Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
791.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
994

Pháp luật việt nam về sử dụng lao động chưa thành niên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

-----------***------------

BÙI THỊ MỸ VIỆN

MSSV: 1253801010430

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

CHƯA THÀNH NIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

NIÊN KHÓA: 2012-2016

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. ĐINH THỊ CHIẾN

TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Khóa luận "Pháp luật Việt Nam về sử dụng lao động chưa thành

niên" là công trình nghiên cứu của chính tác giả.

Các dữ liệu, thông tin và một số kiến thức của một số tác giả khác được sử dụng

trong khóa luận đều được sử dụng một cách trung thực, có dẫn chiếu đầy đủ nguồn

theo quy định.

Khóa luận là kết quả đạt được từ chính sự nghiên cứu của tác giả, chưa được công

bố tại công trình khoa học nào khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2016

Tác giả khóa luận

Bùi Thị Mỹ Viện

LỜI CẢM ƠN

Lời trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đang công tác tại

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, các Thầy, Cô giáo trong khoa Luật

Dân sự đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tác giả trong những năm học vừa qua.

Với kiến thức có được không chỉ giúp tác giả có nền tảng viết khóa luận này mà còn

là hành trang để tác giả thực hiện tốt công việc trong tương lai.

Tác giả cũng xin được cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Luật lao động đã

động viên, giúp đỡ nhiệt tình để tác giả khởi đầu tốt công trình nghiên cứu của

mình.

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo Đinh Thị Chiến.

Cảm ơn cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và định hướng để tác giả hoàn thành tốt

khóa luận này.

Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tác giả

trong suốt quá trình tác giả thực hiện công trình nghiên cứu của mình.

Tác giả khóa luận

Bùi Thị Mỹ Viện

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯA

THÀNH NIÊN 7

1.1 Khái niệm, đặc điểm lao động chưa thành niên 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Đặc điểm lao động chưa thành niên 13

1.2 Sự cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với lao động chưa

thành niên 15

Kết luận Chương 1 19

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO

ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN 20

2.1 Các quy định của ILO 20

2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về sử dụng lao động chưa thành niên

26

2.2.1 Quy định về đại diện 27

2.2.2 Công việc được sử dụng lao động chưa thành niên 29

2.2.3 Quy định về điều kiện lao động 32

2.3.4 Quy định khác 35

2.3 Kinh nghiệm một số nước 38

Kết luận Chương 2 46

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIÊN NGHỊ ĐỂ HOÀN

THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

CHƯA THÀNH NIÊN 47

3.1 Thực trạng về sử dụng lao động chưa thành niên 47

3.2 Một số kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật về sử dụng lao

động chưa thành niên 62

Kết luận Chương 3 70

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật Dân sự

BLĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

BLHS Bộ luật hình sự

BLLĐ Bộ luật Lao động

FLSA Fair Labor Standards Act

ILO International Labor Office (Tổ chức lao động quốc tế)

NLĐ Người lao động

NSDLĐ Người sử dụng lao động

TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình sống, con người luôn có nhiều hoạt động khác nhau nhưng tựu

chung lại thì có thể nói hoạt động lao động là hoạt động cơ bản nhất. Hoạt động này

của con người góp phần tạo ra của cải, vật chất cũng như là các giá trị tinh thần cho

xã hội nói chung và của người lao động nói riêng. Chính vì vậy, quan hệ lao động

luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, không phải bất cứ

ai cũng là chủ thể của quan hệ lao động. Pháp luật Việt Nam quy định người lao

động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng,

được trả lương và chịu sự quản lý, điều chỉnh của người sử dụng lao động1

. Bên

cạnh đó, pháp luật còn cho phép sử dụng người lao động dưới 15 tuổi trong một số

ngành nghề nhất định2

. Như vậy, người lao động chưa thành niên cũng có quyền

tham gia quan hệ lao động. Nhận thấy rằng người lao động chưa thành niên là người

chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực, dễ bị ảnh hưởng, tác động của môi trường

xung quanh, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ về mặt pháp lý.

Chính vì vậy, bên cạnh những quy định chung về quan hệ lao động thì Bộ luật Lao

động 2012 còn dành hẳn cho nhóm chủ thể đặc thù này một chương riêng.3

Hiện nay, trong thời buổi kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam

đã không ngừng tích cực tham gia vào các công ước quốc tế, trong đó bao gồm cả

các Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Từ khi gia nhập vào Tổ chức Lao động quốc

tế (ILO) năm 1992 đến nay nước ta đã phê chuẩn 18/188 Công ước, trong đó có 5/8

Công ước cơ bản sau: Công ước số 29 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; Công

ước số 100 về trả công bình đẳng cho lao động nam và lao động nữ trong một công

việc có giá trị ngang nhau; Công ước số 111 về chống phân biệt đối xử trong việc

làm và nghề nghiệp; Công ước số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu; Công ước số

182 về xóa bỏ các hình thức lao động tồi tệ nhất. Mới đây,vào cuối năm 2015, Việt

1

Khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2012.

2

Các công việc được sử dụng lao động dưới 15 tuổi được quy định tại Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH

ngày 11/06/2013 về danh mục công việc nhẹ nhàng được sử dụng lao động dưới 15 tuổi.

