Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật Việt Nam về hoán đổi cổ phiếu
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
17.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
991

Pháp luật Việt Nam về hoán đổi cổ phiếu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÂM TRỌNG KHA

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ

HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 09-2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ

HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thành Dương

Học viên: Lâm Trọng Kha

Lớp: Cao học Luật Kinh tế

Khóa: 26

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 09-2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng toàn bộ nội dung trong Luận văn này được hình thành và

phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.

Phan Thị Thành Dương – Giảng viên Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

Trong Luận văn này, tôi có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan điểm khoa

học của một số tác giả. Việc trích dẫn này tuân thủ các quy định của pháp luật về sở

hữu trí tuệ và được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu tham khảo.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các dữ liệu, số

liệu và các thông tin được trình bày trong Luận văn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020

Tác giả Luận văn

Lâm Trọng Kha

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 08-2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung viết tắt

CBCPĐHĐ Chào bán cổ phiếu để hoán đổi

CBCPRL Chào bán cổ phiếu riêng lẻ

CBCPRCC Chào bán cổ phiếu ra công chúng

CTCP Công ty cổ phần

CTĐC Công ty đại chúng

ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

HĐCP Hoán đổi cổ phiếu

HĐQT Hội đồng quản trị

LCK Luật Chứng khoán

LDN Luật Doanh nghiệp

SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán

TCPH Tổ chức phát hành

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TTCK Thị trường chứng khoán

TTLKCK Trung tâm Lưu ký chứng khoán

UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU....................................8

1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý và mục đích của hoán đổi cổ phiếu.................8

1.1.1. Khái niệm hoán đổi cổ phiếu..........................................................................8

1.1.2. Đặc điểm pháp lý của hoán đổi cổ phiếu.....................................................14

1.1.3. Mục đích hoán đổi cổ phiếu .........................................................................17

1.2. Các chủ thể tham gia hoán đổi cổ phiếu ........................................................19

1.2.1. Tổ chức phát hành........................................................................................19

1.2.2. Bên được hoán đổi........................................................................................20

1.2.3. Cơ quan thực hiện quản lý chuyên ngành về chứng khoán và thị trường

chứng khoán ...........................................................................................................21

1.2.4. Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán...................22

1.2.5. Các chủ thể khác ..........................................................................................23

1.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu...........................23

1.3.1. Đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động hoán đổi cổ phiếu phát sinh thường

xuyên trên thị trường chứng khoán ........................................................................23

1.3.2. Đảm bảo tính thực thi các nguyên tắc trong hoạt động chứng khoán và thị

trường chứng khoán ...............................................................................................24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................28

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG HOÁN

ĐỔI CỔ PHIẾU.......................................................................................................29

2.1. Quy định pháp luật về hình thức và điều kiện hoán đổi cổ phiếu...............29

2.1.1. Quy định pháp luật về hình thức và điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ để

hoán đổi..................................................................................................................29

2.1.2. Quy định pháp luật về hình thức và điều kiện chào bán cổ phiếu ra công

chúng để hoán đổi ..................................................................................................34

2.1.3. Đánh giá quy định pháp luật về hình thức và điều kiện hoán đổi cổ phiếu.38

2.2. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục hoán đổi cổ phiếu..........................42

2.2.1. Thủ tục xin ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nội bộ về việc thực hiện

hoán đổi cổ phiếu ...................................................................................................42

2.2.2. Ký kết thỏa thuận, hợp đồng để thực hiện hoán đổi cổ phiếu......................44

2.2.3. Thủ tục tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế

trong hoạt động hoán đổi cổ phiếu ........................................................................46

2.2.4. Thủ tục xin ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

về chứng khoán và thị trường chứng khoán...........................................................48

2.2.5. Thủ tục phát hành cổ phiếu ..........................................................................49

2.2.6. Báo cáo và hoàn tất giao dịch......................................................................51

2.2.7. Thực hiện các thủ thục pháp lý sau khi hoàn tất hoán đổi cổ phiếu............54

2.3. Quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư tham gia hoán đổi cổ

phiếu .........................................................................................................................58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................61

CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HOÁN ĐỔI CỔ

PHIẾU VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .............................................................62

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoán đổi cổ phiếu.......................................62

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoán đổi cổ phiếu .................69

