Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển cây cà phê ở huyện krông nô, tỉnh đăk nông. một số giải pháp đề xuất.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------
NGUYỄN TIẾN LÂM
Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến
sự phát triển cây cà phê ở huyện Krông Nô, tỉnh
Đăk Nông. Một số giải pháp đề xuất
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2
Nằm ở phía nam Tây Nguyên, Đăk Nông là một tỉnh có điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế nhất là Nông – Lâm nghiệp. Đặc biệt, do nằm trong vành đai nhiệt
đới lại có diện tích đất bazan rộng lớn nên tỉnh có thế mạnh để phát triển các loại cây
công nghiệp nhiệt đới có giá trị kinh tế cao trong đó có cây cà phê. Đây là loại cây
công nghiệp lâu năm có diện sinh thái rộng, việc trồng cây cà phê vừa tạo ra sản phẩm
xuất khẩu có giá trị cao, tạo nguồn ngoại tệ, vừa phát huy lợi thế vùng đồi núi, tạo ra
việc làm cho người lao động, góp phần thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của mọi người.
Trong những năm qua, diện tích và sản lượng cây cà phê ở tỉnh Đăk Nông không
ngừng tăng. Huyện Krông Nô là một trong những địa phương có diện tích trồng cà phê
lớn của tỉnh. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên khá phù hợp với đặc điểm sinh thái của
cây cà phê, cùng với sự đầu tư mọi mặt của chính quyền địa phương, cây cà phê đã trở
thành loại cây công nghiệp mũi nhọn có đóng góp to lớn trong việc phát triển kinh tế
của huyện Krông Nô. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt cây cà phê mà không quan tâm
đến các yêu cầu sinh thái của cây trong những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến
năng suất và chất lượng sản phẩm, gây ra những tác động không tốt đến môi trường
sinh thái của huyện.
Để phát triển cây cà phê một cách bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao và
hạn chế tác động không tốt của nó đến môi trường cần phải có sự tìm hiểu, phân tích
các điều kiện tự nhiên của huyện để biết được mức độ phù hợp với yêu cầu sinh thái
của cây cà phê. Từ đó có cái nhìn tổng thể về quy hoạch, phân bố cây cà phê sao cho
vừa phát huy được lợi thế của vùng, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Với mong muốn
hiểu rõ hơn về thế mạnh của huyện Krông Nô, đồng thời vận dụng những kiến thức đã
học vào thực tiễn, tôi chọn đề tài “Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến
sự phát triển cây cà phê ở huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Một số giải pháp đề
xuất” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu
- Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên của huyện Krông Nô, tỉnh Đăk
Nông ảnh hưởng đến sự phát triển cây cà phê. Từ đó so sánh các điều kiện tự nhiên với
yêu cầu sinh thái của cây cà phê nhằm đánh giá sơ bộ khả năng thích nghi của cây cà
phê trên địa bàn.
- Đồng thời trên cơ sở đánh giá để đưa ra một số đề xuất mang tính thực tế để
giúp việc quy hoạch và phát triển cây cà phê ở địa phương đạt được hiệu quả cao hơn.
2.2 Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
3
- Thu thập, nghiên cứu tài liệu về cây cà phê như: loài, giống, đặc điểm sinh thái,
vai trò, ý nghĩa….
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của huyện Krông Nô.
- Phân tích các điều kiện tự nhiên của huyện Krông Nô trong mối quan hệ với các
yêu cầu sinh thái của cây cà phê.
- Nghiên cứu hiện trạng phát triển, phân bố và hiệu quả của canh tác cây cà phê
trên địa bàn của huyện.
- Nghiên cứu các định hướng, định hướng của địa phương nhằm đưa ra các giải
pháp đề xuất của đề tài.
3. Lịch sử nghiên cứu
Việc phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên của huyện Krông Nô để phát triển
các loại cây công nghiệp nhiệt đới mang lại giá trị kinh tế cao trong đó có cây cà phê
là vấn đề được nhiều cơ quan ban ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp
của tỉnh và của huyện được quan tâm từ rất lâu.
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình tổng thể nghiên cứu các điều
kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp trong đó có vấn đề phát triển cây cà phê trên
địa bàn tỉnh trong đó có huyện Krông Nô như:
- “Đánh giá đất để phát triển nông nghiệp bền vững”: 1997 – 1999. Sở khoa học
công nghệ và môi trường Đăk Lăk 1998 – 1999 của GS. Trần An Phong và các cộng
sự.
