Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật Việt Nam về chào bán cổ phiếu ra công chúng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ VÂN ANH
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380107
Người hướng dẫn khoa học: Pgs. Ts. Lê Vũ Nam
Học viên : Phạm Thị Vân Anh,
Lớp : CHL Kinh tế, Khóa 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được thực hiện độc lập của
riêng tôi. Các con số được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được
công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tổng hợp,
tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực và phù hợp với thực tiễn của
pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các kết quả này chưa từng được công
bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(Ký tên)
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
1 CBTT Công bố thông tin
2 IPO (Initial Public Offering) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng
3 FPO Chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng
4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
5 TTCK Thị trường chứng khoán
6 UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
7 UBND Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................ 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ........................................................... 4
3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài............................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn............................................ 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .................... 5
5.1 Phương pháp luận........................................................................................... 5
5.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Những kết quả nghiên cứu và những điểm mới của luận văn ..................... 6
7. Kết cấu của luận văn........................................................................................ 7
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG VÀ
PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG ................... 8
1.1 Khái quát về chào bán cổ phiếu ra công chúng........................................... 8
1.1.1 Khái niệm chào bán cổ phiếu ra công chúng................................................ 8
1.1.2 Đặc điểm của chào bán cổ phiếu ra công chúng.......................................... 13
1.1.3 Phân loại chào bán cổ phiếu ra công chúng ................................................ 14
1.1.4 Vai trò của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng............................. 17
1.2 Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ........................................... 18
1.2.1 Khái niệm pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng........................... 18
1.2.2 Chủ thể của quan hệ pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng .......... 20
1.2.2.1 Tổ chức phát hành...................................................................................... 20
1.2.2.2 Nhà đầu tư.................................................................................................. 27
1.2.2.3 Tổ chức trung gian trong hoạt động chào bán cổ phiếu............................ 30
1.2.2.4 Cơ quan quản lý nhà nước......................................................................... 33
1.2.3 Nội dung của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng...................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................... 42
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA
CÔNG CHÚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ........................................... 44
2.1 Thực trạng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ....................... 44
2.1.1 Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng................................................. 44
2.1.2 Thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng................................................... 52
2.1.3 Phân phối cổ phiếu khi chào bán cổ phiếu ra công chúng........................... 58
2.1.4 Công bố thông tin về chào bán cổ phiếu ra công chúng .............................. 62
2.1.4.1 Nội dung công bố thông tin........................................................................ 62
2.1.4.2 Thủ tục công bố thông tin .......................................................................... 67
2.1.4.3 Xử lý hành vi vi phạm về công bố thông tin............................................... 68
2.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ...... 69
2.2.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng ...... 69
2.2.2 Kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công
chúng ...................................................................................................................... 74
2.2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định về điều kiện chào bán cổ phiếu ra công
chúng ...................................................................................................................... 74
2.2.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định về thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng
................................................................................................................................ 76
2.2.2.3 Kiến nghị hoàn thiện quy định về phân phối cổ phiếu ra công chúng....... 77
2.2.2.4 Kiến nghị hoàn thiện quy định về công bố thông tin khi chào bán cổ phiếu ra
công chúng ............................................................................................................. 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................... 80
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thị trường chứng khoán trong thời đại kinh tế thị trường, kinh tế số và xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho nền
kinh tế. Pháp luật về chứng khoán và chào bán chứng khoán đã được quy định trong
luật Chứng khoán 2006, tuy nhiên, lần đầu tiên xuất hiện thị trường chứng khoán
thông qua Nghị định số 75/CP-NĐ ngày 28/11/1996 về việc thành lập ủy ban chứng
khoán. Nhận thấy những quy định của pháp luật không điều chỉnh kịp thời những
mối quan hệ liên quan đến chứng khoán trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập phát
triển nhanh chóng. Để kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến lĩnh vực
chứng khoán, Luật Chứng khoán 2019 đã có những thay đổi, những điểm mới bắt
kịp xu thế thị trường cũng như phù hợp hơn với những quan điểm về thị trường
chứng khoán theo pháp luật thế giới.
Đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (The World Bank) cho rằng
sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh
tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt
Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu
nhập trung bình thấp. “Từ năm 2002 đến năm 2022, GDP đầu người tăng 3,6 lần,
đạt gần 3.700 USD. Tỷ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn
32% năm 2011 xuống còn dưới 2%”
1
. “Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế
Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện
sức chống chịu đáng kể. Mặc dù năm 2020 ghi nhận những suy giảm mạnh về tăng
trưởng và hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của tất cả các nước trên thế giới, song
âm hưởng chung hội tụ trong các đánh giá và dự báo về kinh tế Việt Nam là rất tích
cực và nằm trong số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương,
với GDP cả nước tăng 2,91%”
2
. “Nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu
đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Tăng
trưởng GDP giảm xuống 2,58% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta
nhưng dự kiến sẽ phục hồi lên 5,5% vào năm 20223
.