3.2.1. Hoàn thiện các quy định về hình thức hoán đổi cổ phiếu và điều kiện hoán

đổi cổ phiếu ............................................................................................................69

3.2.2. Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục hoán đổi cổ phiếu ..................71

3.2.3. Hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và vai trò của

cơ quan nhà nước về quản lý chứng khoán và thị trường chứng khoán trong hoạt

động hoán đổi cổ phiếu ..........................................................................................73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................76

KẾT LUẬN..............................................................................................................77

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu là loại chứng khoán phổ biến nhất và ra

đời sớm nhất bên cạnh trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, quyền mua cổ

phần,… Với vai trò là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán,

trong những năm qua thị trường chứng khoán đã chứng kiến quá trình hình thành và

phát triển nhanh chóng của cổ phiếu cũng như sự gia tăng đáng kể về số lượng, quy

mô của các giao dịch cổ phiếu1

.

Cổ phiếu được thị trường và pháp luật định hình các đặc điểm riêng biệt và có

ý nghĩa quan trọng trong nhu cầu giải quyết các vấn đề về vốn, tài chính, hoạt động

sản xuất kinh doanh nói chung của công ty cổ phần. Với vai trò là tổ chức phát

hành, bên cạnh quyền mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, mua lại cổ phiếu của các

loại cổ phần khác, tách và gộp cổ phiếu thì quyền hoán đổi cổ phiếu là quyền đặc

thù được pháp luật ghi nhận riêng cho công ty cổ phần. Với quyền này, pháp luật

cho phép công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu và dùng chính cổ phiếu đó để

đổi lấy cổ phiếu hoặc phần vốn góp tại doanh nghiệp khác hoặc khoản nợ của công

ty cổ phần đối với chủ nợ. Nói cách khác, hoán đổi cổ phiếu là công cụ để công ty

cổ phần thực hiện tiến trình mở rộng, tái cơ cấu hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.

Tái cấu trúc nội bộ doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

là một trong bốn xu hướng tập trung kinh tế được dự báo tại Việt Nam2

. Trong đó,

việc tổ chức lại doanh nghiệp bằng hợp nhất, sáp nhập trên sơ sở thực hiện hoạt

động hoán đổi cổ phiếu cũng được rất nhiều chủ thể trên thị trường chứng khoán lựa

chọn thực hiện với các thương vụ tiêu biểu giữa các doanh nghiệp như: Công ty cổ

phần Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh và Công ty cổ phần Đường Biên

Hoà, Công ty cổ phần Tập đoàn Kido và Công ty cổ phần Thực phẩm Đông lạnh

Kido, Tập đoàn Vingroup – Công ty cổ phần và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát

triển Đô thị Sài Đồng, Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành và

Công ty cổ phần Sứ Thiên Thanh, Công ty cổ phần phát triển Thương mại và Dịch

vụ VMC và Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, Công ty cổ phần Tập đoàn Địa ốc

1 Theo Thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết ngày 31/7/2020, khối lượng chứng khoán

niêm yết, đăng ký giao dịch tại Việt Nam là 156,3 tỷ chứng khoán, trong đó có 103,6 tỷ cổ phiếu (chiếm

66.29% khối lượng chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch); mức vốn hóa thị trường chứng khoán đạt

5.024.241 tỷ đồng. Chi tiết tại:

https://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vithongtinthitruong/thongkettck/quymothitruong?_adf

.ctrl-state=nz2ydzlm0_168&_afrLoop=1098588783362000, truy cập ngày 20/8/2020.

2 Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương (2015), Báo cáo Tập trung kinh tế Việt Nam năm 2014, tr. 61.

2

No Va và Credit Suissee AG - Chi nhánh Singapore…3

Hoán đổi cổ phiếu không phải là hoạt động mới trên thị trường chứng khoán

nhưng đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, việc tiếp cận và thực hiện hoạt

động này còn gặp nhiều trở ngại. Hai nguyên nhân chính có thể kể đến gồm:

Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán đổi

cổ phiếu còn phức tạp, một số quy định còn thiếu thống nhất, được quy định rải rác

ở nhiều văn bản khác nhau, thiếu tính hợp lý và tính khả thi.