3

Chương XI-Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác của Bộ

Luật Lao động 2012.

2

Nam đã chính thức tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP, theo

hiệp định này, Các nước thành viên cũng sẽ phải cam kết thực hiện các tiêu chuẩn

lao động được nêu trong các công ước của ILO, trong đó có các tiêu chuẩn về lao

động trẻ em. Như vậy, việc bảo vệ trẻ em nói riêng và người chưa thành niên nói

chung luôn được cộng đồng quốc tế và các quốc gia ngày càng quan tâm và chú

trọng. Tuy nhiên, trong quá trình nội luật hóa, thực hiện các công ước quốc tế nêu

trên ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng vi phạm pháp luật trong việc sử

dụng lao động chưa thành niên vẫn còn diễn ra một cách đáng báo động, nhiều quy

định bộc lộ sự chưa tương thích cũng như hướng dẫn chưa đầy đủ dẫn đến việc khó

áp dụng hoặc áp dụng không đúng. Chính vì vậy, các quy định pháp luật lao động

dành cho người chưa thành niên cần phải được nghiên cứu, đặc biệt là việc sử dụng

lao động chưa thành niên.

Với những lý do trên, người viết chọn đề tài "Pháp luật Việt Nam về sử dụng lao

động chưa thành niên" làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, lao động chưa thành niên vẫn đang là vấn đề nhức nhối của mỗi quốc gia

cũng như của cả cộng đồng quốc tế. Vì vậy, xoay quanh vấn đề này, đã có không ít

những bài báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến nó. Hầu

hết các bài viết thường nêu nhiều về phần thực trạng của việc sử dụng lao động trẻ

em và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, những bài viết

này lại chỉ trung nghiên cứu ở các vấn đề mô tả hiện tượng, nêu lên các vấn đề ở

tầm khái quát mà chưa đi sâu tìm hiểu, không đi vào nghiên cứu cụ thể các nguyên

nhân dẫn đến việc sử dụng lao động chưa thành niên cũng như rất ít các bài viết có

sự tham khảo, đối chiếu và học hỏi pháp luật nước ngoài. Có thể kể đến một số

công trình nghiên cứu như sau:

"Chuyên đề lao động trẻ em" - Tạp chí thông tin khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp￾Viện Khoa học pháp lý số 4/1998 đề cập tới mức độ và tình hình lao động trẻ em

cũng như thực trạng của vấn đề này.

3

"Những vấn đề pháp lý về lao động chưa thành niên" - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chí

đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 187/2003. Nội dung bài viết là bàn về

những thuật ngữ liên quan đến lao động trẻ em, nêu lên một số nhận xét về thực

trạng lao động chưa thành niên ở nước ta và các kiến nghị nhằm bảo vệ lao động

chưa thành niên. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi bài viết đăng trên tạp chí nên các

nội dung đề cập chưa mang tính chuyên sâu.

"Phòng, chống bạo lực trẻ em và lao động trẻ em-Pháp luật và thực tiễn" - Tiến sĩ

Đỗ Ngân Bình đăng trên tạp chí Luật học số 02/2009. Bài viết đã phân tích để đưa

ra khái niệm lao động trẻ em cũng như chỉ rõ thực trạng quy định liên quan đến

phòng, chống bạo lực đối với trẻ em để từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện

pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về phòng chống bạo lực đối

với trẻ em và lao động trẻ em. Như vậy, bài viết này không đề cập một cách toàn

diện về bảo vệ trẻ em và lao động trẻ em mà chỉ đề cập đến khía cạnh phòng chống

bạo lực đối với trẻ em và lao động trẻ em.

"Pháp luật quốc tế về tuyển dụng, sử dụng lao động trẻ em" - Thạc sĩ Trần Thắng

Lợi đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4(189)/2011 bàn về các công ước

quốc tế và pháp luật một số nước về tuyển dụng, sử dụng lao động trẻ em.

"Lao động trẻ em và vấn đề vi phạm pháp luật đối với lao động trẻ em" - Thạc sĩ

Đỗ Thị Dung đăng trên tạp chí Luật học số 02/2012. Bài viết đề cập tới vấn đề lao

động trẻ em và thực trạng vi phạm pháp luật đối với lao động trẻ em và đưa ra các

giải pháp khắc phục.

"Những vấn đề thách thức đặt ra trong giải quyết vấn đề lao động trẻ em" - Phó Cục

trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Nguyễn Thị Nga đăng trên tạp chí Lao động

và Xã hội số 489/2014; "Pháp luật lao động đối với người lao động chưa thành niên

- Thực trạng và giải pháp" - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Huyền đăng trên tạp chí Lao

động và Xã hội số 521/2016. Cả hai bài viết đều bàn về vấn đề thực trạng của việc

sử dụng lao động trẻ em ở nước ta và đưa ra những giải pháp nhất định.

"Pháp luật về tuyển dụng và sử dụng lao động chưa thành niên"-Luận văn thạc sĩ

Luật học của Lê Thị Hồng Vân năm 2013. Luận văn đã nghiên cứu khái quát chung

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!