Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của kỹ sư xây dựng tại Thành Phố Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1672

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của kỹ sư xây dựng tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐAỊ HOC̣ MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------------------------------------

NGUYỄN NGỌC TRAI

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA KỸ SƯ XÂY DỰNG

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Mã số chuyên ngành: 60 58 02 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS NGUYỄN THỐNG

Tp. Hồ Chí Minh - 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực

làm việc của kỹ sư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của

chính tôi.

Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận

văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng ….. năm 2017

` Tác giả

Nguyễn Ngọc Trai

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin được có lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô đã dìu dắt và

truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm, cách suy nghĩ giải quyết vấn đề trong suốt

khóa học cao học chuyên ngành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, khoa

sau đại học, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc biệt tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn đối với PGS.TS. Nguyễn Thống,

thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện

luận văn.

Tôi chân thành cảm ơn anh, chị và các bạn học viên cao học khóa 02, ngành

xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí

Minh trong quá trình học đã nhiệt tình, cởi mở cùng nhau trao đổi, bổ sung kiến thức.

Cảm ơn các bạn và đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập mẫu

cho nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình , những người bạn thân, đồng

nghiệp đã động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành chương trình cao học xây dựng

công trình dân dụng và công nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017

Người thực hiện

Nguyễn Ngọc Trai

TÓM TẮT

Vấn đề quản lý nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng đã được các doanh nghiệp

chú ý quan tâm và chú trọng. Trong bối cảnh cạnh trạnh toàn cầu, doanh nghiệp đặc

biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi nhà

quản lý phải khai thác và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và có hiệu quả thì cần thỏa

mãn các nhu cầu về lợi ích về vật chất, lợi ích tinh thần cho người lao động và có biện

pháp tạo động lực làm việc cho người lao động. Nhằm kích thích về mặt vật chất, tinh

thần cho người lao động có thể phát huy được hết nội lực của bản thân mình trong lao

động và đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng mà cụ

thể, là các kỹ sư xây dựng , tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến động lực làm việc của kỹ sư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh”.

Nghiên cứu của tác giả nhằm xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

đến động lực làm việc của kỹ sư xây dựng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh dựa

trên mô hình, thang đo các nghiên cứu trước đây của Nguyễn Đức Thịnh (2013); Bùi

Thị Minh Thu và cộng sự (2014). Từ đó, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và

thang đo gồm 8 yếu tố độc lập Đào tạo và phát triển nghề nghiệp; Lương và chế độ

phúc lợi; Lãnh đạo; Điều kiện môi trường làm việc; Đồng nghiệp; Văn hóa doanh

nghiệp; Sự tự chủ trong công việc; Làm việc nhóm và 1 yếu tố phụ thuộc là động lực

làm việc của kỹ sư xây dựng.

Theo kết quảnghiên cứu, cả 8 yếu tố ảnh hưởng cùng chiều với động lực làm

việc của kỹ sư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh như: Đào tạo và phát triển nghề

nghiệp; Lương và chế độ phúc lợi; Lãnh đạo; Điều kiện môi trường làm việc; Đồng

nghiệp; Văn hóa doanh nghiệp; Sự tự chủ trong công việc; Làm việc nhóm

Từ kết quả của nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho các doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra các

chính sách, hoạch định phù hợp, các chương trình hỗ trợ hiệu quả nhằm thúc đẩy động

lực làm việc của kỹ sư xây dựng. Kết quả này cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các

nhà nghiên cứu, nhà quản lý, cá nhân và các doanh nghiệp cần quan tâm đến động lực

làm việc của kỹ sư xây dựng.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................iii

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................iv

TÓM TẮT..............................................................................................................iii

MỤC LỤC.............................................................................................................vi

DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................v

DANH MỤC BẢNG .............................................................................................vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................xi

Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................1

1.2 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2

1.4 Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................2

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................3

1.6 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................3

1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................4

1.8 Bố cục của nghiên cứu..............................................................................5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.............................6