- Báo cáo “Tình hình sản xuất cà phê của tỉnh Đăk Nông” của sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông ngày 20/12/2006.
- Báo cáo “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010” của UBND huyện Krông Nô.
Nghị quyết “Phát triển cây cà phê trong thời kỳ mới” của tỉnh ủy Đăk Nông, số 08 –
NQ/TƯ ngày 07/05/2008.
- Định hướng phát triển nông nghiệp vùng Tây Nguyên thời kỳ 1995 – 2010,
Viện QH&TKNN – 1995.
- Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 05/08/2008 của Hội nghị TW 7 khóa IX về
nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X
nhiệm kỳ 2010 - 2015 xác định “Phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng
hiệu quả, bền vững”.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá các
điều kiện tự nhiên để phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện Krông Nô. Trong đề tài
này, tôi dựa trên các công trình nghiên cứu đã có, kết hợp với việc quan sát, tìm hiểu
thực tế để tiến hành phân tích các điều kiện tự nhiên phục vụ cho phát triển cây cà phê
ở huyện Krông Nô, từ đó đề ra định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế
trông việc canh tác cây cà phê trên địa bàn huyện.
4
4. Giới hạn đề tài
- Phạm vi lãnh thổ: đề tài triển khai nghiên cứu trên toàn địa bàn toàn huyện
Krông Nô với tổng diện tích tự nhiên là 816,8 km2
(bao gồm 10 xã và 1 thị trấn).
- Giới hạn nội dung: Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến cây cà phê thuộc
phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
+ Địa hình
+ Khí hậu
+ Thổ nhưỡng
+ Nguồn nước
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này thì địa lý của một tỉnh bao gồm cả về tự nhiên, kinh tế, xã
hội là một hệ thống hoàn chỉnh. Trong hệ thống này tồn tại những địa hệ cấp thấp hơn
và giữa chúng đều có mối quan hệ tương tác lẫn nhau.
Vì vậy khi nghiên cứu, phân tích các đặc điểm tự nhiên của một lãnh thổ, một
vùng ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp nói chung và cây cà phê ở huyện Krông Nô
– Đăk Nông nói riêng, ta cần phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội trong một hệ thống nhất, dưới sự tương tác, qua lại giữa các nhân tố đó với
nhau.
5.1.2 Quan điểm tổng hợp
Các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện rất phong phú và đa
dạng, tất cả những hiện tượng đó đều có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên
hệ nhiều chiều giữa bản thân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các hiện
tượng khác.
Quan điểm này được vận dụng nhằm phân tích các thành phần để đi đến phác
họa một tổng thể tự nhiên của vùng cùng với các mối quan hệ tương tác giữa chúng.
5.1.3 Quan điểm sinh thái
Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lý và ứng dụng ngày
càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, đặc biệt là giữa con người với
việc sử dụng, khai thác, tái tạo hệ địa lý tự nhiên.
Việc phân tích các điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện nhằm mục đích khi thác
sử dụng hợp lí trong hiện tại và đề xuất phương hướng phát triển bền vững và lâu dài
cho nông nghiệp, nhằm bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái của địa phương.
5.1.4 Quan điểm lãnh thổ
5
Mỗi đối tượng địa lí đều gắn với một không gian lãnh thổ nhất định trên đó có
các hoạt động sản xuất tương ứng, phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ.
Quan điểm này được vận dụng trong đề tài để thấy được ưu thế phát triển cây cà phê
trên địa bàn huyện, từ đó đưa ra các giải pháp và định hướng phát triển lâu dài.
Đồng thời mỗi thành phần tự nhiên đều biến động trong từng điều kiện, thời gian,
và các xu hướng nhất định để có mối quan hệ nhân - quả, vì vậy khi nghiên cứu cũng
cần dựa trên lịch sử hình thành lãnh thổ.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thập, xử lí số liệu, tài liệu
Bao gồm việc thu thập tài liệu, số liệu có liên quan từ cơ sở, cơ quan và các ban
ngành để tiến hành phân tích và xử lý số liệu. Các nguồn tài liệu thu thập được rất đa
dạng, phong phú vì vậy phải sử dụng linh hoạt và xử lý đúng số liệu thì mới làm sáng
tỏ được vấn đề cần chứng minh.
