Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của các chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
800

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của các chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN

LỢI CỦA CÁC CHỦ THỂ BỊ THIỆT HẠI BỞI

HÀNH VI CHUYỂN GIÁ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THÀNH DƢƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của

luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1. BTTH Bồi thường thiệt hại

2. ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

3. FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

4. HĐQT Hội đồng quản trị

5. HĐTV Hội đồng thành viên

6. MNC - MNE Công ty đa quốc gia

7. NLĐ Người lao động

8. NSDLĐ Người sử dụng lao động

9. SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán

10.TGĐ Tổng giám đốc

11.TNDN Thu nhập doanh nghiệp

12. TNHH Trách nhiệm hữu hạn

13. TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán

14.UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài:.................................................................................. 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:................................................................ 3

3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu: ..... 5

4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu: ........................................... 5

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:.............................. 6

6. Bố cục của luận văn:............................................................................. 6

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ CHỦ THỂ BỊ THIỆT

HẠI BỞI HÀNH VI CHUYỂN GIÁ ............................................................. 7

1.1. Khái quát về chuyển giá:...................................................................... 7

1.1.1. Khái niệm chuyển giá:....................................................................... 7

1.1.2. Đặc trưng của chuyển giá:................................................................ 9

1.1.3. Tác động tiêu cực của chuyển giá:.................................................. 12

1.2. Chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi chuyển giá:.................................... 15

1.2.1. Nhà nước:........................................................................................ 15

1.2.2. Nhà đầu tư:...................................................................................... 19

1.2.3. Đối thủ cạnh tranh:......................................................................... 25

1.2.4. Người lao động (NLĐ):................................................................... 29

1.3. Sự cần thiết phải bảo vệ các chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi chuyển

giá: ............................................................................................................... 31

CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP PHÁP LÝ BẢO VỆ CHỦ THỂ BỊ THIỆT

HẠI BỞI HÀNH VI CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM.................................. 34

2.1. Khái quát về các biện pháp bảo vệ:...................................................... 34

2.1.1. Mục đích bảo vệ của các biện pháp:................................................. 34

2.1.2. Cơ sở pháp lý của các biện pháp: ..................................................... 34

2.1.3. Phân loại nhóm biện pháp bảo vệ:.................................................... 35

2.2. Các nhóm biện pháp bảo vệ chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi chuyển

giá:................................................................................................................... 36

2.2.1. Nhóm biện pháp thuộc thẩm quyền áp dụng của Nhà nước: ............ 36

2.2.2. Nhóm biện pháp áp dụng chung cho nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh

và người lao động:....................................................................................... 45

2.2.3. Nhóm biện pháp đặc trưng áp dụng cho từng chủ thể:..................... 62

KẾT LUẬN.................................................................................................... 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào ngày

29 tháng 12 năm 1987, nước ta chính thức tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước

ngoài nhằm mục đích tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và thị

trường xuất khẩu để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất

nước. Khi đó, chuyển giá là một vấn đề còn mới mẻ đối với Việt Nam. Nhưng

trong quá trình hợp tác kinh doanh, với những bài học kinh nghiệm tích lũy từ

việc liên doanh với đối tác nước ngoài, Việt Nam đã dần nhận thức được sự

tồn tại của hành vi chuyển giá và những tác động tiêu cực của nó đối với nền

kinh tế. Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật để kiểm soát hành vi

này, cụ thể như:

- Thông tư số 74 TC/TCT ngày 20 tháng 10 năm 1997 của Bộ Tài Chính

hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Thông tư số 89/99/TT-BTC ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Bộ Tài

Chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (thay thế cho thông tư số 74 TC/TCT);

- Thông tư 13/2001/TT-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2001 của Bộ Tài

Chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (thay thế cho Thông tư số 63/1998/TT￾BTC ngày 13/5/1998, Thông tư số 89/1999/TT-BTC ngày 16/7/1999 của Bộ

Tài chính);

- Thông tư số 117/2005/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài

chính Hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch

kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết;

- Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài

chính Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh

2

doanh giữa các bên có quan hệ liên kết (thay thế Thông tư số 117/2005/TT￾BTC ngày 19 tháng 12 năm 2005);

- Thông tư số 71/2010/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài

Chính Hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ôtô, xe máy ghi

giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường;

- Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008;

- Luật Quản lý thuế năm 2006;

Bên cạnh đó, do hành vi chuyển giá tác động trực tiếp đến nguồn thu

thuế của nhà nước nên trong những năm gần đây các cơ quan thuế đã tăng

cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi này. Hiện nay, để đối phó

với tình trạng hành vi chuyển giá ngày càng gia tăng về số lượng và thủ đoạn

ngày càng tinh vi hơn, ngày 21 tháng 5 năm 2012 Bộ Tài chính đã ban hành

quyết định số 1250/QĐ-BTC phê duyệt chương trình hành động kiểm soát

hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012- 2015, trong đó trọng tâm là: phân tích

rủi ro trong công tác quản lý giá chuyển nhượng; xử lý thông tin thu thập

được phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá và lưu

trữ hồ sơ theo quy định; Thu nhập, nghiên cứu các dấu hiệu chuyển giá đang

được các chủ thể kinh doanh tại Việt Nam thực hiện....Đồng thời, ngày 15

tháng 02 năm 2012, Tổng cục Thuế cũng đã thành lập Tổ quản lý thuế đối với

hoạt động chuyển giá.

Mặc dù khi thực hiện hành vi chuyển giá, mục đích chính của doanh

nghiệp là làm giảm tổng nghĩa vụ thuế đối với nhà nước nhưng trên thực tế

hành vi này không chỉ gây thiệt hại thất thu thuế cho Nhà nước mà còn gây

thiệt hại cho nhiều chủ thể khác như: nhà đầu tư (cổ đông, thành viên, đối tác

trong liên doanh, đối tác liên kết trong các hợp đồng…), các đối thủ cạnh

tranh và cả người lao động trong doanh nghiệp. Thiệt hại mà hành vi chuyển

giá gây ra cho các chủ thể này không chỉ là thiệt hại mang tính chất cá nhân,

riêng lẻ mà nó còn làm tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh,

môi trường cạnh tranh lành mạnh và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nền

kinh tế - xã hội.

3

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Pháp luật

Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của các chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi

chuyển giá” với mong muốn đề tài này sẽ giúp các chủ thể có khả năng bị

thiệt hại bởi hành vi chuyển giá có thể tìm được các biện pháp pháp lý thích

hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần giữ vững môi

trường kinh doanh, cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho nền kinh tế Việt

Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy, ngoài những tài liệu hướng dẫn của Tổ

chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organization on Economic

Cooperation and Development), Diễn đàn thương mại và phát triển

(UNCTAD – United Nations Conference on Trade and Development) và

nhiều bài viết của các tác giả nước ngoài thì ở Việt Nam cũng có khá nhiều đề

tài nghiên cứu về hành vi chuyển giá. Điển hình như:

Trong lĩnh vực kinh tế có các đề tài nghiên cứu:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở “Vấn đề chuyển giá tại các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Liên

Hoa, Trường Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003.

- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Một số giải pháp kiểm soát hoạt động

chuyển giá tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài” của tác giả Ngô Trần

Kim Ngân, Trường Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005.

- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại

Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Huỳnh Thiên

Phú, Trường Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009.

- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở

Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Giang, Trường Đại học Kinh Tế

thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010.

Trong lĩnh vực luật học, bên cạnh nhiều bài viết có giá trị đăng trên các

tạp chí khoa học về pháp luật thì còn có một số đề tài nổi bật như:

4

- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Chuyển giá - Lý luận, thực tiễn và pháp

luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam” của tác giả Phan Thị Liễu, trường

Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006. Nội dung đề tài chủ yếu tập

trung vào việc nhận diện về hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc

gia, các dấu hiệu của chuyển giá và biện pháp chống chuyển giá. Đồng thời

cũng đề cập và phân tích thực tế áp dụng pháp luật về kiểm soát chuyển giá

của Việt Nam và một số đề xuất.

- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

và giải pháp chống chuyển giá ở Việt Nam” của tác giả Lê Văn Hải, trường

Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011. Luận văn phân tích hoạt động chuyển

giá và chống chuyển giá liên quan mật thiết với pháp luật thuế thu nhập doanh

nghiệp (TNDN) ở Việt Nam trong các năm gần đây; phân tích và nêu lên

những mặt hạn chế, bất cập của pháp luật thuế TNDN; vấn đề chuyển giá tại

Việt Nam và đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về vấn đề này.

Đồng thời, từ thực tế phân tích các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam các năm qua, tác giả đưa ra những định hướng và

đề xuất các giải pháp cơ bản về vấn đề chống chuyển giá tại Việt Nam.

- Luận án Tiến sỹ Luật học “Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt

Nam” của tác giả Phan Thị Thành Dương, trường Đại học Luật Thành phố

Hồ Chí Minh, năm 2010. Luận án xem xét chuyển giá dưới góc độ là một

hiện tượng pháp lý trên nền tảng các quan hệ kinh tế đã được định hình, là

hành vi làm thay đổi nghĩa vụ thuế khi thay đổi giá trong giao dịch hình thành

giữa các bên liên kết từ đó xây dựng luận cứ khoa học và hình thành mô hình

lý thuyết cho việc điều chỉnh pháp luật về chuyển giá ở Việt Nam trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong luận án cũng có đề cập đến việc xây

dựng cơ chế phối hợp và bảo vệ quyền lợi của các chủ thể bị ảnh hưởng bởi

chuyển giá.

Những nghiên cứu trên đây là nền tảng giúp tác giả nghiên cứu hành vi

chuyển giá ở một khía cạnh khác, đó là khía cạnh hậu quả thiệt hại của hành

vi chuyển giá. Từ những tác động tiêu cực mà hành vi chuyển giá gây ra cho

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!