2.1 Khái niệm động lực làm việc....................................................................6

2.2 Đặc điểm ngành xây dựng, ước mơ nguyện vọng của kỹ sư xây dựng....6

2.2.1 Kỹ sư xây dưng ...................................................................................6

2.2.2 Đặc điểm ngành xây dựng...................................................................7

2.2.3 Ước mơ nguyện vọng của kỹ sư xây dựng .........................................7

2.3 Lý thuyết về tạo động lực làm việc ..........................................................8

2.3.1 Thuyết nhu cầu cấp bậc của Abraham Maslow (1943).......................8

2.3.2 Lý thuyết bản chất con người của Douglas Mc.Gregor (1956) ..........9

2.3.3 Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959) ..........................................10

2.3.4 Học thuyết công bằng của Adams (1963).........................................13

2.3.5 Thuyết kỳ vọng của Vroom (1964)...................................................14

2.4 Các yếu tố gây ảnh hưởng đến động lực làm việc..................................16

2.4.1 Các yếu tố cá nhân người lao động...................................................17

2.4.2 Các yếu tố thuộc nội hàm công việc đang đảm nhận........................18

2.4.3 Các yếu tố thuộc môi trường tổ chức................................................19

2.5 Tổng quan các nghiên cứu trước ....................................................................21

2.4.1 Một số nghiên cứu trên thế giới...........................................................21

2.4.2 Một số nghiên cứu trong nước ............................................................24

2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu ..................................26

2.6 Tóm tắt chương 2............................................................................................28

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................29

3.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................29

3.2 Các thông tin cần thu thập ......................................................................32

3.3 Nguồn thông tin thu thập ........................................................................32

3.4 Nghiên cứu định tính ..............................................................................32

3.5 Xây dựng thang đo..................................................................................35

3.6 Nghiên cứu định lượng ...........................................................................38

3.6.1. Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu.......................................................38

3.6.2. Phân tích dữ liệu................................................................................38

3.7 Tóm tắt chương 3....................................................................................42

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................43

4.1 Thống kê mô tả mẫu ...............................................................................43

4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo................................................................44

4.3 Kiểm định thang đo thông qua phân tích thành phần chính PCA ..........47

4.4 Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo......................................51

4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ..................................52

4.5.1 Phân tích tương quan.........................................................................52

4.5.2 Phân tích hồi quy...............................................................................54

4.5.3 Kiểm định các giả thuyết ..................................................................58

4.5.4 Phân tích sự khác biệt .......................................................................61

4.6 Tóm tắt chương 4....................................................................................62

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................63

5.1 Kết luận...................................................................................................63

5.2 Kiến nghị ................................................................................................63

5.2.1 Xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp...............63

5.2.2 Kiến nghị cho yếu tố lãnh đạo ..........................................................64

5.2.3 Kiến nghị cho yếu tố Lương và chế độ phúc lợi...............................65

5.2.4 Kiến nghị cho yếu tố Điều kiện môi trường làm việc.......................66

5.2.5 Kiến nghị cho yếu tố đồng nghiệp ....................................................66

5.2.6 Kiến nghị cho yếu tố văn hóa doanh nghiệp ....................................67

5.2.7 Khuyến khích làm việc nhóm và giao tiếp trong tổ chức .................68

5.2.8 Nâng cao sự tự chủ trong công việc..................................................69

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................69

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................71

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ......................74

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT......................................................79

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................83

III.1. Thống kê mô tả mẫu .................................................................................83

III.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo.................................................................84

III.4. Phân tích tương quan Pearson ..............................................................104

III.5. Phân tích hồi quy ....................................................................................105

III.6. Phân tích sự khác biệt ............................................................................107

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Các cấp bậc của nhu cầu Maslow (1943).....................................................7

Hình 2.2 Thuyết hai nhân tố của Herzberg................................................................11

Hình 2.3 Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom.............................................................14

Hình 2.4 Mô hình Kenneth S.Kovach (1987) ...........................................................21