1 Báo điện tử The World Bank (2022), “Tổng quan về Việt Nam”,
https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview, truy cập ngày 20/7/2022
2 Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí (2021), “Vị thế và cơ đồ kinh tế Việt Nam”,
https://nhandan.vn/vi-the-va-co-do-kinh-te-viet-nam-post631311.html, truy cập ngày 17/7/2022
3Báo điện tử The World Bank (2022), “Tổng quan về Việt Nam”,
https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview, truy cập ngày 20/7/2022
2
Đạt được những thành tựu đáng kể như trên, thì sự phát triển của thị trường
chứng khoán cũng góp phần vào công cuộc này là con số không nhỏ. Trong năm
2021, một loạt giải pháp thu đã được đổi mới như hóa đơn điện tử có mã, thu trên
nền tảng số và cả trên thị trường chứng khoán, thu trên thị trường chứng khoán đã
đạt khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng, tăng rất tốt so với con số 5.200 tỷ đồng của năm
2020. Số vốn huy động trên thị trường chứng khoán năm 2021 tăng 25% so với
2020, đặc biệt là phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đạt 155.588 tỷ
đồng, tăng 2,3 lần. Với việc phát triển mạnh như vậy, chứng khoán đã đóng góp cho
ngân sách Nhà nước gần 11.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với mức 5.200 tỷ đồng của
năm 20204
.
Là một bộ phận của chứng khoán, cổ phiếu cũng không nằm ngoài những
quy định điều chỉnh liên quan. Chào bán cổ phiếu là tiền đề tạo lập thị trường chứng
khoán (là hàng hóa của thị trường), tạo kênh huy động vốn đầu tư trung và dài hạn
cho sự phát triển kinh tế. Trong thời gian qua, hoạt động mua bán cổ phiếu trên thị
trường diễn ra vô cùng sôi nổi, đặc biệt là hoạt động chào bán cổ phiếu ra công
chúng. Việc huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, chào bán cổ phiếu
được các doanh nghiệp phát hành chứng khoán lựa chọn ưu tiên sử dụng để huy
động nguồn vốn cho doanh nghiệp mình. Việc huy động vốn bằng chào bán cổ
phiếu ra công chúng có nhiều ưu điểm, lại tận dụng được nhiều nguồn vốn từ nhiều
nhà đầu tư khác nhau. Nhận thấy được sự phát triển của hoạt động mua bán cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán, pháp luật cũng đã có những quy phạm cụ thể về
hoạt động mua bán nói chung cũng như hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng
nói riêng.
Tuy nhiên, hoạt động chào bán chứng khoán nói chung và chào bán cổ phiếu
ra công chúng nói riêng vẫn còn là một đề tài, lĩnh vực tuy không mới nhưng để
quản lý và dự liệu các quan hệ phát sinh từ nó thì không dễ đối với cơ quan quản lý
nhà nước và doanh nghiệp. Thực tế trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công
chúng đã phát sinh nhiều vấn đề có thể chỉ sai phạm nhỏ trong quá trình chào bán
cũng dẫn tới những hệ lụy vô vùng lớn đối với các nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp phát
hành cổ phiếu. Đồng thời, cũng còn nhiều hành vi vi phạm trong hoạt động chào
bán theo những cách tinh vi, khó dự liệu và cũng khó phát hiện … Ví dụ như những
4 Vũ Phong (2022), “Năm 2021, chứng khoán đóng góp cho ngân sách gần 11.000 tỷ đồng”,
https://vneconomy.vn/nam-2021-chung-khoan-dong-gop-cho-ngan-sach-gan-11-000-ty-dong.htm, truy cập
ngày 17/7/2022
3
sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán trong thời gian vừa qua liên quan đến hai tập
đoàn lớn tại Việt Nam là ông Trịnh Văn Quyết – Tập đoàn FLC, và sai phạm của
chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh trong việc thao túng thị trường chứng khoán.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “ Pháp
luật Việt Nam về chào bán cổ phiếu ra công chúng” làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ của mình để trên cơ sở luật định, có thể đưa ra những giải pháp kiến nghị
nhằm hoàn thiện hơn nữa quy định về thị trường chứng khoán nói chung và quy
định về chào bán cổ phiếu ra công chúng nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng đã được xem xét
trong một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tư
pháp chủ trì. Những công trình nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận quan trọng cho
sự vận hành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, đề tài về
chào bán cổ phiếu ra công chúng cũng được nghiên cứu ở một số luận văn thạc sĩ ở
các khía cạnh khác nhau. Cụ thể:
- Đề tài luận văn thạc sĩ tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: “Pháp
luật về phát hành chứng khoán công ty ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng
hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Minh Hiếu (2008) đã nghiên cứu pháp luật về chào
bán chứng khoán ra công chúng của công ty ở Việt Nam và đề cập ở mức độ nhất
định về pháp luật phát hành chứng khoán riêng lẻ.
- Đề tài luận văn thạc sĩ tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: “Một số
vấn đề pháp lý về chào bán chứng khoán ra công chúng theo pháp luật Việt Nam và
pháp luật một số nước” của tác giả Phạm Thị Thanh Hương (2010) giới hạn trong
khuôn khổ nghiên cứu, so sánh một số nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và
pháp luật một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan … về hoạt
động chào bán chứng khoán ra công chúng (về phương thức quản lý đối với hoạt
động chào bán chứng khoán)
- Đề tài luận văn thạc sĩ tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: “Pháp
luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Nam
(2016) trình bày một cách tổng quan các quy định pháp luật về hoạt động chào bán
chứng khoán ra công chúng một cách chung nhất cho các loại chứng khoán.
- Đề tài luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội: “Pháp luật về chào
bán cổ phần của công ty cổ phần ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”
của tác giả Nguyễn Minh Hằng (2010) tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá và