Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện công cộng đi lại của sinh viên trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Đăng Hiển
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
846.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1603

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện công cộng đi lại của sinh viên trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Đăng Hiển

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT

----------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013-2014

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA

CHỌN PHƯƠNG TIỆN CÔNG CỘNG ĐI LẠI CỦA SINH

VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế học – kinh tế phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT

--------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA

CHỌN PHƯƠNG TIỆN CÔNG CỘNG ĐI LẠI CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế học – Kinh tế phát triển

Sinh viên thực hiện: - Nguyễn Đăng Hiễn Chủ nhiệm đề tài

Lớp DH11KI04 Khoa: Kinh tế & Luật Năm thứ: 3/4 Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Kinh tế học

- Nguyễn Tiến Việt Thành viên

- Nguyễn Thị Tố Như Thành viên

Hướng dẫn khoa học: Th.S Phạm Minh Thiên Phước

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm xin chân thành cảm ơn Th.S Phạm Minh Thiên Phước, người trực tiếp

hướng dẫn khoa học cho nhóm. Cô đã giúp cho nhóm đưa ra những định hướng quý giá

cũng như những lời phê bình góp ý sâu sắc nhất giúp nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu

này.

Nhóm cũng gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong khoa Kinh tế & Luật – trường

ĐH Mở TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất để nhóm có thể hoàn thành được công trình

này. Đặc biệt, cảm ơn Th.S Lê Công Tâm người thầy đã chia sẻ kinh nghiệm và những

lời dặn dò quý báu trong quá trình nghiên cứu mặc dù không trực tiếp hướng dẫn. Bên

cạnh đó nhóm cũng dành lời cảm ơn trân trọng đến anh Huỳnh Văn Toàn, chủ nhiệm

CLB Sinh viên tuyên truyền pháp luật – khoa Kinh tế và Luật đã giúp đỡ tận tình trong

việc khảo sát số liệu nghiên cứu.

Cuối cùng là lời cảm tạ sâu sắc dành cho các bạn sinh viên trong trường đã hỗ trợ, giúp

đỡ nhóm trong việc thu thập dữ liệu để nhóm có thể hoàn thành được bài nghiên cứu này.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014

NHÓM NGHIÊN CỨU

Công trình dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

Trang i

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH DỰ THI

Nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông tại TP.HCM hiện nay đang là vấn đề nhức nhối.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là việc phương tiện

cá nhân gia tăng nhanh chóng, trong khi quỹ đất dành cho giao thông còn hạn

chế. Đã có khá nhiều các biện pháp, chính sách từ phía nhà nước nhằm thu hút

người dân sử dụng phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân nhằm

kéo giảm tình trạng tắc nghẽn vào các giờ cao điểm. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố

khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan mà tỷ lệ sử dụng phương tiện công cộng

của người dân thành phố còn thấp. Xuất phát từ thực tế là một sinh viên hàng

ngày tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng. Mong muốn tìm ra câu trả

lời và các giải pháp cho tình hình giao thông hiện nay. Vì thế, mục tiêu của

nghiên cứu là xây dựng mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn

phương tiện công cộng của sinh viên hiện nay cũng như cách thức đo lường của

các yếu tố này đến việc lựa chọn.

Trên cơ sở lý thuyết về vai trò của ý định lựa chọn với hành vi và các yếu tố ảnh

hưởng đến việc lựa chọn phương tiện công cộng, bài nghiên cứu đã khảo sát 282

sinh viên của trường ĐH Mở TP.HCM có sử dụng phương tiện công cộng nhằm

xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn phương tiện tham gia giao

thông của sinh viên.

Phương pháp phân tích nhân tố đã được sử dụng với tập hợp 17 biến đo lường,

đại diện cho 4 nhóm nhân tố. Qua các bước phân tích độ tin cậy và phân tích

tương quan, nghiên cứu đã loại bỏ 2 biến không phù hợp và điều chỉnh mô hình

nghiên cứu còn 15 biến đại diện cho 4 nhóm nhân tố. Bao gồm Sự hữu ích của

phương tiện công cộng, Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân, Chuẩn chủ quan và

nhận thức Kiểm soát hành vi.

