Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ NHẬT CHINH
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ NHẬT CHINH
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các dữ
liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là do tôi thu thập và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rỏ
nguồn gốc.
Tác giả
Lê Thị Nhật Chinh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc
sĩ, với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với các tập thể và cá
nhân sau:
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và đơn vị của Trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
- Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và viết luận văn.
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Đình Tuấn,
người thầy đã hết sức tận tình, chu đáo trực tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ
và động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh Yên Bái.
- Gia đình, bè bạn và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá
trình tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Lê Thị Nhật Chinh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ vi
DANH MỤC BÀNG BIỂU ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài.......................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa............................. 4
1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa................................................... 4
1.1.2. Nội dung và tiêu chí phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................... 8
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa......... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển DNNVV.................................................. 20
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số địa
phương trong nước ................................................................................. 20
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Yên Bái ........................................... 24
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 27
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 28
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 28
2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể..................................................... 28
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu...................................................... 28
iv
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 30
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 32
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................. 32
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................... 33
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........33
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa...........33
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI.................................... 35
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................ 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 35
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 39
3.2. Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai
đoạn 2012 - 2016................................................................................... 42
3.2.1. Thực trạng phát triển số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Yên Bái ................................................................................... 42
3.2.2. Thực trạng các nguồn lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............... 46
3.2.3. Thực trạng liên kết giữa các doanh nghiệp........................................... 54
3.2.4. Thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV................... 57
3.2.5. Thực trạng đóng góp xã hội của DNNVV............................................ 62
3.2.6. Thực trạng mở rộng thị trường DNNVV.............................................. 64
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển DNNVV .... 67
3.3.1. Các nhân tố bên ngoài........................................................................... 67
3.3.2. Các nhân tố bên trong ........................................................................... 68
3.4. Phân tích SWOT phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Yên Bái .......................................................................................... 71
3.5. Đánh giá chung thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh
Yên Bái, giai đoạn 2012 - 2016 ............................................................ 72
3.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 72
v
3.5.2. Những mặt hạn chế ............................................................................... 74
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 77
Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI........................................... 81
4.1. Quan điểm và định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Yên Bái..... 81
4.1.1. Các quan điểm phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Yên Bái ............. 81
4.1.2. Mục tiêu phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Yên Bái....................... 82
4.1.3. Các định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................... 82
4.2. Một số giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Yên Bái .......... 82
4.2.1. Phát triển số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh Yên Bái ....................... 82
4.2.2. Gia tăng các nguồn lực trong doanh nghiệp ......................................... 85
4.2.3. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp ......................................... 92
4.2.4. Nâng cao hiệu quả kinh doanh.............................................................. 93
4.2.5. Gia tăng đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp.................................. 95
4.2.6. Mở rộng thị trường................................................................................ 96
4.3. Một số kiến nghị ................................................................................... 97
4.3.1. Về phía nhà nước .................................................................................. 97
4.3.2. Về phía tỉnh Yên Bái............................................................................. 99
4.3.3. Đối với doanh nghiệp............................................................................ 99
Kết luận chương 4 ......................................................................................... 101
KẾT LUẬN.................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ............... 106
vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
KHKT : Khoa học kỹ thuật
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ : Tài sản cố định
XTTM : Xúc tiến thương mại
vii
DANH MỤC BÀNG BIỂU
Bảng 1.1. Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa.......................... 5
Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương điều tra...... 29
Bảng 2.2. Chọn mẫu doanh nghiệp điều tra ................................................ 30
Bảng 3.1. Số lượng DNNVV đang hoạt động và tốc độ tăng trưởng