Thứ hai, điều kiện, trình tự, thủ tục để triển khai hoạt động hoán đổi cổ phiếu

khá phức tạp nhưng quy định dẫn chiếu nhiều dẫn đến việc các chủ thể khó khăn

trong việc tìm kiếm quy định để áp dụng hoặc mơ hồ trong việc hình dung một cách

tổng quan lộ trình để thực hiện hoạt động hoán đổi cổ phiếu.

Trong giai đoạn mà hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đã,

đang và sẽ trở thành xu hướng thì nhu cầu hoán đổi cổ phiếu sẽ tiếp tục được các

chủ thể trên thị trường chứng khoán lưu tâm, lựa chọn thực hiện. Pháp luật chứng

khoán với vai trò là một trong những nguồn luật quan trọng điều chỉnh hình thức,

điều kiện, trình tự, thủ tục hoán đổi cổ phiếu cần phải có những thay đổi phù hợp để

đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với mong muốn phân tích, đánh giá và đề xuất các

kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật, góp phần định hình khung pháp

lý ổn định, phù hợp, đảm bảo mục tiêu thu hút nhanh và mạnh vốn đầu tư nước

ngoài thông qua hoạt động hoán đổi cổ phiếu, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt

Nam về hoán đổi cổ phiếu” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

“Pháp luật Việt Nam về hoán đổi cổ phiếu” không phải là đề tài mới nhưng nội

dung luôn có đủ sức hút đối với những người làm công các nghiên cứu. Việc tiếp

cận dưới góc độ kinh tế, tài chính đối với các đề tài thuộc mảng nghiên cứu này

3 Đây là một số thương vụ hoán đổi cổ phiếu gây được sự chú trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai

đoạn 2017 - 2020. Theo kết quả nghiên cứu của Diễn đàn M&A Việt Nam, tổng giá trị mua bán và sáp nhập

tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018 đạt 48,8 tỷ đô la Mỹ với 4.353 thương vụ. Trong đó, tổng giá giá trị mua

bán và sáp nhập năm 2017 đạt kỷ lục 10,2 tỷ đô la Mỹ. Giá trị năm 2019 ước đạt 6,7 tỷ đô la Mỹ. Chi tiết tại

bài viết “Dấu ấn M&A một thập kỷ qua sẽ tạo đà cho thập kỷ tới”, https://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-an-m￾a-mot-thap-ky-qua-se-tao-da-cho-thap-ky-toi-post193084.html, truy cập ngày 20/8/2020 và bài viết “Thị

trường mua bán sáp nhập năm 2019: Có thể đạt mốc 6,7 tỷ USD”,

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2019-07-23/thi-truong-mua-ban-sap-nhap-nam-2019-co￾the-dat-moc-67-ty-usd￾74218.aspx#:~:text=(TBTCO)%20%2D%20D%E1%BB%B1%20b%C3%A1o%2C,ch%C3%ADnh%20v%C

3%A0%20b%E1%BA%A5t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20s%E1%BA%A3n., truy cập ngày

26/02/2020.

3

cũng là một cách tiếp cận có thể mang lại giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. Theo

tìm hiểu của tác giả, ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên

cứu chuyên sâu để khai thác đầy đủ các khía cạnh pháp lý cũng như đề xuất các giải

pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoán đổi cổ phiếu.

Các nội dung phân tích, đánh giá chung về pháp luật Việt Nam có liên quan

đến hoán đổi cổ phiếu được đề cập trong một số đề tài nghiên cứu khoa học chuyên

ngành luật; sách, tạp chí, trang thông tin điện tử chuyên ngành về tài chính hoặc báo

cáo của các cơ quan, tổ chức. Đây là các cơ sở dữ liệu nền tảng để tìm kiếm, tham

khảo các đánh giá, phân tích quy định pháp luật Việt Nam về hoán đổi cổ phiếu.

