Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công nhân xây dựng làm việc trong các công trường xây dựng dân dụng tại Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh
PREMIUM
Số trang
138
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1381

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công nhân xây dựng làm việc trong các công trường xây dựng dân dụng tại Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH LUÂN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG

TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN XÂY DỰNG LÀM VIỆC

TRONG CÁC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI

QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2018.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH LUÂN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG

TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN XÂY DỰNG LÀM VIỆC

TRONG CÁC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI

QUẬN 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Xây dựng Công trình dân dụng và Công nghiệp

Mã chuyên ngành : 60580208

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÂY DỰNG

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

TP.Hồ Chí Minh, Năm 2018.

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn này “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự

hài lòng trong công việc của công nhân xây dựng làm việc trong các công trường

xây dựng dân dụng tại Quận 2 - TP. Hồ Chí Minh” là nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi

cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được

công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong này

mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2018.

NGUYỄN MINH LUÂN

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện Luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự

giúp đỡ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị, bạn bè và gia đình để có thể hoàn thành.

Đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô, những người đã nhiệt

tình giảng dạy và giúp đỡ trong suốt khóa học Cao học.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ, nhân viên và các thầy cô

thuộc Khoa Đào tạo Sau đại học của Trường Đại học Mở TP.HCM đã tận tình giúp

đỡ, hướng dẫn thủ tục trong suốt khóa học Cao học này.

Và cuối cùng, xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy

PGS.TS. Lưu Trường Văn, người đã định hướng giúp và trực tiếp hướng dẫn thực

hiện Luận văn.

Luận văn thạc sỹ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự cố gắng của

tác giả, tuy nhiên khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý Thầy Cô đưa ra

những nhận xét giúp tác giả có những kiến thức và nhận thức đúng hơn để có thêm

kiến thức về sau.

Trân trọng !

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2018.

NGUYỄN MINH LUÂN

iii

TÓM TẮT

Luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc

của công nhân xây dựng làm việc trong các công trường xây dựng dân dụng tại

Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh” đã thực hiện khảo sát các công nhân xây dựng

đang làm việc trong các công trường xây dựng tại Quận 2 - TP.HCM để nhận dạng

các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công nhân và đề ra các

giải pháp làm gia tăng sự hài lòng.

Mô hình khảo sát ban đầu gồm có 07 nhóm nhân tố (1) Đồng nghiệp, (2) Cấp

trên, (3) Thu nhập, (4) Đặc điểm công việc, (5) Đào tạo và thăng tiến, (6) Điều kiện

làm việc, (7) Phúc lợi kết hợp với thang đo Likert (1932). Kết quả khảo sát thu được

368 phiếu khảo sát hợp lệ, sau khi thống kê kết quả tìm được 05 nhân tố xếp hạng

cao nhất ảnh hưởng đến sự hài lòng là (1) Công ty tạo công việc ổn định dài lâu cho

Anh/Chị, (2) Anh/Chị được hướng dẫn rõ ràng về công việc, (3) Đồng nghiệp của

Anh/Chị làm việc hiệu quả khi làm việc chung, (4) Công ty trả lương đầy đủ và

đúng hạn cho Anh/Chị, (5) Công ty mua bảo hiểm an toàn lao động cho Anh/Chị.

Đồng thời sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA bằng công cụ SPSS cho bộ dữ

liệu thu được Luận văn đưa ra Mô hình điều chỉnh gồm 03 nhóm nhân tố sau: (1)

Ứng xử của cấp trên – Chế độ chính sách của công ty đối với công nhân, (2) Lương

thưởng đáp ứng nguyện vọng & Ứng xử của đồng nghiệp, (3) Phúc lợi khác mà

công ty dành công nhân. Viết phương trình hồi quy dựa vào Mô hình điều chỉnh

Luận văn xác định được Nhóm 02 có ảnh hưởng lớn nhất, kế đến là Nhóm 03 có

ảnh hưởng tương đối đến sự hài lòng của công nhân. Nhóm 01 bị loại bỏ trong mô

hình.

Dựa vào các kết quả thu được về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng, kết

hợp với sự tham vấn của các các chuyên gia Luận văn đưa ra 03 nhóm nhân tố cần

được cải thiện nâng cao để làm gia tăng sự hài lòng của công nhân gồm: (1) Chế độ

chính sách của công ty, (2) Lương, thưởng đáp ứng nguyện vọng công nhân & ứng

xử của đồng nghiệp, (3) Phúc lợi khác mà công ty dành cho công nhân. Dựa vào

tính chất của 03 nhóm nhân tố trên kết hợp với ý kiến của các bên liên quan Luận

iv

văn đưa ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu cải thiện năng cao sự hài lòng của

công nhân. Kết quả khảo sát khả năng thực hiện các giải pháp là các đối tượng đang

làm việc trong lĩnh vực xây dựng tại TP.HCM, Luận văn thu được 48 phiếu khảo

sát hợp lệ. Sau khi phân tích thống kê Luận văn xác định 05 nhân tố có khả năng

thực hiện cao nhất lần lượt là: (1) Công ty trả lương đầy đủ và đúng hạn theo năng

lực và mức sống của công nhân, (2) Ban chỉ huy công trường phân công công việc

hợp lý và giám sát công nhân vừa phải, (3) Công ty có kế hoạch tạo việc làm cho

công nhân lớn hơn 12 tháng, (4) Công ty lập kế hoạch tiến độ tăng ca hợp lý dành

cho công nhân, (5) Công ty trích một phần lợi nhuận vào cuối năm để thưởng cho

công nhân vào dịp lễ, tết.

