Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư dựa vào cơ sở lý luận là các lý thuyết kinh tế và liên hệ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thảo luận môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, các nhà kinh tế học của nhiều trường phái
lý luận khác nhau đã xây dựng một hệ thống các lý thuyết, các qui luật , mô hình... để
giải thích cho sự vận động, thay đổi của các yếu tố trong nền kinh tế. Xuất phát từ
những ý tưởng ban đầu về một nền kinh tế vận hành hoàn toàn theo qui luật cungcầu của Adam Smith các nhà kinh tế đã giải thích không chỉ về giá cả, sản lượng mà
còn nhiều các yếu tố của tổng cung và tổng cầu trong đó phải kể đến đầu tư. Đầu tư
được xem như là một bộ phận quan trọng của tổng cầu, khi quy mô đầu tư thay đổi sẽ
có tác động trực tiếp đến quy mô tổng cầu. Thực tế đã chứng minh, chính sự gia tăng
của vốn đầu tư sẽ dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ không chỉ về sảng lượng mà còn
trong cơ cầu kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tốc độ tăng trưởng
là nhanh hay chậm, hiệu quả kinh tế là cao hay thấp. Với vai trò to lớn như vậy việc
nghiên cứu cơ chế tác động và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư sẽ giúp cho quá
trìnhđiều tiết kinh tế cũng như việc tham gia vào hoạt động đầu tư diễn ra tốt đẹp. Bài
nghiên cứu sẽ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư dựa vào cơ sở lý
luận là các lý thuyết kinh tế và phân tích tình hình thực tiễn Việt Nam.
1. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư thông qua các lý
thuyết đầu tư:
Sau khi tìm hiểu, bài nghiên cứu đã nêu ra các nhân tố sau có ảnh hưởng đến
đầu tư bao gồm: thu nhập (hay sản lượng) , lợi nhuận; lạm phát; lãi suất; tỷ giá; công
nghệ và kỳ vọng của nhà đầu tư. Các lý thuyết kinh tế được sử dụng để phân tích ảnh
hưởng của các nhân tố trên đến đầu tư đều coi biến đầu tư là biến phụ thuộc như vậy
đầu tư sẽ được biểu diễn dưới dạng các hàm số với các nhân tố ảnh hưởng là biến
độc lập.
2. Liên hệ tình hình thực tiễn Việt Nam:
Sau khi có được cơ sở lý luận vững chắc dựa trên các lý thuyết kinh tế học,
bài nghiên cứu sẽ chỉ ra những mối liên hệ của các nhân tố và đầu tư bằng cách vận
dụng tư duy của các lý thuyết kết hợp với số liệu thực tế đã diễn ra trong giai đoạn
2006-2011 ở Việt Nam. Việc tìm ra được mối liên hệ trong thực tế sẽ cho thấy cái
nhìn khách quan và thuyết phục hơn khi nhà nước điều hành các chính sách kinh tế.
Từ đó, tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế kết hợp với các mục tiêu phát
triển mà nhà nước có thể đưa ra các chính sách phù hợp để đảm bảo phát triển hài
hòa nhiều mặt xã hội.
1
Thảo luận môn học
Chương I: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
Trước hết, muốn có được cái nhìn khách quan và phương hướng nghiên cứu
khoa học phải có được cơ sở lý luận thuyết phục. Vì vậy,trong chương này sẽ trình
bày về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư thông qua các lý thuyết kinh tế.
1. Thu nhập (sản lượng) và lợi nhuận
1.1 Lý thuyết kinh tế vĩ mô về số nhân đầu tư
- Tư tưởng của mô hình .
Mô hình số nhân đầu tư xuất phát từ tư tưởng của Keynes. Ông cho rằng đầu
tư tăng sẽ bù đắp cho những thiếu hụt về cầu tiêu dùng. Để đảm bảo cho đầu tư gia
tăng liên tục ông đưa ra nguyên lý số nhân.
