Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp của lao động được đào tạo nghề ở tỉnh Tiền Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------
LÊ MINH SANG
--------------------------
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIỂN VỌNG
NGHỀ NGHIỆP CỦA LAO ĐỘNG ĐƯỢC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở
TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN QUANG TRUNG
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp của
lao động được đào tạo nghề ở tỉnh Tiền Giang” nhằm tìm hiểu tình trạng nghề
nghiệp của các cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các trường nghề tỉnh Tiền
Giang, thông qua các chỉ số về tỷ lệ sinh viên thất nghiệp, tỷ lệ sinh viên có việc
làm, mức thu nhập, mối quan hệ giữa triển vọng nghề nghiệp với giới tính, số
người phụ thuộc, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và ngành nghề đào tạo...
và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp của lao động được đào
tạo nghề ở tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu đã xây dựng được các nhân tố ảnh hưởng
đến triển vọng nghề nghiệp của lao động gồm: Quá trình giáo dục; Chính sách hỗ
trợ giáo dục, học nghề, việc làm; Kỹ năng mềm; Kinh nghiệm thực tế; Thái độ và
tinh thần làm việc.
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp với bản câu hỏi gửi trực tiếp cho cựu sinh viên
của các trường tại tỉnh Tiền Giang với số mẫu là 241. Nghiên cứu sử dụng thang
đo được đánh giá thông qua phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố để
kiểm tra độ tin cậy của mô hình. Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định thông
qua phương pháp phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy có sự hình thành 03 nhân tố tác
động đến Triển vọng nghề nghiệp của lao động và được đặt tên mới đó là: Quá
trình giáo dục; kinh nghiệm và thái độ làm việc và kỹ năng mềm. Kết quả phân
tích hồi quy cho thấy có ba nhân tố tác động tích cực đến triển vọng nghề nghiệp
của lao động, đó là kinh nghiệm và thái độ làm việc (β=0,611), Quá trình dục
(β=0,524) và kỹ năng mềm (β=0,449). Nghiên cứu góp phần giúp các trường nghề
tại tỉnh Tiền Giang nhận ra các nhân tố ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp của
lao động sau khi tốt nghiệp. Qua đó luận văn đã đưa ra một số gợi ý chính sách để
các trường nghề tham khảo.
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii
MỤC LỤC.....................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ.............................................................viii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ..........................................................ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề và lý do lựa chọn đề tài ...........................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
1.6. Ý nghĩa ....................................................................................................................4
1.7. Kết cấu dự kiến của luận văn...............................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................6
2.1. Khái niệm về nghề nghiệp và việc làm .................................................................6
2.2. Khái niệm về lao động và lao động nông thôn.....................................................7
2.2.1. Khái niệm về lao động..........................................................................................7
2.2.2. Khái niệm về lao động nông thôn........................................................................7
2.3. Khái niệm về nghề và đào tạo nghề ......................................................................8
2.3.1. Khái niệm về nghề................................................................................................8
2.3.2. Khái niệm về đào tạo nghề...................................................................................8
2.4. Lý thuyết phát triển nghề nghiệp .........................................................................9
2.5. Những nguyên nhân quyết định chọn việc.........................................................11
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp của lao động nông thôn..13
v
2.6.1. Quá trình giáo dục .............................................................................................13
2.6.2. Chính sách hỗ trợ giáo dục, học nghề, việc làm...............................................15
2.6.3. Kỹ năng mềm......................................................................................................16
2.6.4. Kinh nghiệm thực tế...........................................................................................18
2.6.5 Thái độ và tinh thần làm việc .............................................................................19
2.7. Các nghiên cứu trước...........................................................................................21
2.7.1. Các nghiên cứu trong nước ...............................................................................21
2.7.2. Các nghiên cứu ngoài nước...............................................................................22
2.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................28
3.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................................30
3.3. Xác định thang đo và Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.....................................36
3.4. Phương pháp chọn mẫu khảo sát, cách thức thu thập thông tin và cỡ mẫu ..37