5.2.2 Phương pháp bản đồ
Từ các bảng số liệu đã thu thập được từ cơ sở, đề tài đã phân tích, xử lý số liệu,
từ đó thành lập các bản đồ, lựa chọn các phương thức thể hiện, so sánh đối chiếu, phân
tích các biểu đồ, bảng số liệu để xác định sự phân bố và tình hình canh tác cây cà phê
theo không gian và thời gian.
Sử dụng các biểu đồ bằng trực quan hóa số liệu thống kê, phương pháp này đã
đưa ra những công cụ hữu ích cho việc thể hiện sinh động, khách quan, rõ ràng kết quả
nghiên cứu.
5.2.3 Phương pháp thực địa
Tiến hành tham quan, khảo sát thực tế để tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của huyện
và một số nông trường cà phê để quan sát, thu thập thông tin, hình ảnh, số liệu cần
thiết để bổ sung cho đề tài.
Qua thực tế tôi có thể phân tích, đánh giá đúng với hiện thực khách quan hơn.
5.2.4 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này là thu thập các ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài
ngành nhằm đánh giá về vấn đề, một sự kiện khoa học, đối tượng nào đó.
Đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các
chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một đối tượng nghiên
cứu để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó.
B. PHẦN NỘI DUNG
6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật canh tác cây cà phê
1.1.1 Các chủng loại và đặc điểm sinh học của cây cà phê
Cà phê là cây đã được phát hiện cách đây hàng ngàn năm, là một chi thực vật
thuộc họ Thiên Thảo (Rubiaceae), có nguồn gốc từ châu Phi cận nhiệt đới và phia
Nam châu Á. Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với 6000 loài cây nhiệt đới.
Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải
loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta
thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông
thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica) với các giống
điển hình như: Typica, Buorbon,Catura,Catuai, Catimor, đại diện cho khoảng 61% các
sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea
canephora hay Coffea robusta), đại diện là giống cà phê Robusta, chiếm gần 39% các
sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và chari (ở Việt Nam gọi là cà phê
mít) với sản lượng không đáng kể. Ở nước ta nói chung và ở huyện Krông Nô nối
riêng thì giống cà phê vối (coffea robusta) là được trồng chủ yếu. Giống cà phê này có
chiều cao cây từ 8 - 12m. Cây to khỏe, tán cây rộng, không thích hợp cho mật độ trồng
dày, năng suất cao và có sức chống chịu sâu bệnh tốt hơn các giống cà phê khác.
Hiện nay, Viện Nông Nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu và chọn lọc đưa ra sản
xuất đại trà nhiều dòng cà phê, điển hình là các dòng: Dòng TR5, TR6, TR4, TR8…
Về đặc điểm sinh học của cây cà phê:
- Rễ: Cây cà phê có 3 loại rễ: Rễ cọc dài từ 0,3 - 0,5 m tùy thuộc rất lớn vào độ
hổng của đất, mạch nước ngầm, mọc từ thân chính, thẳng, to, khỏe. Rễ nhánh: mọc ra
từ rễ cọc, song song với mặt đất nên còn gọi là rễ ngang có thể ăn sâu 1,2 - 1,3 m. Các
rễ bên mọc từ rễ nhánh thành hệ thống rễ con. Rễ con phát triển phụ thuộc vào độ dày
của tầng đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân, tưới nước, canh tác. Hệ thống rễ
này hầu hết tập trung ở tầng đất mặt (từ 0 - 30 cm).
Ngoài các yếu tố nội tại là đặc tính của giống, bộ rễ chịu nhiều ảnh hưởng của
điều kiện ngoại cảnh như đất trồng, chế độ dinh dưỡng, các biện pháp kỹ thuật canh
tác, chế độ nhiệt và độ ẩm của đất. Bộ rễ phát triển trong tầng đất dày, có tính chất vật
lý tốt.
- Thân cành: cây cà phê là cây thân gỗ nhỏ có màu vàng ngà dòn dễ gãy, thân có
nhiều đốt, tốc độ phát triển của thân phụ thuộc vào đặc tính của từng giống và điều
kiện ngoại cảnh, nếu để phát triển tự nhiên thì có thể cao đến hàng chục mét. Trong
điều kiện chăm sóc tốt, các cành cơ bản của cây cà phê bắt đầu xuất hiện sau khi trồng
20 - 40 ngày, gồm có cành ngang và cành vượt tuy nhiên chỉ có cành ngang ra hoa và