Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bội chi ngân sách 63 tỉnh thành Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng bội chi ngân
sách 63 tỉnh thành Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn luận văn hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công
bố hoặc sử dụng để làm luận văn ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này lần đầu tiên được viết và chưa từng được sử dụng nộp để nhận
bất cứ bằng cấp nào tại các cơ sở đào tạo hoặc trường đại học khác.
Tp Hồ Chí Minh, năm 2018
Lê Thị Thanh Hoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, bên cạnh những kiến thức bản thân tích lũy được, với
sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, Quý Thầy/Cô, cùng các
anh chị, bạn bè lớp ME08, nhờ đó tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình.
Với sự trân trọng, tôi xin chân thành cảm ơn đến: PGS.TS Nguyễn Minh Kiều,
người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
Luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy/Cô Khoa Sau đại
học, Khoa Kinh Tế đã tận tình truyền đạt kiến thức, cung cấp các tài liệu cần thiết và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành Luận văn. Đặc biệt tôi xin gửi lời
biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện về vật chất
và tinh thần để tôi có thể hoàn thành khóa cao học này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc Ban Giám Hiệu, Quý
Thầy/Cô, Gia đình và bạn bè được nhiều sức khỏe. Kính chúc Trường Đại học Mở TP
Hồ Chí Minh đạt được nhiều thành tích trong công tác giáo dục, mãi mãi là ngôi
trường đại học gìn giữ và phát huy được tiêu chí chất lượng, minh bạch trong tâm trí
của mỗi học viên.
Lê Thị Thanh Hoa
iii
TÓM TẮT
Luận văn thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bội chi ngân sách 63
tỉnh thành Việt Nam. Từ đó đề ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực tài
chính của các địa phương góp phần ổn định cán cân thu chi của ngân sách nhà nước.
Dựa trên lý thuyết nền là Luật ngân sách 2015 và các nghiên cứu trước, luận
văn đã đưa ra được mô hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc và 11 biến độc lập,
trong đó các yếu tố kì vọng tác động tích cực đến bội chi là: GDP, Doanh thu thuế,
vốn ODA, Hiệu quả quản lý hành chính (QLHC), Minh bạch ngân sách(MB); các yếu
tố kì vọng ảnh hưởng tiêu cực tới bội chi gồm: Chi đầu tư, Chi thường xuyên, Tỉ lệ
học sinh trên số dân, Tỉ lệ giữ lại nguồn thu phân chia giữa ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương, Tỉ lệ thất nghiệp. Biến QLHC, MB là những biến thể hiện điểm
mới của mô hình khi đưa yếu tố hiệu quả quản lý hành chính công và minh bạch ngân
sách so với mô hình ban đầu của Peter J. Morgan and Long Q. Trinh (2016).
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng thông qua phần
mềm Stata 13.0 và excel. Dữ liệu thu thập từ 63 tỉnh thành của Việt Nam giai đoạn
2013-2016. Với phương pháp phân tích hồi quy mô hình các tác động cố định (FEM)
và ngẫu nhiên (REM), sau khi kiểm định và hiệu chỉnh các khuyết tật của mô hình, kết
quả là : Có 4 biến có ý nghĩa thống kê : Biến có tác động ngược chiều với bội chi ngân
sách là GDP bình quân với hệ số hồi quy 0.4992; Các nhân tố tác động cùng chiều lên
bội chi ngân sách là: Tỉ lệ thất nghiệp (TN), Chi thường xuyên bình quân (CTXBQ),
Tỉ lệ học sinh (LHS). Trong đó, biến Tỉ lệ học sinh với hệ số 50.088 tác động cùng
chiều mạnh nhất đến bội chi ngân sách tỉnh.
Các biến đại diện cho nhân tố tạo ra sự khác biệt của mô hình như Hiệu quả
quản lý hành chính, minh bạch lại có kết quả trái với kì vọng khi không có ý nghĩa
thống kê và tương quan mạnh lẫn nhau nên loại ra trong quá trình ước lượng mô hình.
Từ kết quả đó, đề tài khuyến nghị chính quyền trung ương cùng với các tỉnh
thành cần tập trung đến các biện pháp nhằm tăng quy mô và tốc độ phát triển của GDP
thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, kích thích tiêu dùng và
sản xuất thông qua các chính sách ưu đãi về đầu tư và thuế; tăng cường hỗ trợ và đẩy
iv
mạnh xuất nhập khẩu; Nhận thức sâu sắc ảnh hưởng của thất nghiệp để có các chiến
lược phát triển nghành, nghề hợp lý cùng với việc nâng cao trình độ, chất lượng lao
động đáp ứng nhu cầu về việc làm của xã hội; Có các chính sách về tinh giảm biên chế
bộ máy hành chính, giảm số lượng, tăng chất lượng cán bộ viên chức, có chế độ tuyển
dụng nhân lực công khai, chặt chẽ, hợp lý để tuyển được người có tâm – tài, xây dựng
chế độ lương thưởng công/viên chức theo hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, dự toán
thu chi ngân sách phải được công bố rộng rãi, có sự tham gia góp ý của nhân dân, của
chuyên gia trước khi trình Quốc hội xem xét, phê duyệt. Nguồn chi cho giáo dục các
cấp cần phải được Quốc hội và Chính phủ xem xét kĩ lưỡng, cải cách hệ thống giáo
dục để nâng cao chất lượng sinh viên/học sinh, đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh
tế, là động lực đưa kinh tế phát triển. Ngoài ra phải có các chính sách ưu đãi để tăng
cường xã hội hóa giáo dục nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ...................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ LÝ DO NGHIÊN CỨU....................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................................3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................3
1.6 Ý NGHĨA LUẬN VĂN ...................................................................................4
1.7 KẾT CẤU LUẬN VĂN....................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ BỘI
CHI NGÂN SÁCH ....................................................................................................5
2.1 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .............................................................................5
2.2. BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG.........................................................7
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỘI CHI NSĐP ....................................9
2.3.1. LÍ THUYẾT NỀN ........................................................................................9
2.3.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH.....................14
2.3.3. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.........................................................21
Tóm tắt chương 2…………………………………………………………..…….27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.........................................................................27
3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU…………………………………………………...29
3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................................32
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .....................................................33
3.4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ. ..................................................................................34
3.4.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ....................................................................34
3.4.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY.............................................................................340
vi
3.4.3 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ............................................................................340
Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................36
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............38
4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ......................................................................................38
4.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN........................................................................39
4.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY..................................................................................40
4.4 KIỂM ĐỊNH HAUSMAN - LỰA CHỌN MÔ HÌNH....................................42
4.5 KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN .................................................................42
4.6 KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI PHẦN DƯ THAY ĐỔI...................................42
4.7 KHẮC PHỤC TỰ TƯƠNG QUAN VÀ PS PHẦN DƯ THAY ĐỔI............42
4.8 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................................................................43
4.8.1 CÁC BIẾN CÓ Ý NGHĨA THỐNG ………………………………………43
4.8.2 CÁC BIẾN KHÔNG CÓ Ý NGHĨA THỐNG KÊ......................................45
Tóm tắt chương 4…………………………………………………………………45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................46
5.1 KẾT LUẬN.....................................................................................................46
5.2 KIẾN NGHỊ....................................................................................................46
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO..........48
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..49
PHỤ LỤC..................................................................................................................51