Các công trình nghiên cứu có một số nội dung liên quan đến đề tài này chủ yếu

được đăng tải trên các tạp chí pháp luật chuyên ngành, có thể kể đến như: Lê Vũ

Nam (2010), “Quản lý nhà nước về chào bán chứng khoán ra công chúng - nhìn từ

góc độ bảo vệ nhà đầu tư”, Kỷ yếu hội thảo Pháp luật bảo vệ nhà đầu tư chứng

khoán - thực tiễn và các giải pháp hoàn thiện, Trường Đại học Luật thành phố Hồ

Chí Minh, trang 20 – 25; Lê Vũ Nam (2011), “Hoàn thiện các quy định pháp luật về

điều kiện chào bán chứng khoán tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số

06(67), trang 22 – 30; Nguyễn Minh Hằng (2010), “Về điều kiện chào bán cổ phiếu

ra công chúng của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và

Pháp luật, số 4(217), trang 42 – 48; Mạnh Hữu (2018), “Cần hiểu đúng về bản chất

của hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số

1(310), trang 61 – 62; Nguyễn Thị Phương Thảo (2011), “Những bất cập về chào

bán cổ phần riêng lẻ”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 8(233) - 2010, trang 45 –

48; Phạm Thị Giang Thu, Nguyễn Minh Hằng (2009), “Một số vấn đề về pháp luật

điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phiếu của công ty cổ phần tại Việt Nam” Tạp chí

Nhà nước và pháp luật, số 7(255), trang 24 – 28,… Đây là các đề tài nghiên cứu

chuyên sâu về chào bán chứng khoán riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công

chúng nói chung theo quy định của pháp luật chứng khoán Việt Nam. Trong đó, các

đề tài này đã phân tích, đánh giá các khía cạnh pháp lý về điều kiện, trình tự, thủ tục

chào bán, phát hành chứng khoán của công ty cổ phần và đề xuất các giải pháp hoàn

thiện pháp luật. Tuy nhiên, xuất phát từ phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu

đặc thù, các đề tài này không tiếp cận để nhận diện, phân tích, đánh giá các quy

định pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu thông qua giao

dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi.

4

Bên cạnh các đề tài nêu trên, các báo cáo, đánh giá của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền về tập trung kinh tế cũng là công trình nghiên cứu có liên quan đến

hoán đổi cổ phiếu, có thể kể đến như: Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương

(2009), Báo cáo Tập trung kinh tế tại Việt Nam – hiện trạng và dự báo, Cục Quản

lý Cạnh tranh – Bộ Công thương (2014), Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công

thương (2014), Báo cáo Tập trung kinh tế năm 2014. Đây là các báo cáo nghiên cứu

có quy mô, cung cấp một bức tranh tổng thể về thực trạng tập trung kinh tế tại Việt

Nam, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này và dự báo tình hình tập

trung kinh tế cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, các báo cáo cũng chỉ mang tính

chất tổng hợp, đánh giá chung về tập trung kinh tế và đưa ra một số khuyến nghị

dưới góc độ quản lý nhà nước về cạnh tranh; có đề cập đến hoạt động hợp nhất, sáp

nhập doanh nghiệp nói chung nhưng không phân tích, đánh giá, dự báo về các hoạt

động hoán đổi cổ phiếu bằng hợp đồng hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

Trên cơ sở tham khảo nội dung của các nghiên cứu nêu trên, trong phạm vi

Luận văn này, tác giả đã kế thừa các đánh giá, phân tích về bản chất và kiến nghị

hoàn hiện hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ và chào bán cổ phiếu ra công chúng

theo quy định của pháp luật chứng khoán để làm cơ sở phân tích các hình thức, điều

kiện, trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi và

chào bán cổ phiếu ra công chúng để hoán đổi.

Tóm lại, các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã liệt kê là các công trình

nghiên cứu có chất lượng liên quan đến hoạt động chào bán cổ phiếu của công ty cổ

phần nhưng sẽ không tìm thấy một phân tích chuyên sâu nào liên quan đến các quy

định pháp luật và đưa ra giải pháp hoàn thiện đối với pháp luật Việt Nam về hoán

đổi cổ phiếu.

3. Mục đích nghiên cứu

Luận văn này hướng đến mục đích hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt

Nam điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu trên cơ sở phân tích, đánh giá thực

trạng quy định pháp luật hiện hành điều hoạt động hoán đổi cổ phiếu. Để đạt được

mục đích nêu trên, tác giả sẽ đi tìm câu trả lời cho 03 (ba) nhóm câu hỏi dưới đây:

Thứ nhất, hoán đổi cổ phiếu là gì? Để thực hiện hoán đổi cổ phiếu, các chủ thể

phải thực hiện bằng hình thức nào? Các chủ thể đáp ứng điều kiện nào thì được tiến

hành hoạt động hoán đổi cổ phiếu? Hệ quả pháp lý của hoạt động hoán đổi cổ phiếu

là gì?

