Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long và tác động của nó đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay
PREMIUM
Số trang
164
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
898

Phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long và tác động của nó đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

5

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ



TRẦN THÀNH

Phát triển nông nghiệp

đồng bằng sông Cửu Long và tác động

của nó đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh

(thành phố) trên địa bàn quân khu 9 hiện nay

Chuyên ngành : Kinh tế chính trị

Mã số : 62 31 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS, TS Phạm Đức Nhuấn

2. PGS, TS Trần Trung Tín

HÀ NỘI - 2010

6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sản xuất nông nghiệp, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân và

diện mạo nông thôn nước ta đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận

xã hội, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện

nhiệm vụ KT - XH ở các cấp, các ngành cả Trung ương và địa phương; nhất là

khi nước ta đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bởi vì,

phát triển nông nghiệp không chỉ bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho

toàn xã hội; bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, là

một trong những mũi nhọn tạo ra nguồn hàng xuất khẩu đa dạng có khả năng

cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời kỳ hội nhập; thu hút nhiều việc làm

mới, tạo tiền đề vững chắc để đẩy mạnh phân công lao động theo ngành và lãnh

thổ…, mà còn là cơ sở và lực lượng để phát triển KT - XH bền vững, ổn định

chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân

tộc và bảo vệ môi trường sinh thái [21, tr.124]. Đúng như quan điểm của Đảng ta

luôn nhấn mạnh: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông

dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng” [20, tr.191].

ĐBSCL là mảnh đất ngàn đời “sống chung với lũ”, nhưng mảnh đất này

được biết đến không chỉ là vựa lúa của Miền Nam, mà còn là vùng trọng điểm

lúa số một của cả nước, có nguồn thuỷ sản dồi dào nhất hiện nay. Nơi đây có

nhiều sông ngòi, kênh rạch, đất đai màu mỡ, cây trái tươi tốt, nước ngọt bốn

mùa, lắm cá, nhiều tôm, làm ra “hạt lúa, củ khoai” rất thuận lợi so với cả nước.

Hàng năm sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thuỷ sản, cung

cấp 90% sản lượng gạo cho xuất khẩu. Sự phát triển nông nghiệp ĐBSCL nhất

định sẽ là một vùng đất “đi trước, về trước”, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát

triển KT - XH của các vùng khác và của đất nước. Vùng kinh tế đặc thù này, một

mặt có ý nghĩa chiến lược về kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực cho cả

nước, mặt khác còn có ý nghĩa QP - AN đặc biệt. Trong quá khứ và hiện tại, ĐBSCL

có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, vùng biên giới trên bộ giáp Vương

7

quốc Campuchia và vùng biển rộng giáp hầu hết các nước ASEAN, có vị trí chiến lược

rất quan trọng cả về kinh tế - quốc phòng trong chiến lược phòng thủ chung của đất

nước - là tuyến đầu do lực lượng vũ trang QK9 đảm nhiệm, cả trên biên giới đất liền và

biên giới biển cực Nam của Tổ quốc.

Thấy rõ vị trí và tiềm năng to lớn của ĐBSCL, trong những năm gần đây,

Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo và hỗ trợ trên nhiều

mặt nhằm đẩy nhanh nhịp độ phát triển ở vùng này như tiến hành quy hoạch

tổng thể, đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông, chinh phục vùng

Đồng Tháp Mười, khai thác tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, cải tạo chua

phèn vùng ngập mặn…Nhờ vậy, kinh tế của vùng đã có bước phát triển mạnh

mẽ, bộ mặt KT - XH ở nhiều địa phương đã có những thay đổi, đời sống nhân

dân được nâng lên rõ rệt, thế trận phòng thủ không ngừng được củng cố.

