Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CAO THỊ MỸ NGỌC
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CAO THỊ MỸ NGỌC
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số:8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Hợp
THÁI NGUYÊN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết
quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tuyên Quang, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn
Cao Thị Mỹ Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thầy, cô Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên; lãnh đạo và nhân viên của các
Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; gia đình và bè bạn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả mọi người đã dành cho tôi sự giúp đỡ, ủng hộ
và động viên vô cùng quý báu để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn, TS. Nguyễn Quang
Hợp - người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận
văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng
góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Tác giả luận văn
Cao Thị Mỹ Ngọc
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH.................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4
5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP.....................................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp.............................................................5
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ...................................................................................5
1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp ..................................................................................5
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp .....................................................................................7
1.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp ............................................................................10
1.1.5. Nội dung công tác phát triển doanh nghiệp ....................................................15
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp......................................19
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển doanh nghiệp .......................................................20
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp của một số địa phương .......................20
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tuyên Quang.........................................28
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................30
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................30
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................30
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................30
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu.........................................................................32
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................32
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................34
iv
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TỈNH TUYÊN
QUANG....................................................................................................................36
3.1. Giới thiệu về tỉnh Tuyên Quang.........................................................................36
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................36
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................38
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.............................................................................................................41
3.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang .....................................43
3.2.1. Tình hình doanh nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang ...............................................43
3.2.2. Thực trạng công tác phát triển doanh nghiệp của tỉnh Tuyên Quang.............54
3.2.3. Ý kiến đánh giá của cán bộ phụ trách công tác phát triển doanh nghiệp và các
chủ doanh nghiệp về công tác phát triển doanh nghiệp tại Tuyên Quang ................70
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang...........................72
3.4. Đánh giá về công tác phát triển doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang.....................76
3.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................76
3.4.2. Một số tồn tại, hạn chế ....................................................................................77
3.4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế..........................................................................78
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TỈNH
TUYÊN QUANG TRONG THỜI GIAN TỚI......................................................81
4.1. Quan điểm, định hướng phát triển doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang ................81
4.1.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp ................................................................81
4.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp...............................................................81
4.1.3. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp ...................................................................82
4.2. Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang............................82
4.2.1. Giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư........................................................82
4.2.2. Giải pháp về phát triển doanh nghiệp .............................................................83
KẾT LUẬN..............................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................92
PHỤ LỤC.................................................................................................................94
v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp Tuyên Quang, 2016-2019 .....43
Bảng 3.2: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang năm 2018..................45
Bảng 3.3: Số doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang phân theo lĩnh vực kinh doanh trong
giai đoạn 2016-2019 ................................................................................46
Bảng 3.4: Bình quân số vốn, lao động, doanh thu trên mỗi doanh nghiệp tỉnh Tuyên
Quang trong giai đoạn 2016-2019 ...........................................................47
Bảng 3.5: Vốn, số lao động và doanh thu của khối doanh nghiệp Tuyên Quang trong
giai đoạn 2016-2019 ................................................................................48
Bảng 3.6: Mức tăng vốn, lao động và doanh thu của khối doanh nghiệp Tuyên Quang
trong giai đoạn 2017-2019.......................................................................48
Bảng 3.7: Tình hình lợi nhuận trước thuế của khối doanh nghiệp và các hộ kinh doanh
tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2016-2019....................................49
Bảng 3.8: Đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2016-2019..................................51
Bảng 3.9: Đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2016-2019..................................52
Bảng 3.10: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Tuyên Quang, 2015-2018 ......67
Bảng 3.11: Bảng thống kê đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp tỉnh Tuyên
Quang.......................................................................................................71
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu doanh nghiệp Tuyên Quang theo lĩnh vực kinh doanh, giai đoạn
2016-2019 ................................................................................................46
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế về cơ bản có nghĩa là một quá trình thay đổi đi lên, theo đó
thu nhập bình quân đầu người thực tế của một quốc gia tăng lên trong một khoảng
thời gian. Doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế.
Doanh nghiệp là chất xúc tác trong quá trình công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế.
Tiến bộ kỹ thuật một mình không thể dẫn đến phát triển kinh tế, trừ khi các đột phá
công nghệ được các doanh nghiệp đưa vào sử dụng trong kinh doanh.
Doanh nghiệp khởi xướng và duy trì quá trình phát triển kinh tế theo những cách
sau: hình thành vốn - yếu tố cần thiết để tăng trưởng kinh tế nhanh chóng; cải thiện
thu nhập bình quân đầu người của quốc gia; tạo việc làm, cả việc làm trực tiếp và việc
làm gián tiếp; giúp các vùng lãnh thổ phát triển đồng đều; cải thiện mức sống thông
qua việc loại bỏ tình trạng khan hiếm hàng hóa thiết yếu và giới thiệu các sản phẩm
mới; bảo đảm sự độc lập về kinh tế thông qua tự bảo đảm các nhu cầu, giảm sự phụ
thuộc vào nước ngoài hoặc các vùng miền khác; tạo ra các mối liên kết kinh tế.