5

Thứ hai, pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu như thế

nào, đã hợp lý hay chưa, có những vấn đề nào phát sinh?

Thứ ba, pháp luật Việt Nam cần phải hoàn thiện những nội dung nào để thúc

đẩy các hoạt động hoán đổi cổ phiếu diễn ra một cách hiệu quả?

4. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt

động hoán đổi cổ phiếu thông qua giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi.

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung, Luận văn sẽ làm rõ các vấn đề lý luận về hoán đổi cổ phiếu. Từ

đó, đi đến phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều

chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu thông qua việc các chủ thể thực hiện giao dịch

chào bán cổ phiếu để hoán đổi. Trong đó, Luận văn chỉ tập trung khai thác các khía

cạnh pháp lý liên quan đến giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu,

phần vốn góp tại doanh nghiệp khác và chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy khoản nợ

của tổ chức phát hành với chủ nợ. “Doanh nghiệp” được nêu trong phạm vi Luận

văn này là các doanh nghiệp được định nghĩa theo quy định của Luật Doanh nghiệp

2014. “Tổ chức phát hành” trong giao dịch “chào bán cổ phiếu để hoán đổi” là tổ

chức được định nghĩa theo quy định của Luật Chứng khoán 2006 và Luật Sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

Tại thời điểm hoàn thiện Luận văn này, song song với Luật Chứng khoán

2006, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và Luật Doanh

nghiệp 2014 đang có hiệu lực, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật

Chứng khoán 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) và Luật Doanh nghiệp 2020

(có hiệu lực từ ngày 01/7/2021). Trong quá trình phân tích, đánh giá các vấn đề từ

lý luận đến thực tiễn, để có cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của các quy định pháp

luật, tác giả thực hiện so sánh quy định pháp luật hiện hành với quy định pháp luật

có hiệu lực trong tương lai đối với các nội dung có sự khác biệt và liên quan trực

tiếp đến hoạt động hoán đổi cổ phiếu.

Về không gian và thời gian, Luận văn khai thác các số liệu, tình huống pháp lý

phát sinh tại các doanh nghiệp trong nước khi thực hiện hoạt động hoán đổi cổ

phiếu thông qua việc chào bán cổ phiếu để hoán đổi từ thời điểm Luật Chứng khoán

2006 có hiệu lực.

6

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong Luận văn này, tác giả sử dụng các

phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích, bình luận: là phương pháp được sử dụng chủ yếu

trong Chương 1, Chương 2 và phần đầu của Chương 3 để phân tích, làm rõ các vấn

đề lý luận về hoán đổi cổ phiếu, quy định pháp luật điều chỉnh hình thức, điều kiện,

trình tự, thủ tục hoán đổi cổ phiếu và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong hoạt

động hoán đổi cổ phiếu. Đồng thời, phương pháp này được sử dụng để đánh giá,

bình luận về thực tiễn triển khai hoạt động hoán đổi cổ phiếu của các chủ thể trên

thị trường.

Phương pháp so sánh: phương pháp này được tác giả sử dụng xuyên suốt

trong Luận văn để (i) so sánh các quy định pháp luật chứng khoán hiện hành với

quy định của pháp luật doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan đến hoán

đổi cổ phiếu; (ii) so sánh nội dung của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp hiện

hành với Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp đã được ban hành và có hiệu lực

trong tương lai; (iii) so sánh các điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ để hoán

đổi và điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng để hoán đổi; (iv) so sánh hệ

quả pháp lý của tổ chức phát hành và bên được hoán đổi trong từng hình thức chào

bán cổ phiếu để hoán đổi.

Phương pháp thống kê: phương pháp này được tác giả sử dụng để đưa ra các

số liệu về quy mô thị trường chứng khoán, số lượng các tổ chức tham gia hoán đổi

cổ phiếu, sáp nhập ở Chương 1 để chứng minh sự phổ biến của hoạt động hoán đổi

cổ phiếu. Mặt khác, phương pháp này cũng được tác giả sử dụng ở Chương 2 để chỉ

ra các số liệu, hành động của các chủ thể trong quá trình hoán đổi cổ phiếu nhằm

làm rõ tính phức tạp của hoạt động hoán đổi cổ phiếu cũng như sự tương thích giữa

các quy phạm pháp luật và thực tế áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán đổi

cổ phiếu.

