Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển nông nghiệp Đài Loan: tiến trình phát triển và nhân tố tác động
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 2 (93) Nghiên cứu - Trao đổi
6/2013 197 1 198 6/2013
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÀI LOAN:
TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình*
Tóm tắt
Có nhiều yếu tố tạo nên sự thần kỳ của nền kinh tế Đài Loan, tuy
nhiên, đầu tư cho phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở để
phát triển công nghiệp và thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng
ngoại được coi là yếu tố cơ bản đầu tiên. Bài viết này phân tích tiến trình
cũng như các nhân tố tác động tới sự phát triển nông nghiệp của Đài
Loan kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Tiến trình phát triển nông nghiệp Đài Loan
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền nông nghiệp quy mô nhỏ ở
Đài Loan đã trải qua thời kỳ hơn 50 năm phát triển thành công, một thời
kỳ phát triển liên tục song ở mỗi giai đoạn phát triển chung thì nông
nghiệp lại có một vai trò riêng của mình. Sự phát triển của nông nghiệp
đã đặt nền tảng cho “thần kỳ kinh tế” của Đài Loan và trải qua các giai
đoạn phát triển sau:
* Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Bài viết
thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Phát triển nông nghiệp sau khủng hoảng (1945 đến 1953). Sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, các cơ sở nông nghiệp ở Đài Loan đã bị thiệt
hại nghiêm trọng. Đài Loan tập trung phục hồi các cơ sở thủy nông để
gia tăng mức sản xuất nông phẩm. Sau cuộc cải cách ruộng đất “Người
cày có ruộng” và “Giảm tô 375”, một hệ thống chính sách và quy hoạch
phát triển nông nghiệp đã dần dần được hoàn chỉnh. Các chương trình
nông nghiệp lần lượt ra đời và có hiệu lực, đó là “Hệ thống hàng đổi
hàng: gạo - phân bón”; “Quy định phân phối phân bón”; “Luật quản lý
thực phẩm”; “Luật giảm tiền thuế 37,5%”; “Luật bán đất công”. Nhờ
những biện pháp này, sản xuất nông nghiệp được phục hồi lên tới mức
cao nhất của thời kỳ trước chiến tranh.
Đồng thời, để khôi phục và phát triển kinh tế, Đài Loan đã thực
hiện chính sách cải cách nông nghiệp, được thực hiện theo ba bước: Bước
1 (1949-1951): giảm thuê mướn; Bước 2 (1951-1953): bán đất công;
Bước 3 (1953-1955): thực hiện chương trình đất dành cho người nông
dân (land-to-the-tiller). Chương trình cải cách nông nghiệp ba bước này
đã tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa của Đài Loan trong giai
đoạn 1960-1980. Sản xuất nông nghiệp được cải thiện đáng kể, đạt tăng
trưởng hàng năm khoảng 4,7%, cho phép Đài Loan sử dụng lãi để đầu tư
vào công nghiệp.
Đồng thời, việc thúc đẩy thực hiện chương trình cải cách nông
nghiệp ba bước này đã mang lại cho Đài Loan thêm nhiều lợi ích: Thứ
nhất, cải cách nông nghiệp giúp Đài Loan khắc phục được tình trạng
thiếu nguồn lực kinh tế còn hạn chế do tầng lớp thống trị nông thôn độc
quyền và tiết kiệm cho nền kinh tế Đài Loan một khoản vốn cần phải vay
mượn; Thứ hai, việc thúc đẩy chính sách cải cách nông nghiệp giúp hạn
chế quỹ đất do tầng lớp tư sản chiếm hữu, buộc họ muốn có thêm nguồn
thu nhập mới thì họ phải có trách nhiệm đối với xã hội; Thứ ba, cải cách
, 3/62013: 11397-140. 208