3.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................37
3.4.2 Làm sạch dữ liệu .................................................................................................37
3.4.3 Mã hóa dữ liệu ....................................................................................................38
3.5. Kỹ thuật phân tích dữ liệu...................................................................................38
3.5.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu: .....................................................................38
3.5.2. Kiểm định Cronbach Alpha:..............................................................................38
3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA): ................................................................39
3.5.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bội: ......................................................................41
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .....................................................................43
4.1 Phân tích thống kê mô tả ......................................................................................43
4.1.1 . Kết quả thống kê mô tả các biến định tính.......................................................43
4.1.2. Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng ....................................................46
4.2. Thực trạng việc làm của các cựu sinh viên qua kết quả khảo sát ..................51
4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) ......................55
4.3.1. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của nhóm biến “Triển vọng nghề
nghiệp (TVNN)” ...........................................................................................................55
4.3.2. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các nhóm biến độc lập...................56
4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám khá - EFA .....................................................58
4.5.Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu theo EFA...................................62
vi
4.6. Kiểm định sự khác biệt theo các biến kiểm soát ...............................................63
4.6.1 Mối quan hệ giữa giới tính và triển vọng nghề nghiệp.....................................63
4.6.2. Mối quan hệ giữa triển vọng nghề nghiệp và số người phụ thuộc trong gia
đình cựu sinh viên:.......................................................................................................64
4.6.3. Mối quan hệ giữa triển vọng nghề nghiệp và Trình độ học vấn của các
cựu sinh viên.................................................................................................................64
4.6.4. Mối quan hệ giữa triển vọng nghề nghiệp và Trình độ chuyên môn của
các cựu sinh viên..........................................................................................................65
4.6.5. Mối quan hệ giữa triển vọng nghề nghiệp và ngành nghề đào tạo của các cựu
sinh viên.........................................................................................................................65
4.7. Kiểm định mô hình : ............................................................................................66
4.7.1 Kiểm định đa cộng tuyến của mô hình : ............................................................66
4.7.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình...........................................................66
4.7.3 Kiểm định hồi qui tuyến tính:.............................................................................67
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...........................................73
5.1. Kết luận .................................................................................................................73
5.2. Một số giải pháp ...................................................................................................75
5.2.1 Nhóm giải pháp về vấn đề giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động...........76
5.2.2. Nhóm chính sách về kinh nghiệm và thái độ làm việc.....................................77
5.2.3 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho NLĐ.................................78
5.3. Một số kiến nghị ...................................................................................................79
5.3.1.Đối với nhà nước.................................................................................................79
5.3.2. Đối với người lao động.......................................................................................80
5.3.3. Đối với Doanh nghiệp ........................................................................................81
5.4. Hạn chế của đề tài ................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................82
PHỤ LỤC .....................................................................................................................93
PHỤ LỤC 1 : Kiểm định cronbach alpha .................................................................93
PHỤ LỤC 3 : KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT THEO CÁC ĐẶT TÍNH:............108
PHỤ LỤC 4: Kiểm định hồi qui tuyến tính:..........................................................113
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu chính thức ................. 33
Bảng 4.1: Mô tả dữ liệu phân theo nhóm tuổi................................................... 44