Phương pháp tổng hợp: từ các phân tích, bình luận và so sánh các quy định

pháp luật, phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng để đưa ra các nhận định cụ

thể về sự cần thiết tồn tại các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ

phiếu; đưa ra quan điểm về những hạn chế trong quy định pháp luật và đề xuất các ý

kiến, hàm ý để hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ

7

phiếu. Phương pháp này cũng được tác giả sử dụng cuối mỗi chương để khái quát,

tóm tắt kết quả từng Chương và của cả Luận văn.

6. Các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn

Về mặt lý luận, tác giả khái quát được sự tồn tại và vận hành của hoạt động cổ

phiếu trong pháp luật Việt Nam. Khái niệm về hoán đổi cổ phiếu, cơ sở hình thành,

đặc điểm pháp lý và mục đích của hoạt động hoán đổi cổ phiếu là đóng góp mới về

mặt lý luận khi tác giả tiến hành phân tích các vấn đề tổng quan về hoán đổi cổ

phiếu. Bên cạnh đó, việc phân định các hình thức, điều kiện và lộ trình thực hiện

giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi trong điều kiện các quy định pháp luật

phân tán, thiếu tính thống nhất cũng là một đóng góp mới về lý luận khi nghiên cứu

pháp luật Việt Nam về hoán đổi cổ phiếu.

Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu trong Luận văn này, đặc biệt là các nghiên

cứu về điều kiện và trình tự thực hiện giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi ở

Chương 2 có thể được tổ chức phát hành tham khảo trong quá trình thực hiện giao

dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi theo quy định của pháp luật. Các phân tích,

đánh giá về tính thống nhất, tính hợp lý trong các quy định pháp luật điều chỉnh

hoạt động hoán đổi cổ phiếu cũng là nội dung mà tổ chức phát hành, bên được hoán

đổi, các chủ thể khác có liên quan có thể tham khảo, lưu ý khi thực hiện giao dịch

chào bán cổ phiếu để hoán đổi. Mặt khác, kết quả nghiên cứu, đánh giá thực tiễn ở

Chương 3 có thể là nguồn tư liệu tham khảo để các cơ quan quản lý nhà nước xem

xét, đánh giá lại tính hợp lý trong việc hướng dẫn các chủ thể có liên quan áp dụng

đúng quy định pháp luật về hoán đổi cổ phiếu.

8

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU

1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý và mục đích của hoán đổi cổ phiếu

1.1.1. Khái niệm hoán đổi cổ phiếu

Hoán đổi cổ phiếu (HĐCP) không còn là khái niệm xa lạ đối với thị trường

chứng khoán (TTCK) những năm trở lại đây. Điều này được minh chứng qua sự

tăng nhanh về số lượng và lớn mạnh về quy mô các giao dịch HĐCP trên thị trường.

Báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho thấy giai đoạn 2014 -

2018, tổng giá trị cổ phiếu được chào bán, phát hành để hoán đổi, sáp nhập của các

công ty cổ phần (CTCP) ước tính khoảng 25.613 tỷ đồng. Chi tiết như sau:

Bảng: Giá trị cổ phiếu chào bán để hoán đổi, sáp nhập trong tổng khối lượng cổ

phiếu phát hành tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 20184

Năm

Giá trị cổ phiếu

đăng ký phát

hành (tỷ đồng)

Giá trị, tỷ lệ cổ phiếu phát hành hoán đổi,

sáp nhập

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ lệ so với tổng giá

trị cổ phiếu đăng ký

phát hành (%)

2014 Hơn 58.000 Khoảng 1.160 2%

2015 Hơn 80.000 Khoảng 14.000 20%

2016 Hơn 83.000 1.378 2%

2017 Hơn 85.700 5.142 6%

2018 Hơn 178.500 3.959 3%

4

“Báo cáo thường niên năm 2014 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước” được công bố trên website:

http://www.ssc.gov.vn/ubck/ShowProperty?nodeId=/UCMServer/APPSSCGOVVN162097445//idcPrimaryF

ile&revision=latestreleased, truy cập ngày 20/08/2020.