Các bên liên quan có thể vận dụng kết quả nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng

đến sự hài lòng trong công việc của công nhân xây dựng của Luận văn này kết hợp

với khả năng thực hiện các giải pháp đã được khảo sát thực tế. Từ đó làm cơ sở đưa

ra các giải pháp khác phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của công ty.

v

ABSTRACT

Thesis "Analysis of factors affecting job satisfaction of construction workers

at civil construction in district 2 of Ho Chi Minh City" conducted a survey of

construction workers are working on construction sites in District 2 - Ho Chi Minh

City to identify factors that affect employee satisfaction and offer solutions that

increase satisfaction.

The initial survey model consists of seven groups of factors: (1) Co-workers,

(2) Superiors, (3) Income, (4) Job characteristics, (5) Training and promotion, (6)

Working conditions, (7) Benefit combined with the Likert scale (1932). Results of

the survey obtained 368 valid questionnaires, after the results of the survey found

the top five factors that affect the satisfaction is (1) The company creates long-term

stable job for you, (2) You are clearly guided by your work, (3) Your co-workers

work well together, (4) The company pays full and timely pay for you, (5) The

company buys labor safety insurance for you. At the same time, after analyzing the

EFA discovery factor using the SPSS tool for the data set obtained, the thesis

proposes a three-factor model of adjustment: (1) Superior behavior - Policy mode of

Company for workers, (2) Salary to meet the aspirations and behavior of colleagues,

(3) Other benefits that company spends workers. Write a regression equation based

on the Adjustment Model. The thesis identifies Group 02 having the greatest

impact, followed by Group 03 having a relative effect on worker satisfaction. Group

01 was removed in the model.

Based on the results obtained on the factors affecting the satisfaction, in

consultation with the experts, the thesis presents three groups of factors that need to

be improved in order to increase satisfaction. Workers' compensation includes: (1)

Company policy, (2) Wages and bonuses to meet worker's wishes and behaviors, (3)

Other benefits to employees. Based on the nature of these three groups of factors

combined with the opinions of the stakeholders, the thesis proposes measures to

achieve the goal of improving worker satisfaction. The results of the survey on the

vi

possibility of implementing the solutions of subjects working in the field of

construction at TP.HCM. The thesis received 48 valid questionnaires. After

analyzing statistics, the thesis identifies the five highest possible performance

factors: (1) The company pays full and due time based on the capacity and living

standard of the workers, (2) The management committee assigns reasonable work

and supervises workers in a reasonable manner, (3) The company plans to create

jobs for workers over 12 months, (4) The company plans reasonable shift work

hours for workers, (5) The company deducts a portion of profit at the end of the

year to reward workers for the holidays.

Stakeholders can apply the results of identifying the factors that affect the

job satisfaction of the construction workers in this thesis combined with the ability

to implement the solutions that have been surveyed in practice. From that, the basis

for offering other solutions suitable with the conditions, the actual situation of the

company.

vii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii

TÓM TẮT................................................................................................................ iii

ABSTRACT...............................................................................................................v

MỤC LỤC............................................................................................................... vii

DANH MỤC HÌNH................................................................................................. xi

DANH MỤC BẢNG............................................................................................... xii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. xiv

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1

1.1. Giới thiệu chung.............................................................................................1

1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu...........................................................................2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu. .....................................................................................2

1.4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3

1.5. Đóng góp của Luận văn. ................................................................................3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN.....................................................................................4

2.1. Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................4

2.1.1. Các khái niệm sự hài lòng trong công việc. ........................................4

2.1.2. Các lý thuyết liên quan về hài lòng trong công việc............................5

2.1.2.1. Thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943). .............................6

2.1.2.2. Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959) ....................................7

2.1.2.3. Thuyết công bằng của Adam (1963)...........................................8

2.1.2.4. Thuyết nhu cầu của McClelland (1988) .....................................8

2.1.2.5. Lý thuyết kỳ vọng của Vroom (1964) ........................................9

2.1.2.6. Mô hình động cơ thúc đẩy của Porter & Lawler (1974)...........10

2.1.3. Việc làm hài lòng công nhân xây dựng có lợi ích gì ?.......................10

2.2. Các nghiên cứu tương tự đã công bố. ..........................................................11

2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới. ............................................................11

2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.............................................................16

viii

2.3. Mô hình nghiên cứu ban đầu........................................................................23

2.3.1. Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu. ..............................................23