- Mô hình số nhân đầu tư .
Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Nó cho thấy sản
lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị.
Công thức tính (1) :
k = ÄY/ ÄI
Trong đó:
ÄY là mức gia tăng sản lượng
ÄI là mức gia tăng đầu tư
k là số nhân đầu tư
Từ công thức (1) ta có: ÄY= k .ÄI
-Nhận xét: Như vậy việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuếch đại sản lượng
tăng lên số nhân lần. Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1.
Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó, độ khếch đại của sản lượng càng
lớn. Sản lượng càng tăng, công ăn việc làm càng gia tăng.
Thực tế, gia tăng đầu tư, dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất
(máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…) và qui mô lao động. Sự kết hợp hai yếu
tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là, gia tăng sản lượng của nền kinh tế.
1.2 Mô hình quĩ nội bộ đầu tư
Theo lý thuyết này, đầu tư có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế:
I = f(ð) (lợi nhuận thực tế ). Do đó, dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ
được lựa chọn. Vì lợi nhuận cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn hơn và mức đầu
tư sẽ cao hơn. Nguồn vốn cho đầu tư có thể huy động bao gồm: Lợi nhuận giữ lại,
tiền trích khấu hao, đi vay các loại trong đó bao gồm cả việc phát hành trái phiếu bán
cổ phiếu là nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Vay mượn thì phải trả nợ, trường hợp
nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, doanh nghiệp có thể không trả được nợ và
2
Thảo luận môn học
lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, việc đi vay không phải là điều hấp dẫn, trừ khi
được vay ưu đãi. Cũng tương tự, việc tăng vốn đầu tư bằng phát hành trái phiếu cũng
không phải là biện pháp hấp dẫn. Còn bán cổ phiếu để tài trợ cho đầu tư chỉ được các
doanh nghiệp thực hiện khi hiệu quả của dự án đầu tư là rõ ràng và thu nhập do dự án
đem lại trong tương lai sẽ lớn hơn các chi phí đã bỏ ra.
Chính vì vậy theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư, các doanh nghiệp thường
chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và các sự gia tăng của lợi
nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn.
Sự khác nhau giưa lý thuyết gia tốc đầu tư và lý thuyết này dẫn đến việc thực
thi các chính sách khác nhau để khuyến khích đầu tư. Theo lý thyết gia tốc đầu tư
chính sách tài khoá mở rộng sẽ làm cho mức đầu tư cao hơn và do đó sản lượng thu
được cũng sẽ cao hơn. Còn việc giảm thuế lợi tức của doanh nghệp không có tác
dụng kích thích đầu tư. Ngược lại theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư thì việc giảm
thuế lợi tức của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản
lượng, mà tăng lợi nhuận cũng có nghĩa là tăng quỹ nội bộ. Quỹ nội bộ là một yếu tố
quan trọng để xác định lượng vốn đầu tư mong muốn, còn chính sách tài khoá mở
rộng không có tác dụng trực tiếp làm tăng đầu tư theo lý thyết này.
1.3 Lý thuyết gia tốc đầu tư:
Tư tưởng trung tâm của mô hình :
Nếu số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ giữa việc gia tăng đầu tư với gia
tăng sản lượng hay việc gia tăng đầu tư có ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng .
Như vậy đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu. Theo Keynes, đầu tư cũng
được xem xét dưới góc độ của tổng cung, nghĩa là mỗi sự thay đổi của sản lượng làm
thay đổi đầu tư như thế nào. Các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư để đưa
mức tư bản đạt mức mong muốn. Khi mức sản lượng cao hơn , các hãng có nhu cầu
lớn hơn về tư bản vì tư bản là một trong nhiều nhân tố để tạo ra sản lượng. Tư tưởng
trung tâm của mô hình gia tốc dựa trên mối quan hệ này. Đầu tư phụ thuộc vào nhu
cầu.