của các DNNVV trên địa bàn tỉnh.............................................. 42
Bảng 3.2. Số lượng DNNVV phân theo địa giới hành chính giai đoạn
2012-2016 ................................................................................... 44
Bảng 3.3. Số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh Yên Bái phân theo ngành,
lĩnh vực giai đoạn 2012 - 2016.............................................................45
Bảng 3.4. Tỷ trọng vốn SXKD bình quân của các DNNVV trên tổng
số vốn SXKD của các doanh nghiệp, giai đoạn 2012-2016....... 47
Bảng 3.5. Quy mô về vốn SXKD bình quân của các DNNVV giai đoạn
2012-2016 ..............................................................................................47
Bảng 3.6. Ý kiến của DNNVV đối với chính sách về vốn ......................... 49
Bảng 3.7. Số lượng lao động làm việc trong các DNNVV và tốc độ
tăng trưởng lao động trong gia đoạn 2012-2016 ........................ 51
Bảng 3.8. Ý kiến của DNNVV đối với chính sách về lao động ................. 52
Bảng 3.9. Giá trị tài sản cố định của DNNVV giai đoạn 2012-2016 ......... 53
Bảng 3.10. Liên kết giữa doanh nghiệp ........................................................ 56
Bảng 3.11. Doanh thu của các DNNVV, giai đoạn 2012-2016.................... 58
Bảng 3.12. Lợi nhuận của các DNNVV, giai đoạn 2012-2016 .................... 60
Bảng 3.13. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận bình quân của các DNNVV, giai
đoạn 2012-2016 .......................................................................... 61
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu phản ánh sự đóng góp cho xã hội của các
DNNVV, giai đoạn 2012-2016................................................... 62
Bảng 3.15. Số lượng lao động tham gia làm việc tại các DNNVV, giai
đoạn 2012-2016 .......................................................................... 64
Bảng 3.16. Ý kiến của DNNVV: Chính sách thị trường............................... 66
Bảng 3.17. Ma trận SWOT phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Yên Bái....... 71
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng DNNVV, giai đoạn 2012-1016................... 43
Hình 3.2. DNNVV phân theo địa giới hành chính giai đoạn 2012 - 2016...... 45
Hình 3.3. Số lượng DNNVV phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn
2012 - 2016 ................................................................................. 46
Hình 3.4. Tỷ lệ tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng vốn SXKD của các
DNNVV ...................................................................................... 48
Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng lao động và tốc độ tăng trưởng lao động
bình quân trong các DNNVV ..................................................... 52
Hình 3.6. Tỷ lệ liên kết giữa các doanh nghiệp.......................................... 57
Hình 3.7. Doanh thu bình quân của các DNNVV theo ngành kinh tế ....... 59
Hình 3.8. Lợi nhuận của các DNNVV, giai đoạn 2012-2016 .................... 60
Hình 3.9. Tỷ suất lợi nhuận BQ của các DNNVV, giai đoạn 2012-2016....... 62
Hình 3.10. Thu nhập bình quân của người lao động/tháng .......................... 63
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) không những góp
phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, mà còn tạo sự ổn định chính trị, xã hội
trong nước. Các doanh nghiệp này ngoài việc là một kênh thu hút vốn đầu tư
từ trong nhân dân, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho
dân cư còn góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực tại địa phương, thúc đẩy quá
trình cạnh tranh và sự tăng trưởng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, chi phí đầu tư ban đầu không lớn, mặt
bằng sản xuất nhỏ nên rất thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thị trường,
cũng như dễ dàng thu hẹp sản xuất, rút lui hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh
doanh khác khi thị trường có sự biến động, hơn nữa với quy mô sản xuất nhỏ
loại hình doanh nghiệp này khá phù hợp với trình độ quản lý của đại đa số các
chủ doanh nghiệp trong gia đoạn này.
Tính đến thời điểm 31/12/2016 doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 95%
trên tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái và có
vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trong năm 2016 DNNVV đã đóng góp khoảng 1.531.569 triệu đồng cho ngân
sách và giải quyết công ăn việc làm cho 28.982 lao động. Tuy nhiên, trong
giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái
đang gặp rất nhiều khó khăn như: Nguồn vốn hạn chế, thiết bị công nghệ lạc
hậu, chất lượng sản phẩm thấp, trình độ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu
với tình hình mới, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn kém… dẫn đến
nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản, nhiều doanh
nghiệp cũng đang đứng trước nguy cơ phải "đóng cửa". Có thể khẳng định,
đây là một trong số những vấn đề mang tính thời sự trong thời điểm hiện nay.
2
Do vậy, để góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong giai
đoạn hiện nay, thì một trong yêu cầu mang tính cấp thiết đó là phải tìm ra các
giải pháp nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp
nhỏ và vừa; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể ổn
định và phát triển ngày càng mạnh. Và đó cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài
"Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái" nhằm góp
phần giải quyết những vấn đề đặt ra ở trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc
phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái làm căn cứ
đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Yên Bái trong giai đoạn tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tình Yên Bái giai đoạn 2012-2016.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các nội dung liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của
tỉnh Yên Bái.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Phạm vi về thời gian: Tập trung phân tích thực trạng phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2012-2016 và các giải pháp phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa được đề xuất cho giai đoạn 2018-2025.
3
- Phạm vi nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đánh giá thực trạng về phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2012-2016; đề xuất một
số giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2025.
Kết quả nghiên cứu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Yên Bái có ý nghĩa áp dụng thực tiễn đối với các cơ quan quản lý của
Tỉnh Yên Bái trong việc xây dựng chính sách phát triển doanh nghiệp tỉnh
Yên Bái và tài liệu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh tham khảo, vận
dụng trong quá trình hoạt động.
Là tài liệu tham khảo sử dụng trong nghiên cứu, giảng dậy và học tập
trong nhà trường và các đối tượng khác có liên quan.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia thành 4 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Chương 4: Một số giải phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Yên Bái.