Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu đang bị lỗi
File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.
Phân Tích Các Nguyên Nhân Gây Ngập Lụt Tại Quận Hoàn Kiếm Thành Phố Hà Nội Trong Quá Trình Đô Thị Hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi đƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của PGS.TS Bùi Xuân Dũng.
Các số liệu, kết quả trong nghiên cứu là trung thực đảm bảo tính khách
quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế. Các số liệu trích dẫn có nguồn
gốc rõ ràng.
Tác giả nghiên cứu
Vƣơng Thị Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Đề tài khoá luận đƣợc hoàn thành tại trƣờng đại học Lâm Nghiệp Việt
Nam dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Bùi Xuân Dũng. Tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn từng bƣớc trong nghiên
cứu và hoàn thành khoá luận.
Cảm ơn trung tâm Khí Tƣợng Thủy Văn thành phố Hà Nội đã cung cấp số
liệu gíup tác giả hoàn thành đề tài này.
Nhân dịp này, tác giả cũng xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc ban giám
hiệu trƣờng đại học Lâm Nghiệp, các thầy cô giáo, bạn bè đã tận tình chỉ bảo,
động viên tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện khoá luận.
Chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2. Tính khoa học và thực tiến của đề tài.......................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................. 4
2.1. Tổng quan về ngập lụt và đô thị hóa.............................................................. 4
2.2. Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan ngập lụt đô thị.... 11
PHẦN 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................... 14
3.1.Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 14
3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 14
3.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 14
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 15
PHẦN 4: TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU........................................ 21
4.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 21
4.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 21
4.1.2. Địa hình..................................................................................................... 21
4.1.3. Thủy văn, khí hậu...................................................................................... 21
4.1.4. Đất đai ....................................................................................................... 22
4.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, văn hóa - xã hội............................................... 22
4.2.1. Dân số........................................................................................................ 22
4.2.2. Tiềm năng kinh tế...................................................................................... 22
4.2.3. Văn hoá, xã hội.......................................................................................... 23
iv
PHẦN 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 26
5.1. Hiện trạng ngập lụt tại quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội ..................... 26
5.2. Phân tích nguyên nhân ngập của quận Hoàn Kiếm........................................ 29
5.2.1. Nguyên nhân khách quan.......................................................................... 29
5.2.2. Các nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 30
5.3. Đề xuất một số giải pháp.............................................................................. 39
PHẦN VI: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 44
6.1. KẾT LUẬN................................................................................................ 44
6.2. TỒN TẠI.................................................................................................... 44
6.3. KIẾN NGHỊ............................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng tính toán hệ số dòng chả mặt của từng điểm điều tra................ 18
Bảng 5.1. Thống kê mức ngập bình quân của một số trận mƣa lớn tại điểm
ngập ngã tƣ Phan Bội Châu.............................................................................. 28
Bảng 5.2. Ngày mƣa lớn nhất trong năm của các trận mƣa theo thời gian xuất
hiện của quận Hoàn Kiếm................................................................................... 32
Bảng 5.3. Khả năng thoát nƣớc của các điểm điều tra........................................ 34
Bảng 5.4. Lƣu lƣợng nƣớc ngập của các điểm điều tra ...................................... 36
Bảng 5.5. Thời gian ngập của điểm điều tra ....................................................... 37
Bảng 5.6. So sánh lƣu lƣợng và hiệu xuất thoát thiết kế của hệ thống cống cũ và
hệ thống cống mới............................................................................................... 42
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Mô tả cách khoanh vẽ diện tích cung cấp nƣớc.................................. 16
Hình 3.2. Mô phỏng công thức đánh giá dòng chảy mặt tập trung lớn nhất cho
từng trận mƣa theo phƣơng pháp Rational.......................................................... 17
Hình 3.3. Mô phỏng cách tính toán một số đại lƣợng trong công thức thức tính
toán thủy lực của Manning.................................................................................. 19
Hình 3.4. Một số hình ảnh điều tra thực địa........................................................ 19
Hình 4.1. Vị trí quận Hoàn Kiếm........................................................................ 21
Hình 5.1. Số lƣợng điểm ngập cho trận mƣa 50 – 100mm/2 giờ của quận Hoàn
Kiếm giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................................... 27
Hình 5.2. Điểm nóng ngập lụt của quận Hoàn Kiếm giữa hai năm 2016 và
năm 2018 ............................................................................................................ 27
Hình 5.3. Bản đồ địa hình thành quận Hoàn Kiếm............................................. 29
Hình 5.4. Lƣợng mƣa trung bình năm thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 - 2016... 30
Hình 5.5. Diện tích đất đô thị và đất nông nghiệp quận Hoàn Kiếm năm 2000 và
2017..................................................................................................................... 31
Hình 5.6. Đƣờng cong tần số của các trân mƣa theo thời gian xuất hiện của
quận Hoàn Kiếm.................................................................................................. 32
Hình 5.7. Vị trí các điểm điều tra........................................................................ 33
Hình 5.8. Sơ đồ hệ thống thoát nƣớc tại các điểm điều tra................................. 34
Hình 5.9. Khả năng thoát nƣớc của các điểm điều tra ........................................ 35
Hình 5.10. Biểu đồ lƣu lƣợng ngập của các điểm điều tra theo thực tế.............. 37
Hình 5.11. Biểu đồ thời gian ngập tại Ngã 5 Đƣờng Thành.............................. 38
Hình 5.12. Biểu đồ thời gian ngập tại Ngã tƣ Phan Bội Châu........................... 38
Hình 5.13. Công nhân vệ sinh lòng hồ................................................................ 40
Hình 5.14. Sử dụng gạch xếp và sỏi làm vỉa hè để tăng tính thấm cho đô thị.... 41
Hình 5.15. Biện pháp tăng ceửa thu nƣớc giúp nƣớc mƣa thoát nhanh hơn ...... 43
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiên nay, tại các thành phố lớn dân số ngày càng tăng nhanh, tốc độ đô
thị hóa chóng mặt dẫn đến quỹ đất tự nhiên ngày càng bị thu hẹp thay vào đó là
diện tích đất đai bị bê tông hóa(theo Wikipedia, tính đến ngày 10/09/2018 tốc
độ đô thị hóa ở Việt Nam đạt 34,75 %). Rất nhiều sông hồ bị lấp, kênh mƣơng
bị lấn chiếm, các nhà cao tầng mọc lên san sát thay thế các khu đất trống làm
giảm diện tích thoát nƣớc tự nhiên cũng nhƣ khả năng thấm nƣớc. Dòng chảy
mặt vì thế sẽ gia tăng, trong khi hệ thống thoát nƣớc không đƣợc cải thiện sẽ kéo
theo sự gia tăng ngập lụt.
Thủ đô Hà Nội nằm ngay bên dòng sông lớn thứ hai trên cả nƣớc, nhƣng
do đƣợc bảo vệ bởi một hệ thống đê kiên cố và các biện pháp bảo vệ khác (hồ
chứa phòng lũ ở thƣợng nguồn, khu phân chậm lũ,..) nên ít bị đe doạ bởi các khả
năng ngập lụt lớn do lũ sông. Mặt khác cũng chính hệ thống đê bảo vệ này đã
ngăn cách thành phố với dòng chảy sông, cùng với sự giới hạn của mặt cắt
ngang sông đã dẫn đến hiện trạng khi có mƣa lớn trong khu vực nội đô thì hệ
thống thoát nƣớc đô thị không thể tiêu thoát hay chảy trực tiếp ra sông. Mặt
khác, hệ thống thoát nƣớc nội thành Hà Nội là hệ thống cũ, không đƣợc thiết kế
theo kịp quy hoạch sử dụng đất của thành phố, thêm vào đó các công trình xây
dựng trên địa bàn góp phần không nhỏ vào tình trạng xuống cấp của hệ thống
thoát nƣớc do vật liệu xây dựng không đƣợc quản lý đúng tiêu chuẩn, rơi xuống
đƣờng,lấp hố ga thu nƣớc,...Đồng thời các dự án cải tạo hệ thống thoát nƣớc khu
vực nội thành tiến độ còn chậm do nhiều nguyên nhân.Kết hợp với những trận
mƣa lớn do biến đổi khí hậu gây ra, những năm gần đây Hà Nội đã liên tiếp đối
mặt với những trận ngập trên diện rộng, gây ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động
kinh tế- xã hội.
2
Theo Nguyễn Thủy (2018), đợt mƣa lớn trái mùa năm 2008 tại miền Bắc
và Bắc Trung Bộ đã vƣợt qua mọi dự đoán và gây ra trận lụt lịch sử tại Hà Nội.
Đợt mƣa lớn này đƣợc đánh giá là có lƣợng mƣa kỷ lục trong vòng 100 năm tại
đây (tính đến năm 2018). “Tính đến chiều 1-11-2008, tổng lƣợng mƣa ở khu vực
Hà Nội phổ biến từ 350 –550 mm”,ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm
Dự báo Khí tƣợng Thuỷ văn Trung ƣơng cho biết.Thiệt hại do trận lụt gây ra là
rất lớn, tại Hà Nội đã có 17 ngƣời thiệt mạng, tuyến đê sông Hồng bị sạt mái,
gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa, các hồ chứa bị tràn nƣớc. Tổng thiệt hại
ƣớc tính ít nhất là 3.000 tỷ đồng.
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học và thực tiễn trong việc giải quyết tình
trạng ngập úng và ô nhiễm môi trƣờng nƣớc Hà Nội, song chƣa có những giải
pháp thực sự hữu hiệu mang tính hệ thống và bài bản. Đặc biệt, các giải pháp và
nghiên cứu chƣa dựa trên những đánh giá chính xác về nguyên nhân ngập lụt, do
đó tính ứng dụng trong thực tế của các nghiên cứu là không cao. Trong điều kiện
hệ thống thoát nƣớc nội đô Hà Nội đều là hệ thống chắp vá giữa các khu cũ và
khu mới, giữa các hệ thống thoát nƣớc theo qui hoạch từ cách đây hơn nửa thế
kỷ với qui hoạch cho các khu dân cƣ đông đúc có mật độ rất cao nhƣ hiện nay.
Bên cạnh đó, bộ cơ sở dữ liệu đang đƣợc sử dụng tại các cơ sở nghiên cứu và
ứng dụng không có tính liên tục và kế thừa, cũng nhƣ chƣa đƣợc tổ chức đầy đủ
và đồng bộ càng làm cho vấn đề thoát úng ngập của vùng nội đô Hà Nội thêm
nan giải, từ nguyên nhân cho đến giải pháp thực tiễn.
Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, nơi hội tụ và kết tinh
những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Có diện
tích nhỏ nhất Thành phố, nhƣng quận Hoàn Kiếm là trung tâm chính trị - hành
chính, trung tâm thƣơng mại - dịch vụ của thành phố Hà Nội, nơi thƣờng xuyên
diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô. Mặc dù có trí và
vai trò đặc biệt nhƣ vậy nhƣng quận cũng phải chịu chung số phận nhƣ các quận
khác khi sảy ra mƣa lớn với sự xuất hiện của các điểm ngập “cố hữu” đã có từ
rất lâu đến nay vẫn chƣa đƣợc khắc phục.