“Báo cáo thường niên năm 2015 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước” được công bố trên website:

http://www.ssc.gov.vn/ubck/ShowProperty?nodeId=/UCMServer/APPSSCGOVVN162114972//idcPrimaryF

ile&revision=latestreleased, truy cập ngày 20/08/2020.

“Báo cáo thường niên năm 2016 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước” được công bố trên website:

http://www.ssc.gov.vn/ubck/ShowProperty?nodeId=/UCMServer/APPSSCGOVVN162114973//idcPrimaryF

ile&revision=latestreleased, truy cập ngày 20/08/2020.

“Báo cáo thường niên năm 2017 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước” được công bố trên website:

http://www.ssc.gov.vn/ubck/ShowProperty?nodeId=/UCMServer/APPSSCGOVVN162127341//idcPrimaryF

ile&revision=latestreleased, truy cập ngày 20/08/2020.

“Báo cáo thường niên năm 2018 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước” được công bố trên website:

http://www.ssc.gov.vn/ubck/ShowProperty?nodeId=/UCMServer/APPSSCGOVVN162127343//idcPrimaryF

ile&revision=latestreleased, truy cập ngày 20/08/2020.

Số liệu năm 2019 chưa được UBCKNN công bố.

9

Năm 2015, tổng giá trị cổ phiếu được phát hành để hoán đổi, sáp nhập tại Việt

Nam đạt mức kỷ lục 14.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng giá trị cổ phiếu đăng

ký phát hành. Đến năm 2018, con số này giảm còn 3.959 tỷ đồng. Mặc dù giá trị

giao dịch qua các năm biến động nhiều nhưng giá trị cổ phiếu phát hành để hoán

đổi, sáp nhập cho thấy giao dịch HĐCP đã và đang được các tổ chức, cá nhân lựa

chọn thực hiện.

Hoạt động HĐCP hiện diện trên TTCK như một giải pháp để giải quyết các

vấn đề về tài chính, kinh doanh cho doanh nghiệp và các chủ thể tham gia hoán đổi.

HĐCP chỉ có thể hình thành khi xuất hiện các nền tảng về nhu cầu, môi trường tồn

tại và cơ sở pháp lý. Theo đó, hoạt động HĐCP hình thành dựa trên 03 (ba) cơ sở

sau đây:

Thứ nhất, hoạt động HĐCP hình thành trên cơ sở nhu cầu về tài chính và

quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp và các chủ thể khác trên TTCK

Trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đặt

trong trạng thái liên tục củng cố và phát triển để đảm bảo năng lực cạnh tranh trên

thị trường. Việc duy trì nội lực và cân bằng các yếu tố về vốn, tài sản là vấn đề cốt

lõi trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Khả năng huy động

vốn đa hình thức thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay các loại chứng khoán

khác là một trong những đặc tính cơ bản để phân biệt CTCP với các loại hình doanh

nghiệp khác5

. Khi có nhu cầu về vốn, ngoài việc thực hiện các giao dịch vay tại các

tổ chức, cá nhân được phép theo quy định của pháp luật, CTCP có thể chào bán,

phát hành cổ phiếu (hoặc trái phiếu) để kêu gọi nhà đầu tư. Nếu cổ phiếu chỉ đơn

thuần giúp CTCP giải quyết nhu cầu huy động vốn thì cổ phiếu chưa thực sự phát

huy được đặc tính là loại chứng khoán phổ biến nhất trên thị trường cũng như bản

chất là một loại tài sản có thể được dùng để đổi lấy một loại tài sản cùng loại hoặc

khác loại. Do đó, nhu cầu về việc tận dụng tối đa bản chất của cổ phiếu để loại

chứng khoán này có thể được sử dụng như một công cụ để CTCP có thể thực hiện

hoạt động nhằm tăng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp khác, thanh toán nợ cho chủ nợ

hoặc tái cấu trúc hoạt động kinh doanh bằng hợp nhất, sáp nhập là một nhu cầu

mang tính thực tiễn cần được pháp luật ghi nhận.

5 Trương Nhật Quang (2016), Pháp luật về doanh nghiệp – Các vấn đề pháp lý cơ bản, Nhà xuất bản Dân

Trí, tr. 75.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Pháp luật Việt Nam về hoán đổi cổ phiếu | Siêu Thị PDF