Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên năm cuối ngành Quản trị kinh doanh trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------
ĐOÀN THỊ NGỌC
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH
KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------
ĐOÀN THỊ NGỌC
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH
KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ MINH TRÍ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh
của sinh viên năm cuối ngành QTKD của các trường Đại học trên địa bàn TPHCM” là bài
nghiên cứu của chính tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Minh Trí.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử dụng
để nhận bằng cấp ở nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà
không được trích dẫn theo quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ……tháng……năm 2018
Người thực hiện luận văn
Đoàn Thị Ngọc
iv
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS.Hà Minh Trí, người trực tiếp
hướng dẫn khoa học và đã dành thời gian để tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều
để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các quý thầy cô khoa Đào tạo Sau đại học, quý thầy cô giảng
viên trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt rất nhiều
kiến thức bổ ích, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành khóa học cũng như luận
văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả bạn bè, người thân, đồng nghiệp và những cá nhân
khác đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn các em sinh viên đã giúp tôi hoàn thành việc thu thập dữ liệu nghiên cứu
cho luận văn.
Một lần nữa, tôi xin được cảm ơn đến tất cả mọi người.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ……tháng……năm 2018
Người thực hiện luận văn
Đoàn Thị Ngọc
v
TÓM TẮT
Tiếp nối các nghiên cứu theo lý thuyết hành vi hợp lý và lý thuyết dự định, luận văn
đặt ra mục tiêu là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến ý định
KSKD của sinh viên năm cuối ngành QTKD các trường Đại học trên địa bàn TPHCM.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng. Nghiên cứu định tính với phương pháp thảo luận nhóm với 10 chuyên
gia trong lãnh vực KSKD, từ đó điều chỉnh và phát triển thang đo trong mô hình sao cho
phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ ở bối cảnh Việt Nam. Nghiên cứu chính thức được
thực hiện với phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phiếu điều tra với bảng hỏi chi
tiết trên mẫu đã chọn là sinh viên năm cuối của 5 trường ĐH trên địa bàn TPHCM. Kết
quả có 356 bảng câu hỏi đạt yêu cầu được đưa vào nhập liệu, mã hóa, làm sạch, phân
tích và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã cho thấy 7 nhân tố là nhu cầu thành tích,cơ
hội thị trường và chính sách hỗ trợ, ý kiến người xung quanh, vốn xã hội, kinh nghiệm
kinh doanh, nền tảng gia đình, giáo dục kinh doanh ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh
doanh đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định khởi
sự kinh doanh là nền tảng gia đình; thứ hai là vốn xã hội; thứ ba là nhu cầu thành tích
và cuối cùng là giáo dục kinh doanh.
Kết quả kiểm định T-test cho thấy có sự khác biệt về ý định KSKD của sinh viên
năm cuối ngành QTKD trên địa bàn TPHCM về giới tính. Cụ thể, ý định khởi sự của
nam cao hơn nữ.
Kết quả kiểm định Anova cho thấy không có sự khác biệt về ý định KSKD của sinh
viên ngành QTKD trên địa bàn TPHCM không có sự khác biệt giữa các nhóm có quê
quán khác nhau.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã gợi ý một số giải pháp cho nhà trường và gia
đình thông qua các hoạt động đào tạo, hỗ trợ, tuyên truyền nhằm gây ảnh hưởng, truyền
cảm hứng, tạo động lực gia tăng ý định KSKD cho sinh viên.
vi
ABSTRACT
Following the theory of Reasoned Action and the theory of Planned Behaviour, this
research aims to identify and measure the levels of influence of factors on seniors’ thought
of startup in Business Management Major of some universities in Ho chi minh City.
This research has been carried out in two stages: qualitative and quantitative. Qualitative
research is conducted by group discussion with 10 specialists in startup in order to adjust
and develop the scale in a suitable model for Vietnamese culture and language. The
official study has been done with quantitative research, in which there was a survey with
detailed questionnaire for senior students in five universities in Hochiminh City. As a
result, the data of 356 questionnaires was input, coded, analyzed, and processed by SPSS
22 software.
The Multiple Regression analysis shows there are 7 factors such as performance
needs, market opportunities and supportive policies, people’s opinions, social capital,
business experiences, family background, and business education having influence on
startup.
Moreover, they all have statistical meanings and the most important influence is
family background, then social capital, performance needs, and business education.
T-Test reveals the difference in gender of seniors’ intention of startup in Business
Management Major of universities in Hochiminh City. Especially, the intention to startup
of male seniors is higher than that of female ones.
In addition, there is no difference in intention of startup among seniors in Business
Management Major of universities in Hochiminh City as well as groups of seniors who
have different native places owing to Anova analysis.