Tuy vậy, so với tiềm năng vốn có mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng

này thì nông nghiệp tuy có phát triển, nhưng không đều, phân hoá giàu nghèo

ngày càng sâu sắc, một số địa phương nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào

dân tộc, vùng kháng chiến cũ phát triển chậm, còn nhiều hộ nghèo; giá cả hàng

hoá nông phẩm không ổn định, ảnh hưởng đến đời sống nông dân, thực tiễn đang

vấp phải hiện trạng “nông nghiệp đi lên, nông dân đi xuống”, tác động tiêu cực đến

quân sự, QP - AN. Đặc biệt trong điều kiện mới, phát triển nông nghiệp ĐBSCL

đang đặt ra những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới củng cố KVPT trên địa bàn Quân

khu như: tổ chức xây dựng lực lượng, triển khai thế trận, huy động sức dân…. Chưa

có phương thức kết hợp chặt chẽ giữa qui hoạch phát triển KT - XH với QP - AN,

nhận thức nội dung, biện pháp củng cố KVPT chưa đầy đủ, chưa thật sự cơ bản và

đồng bộ [16, tr.7], đòi hỏi phải xử lý một cách khoa học thì mới đáp ứng yêu cầu

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Trong khi đó việc đánh giá, quản

lý, khai thác mọi tiềm năng trong phát triển nông nghiệp và mối tương tác của nó

đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9 hiện nay chưa thích ứng với

xu thế hội nhập, vẫn chưa thể hiện đầy đủ tầm chiến lược, chưa mang tính đột phá,

nhiều vấn đề chưa có lời giải đáp thoả đáng. Vì vậy, tiếp cận ở góc độ chuyên

8

ngành kinh tế chính trị, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp đồng bằng

sông Cửu Long và tác động của nó đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành

phố) trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay” làm luận án tiến sỹ.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích:

Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của phát triển nông

nghiệp ĐBSCL và tác động của nó đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa

bàn QK9. Trên cơ sở đó, xem xét những tác động của phát triển nông nghiệp

ĐBSCL, đề xuất những định hướng và giải pháp khả thi để phát huy tác động

tích cực của phát triển nông nghiệp ĐBSCL đối với củng cố KVPT tỉnh (thành

phố) trên địa bàn QK9 hiện nay.

* Nhiệm vụ:

Thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:

- Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp

ĐBSCL và tác động của nó đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ĐBSCL và tác

động của nó đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9.

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích

cực của phát triển nông nghiệp ĐBSCL đối với củng cố KVPT tỉnh (thành phố)

trên địa bàn QK9 hiện nay.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển nông nghiệp ĐBSCL (chủ yếu là lương thực

và thuỷ sản) và tác động của nó đến củng cố KVPTtỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9.

* Phạm vi nghiên cứu: Khu vực 12 tỉnh, thành phố ĐBSCL: Cần Thơ,

Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang,

Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau (không kể tỉnh Long An thuộc địa bàn

Quân khu 7). Tập trung nghiên cứu sự tác động của phát triển nông nghiệp đến

củng cố KVPT trên địa bàn, nhất là sự tác động đó trên tuyến vành đai biên giới

Tây Nam (kể cả vành đai biên giới biển có liên quan).

9

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp luận nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp nghiên cứu

của kinh tế chính trị Mác - Lênin, kinh tế học quân sự Mác - Lênin, cùng các

phương pháp phân tích, so sánh, thống kê…để làm sáng tỏ cả về mặt định tính

và định lượng những nội dung đề tài đề cập tới.

Mặt khác, đề tài bám sát các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; các

Nghị quyết của Đảng bộ 12 tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL và các Nghị quyết của

Đảng uỷ QK9. Đồng thời tác giả tham khảo các đề tài có liên quan của các nhà

khoa học trong và ngoài nước trên tinh thần vận dụng, kế thừa có chọn lọc.

5. Những đóng góp mới

- Làm rõ tính đặc thù của phát triển nông nghiệp ĐBSCL và vấn đề củng

cố KVPT trên địa bàn QK9 so với các vùng khác trong cả nước.

- Làm rõ sự tác động của phát triển nông nghiệp ĐBSCL (nhất là phát

triển nông nghiệp vành đai biên giới) đến củng cố KVPT trên địa bàn QK9 là

yêu cầu khách quan và chỉ ra nội dung tác động đó.

- Đề xuất những giải pháp thiết thực để phát huy tác động tích cực của

phát triển nông nghiệp ĐBSCL đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn

QK9 hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn

Đề tài được thực hiện sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn

cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát

triển nông nghiệp ĐBSCL nói riêng, có tính đến sự tác động của nó đến củng cố

KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9 trong giai đoạn hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và giảng dạy

môn kinh tế chính trị, kinh tế quân sự ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, luận án gồm 3 chương, (8 tiết), kết luận, danh mục

công trình đã được công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài

liệu tham khảo và phụ lục.

10

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Những nghiên cứu về nông nghiệp ở một số nƣớc có liên quan đến

đề tài

Trên thế giới, đã có nhiều tài liệu, công trình khoa học nghiên cứu luận

giải nhiều bài học quý khi đề cập đến kinh tế nông nghiệp, nông thôn và những

tác động cả tích cực và tiêu cực của nó đến nhiều vấn đề lớn như: tăng trưởng

kinh tế, ổn định đời sống chính trị xã hội, môi trường và tác động đến cả QP -

AN. Điển hình như Trung Quốc, trong quá trình cải cách thể chế kinh tế, cuộc

cải cách nông nghiệp là một lĩnh vực đột phá đầu tiên, được quan tâm nhất và

được coi là lĩnh vực thu được thành công nhiều nhất trong giai đoạn đầu khởi

xướng; nhưng càng về sau cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhất, những vấn đề phức

tạp chủ yếu diễn ra ở nông thôn, nếu không giải quyết triệt để sẽ tác động đến sự

ổn định chính trị xã hội. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã chỉ rõ: “Trung Quốc có 1,3 tỷ

dân, đa số là người dân nông thôn, nông nghiệp và nông thôn không phát triển

được, đời sống của người nông dân không được cải thiện rõ rệt, chúng ta không

thể thực hiện được mục tiêu xây dựng xã hội khá giả, không thể thực hiện được

hiện đại hoá cả nước, không thể thực hiện được toàn dân cùng giàu có, không thể

giữ ổn định lâu dài được” [14, tr.7]. Vì vậy, trong những năm gần đây đã có

nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này như: Lục Học Nghệ (2007) với “Nông

nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc: biến đổi và phát triển”, Cốc

Nguyên Dương (2007) với “Tình trạng tam nông Trung Quốc: thành tựu, vấn đề

và thách thức”, Nguyễn Hoa Mai (2008) với “Trung Quốc: một số thách thức

trong thực hiện chính sách tam nông”… tập trung nhất là những“văn kiện số 1”

về chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với nông nghiệp, nông dân,

nông thôn (thường được gọi là chính sách “tam nông” và từ năm 2004 đến năm

2009 đã có 11 văn kiện số 1 đề cập đến vấn đề này); trong đó định hướng nhiều

nội dung quan trọng như: Nhà nước đầu tư mạnh mẽ cho nông nghiệp, chú trọng

11

kết cấu hạ tầng, từng bước xây dựng nền “nông nghiệp điện tử”, coi trọng các

vấn đề chính sách, giáo dục, bảo hiểm nông thôn, làm tốt chức năng hệ thống

chính trị ở cơ sở (một nội dung quan trọng của KVPT).

Đặc biệt, tài liệu nghiên cứu của Trác-Vệ-Hoa với “lý luận và thực tiễn

cải cách và phát triển nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc 30 năm qua” đã phản

ánh rõ nét bức tranh phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Trung

Quốc thời kỳ cải cách. Nội dung nghiên cứu này chỉ rõ: tiến trình lịch sử vĩ đại

cải cách, phát triển nông nghiệp, nông thôn trải qua bốn giai đoạn; năm thành

tựu chủ yếu và kinh nghiệm quan trọng trong cải cách, phát triển trong lĩnh vực

này; bốn định hướng mở ra cục diện mới trong cải cách, phát triển nông nghiệp,

nông thôn Trung Quốc. Trong hệ thống nội dung của công trình nghiên cứu này

(nhất là những định hướng mang tính đột phá), có ba điểm chắt lọc rất quan

trọng có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cần tham khảo để vận dụng như là

những bài học, yêu cầu “cốt tử” trong phát triển nông nghiệp, đó là: phải coi

trọng cao độ an ninh lương thực quốc gia, đặt phát triển sản xuất lương thực vào

vị trí hàng đầu trong xây dựng nông nghiệp hiện đại, xác định rõ và thực hiện

mục tiêu phát triển lương thực, tăng cường chính sách nâng đỡ, huy động đầy đủ

tính tích cực trong nông dân trồng lương thực, địa phương nắm lương thực,

không ngừng tăng cường năng lực sản xuất tổng hợp; phải định hướng cho nông

dân xây dựng vững chắc tư tưởng chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể, CNXH,

hình thành tác phong xã hội tốt đẹp; phải coi sản xuất lương thực, nông dân tăng

thu nhập, bảo vệ đất canh tác, xử lý môi trường hài hoà, ổn định, liên hệ mật

thiết với quần chúng, giữ gìn nông thôn ổn định là những nội dung trong sát hạch

thành tích chính trị của ban lãnh đạo địa phương đặc biệt là cấp huyện (thị).

Gần đây, nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường (2009) với “Nông nghiệp

Trung Quốc chặng đường 60 năm” đã phân tích khá sâu sắc nền nông nghiệp

Trung Quốc trải qua những bước thử nghiệm quanh co, thăng trầm với hai giai

đoạn phát triển cơ bản: Từ 1949 – 1978 là thời kỳ nông nghiệp “nuôi” công

12

nghiệp, từ 1978 đến nay là thời kỳ giải phóng và phát triển sức sản xuất nông

nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở phân tích những thành tựu, khó khăn trong quá

trình phát triển nông nghiệp 60 năm qua, nêu ra phương hướng phát triển nông

nghịêp của Trung Quốc trong thời gian tới, rút ra một số bài học cần nghiên

cứu vận dụng, đó là: nâng cao nhận thức và giải quyết vấn đề nông nghiệp phải

gắn chặt với việc giải quyết vấn đề „tam nông”; phối hợp giữa thị trường – Nhà

nước và xã hội để phát huy ưu thế của mỗi địa phương, kết hợp nguồn lực vùng

miền, nguồn lực trong và ngoài nước; tập trung giải quyết hài hoà quan hệ

thành thị - nông thôn, giải quyết những bức xúc của nông dân, đẩy mạnh phát

triển sự nghiệp xã hội nông thôn; chủ động hội nhập, tiếp thu các thành quả của

văn minh nhân loại và ứng phó kịp thời với những biến động thị trường nông

sản quốc tế.

Bên cạnh đó, tham khảo những nghiên cứu về phát triển nông nghiệp của

các nước ASEAN, những quốc gia có điều kiện tương đồng về nhiều mặt với

nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng về địa lý, khí hậu, trình độ phát triển

nông nghiệp, tập quán canh tác…cũng rất cần thiết. Chẳng hạn như: Vũ Tuyết

Loan (2008) với “ Thái Lan – quốc gia có nền nông nghiệp phát triển” khẳng

định việc xây dựng chiến lược toàn diện định hướng ngay từ đầu lấy xuất khẩu

hàng hoá nông sản làm mũi nhọn đột phá để tích luỹ vốn ban đầu cho công

nghiệp hoá ở Thái Lan đã thành công với vị thế là nước đứng đầu thế giới về

xuất khẩu gạo, là nước xuất khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông – Nam Á

và đang tiến hành các chiến lược đột phá về phát triển nông nghiệp trong thời

gian tới; Đặng Kim Oanh (2008) với “Chính sách phát triển nông nghiệp của

Inđônêxia” khẳng định để vực dậy lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc

dân sau hai thập kỷ bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, khủng hoảng tiền tệ khu

vực, Nhà nước Inđônêxia đã tập trung vào xây dựng hệ thống chính sách để tăng

trưởng nông nghiệp hiệu quả và bền vững rất cần được tham khảo, đó là: thực

hiện an ninh lương thực được coi là chương trình hoạt động đặc biệt; đẩy mạnh

13

hoạt động thị trường một số đầu vào của nông nghiệp; đa dạng hoá việc phát

triển thị trường giống cây trồng và đầu tư mạnh vào hệ thống hợp tác xã. Hay

như nhiều tài liệu đều thống nhất khẳng định: việc ổn định và phát triển nhanh

chóng tình hình KT - XH sau thời kỳ đen tối của nạn diệt chủng ở Vương quốc

Campuchia chính là nhờ khai thác hiệu quả tiềm năng nông nghiệp, bảo đảm an

ninh lương thực bằng chính nội lực quốc gia, làm tiền đề để nhân dân định cư an

tâm sản xuất.

Tất cả những vấn đề nêu trên chính là những bài học bổ ích góp phần định

hướng phát triển nền nông nghiệp nước ta trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, do

sự khác nhau về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, về chế độ chính trị -

xã hội, tính đặc thù của mỗi quốc gia; kể cả khác biệt về đường lối nghệ thuật,

chiến lược quân sự, nên đề tài chỉ có thể tham khảo kinh nghiệm, kế thừa từ

những bài học đó một số nhân tố đặc trưng, chứ không sao chép, ứng dụng một

cách máy móc vào điều kiện của nước ta, trong đó có vùng nông nghiệp ĐBSCL.

Hơn nữa, những nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ở các nước nêu trên thường

chú trọng về các giải pháp kinh tế hướng đến sự tăng trưởng hiệu quả, bền vững

cho lĩnh vực này, nếu có đề cập ảnh hưởng đến tình hình KT - XH thì cũng rất

“nhạt”, thậm chí có xu hướng tách biệt khi nghiên cứu, nhất là vấn đề phức tạp,

nhạy cảm như lĩnh vực QP - AN.

2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc có liên quan đến đề tài

Thứ nhất, trên phương diện chủ trương, chính sách, luật pháp: Đảng và

Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, đề án, chỉ thị quan trọng định hướng phát triển

KT - XH nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng phù hợp với yêu cầu của sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Điểm

đột phá đầu tiên là bước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp theo tinh

thần chỉ thị 100-CT/TW (13-1-1981) của Ban Bí thư Trung ương về “Cải tiến

công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động

trong hợp tác xã nông nghiệp”; đây là bước tiến lớn trong nông nghiệp nước ta,

14

nhưng vẫn còn nhiều điều bất cập, nhất là vẫn còn xem nhẹ lợi ích của xã viên

trong việc thực hiện chế độ khoán dẫn đến tình hình xã viên trả lại ruộng khoán,

cùng với thiên tai liên tiếp xảy ra làm cho sản xuất giảm sút, nạn đói xuất hiện

vào năm 1987 và 1988. Để khắc phục tình hình này, cơ chế quản lý kinh tế nông

nghiệp được tiếp tục bổ sung và phát triển theo tinh thần nghị quyết 10 của Bộ

Chính trị (4-1988) với các nội dung như: bảo đảm cho người nông dân nhận

khoán canh tác trên diện tích có qui mô thích hợp và ổn định trong khoảng 5

năm, khuyến khích xã viên đầu tư phát triển chăn nuôi, mua sắm các công cụ,

máy móc thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế gia đình…Tháng 3 năm 1989 cơ

chế “khoán 10” lại được tiếp tục hoàn thiện một bước theo tinh thần Hội nghị lần

thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá VI, với chủ trương thanh toán và khoán

gọn đến hộ gia đình nông dân. Thực chất là đổi mới toàn diện cả về quan hệ sở

hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối trong hợp tác xã nông nghiệp, thừa

nhận vai trò chủ thể của kinh tế hộ gia đình và tôn trọng lợi ích của nông dân.