Kết quả hồi quy cho thấy cả 4 nhóm nhân tố trên đều ảnh hưởng đến việc lựa

chọn phương tiện của sinh viên. Trong đó, tác động mạnh nhất đến ý định lựa

chọn là nhân tố Kiểm soát hành vi, Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân, Chuẩn

chủ quan và cuối cùng là Sự hữu ích của phương tiện công cộng. Từ kết quả phân

tích trên, nghiên cứu đưa ra kiến nghị nhằm tăng Nhận thức sự hữu ích của

phương tiện công cộng như đề xuất tăng thêm số tuyến xe buýt qua các cơ sở của

trường vào các giờ cao điểm; nâng cấp trang thiết bị trên xe để đáp ứng hơn nữa

nhu cầu phục vụ. Đối với chính quyền thành phố, cần xem xét quy hoạch các bãi

dừng đỗ hợp lý hơn; cần mở thêm nhiều đợt tuyên truyền, vận động và khuyến

khích sinh viên sử dụng phương tiện công cộng hơn nữa.

Công trình dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

Trang ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

ANOVA: ( Analysis of Variance) Phương pháp phân tích phương sai

PTCC: Phương tiện công cộng

PTCN: Phương tiện cá nhân

EFA: (Exploratory Factor Analysis) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

KMO: (Kaiser- Meyer- Olkin) Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA

SPSS: Phần mềm SPSS phân tích dữ liệu

TRA: (Theory of Planned Behaviour) Thuyết hành động hợp lý

TPB: (Theory of Planned Behaviour) Thuyết hành vi dự định

TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND: Ủy ban nhân dân

VIF: (Variance Inflation Factor) Hệ số phóng đại phương sai.

Công trình dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

Trang iii

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI......................................................... 1

1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu .....................................................................1

1.2 Mục tiêu của nghiên cứu ............................................................................4

1.3Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................4

1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................4

1.5.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................5

1.6 Phương pháp chọn mẫu..............................................................................5

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................... 6

2.1 Cơ sở lý thuyết...........................................................................................6

2.1.1 Phương tiện công cộng:........................................................................6

2.1.2 Thuyết hành động hợp lý (TRA) ..........................................................6

2.1.3 Thuyết hành vi dự định ( TPB).............................................................7

2.2 Các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu..........................8

2.2.1 Nhận thức về sự hữu ích của phương tiện công cộng:...........................8

2.2.2 Nhận thức về sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân ...............................9

2.2.3 Chuẩn chủ quan(tác động của những đối tượng khác đến ý định lựa

chọn)...........................................................................................................10

2.2.4 Nhận thức kiểm soát hành vi ..............................................................10

2.2.5 Yếu tố nhân khẩu học.........................................................................10

2.2.6 Yếu tố lựa chọn phương tiện công cộng của sinh viên........................11

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................12

3.1 Quy trình nghiên cứu:...............................................................................12

3.2 Xây dựng thang đo và Bảng hỏi điều tra...................................................13

3.2.1 Xây dựng thang đo .............................................................................13

3.2.2 Bảng hỏi điều tra................................................................................13

3.2.3 Thiết kế mẫu nghiên cứu ....................................................................13

3.2.4 Các công cụ phân tích định lượng ......................................................14

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.............................................................14

4.1 Phân tích thống kê mô tả ..........................................................................15

Công trình dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2013 - 2014

Trang iv

4.1.1 Thống kê mô tả về đặc trưng của cá nhân được khảo sát ....................15

4.1.2 Thống kê mô tả về đặc trưng có liên quan đến phương tiện giao thông

...................................................................................................................16

4.2 Phân tích độ tin cậy ..................................................................................17

4.3 Phân tích tương quan................................................................................20

4.3.1 Tương quan giữa các biến độc lập trong từng nhóm yếu tố với biến phụ

thuộc...........................................................................................................20

4.3.2 Tương quan giữa các biến độc lập trong cùng nhóm yếu tố ................20

4.4 Phân tích nhân tố khám phá( EFA)...........................................................20

4.5 Mô hình điều chỉnh ..................................................................................23

4.6 Phân tích hồi quy......................................................................................23

4.7 Kiểm định giả thuyết ................................................................................26

4.8 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính..........................................26

4.8.1Kiểm định sự khác biệt của biến giới tính............................................27

4.8.2 Kiểm định việc lựa chọn phương tiện công cộng giữa sinh viên theo

học tại các cơ sở..........................................................................................27

4.8.3 Kiểm định việc lựa chọn phương tiện công cộng của sinh viên qua số

năm học ......................................................................................................27

4.8.4 Kiểm định việc lựa chọn phương tiện công cộng giữa những người có

thu nhập khác nhau .....................................................................................27

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................29

5.1 Kết luận và đóng góp của đề tài................................................................29

5.1.1 Đóng góp của đề tài...............................................................................30

5.1.2 Kiến nghị chính sách .............................................................................30

5.2 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài..............................31

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................33

PHỤ LỤC.........................................................................................................36

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!