Do những vai trò to lớn nói trên của doanh nghiệp mà công tác phát triển doanh
nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một
nước, một vùng, một địa phương. Tại Việt Nam, trong những năm qua Quốc hội và
Chính phủ đã có những nỗ lực rất lớn nhằm thúc đẩy công tác phát triển doanh nghiệp
thông qua các Luật, các chương trình, các chính sách liên quan đến doanh nghiệp và
phát triển doanh nghiệp. Những Luật, chương trình, chính sách đó có vai trò là những
tác nhân rất quan trọng đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển doanh nghiệp trong phạm
vi cả nước, qua đó góp phần đưa đất nước đạt được những thành tựu kinh tế thần kỳ.
Tại tỉnh Tuyên Quang, trong thời gian qua công tác phát triển doanh nghiệp
đã được hết sức chú trọng. Tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện các Luật, các chương
trình, chính sách phát triển doanh nghiệp của Quốc hội và Chính phủ, đồng thời cũng
có những chương trình, chính sách riêng cho công tác phát triển doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh cho phù hợp với đặc thù của địa phương. Những nỗ lực đó của tỉnh Tuyên
Quang đã đem lại những thành tựu to lớn: từ một tỉnh miền núi nghèo, lạc hậu, số
lượng doanh nghiệp ban đầu rất ít, tới nay số lượng doanh nghiệp của tỉnh đã có
2
những bước tăng đáng kể. Theo Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2018,
đến hết năm 2016 toàn tỉnh có 1.073 doanh nghiệp, năm 2018 có 1.461 doanh nghiệp,
tức là số lượng doanh nghiệp đã tăng lên 36,2% trong vòng 03 năm .
Trong công tác phát triển doanh nghiệp, tỉnh Tuyên Quang rất chú trọng tới
việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo cơ chế thuận lợi nhất để các nhà đầu
tư đến với tỉnh. Thứ bậc xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải
cách hành chính của tỉnh tăng khá nhanh. Năm 2019, chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 32, tăng 16 bậc so với năm 2015; chỉ số cải cách hành chính
(PAR INDEX) xếp thứ 16, tăng 33 bậc so với năm 2015; chỉ số hiệu quả hành
chính công (PAPI) xếp thứ 36, chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của
cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố của cả nước…
Nhờ đó đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã thu hút được khoảng 50 doanh nghiệp
đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Nổi bật có nhiều doanh nghiệp lớn như Tập
đoàn DABACO, Công ty cổ phần Woodsland, Tập đoàn Geleximco đã đến Tuyên
Quang. Trong đó đã hoàn thành đi vào hoạt động một số dự án lớn gồm Nhà máy chế
biến gỗ tại cụm công nghiệp Thắng Quân của Công ty cổ phần Woodsland Tuyên
Quang; Nhà máy sản xuất viên gỗ nén tại Hoàng Khai (huyện Yên Sơn) của Công ty
cổ phần Sản xuất và Thương mại Võ Thuận Phát; Nhà máy Chế biến thức ăn gia súc
tại cụm công nghiệp Phúc Ứng của Công ty TNHH Trường Thọ; Nhà máy chế biến
các sản phẩm chè Kia Tăng (huyện Na Hang)...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển doanh nghiệp
của tỉnh Tuyên Quang vẫn còn những tồn tại, hạn chế: công tác dự báo, xây dựng
chiến lược, kế hoạch phát triển doanh nghiệp còn hạn chế; một số chính sách, quy
định của Nhà nước về chương trình, chính sách liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp
chưa kịp thời, còn thiếu đồng bộ, triển khai thực hiện chậm; bộ máy quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự hiệu lực, hiệu quả, phù hợp, công bằng,
bền vững; đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp
còn hạn chế; khả năng tiếp cận thị trường, lực lượng lao động tay nghề thấp; công
nghệ, kỹ thuật lạc hậu… hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, tăng trưởng chậm, thiếu
bền vững.
3
Thực trạng nói trên đặt ra yêu cầu cấp thiết là tỉnh Tuyên Quang phải đổi mới
công tác phát triển doanh nghiệp nhằm: định hướng hoạt động của doanh nghiệp cho
phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, khuyến khích doanh nghiệp
chủ động xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh; tìm kiếm, mở rộng và phát triển
thị trường trong và ngoài tỉnh, tăng cường tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; tạo ra
môi trường pháp lý và các chính sách hỗ trợ phù hợp để doanh nghiệp tận dụng các
cơ hội, vượt qua các thách thức do quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế; thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Xuất phát từ yêu cầu nói
trên, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”
làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình để góp phần thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu thực trạng công tác phát triển doanh
nghiệp của tỉnh Tuyên Quang, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp chính sách nhằm
thúc đẩy công tác phát triển doanh nghiệp của tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới
mạnh mẽ hơn nữa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng công tác phát triển doanh nghiệp của tỉnh Tuyên Quang
trong giai đoạn 2017-2019, những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của những
hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp đối với công tác phát triển doanh nghiệp ở Tuyên
Quang trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác phát triển doanh nghiệp của chính
quyền tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là phạm vi tỉnh Tuyên Quang.