Hình 2.5 Mô hình Wiley (1997)................................................................................22

Hình 2.6 Mô hình Nguyễn Đức Thịnh (2013)...........................................................23

Hình 2.7 Mô hình Bùi Thị Minh Thu và cộng sự (2014)..........................................24

Hình 2.8 Mô hình Giao Hà Quỳnh Uyên (2015) ......................................................25

Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................26

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu..................................................................................30

Hình 4.1. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa mô hình .........................................................56

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các nhân tố duy trì và động viên ..............................................................10

Bảng 3.1 Thang đo các thành phần động lực làm việc của kỹ sư xây dựng tại Thành

phố Hồ Chí Minh. ....................................................................................................34

Bảng 4.1 Thông tin mẫu ...........................................................................................42

Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ...............................................44

Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích thành phần chính PCA các biến độc lập ..............48

Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích thành phần chính PCA biến phụ thuộc ................49

Bảng 4.5 Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá thang đo50

Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan Pearson ......................................................51

Bảng 4.7 Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình .......................................53

Bảng 4.8 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình .................................................53

Bảng 4.9 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy .................54

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết.......................................................59

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG

ĐKMTLV Điều kiện môi trường làm việc

ĐLLV Động lực làm việc

ĐN Đồng nghiệp

ĐTVPT Đào tạo và phát triển

LĐ Lãnh đạo

LVN Làm việc nhóm

LVPL Lương bổng và phúc lợi

PCA Principal Component Analsyis

STCTCV Sự tự chủ trong công việc

VHDN Văn hóa doanh nghiệp

1

Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Có thể khẳng định trong bất kỳ doanh nghiệp nào thì nguồn nhân lực cũng

đóng vai trò then chốt. Năng lực, chất lượng nguồn nhân lực giờ đây đã trở thành

một trong những yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả quản lý, trong đó con người

luôn là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi lĩnh vực quản lý.

Mà người lao động làm việc trong bất kỳ doanh nghiệp nào đều có những quan tâm

và mong muốn riêng được thể hiện qua các mối quan hệ. Xét trên tổng thể, việc

thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của người lao động sẽ tạo động lực giúp họ có

tinh thần làm việc tốt - đây là yếu tố quan trọng để khuyến khích người lao động.

Mức độ thỏa mãn các mong muốn của người lao động được đánh giá bằng sự so

sánh với những mong muốn cần đạt được khi thực hiện công việc với thực tế mà

người lao động đạt được. Khuyến khích người lao động là yếu tố căn bản nhất để

người lao động gắn bó với công việc và làm việc tốt hơn. Do đó, đòi hỏi nhà quản

lý cần quan tâm hơn đến việc xác định nhóm yếu tố tác động đến động lực làm việc,

góp phần thỏa mãn nhu cầu cho người lao động. Điều này sẽ giúp cho họ có động

lực để phát triển, làm việc tích cực và sáng tạo hơn. Việc tăng cường động lực đối

với người lao động sẽ giúp nâng cao thành tích lao động và tạo ra các thắng lợi lớn

hơn trong tổ chức.

Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực

ngành nghề khác nhau chưa thực sự coi trọng công tác này mà chủ yếu chỉ quan tâm

đến hiệu quả sử dụng vốn, doanh thu hay lợi nhuận. Trong đó, các doanh nghiệp

trong lĩnh vực xây dựng cũng không là ngoại lệ. Tuy một số doanh nghiệp đã chú

trọng đến vấn đề tạo động lực cho nhân viên của mình, nhưng chưa thật sự đạt hiệu

quả khi mà họ mới chỉ chú trọng đến một vài yếu tố như tăng lương hoặc cải thiện

môi trường làm việc… cho nhân viên, mà chưa có giải pháp mang tính đồng bộ để

thực sự nâng cao hiệu quả cho công tác tạo động lực làm việc cho người lao động.

Do đó, để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động trong

ngành xây dựng từ đó tạo cơ sở để các doanh nghiệp trong ngành thực hiện các

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!