2.3.2. Khái niệm các nhân tố........................................................................26

2.3.3. Mô hình nghiên cứu ban đầu của Luận văn. .....................................30

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................33

3.1. Quy trình nghiên cứu. ..................................................................................33

3.2. Thu thập dữ liệu. ..........................................................................................34

3.2.1. Xây dựng thang đo. ...........................................................................34

3.2.2. Thiết kế Bảng câu hỏi. .......................................................................35

3.2.3. Tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu..............................................41

3.3. Công cụ nghiên cứu. ....................................................................................42

3.4. Phân tích dữ liệu. .........................................................................................45

3.4.1. Thống kê mô tả..................................................................................45

3.4.2. Kiểm định thang đo ...........................................................................45

3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA......................................................45

3.4.4. Kiểm định các giả thiết nghiên cứu...................................................46

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................47

4.1. Phân tích về người tham gia khảo sát chính thức. .......................................47

4.1.1. Giới tính.............................................................................................47

4.1.2. Độ tuổi...............................................................................................47

4.1.3. Kinh nghiệm làm việc. ......................................................................48

4.1.4. Trình độ học vấn. ...............................................................................49

4.1.5. Tình trạng hôn nhân. ..........................................................................50

4.1.6. Nơi sinh. ............................................................................................50

4.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach`s Alpha. ....................................51

4.3. Xếp hạng theo Mean. ...................................................................................53

4.3.1. Xếp hạng tất cả nhân tố độc lập theo Mean. .....................................53

4.3.2. Xếp hạng nhân tố Đồng nghiệp theo Mean.......................................56

4.3.3. Xếp hạng nhân tố Cấp trên theo Mean..............................................57

ix

4.3.4. Xếp hạng nhân tố Thu nhập theo Mean. ...........................................58

4.3.5. Xếp hạng nhân tố Đặc điểm công việc theo Mean. ...........................59

4.3.6. Xếp hạng nhân tố Đào tạo và thăng tiến theo Mean..........................60

4.3.7. Xếp hạng nhân tố Điều kiện làm việc theo Mean. ............................61

4.3.8. Xếp hạng nhân tố Phúc lợi theo Mean. .............................................62

4.3.9. Xếp hạng nhân tố phụ thuộc Sự hài lòng theo Mean. .......................64

4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập........................65

4.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc. ..................69

4.6. Mô hình điều chỉnh. .....................................................................................70

4.7. Xác định nhóm ảnh hưởng lớn nhất theo mô hình điều chỉnh.....................71

4.8. So sánh đặc điểm cá nhân về sự hài lòng trong công việc...........................73

4.8.1. So sánh sự hài lòng trong công việc về giới tính. .............................73

4.8.2. So sánh sự hài lòng trong công việc về Độ tuổi................................74

4.8.3. So sánh sự hài lòng trong công việc về kinh nghiệm làm việc. ........75

4.8.4. So sánh sự hài lòng trong công việc về trình độ học vấn..................75

4.8.5. So sánh sự hài lòng trong công việc về tình trạng hôn nhân.............76

4.8.6. So sánh sự hài lòng trong công việc về nơi sinh. ..............................76

4.9. Đề xuất giải pháp. ........................................................................................77

4.10. Đánh giá khả năng thực hiện các giải pháp. ................................................80

4.10.1. Bảng câu hỏi và thang đo cho giải pháp........................................80

4.10.2. Kết quả khảo sát. ...........................................................................82

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................86

5.1. Kết luận. .......................................................................................................86

5.2. Kiến nghị......................................................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88

Tiếng Việt................................................................................................................88

Tiếng Anh................................................................................................................90

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT CÔNG NHÂN ................................................93

PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT GIẢI PHÁP..................................................100

x

PHỤ LỤC 3 BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..................................104

xi

DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1 Tóm tắt Thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943).................................6

Hình 2. 2 Tóm tắt Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959).......................................8

Hình 2. 3 Tóm tắt Thuyết nhu cầu của Mc.Clelland (1988).......................................9

Hình 2. 4 Mô hình thúc đẩy động cơ của Porter & Lawler (1974)...........................10

Hình 2. 5 Các nhân tố đo lường sự hài lòng trong công việc MSQ của Weiss & ctg

(1967) ........................................................................................................................12

Hình 2. 6 Bảng chỉ số mô tả công việc của Smith và ctg(1969)...............................13

Hình 2. 7 Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham (1974)................14

Hình 2. 8 Michigan Organizational Assessment Questionnaire Satisfaction Subscale

...................................................................................................................................15

Hình 2. 9 Mô hình nghiên cứu của Spector (1997)...................................................15

Hình 2. 10 Mô hình nghiên cứu ban đầu...................................................................31

Hình 3. 1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................34

Hình 4. 1 Mô hình điều chỉnh về “Sự hài lòng trong công việc của công nhân xây

dựng làm việc trong các công trường xây dựng dân dụng tại Quận 2 - Tp.HCM ....71

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!