Nội dung của lý thuyết gia tốc đầu tư:
Mô hình gia tốc giả thiết rằng lượng tư bản mong muốn là bội số của mức sản
lượng :
Kdt = á. Yt (á >0) (1)
Ở dạng đơn giản nhất của mô hình gia tốc, đầu tư ròng đúng bằng chênh lệch
giữa lượng tư bản mong muốn với lượng tư bản hiện có vào cuối thời kì trước. Nếu
tạm thời bỏ qua hao mòn tư bản trong quá trình sử dụng ta có mối liên hệ sau :
I (n,t) = Kdt – Kd(t-1) (2)
3
Thảo luận môn học
Lượng tư bản có được vào cuối kỳ trước chính là lượng tư bản mong muốn
phụ thuộc vào thu nhập của thời kỳ đó:
K(t-1) = Kd(t-1)= á. Y(t-1) (3)
Vì vậy, ta có thể viết lại phương trình (2) như sau:
I(n,t) = Kdt – K(t-1) = á . Yt – á . Y(t-1) = á. (Yt – Yt-1)
hay I(n,t) = á. ∆Yt (4)
Mức đầu tư phụ thuộc vào sự thay đổi của mức sản lượng.Dạng đơn giản này
cho ta thấy một đặc điểm quan trọng của mô hình gia tốc . Từ phương trình (1), á có
thể được coi là tỷ lệ giữa mức tư bản mong muốn so với sản lượng:
á= Kdt/Yt (5)
ví dụ, giả sử rắng tỷ lệ này là 4. Trong trường hợp này, cứ mỗi đồng sản lượng
thay đổi thì mức bổ sung tưởng ứng là 4 đồng. Điều đó cho thấy , đầu tư sẽ biến động
rất mạng trong chu kỳ kinh doanh. Theo mô hình giao điểm của keynes cho thấy sự
thay đổi của đầu tư có tác dụng đến sản lượng thông qua số nhân. Vì vậy cùng với
hiệu ứng số nhân, lý thuyết gia tốc đơn giản chỉ có thể giải thích sự biến động theo
chu kỳ của sản lượng. Một cú sốc đối với sản lượng sẽ làm thay đổi mức đầu tư và sự
thay đổi này sữ làm mức sản lượng cân bằng thay đổi thông qua hiệu ứng số nhân, và
tác động thêm vào đầu tư thông qua hiệu ứng gia tốc.
2. Lạm phát
(Lí thuyết: mô hình tân cổ điển)
Mô hình tân cổ điển sử dụng cách phân tích lợi ích- chi phí để đưa ra quyết
dịnh đầu tư của doanh nghiệp. Từ cách phân tích đó rút ra được đầu tư phụ thuộc như
thế nào vào MPK, lãi suất, lạm phát, các qui định về thuế ảnh hưởng tới doanh
nghiệp.
Mô hình giả thiết các doanh nghiệp trong nền kinh tế được chia thành hai loại:
các doanh nghiệp sản xuất thuê tư bản và lao động để sản xuất ra sản phẩm, và các
doanh nghiệp sở hữu tư bản và cho doanh nghiệp sản xuất thuê tư bản. Mô hình tiến
hành phân tích 2 hành vi: đầu tiên xem xét giá thuê tư bản được quyết định như thế
nào trên thị trường cho thuê tư bản, sau đó xem xét động cơ chi phối các doanh
nghiệp cho thuê tăng hay giảm sản lượng tư bản hiện có.
Theo mô hình “ đầu tư là việc các doanh nghiệp cho thuê mua hàng tư bản
mới”.các doanh nghiệp cho thuê so sánh lợi ích của việc sở hữu một đơn vị tư bản
với chi phí sở hữu và cho thuê một đơn vị tư bản trong thời gian đó từ đoa đưa ra
quyết định đầu tư của mình. Doanh nghiệp cho thuê sẽ mua tư bản mới khi lợi ích lớn
hơn chi phí. Và để xem xét ảnh hưởng của lạm phát đến đầu tư mô hình đi phân tích:
4