải quyết nợ xấu

và nợ tồn đọng trong nền kinh tế, từ đó sẽ giúp cho tình hình tài chính trong các doanh

nghiệp và cả các ngân hàng thương mại được lành mạnh, minh bạch, giảm rủi ro trong

hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, hiện nay, các cơ chế, chính sách cho thị trường mua bán nợ ở Việt

Nam cũng chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu về thị trường mua bán nợ ở Việt

Nam hiện nay và đưa ra các kiến nghị và giải pháp để phát triển thị trường này là vô

cùng cần thiết, nhằm giải quyết cơ bản vấn đề nợ tại Việt Nam nói chung và nợ xấu, nợ

tồn đọng nói riêng.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề sau đây:

 Thứ nhất: Làm rõ các khái niệm học thuật liên quan đến vấn đề mua bán nợ,

sự ra đời, các phương thức, nguyên tắc và các bước trong một quá trình thực

hiện mua bán nợ. Làm rõ các khái niệm liên quan đến vấn đề thị trường mua

bán nợ, cơ sở hình thành, các chủ thể, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!