Bảng 4.2: Mô tả dữ liệu phân theo số người phụ thuộc .................................... 44
Bảng 4.3: Mô tả dữ liệu phân theo nhóm trình độ học vấn............................... 44
Bảng 4.4: Mô tả dữ liệu phân theo nhóm trình độ chuyên môn........................ 45
Bảng 4.5: Mô tả dữ liệu phân theo nhóm ngành nghề đào tạo.......................... 45
Bảng 4.6: Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng .................................... 46
Bảng 4.7: Mô tả dữ liệu phân theo tình trạng việc làm..................................... 52
Bảng 4.8: Mô tả dữ liệu phân theo thời gian có việc làm của sinh viên ........... 53
Bảng 4.9: Thống kê thu nhập ............................................................................ 53
Bảng 4.10: Thống kê loại hình công ty và thu nhập ......................................... 55
Bảng 4.11: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của nhóm biến “Triển vọng nghề
nghiệp (TVNN)” ............................................................................................... 56
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha .............................. 56
Bảng 4.13: Ma trận nhân tố xoay ...................................................................... 59
Bảng 4.14: Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu theo EFA ............... 62
Bảng 4.15 : Tóm tắt mô hình (Model Summary).............................................. 67
Bảng 4.16: Phân tích phương sai ( ANOVA) ...................................................... 67
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy của mô hình............................................................. 67
Bảng 4.18: Hệ số hồi quy chuẩn hóa................................................................. 69
viii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Các yếu tố tác động đến tình trạng việc làm của sinh viên nông
nghiệp Iran và tầm quan trọng của các yếu tố.......................................... 27
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề nghị.................................................... 29
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...................................................... 31
Đồ thị 4.1: Mẫu phân chia theo giới tính.................................................. 43
Đồ thị 4.2: Thời gian có việc làm của sinh viên....................................... 52
Đồ thị 4.3: Mô tả dữ liệu theo loại hình công ty ...................................... 54
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ............................................... 63
ix
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
NLĐ
TCN
CĐN
CNĐKHĐ-TCDN
WTO
TP. HCM
NĐ-CP
EFA
TVNN
QTGD
CSHTGD
KNM
KNTT
TĐLV
: Người lao động
: Trung cấp nghề
: Cao đẳng nghề
: Chứng nhận đăng ký hoạt động nghề của Tổng cục
dạy nghề
: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại
Thế giới)
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Nghị đinh – Chính phủ
: Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố
khám phá)
: Triển vọng nghề nghiệp
: Quá trình giáo dục
: Chính sách hỗ trợ giáo dục, học nghề và việc làm
: Kỹ năng mềm
: Kinh nghiệm thực tế
: Thái độ làm việc
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương mở đầu sẽ giới thiệu tổng quan về lý do hình thành đề tài, câu hỏi
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu. Ngoài ra, chương 1 cũng giới thiệu đối tượng
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được lựa chọn cho phù
hợp với đề tài nghiên cứu. Qua đó tác giả nêu lên ý nghĩa nghiên cứu của đề tài và
kết cấu gồm 5 chương của đề tài nghiên cứu.
1.1. Đặt vấn đề và lý do lựa chọn đề tài
Nghề nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con
người. Vì vậy, người lao động (NLĐ) phải nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp,
chọn được nghề phù hợp với bản thân mới có cơ hội phát triển đồng thời đáp ứng
được nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lí nguồn lao
động thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, đất nước ngày càng phát triển. Kinh tế tăng
trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền sản xuất nông nghiệp ngày
càng cơ giới hóa điều tất yếu sẽ có nhiều lao động hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp chuyển sang các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Năng suất lao động
xã hội năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 74,3 triệu
đồng/lao động. Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua,
bình quân đạt 3,7%/năm trong giai đoạn 2005 - 2014, góp phần thu hẹp dần khoảng
cách so với năng suất lao động của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay
năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore; bằng
1/6 của Malaysia; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc. Một trong những nguyên
nhân chủ yếu ảnh hưởng tới năng suất lao động của nước ta đạt thấp so với các
nước trong khu vực là chất lượng nguồn lao động thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý,
hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo chưa cao (Tổng cục thống kê, 2014).
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế chủ động
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội để tìm
kiếm việc làm và nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp. Sau khi tốt nghiệp NLĐ có
thể vươn lên nắm bắt tri thức và tự do làm giàu bằng tri thức của mình. Tuy nhiên,
bên cạnh đó cũng có những thách thức đặt ra cho NLĐ Việt Nam đó là yêu cầu về