Basing on the research result, the thesis has aroused some solutions for schools and
families such as training activities, supports, and propaganda to influence, inspire, and
motivate the intention of startup in students.
vii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................iv
TÓM TẮT....................................................................................................................v
ABSTRACT................................................................................................................vi
MỤC LỤC .................................................................................................................vii
MỤC LỤC HÌNH.......................................................................................................xi
MỤC LỤC BẢNG.....................................................................................................xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...........................................................1
1.1 Tổng quan về tình hình khởi nghiệp tại TPHCM................................................1
1.2 Lý do chọn đề tài .................................................................................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................4
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................4
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................4
1.4 Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu.........................................................5
1.4.1 Đối tượng khảo sát........................................................................................5
1.4.2 Khách thể nghiên cứu ...................................................................................5
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................5
1.5 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................5
viii
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn............................................................................6
1.7 Kết cấu của luận văn ...........................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................7
2.1 Các khái niệm liên quan đến KSKD ...................................................................7
2.1.1 Khởi sự kinh doanh.......................................................................................7
2.1.2 Các loại hình khởi sự kinh doanh .................................................................8
2.1.3 Ý định khởi nghiệp .......................................................................................9
2.2 Các mô hình lý thuyết liên quan..........................................................................9
2.2.1 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) ....................9
2.2.2 Lý thuyết sự kiện KSKD của Shapero và Sokol (1982).............................11
2.2.3 Mô hình tiềm năng KSKD của Krueger và Brazeal(1994).........................12
2.3 Một số nghiên cứu có liên quan ........................................................................13
2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................13
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước.........................................................................23
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất..............................................................................38
2.5 Các giả thuyết nghiên cứu của luận văn............................................................39
2.6 So sánh với các nghiên cứu trước......................................................................44
2.7 Thang đo nghiên cứu:........................................................................................45
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..............................................................53
3.1 Nghiên cứu định tính:........................................................................................54
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................54
3.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính......................................................................54
ix
3.2 Nghiên cứu định lượng:.....................................................................................58
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu ..............................................................................59
3.2.2 Quy mô mẫu................................................................................................59
3.2.3 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ................................................59
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................64
4.1 Mô tả mẫu khảo sát ...........................................................................................64
4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha .....................................................................65
4.2.1 Phân tích Cronbach’s alpha ........................................................................65
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA......................................................................68
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự kinh doanh......................................................................................68
4.3.2 Phân tích khám phá thang đo ý định khởi sự kinh doanh..........................71
4.4 Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố ..................................................72
4.5 Phân tích hồi qui tuyến tính bội ........................................................................72
4.5.1 Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc....................................................72
4.5.2 Phân tích tương quan ..................................................................................73
4.5.3 Hồi qui tuyến tính bội. ................................................................................74
4.5.4 Kiểm tra các giả định hồi qui......................................................................75
4.5.5 Kiểm định độ phù hợp mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến. ..................78
4.5.6 Phương trình hồi qui tuyến tính bội............................................................79
4.5.7 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết...................................................79
4.6 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính trong đánh giá ý định khởi sự
kinh doanh. ........................................................................................................80
x
4.6.1 Kiểm định sự khác biệt về giới tính............................................................80
4.6.2 Kiểm định sự khác biệt về quê quán...........................................................81
4.6.3 Kiểm định sự khác biệt về trường đại học..................................................82
4.7. Thảo luận kết quả: ............................................................................................83
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................88
5.1 Kết luận .................................................................................................................88
5.2 Kiến nghị...............................................................................................................89
5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................92
5.3.1 Các hạn chế ........................................................................................................92
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo...............................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................94
PHỤ LỤC 1: HƯỚNG DẪN NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU ..........................102
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG............................104
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ.......................................................................108
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA .........109
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA.....................................114
PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN........................................................122
PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT.......................................................127
xi
MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Ajzen (1991)................................11
Hình 2.2: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982).............12
Hình 2.3: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Krueger và Brazeal (1994)..........13
Hình 2.4: Mô hình ý định khởi sự kinh doanh của Lüthje và Franke (2004) ...............14
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Wang và cộng sự (2004).......................................15
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Liñán & Santos (2007)..........................................16
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Chang và cộng sự (2009)......................................17
Hình 2.8: Mô hình ý định khởi sự kinh doanh Turker và Sonmez Selcuk (2009)........18
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của Azhar và các cộng sự (2010) ................................19
Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu của Tong và cộng sự (2011)......................................20
Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu của Wongnaa và Seyram (2014) ...............................21
Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu của Denanyoh và cộng sự (2015)..............................22
Hình 2.13: Mô hình nghiên cứu của Nazri và cộng sự (2016)......................................23
Hình 2.14: Mô hình nghiên cứu ý định kinh doanh của sinh viên của Nguyễn Quốc
Nghi và các cộng sự (2016) ..........................................................................................24
Hình 2.15: Mô hình ý định KSKD của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) .......25
Hình 2.16: Mô hình ý định khởi sự kinh doanh của Nguyễn Doãn Chí Luân (2012) ..26
Hình 2.17: Mô hình tiềm năng khởi sự kinh doanh của Nguyễn Thu Thủy (2015) .....27
Hình 2.18: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
Phạm Cao Tố và cộng sự (2017)...................................................................................28
Hình 2.19: Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................38
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................51
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán của phần dư.......................................................................74
Hình 4.2: Đồ thị Histogram...........................................................................................75
xii
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Tổng hợp các nghiên cứu trước..................................................................31
Bảng 2.2 : Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận văn .....................................43
Bảng 2.3 : Tổng hợp các thang đo trong mô hình.......................................................45
Bảng 2.4 : Thang đo ý kiến người xung quanh...........................................................46
Bảng 2.5 : Thang đo giáo dục kinh doanh ...................................................................46
Bảng 2.6 : Thang đo nền tảng gia đình ........................................................................47
Bảng 2.7 : Thang đo cơ hội thị trường và chính sách hỗ trợ........................................48
Bảng 2.8 : Thang đo kinh nghiệm kinh doanh.............................................................48
Bảng 2.9 : Thang đo nhu cầu thành tích ......................................................................49
Bảng 2.10: Thang đo vốn xã hội ...................................................................................49
Bảng 2.11: Thang đo ý định KSKD..............................................................................50
Bảng 3.1 : Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo................................53
Bảng 4.1 : Thống kê mẫu nghiên cứu ..........................................................................63
Bảng 4.2 : Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự kinh doanh........................................................................................................65
Bảng 4.3 : Ma trận xoay nhân tố lần thứ ba .................................................................67
Bảng 4.4 : Kết quả phân tích nhân tố ý định khởi sự kinh doanh................................69
Bảng 4.5 : Ma trận tương quan giữa các nhân tố .........................................................71
Bảng 4.6 : Kết quả phân tích hồi qui bội .....................................................................73
Bảng 4.7 : Model Summaryb
.......................................................................................76
Bảng 4.8 : ANOVAb
....................................................................................................76
Bảng 4.9 : Kết quả kiểm định các giả thuyết ...............................................................77
Bảng 4.10: Kiểm định t-test ..........................................................................................79
Bảng 4.11: Kiểm định Levene ......................................................................................79
Bảng 4.12: Kiểm định ANOVA....................................................................................80
Bảng 4.13: Kiểm định Levene ......................................................................................80
xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EFA : Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá
KMO : Kaiser Meyer Olkin - Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố
KSKD : Khởi sự kinh doanh
QTKD : Quản trị kinh doanh
SD : Standard Deviation – Độ lệch chuẩn
SEE : Lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh
Sig : Mức ý nghĩa
SPSS : Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm thống kê
TPB : Lý thuyết hành vi dự định
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TRA : Lý thuyết hành động hợp lý
VIF : Hệ số phóng đại phương sai
YDKS : Ý định khởi sự
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về tình hình khởi nghiệp tại TPHCM
Theo thống kê, sáu tháng đầu năm 2016. Thành phố HCM ghi nhận có
16.844 doanh nghiệp mới thành lập, tăng trưởng 18,2% về số lượng so với cùng kỳ
năm 2015. Tuy nhiên đã có 11.726 doanh nghiệp ngưng hoạt động và giải thể chiếm
69,6%. Nguyên nhân chính là do tình hình khởi nghiệp còn mang tính phong trào,
không đi vào chiều sâu, chất lượng chưa cao. Đa phần không mang tính sáng tạo,
đổi mới. Các hoạt động khởi nghiệp chủ yếu là vì nhu cầu thiết yếu và mưu sinh
hằng ngày. Chính điều này đã dẫn đến KSKD ngày càng nổ ra ào ạt nhưng chất
lượng kém, dễ dẫn đến thất bại (Lương Minh Huân và các cộng sự, 2014).
TPHCM hiện có 80 trường đại học, cao đẳng với gần 1 triệu sinh viên. Đây
là nguồn lực quan trọng góp phần giúp thành phố phát triển. Thành phố đã triển
khai nhiều hoạt động hỗ trợ lĩnh vực này, trong đó đã hỗ trợ đào tạo hơn 115 giảng
viên của hơn 10 trường đại học về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Thành phố cũng
có 24 vườm ươm doanh nghiệp để hỗ trợ, phát triển các ý tưởng khởi nghiệp. Ngoài
ra, Thành phố có không gian hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trực thuộc Sở
Khoa học - Công nghệ Thành phố (Sihub); thường xuyên có các sự kiện liên quan
đến khởi nghiệp, sinh viên có đăng ký tham gia các chương trình này.
Với nền kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, quá trình
hội nhập ngày càng sâu, rộng cùng với đội ngũ trí thức trẻ đầy sáng tạo và khát
khao lập nghiệp,… TPHCM đứng đầu danh sách thành phố mới nổi tốt nhất để
khởi nghiệp, bởi tính sáng tạo, cởi mở và chấp nhận sự thay đổi của người dân.
Thành phố có nhiều cơ sở nền tảng để hoàn thành định vị chiến lược này. TPHCM
đang nổ lực để sớm hình thành trung tâm khởi nghiệp cho giới trẻ, hứa hẹn đến
năm 2020 sẽ có 500.000 doanh nghiệp khởi nghiệp. Thành phố cũng đã thành lập
nhiều quỹ đầu tư và các sân chơi cho các bạn trẻ khởi nghiệp trên địa bàn Thành
phố, như là: Quỹ Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp TPHCM và Quỹ Đầu tư Khởi