Đây là sự đổi mới vừa đòi hỏi quá trình, vừa đòi hỏi có tính bước ngoặt trong

nhận thức về cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp của Đảng ta. Nhìn lại chặng

đường hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt

được thành tựu khá toàn diện và to lớn; tuy nhiên, những thành tựu đạt được

chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông

nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần,

sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất. Vì vậy,

Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy khoá

X (tiến hành từ ngày 9 đến 17-7-2008) “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”

đã thể hiện bước tiến mới về nhận thức, trong đó đã phản ánh đầy đủ, sâu sắc

những thành tựu, hạn chế, quan điểm, mục tiêu, tám nhóm nhiệm vụ và giải pháp

chính như: xây dựng nền nông nghiệp toàn diện; xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH

nông thôn; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; đổi mới

các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn; nghiên cứu, chuyển giao,

15

ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; đổi mới mạnh mẽ cơ

chế, chính sách; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát

huy sức mạnh cộng đồng; thực hiện tốt các nhiệm vụ cấp bách đến năm 2010;

Nghị quyết đã khẳng định:

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp

CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan

trọng để phát triển KT - XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm

bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo

vệ môi trường sinh thái của đất nước…Trong mối quan hệ mật thiết giữa

nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì nông dân là chủ thể của quá trình

phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công

nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo qui hoạch là căn bản; phát triển

toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt…Tiếp tục đẩy mạnh

thâm canh sản xuất lúa, nhất là ở ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng. Đảm bảo

vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài là ưu tiên hàng

đầu trong phát triển nông nghiệp [21, tr.130].

Sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 7 là rất kịp thời và đúng đắn, nó

xoá bỏ triệt để tư tưởng coi thường nông nghiệp, nông dân, nông thôn về mặt

tình cảm cũng như khoa học. Đặc biệt, xuất phát từ vị trí, vai trò rất quan trọng

của vùng ĐBSCL, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 21 về “Chiến lược phát triển

ĐBSCL” đề cập một cách toàn diện: cả về đánh giá tình hình, đề ra phương

hướng, nhiệm vụ và giải pháp đến năm 2010 trên các mặt phát triển kinh tế, phát

triển xã hội, QP - AN và đảm bảo nguồn vốn đầu tư; Nghị quyết đã nhấn mạnh:

phát triển nông nghiệp ĐBSCL xứng đáng là vùng trọng điểm số một của cả

nước, góp phần xây dựng ĐBSCL trở thành một vùng trọng điểm phát triển kinh

tế của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững, đồng thời

chú trọng đến các lĩnh vực khác trong đó có yêu cầu về củng cố vững chắc

KVPT. Đồng thời, ngày 17 tháng 02 năm 2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị

16

quyết 45 “Về xây dựng Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ CNH, HĐH đất

nước”, đề cập tình hình hình xây dựng và phát triển thành phố, đề ra phương

hướng và nhiệm vụ phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2020 với các nội

dung: làm tốt công tác quy hoạch; tận dụng và phát huy tối đa lợi thế, tiềm

năng; phát triển nhanh kết cấu hạ tầng KT - XH và kiến trúc đô thị; chăm lo

phát triển con người; kết hợp chặt chẽ phát triển KT - XH với củng cố QP -

AN; củng cố hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở. Đặc biệt yêu cầu

xây dựng Cần Thơ thành trung tâm của ĐBSCL: vừa là đầu tàu kinh tế, vừa là

KVPT then chốt trên địa bàn QK9.

Cũng cần nhấn mạnh rằng: bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng đã có chủ

trương chuyển hướng chiến lược về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là, Đảng đã

chủ trương xây dựng tỉnh (thành phố) thành KVPT vững chắc theo kế hoạch của

Quân khu và cả nước. Vấn đề này luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ

chức thực hiện của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Đảng uỷ Quân sự Trung ương,

Bộ Quốc phòng và cấp uỷ, chính quyền địa phương các tỉnh (thành phố) trong cả

nước; được nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học quan

tâm nghiên cứu; đã có một số tài liệu có liên quan đến vấn đề này ở những góc

độ nghiên cứu khác nhau. Bao trùm nhất là Nghị quyết 02 Bộ Chính trị (khoá

VI), Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) và Nghị quyết 28 Bộ Chính trị (khoá X)

đã xác định những vấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc về nhiệm vụ quốc phòng

trong giai đoạn cách mạng mới, nhất thiết phải khẩn trương xây dựng tỉnh, thành

phố, quận, huyện thành KVPT vững chắc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa. Quán triệt tinh thần đó, nhiều công trình khoa học đã tích cực được

nghiên cứu, triển khai thực hiện như: Bộ Tổng tham mưu(1987) với “Xây dựng

tỉnh (thành phố) thành KVPT vững chắc để bảo vệ Tổ quốc”, lưu hành nội bộ,

tháng 10-1987. Học viện Quốc phòng (1988) với “xây dựng huyện thành KVPT

vững chắc”, Nxb QĐND, Hà Nội, tháng 8-1988. Bộ Quốc phòng (2004) với

“KVPT tỉnh, thành phố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Giáo trình

17

giáo dục Quốc phòng, Chuyên đề 7, Tập 2, Nxb QĐND. Chính phủ (2005) với

“Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

thành KVPT vững chắc (1989-2004”, Lưu hành nội bộ, Tháng 2-2005. Đảng uỷ

quân sự Trung ương (2008) với “Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng các tỉnh,

thành phố thành KVPT vững chắc theo Nghị quyết 02/NQ-TW của Bộ Chính trị

(khoá VI), Lưu hành nội bộ, Tháng 8-2008…Tất cả những tài liệu nêu trên đều

khẳng định xây dựng KVPT tỉnh (thành phố) là tất yếu khách quan làm cơ sở

cho phòng chống „diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ và chống chiến tranh xâm

lược của các thế lực thù địch, khẳng định những quan điểm, nội dung, yêu cầu,

nêu ra một số bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng KVPT như: xây dựng

KVPT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân; xây dựng toàn diện cả

về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, QP – AN, và phải được kết hợp chặt chẽ

với nhau, trong đó xây dựng về chính trị (cốt lõi là thế trận lòng dân) là nội dung

có tính chất quyết định đối với sự vững chắc của KVPT.

Đây là những tư liệu quý cho việc tiếp cận, vận dụng giải quyết những

vấn đề củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9. Mặc dù vậy, như trình

bày vừa nêu những chủ trương, chính sách, luật pháp thường mang giá trị định

hướng, chỉ đạo ở tầm vĩ mô, vẫn cần có sự nghiên cứu, bổ sung và nhất là phải

đưa ra được các giải pháp, kiến nghị cụ thể để hiện thực hoá các văn bản có tính

pháp lý trong đời sống thực tiễn.

Thứ hai, trên phương diện các đề tài nghiên cứu khoa học: Sau Nghị

quyết 10/NQ-TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản

Việt Nam về : “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (1988), đã có rất nhiều

công trình khoa học đề cập trực tiếp đến phát triển nông nghiệp và mối quan hệ giữa

phát triển nông nghiệp với vai trò nông dân và diện mạo nông thôn nước ta trong

thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Những công trình khoa học của các tác giả như:

Trần Xuân Châu (2002) với “Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp hàng hoá ở

Việt Nam hiện nay”, trong đó phân tích đặc trưng, vai trò, xu hướng phát triển nền

18

nông nghiệp hàng hoá ở nước ta trong tiến trình CNH, HĐH và trên cơ sở phân tích

những thời cơ, thách thức đã đưa ra những giải pháp nhằm đẩy nhanh phát triển

nông nghiệp hàng hoá nước ta trong điều kiện mới.

Đặng Kim Sơn (2008) với “nông nghiệp nông dân, nông thôn Việt Nam hôm

nay và mai sau” và “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

trong quá trình công nghiệp hoá”, trong đó phân tích khá sâu sắc tình hình nông

nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây theo tinh thần Hội

nghị Trung ương lần thứ bảy (khoá X), đề xuất một số giải pháp về chính sách;

đồng thời trên cơ sở tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong quá

trình công nghiệp hoá của nhiều nước trên thế giới từ các nước châu Âu, Nhật Bản

đến Trung Quốc…đã nêu ra một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn trong quá

trình công nghiệp hoá ở nước ta và giải quyết những vấn đề cụ thể của nông nghiệp,

nông thôn.

Nguyễn Từ (2008) Với “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát

triển nông nghiệp Việt Nam”, trong đó đã phân tích những tác động một cách sâu

sắc trên nhiều mặt của hội nhập quốc tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt

Nam, chỉ ra những thuận lợi cần tận dụng và thách thức cần vượt qua với những

giải pháp thích hợp và tích cực.

Hoàng Ngọc Hoà (2008) với “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá

trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta”, trong đó tiến hành nghiên cứu, tổng kết,

góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để tìm ra nguyên nhân của

những thành công và hạn chế cũng như đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm

tiếp tục đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển lên trình độ mới. Những

công trình nghiên cứu trên do đặc điểm và phạm vi nghiên cứu chi phối, nên chỉ tập

trung giải quyết những vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn một

cách thuần tuý mà không đề cập tới những tác động có liên quan đến QP – AN.

Xung quanh các công trình khoa học tiếp cận lĩnh vực nông nghiệp gắn với

QP – AN cũng đã có nhiều tác giả tiếp cận sâu sắc những vấn đề lý luận chung về

19

phạm trù, khái niệm, đặc trưng, vai trò của phát triển nông nghiệp hàng hoá, cũng

như tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau phản ánh sự kết hợp KT - XH với QP -

AN, phù hợp với đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể như: Vũ Quang

Lộc (1985) với “Cải tạo xã hội chủ nghĩa nền nông nghiệp và củng cố quốc phòng

của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ; Lại Ngọc Hải (1991) với “ Sự

phát triển của quan hệ sản xuất trong nông nghiệp và tác động của nó đối với

củng cố quốc phòng trong chặng đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam”,

Lê Minh Vụ (1996) với “Phát triển kinh tế nông thôn hàng hoá và tác động của

nó đối với nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang ở Việt Nam hiện nay”…Qua tiếp

cận tìm những nét tương đồng qua các công trình khoa học, rất cần chú ý đến

Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Bảy (2001) với “CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn đồng bằng Bắc bộ và tác động của nó đối với tăng cường sức

mạnh KVPT tỉnh, thành phố thuộc khu vực này”. Đây là công trình khoa học tiếp

cận mối tương tác giữa hai nhân tố CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và KVPT,

ngoài phần lý luận chung xoay quanh đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở đánh giá

thực trạng, tác giả đã khẳng định sự tác động theo hai chiều hướng (thuận chiều và

không thuận chiều) của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đồng bằng Bắc bộ

đến tăng cường sức mạnh KVPT tỉnh, thành phố ở khu vực này. Từ đó đề xuất

những quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn gắn với tăng cường sức mạnh KVPT. Tất cả những kiến

thức nêu trên cần tiếp thu, kế thừa có chọn lọc.Tuy nhiên, sự khác biệt về địa bàn,

đối tượng tác động, cách tiếp cận phụ thuộc rất nhiều vào chính kiến chủ quan;

hơn nữa lĩnh vực kinh tế (trong đó có kinh tế nông nghiệp) là vấn đề rộng lớn,

không ngừng vận động, phát triển, luôn đặt ra nhiều vấn đề mới, và do những điều

kiện khác nhau (cả khách quan lẫn chủ quan), cho nên chưa có bất kỳ công trình

khoa học nào đề cập trực diện đến phát triển nông nghiệp ĐBSCL và tác động của

nó đến củng cố KVPT tỉnh (thành phố) trên địa bàn QK9.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!