Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh: Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học / Nguyễn Văn Thích chủ nhiệm đề tài; Ngô Thị Xuân Bình thư ký
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
NGUYỄN VĂN THÍCH
BÁO CÁO NGHIỆM THU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP NHỎ
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
TP. HỒ CHÍ MINH – T7/2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
BÁO CÁO NGHIỆM THU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG DOANH NGHIỆP NHỎ
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Mã số đề tài:
CHỦ NHIỆM
TS. NGUYỄN VĂN THÍCH
THƢ KÝ
THS. NGÔ THỊ XUÂN BÌNH
TP. HỒ CHÍ MINH – T7/2019
MỤC LỤC
TÓM TẮT..............................................................................................................2
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TĂNG TRƢỞNG DOANH NGHIỆP
NHỎ ................................................................................................................................6
2.1. Mô hình tăng trưởng doanh nghiệp ............................................................6
2.2. Các giai đoạn tăng trưởng về quy mô của doanh nghiệp nhỏ ....................8
2.3. Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.................................................8
2.4. Những yếu tố tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp.............................12
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................19
3.1. Địa bàn nghiên cứu ...................................................................................19
3.2. Mô hình nghiên cứu..................................................................................19
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................25
4.1. Định nghĩa các DNN ở Tp. Hồ Chí Minh.................................................25
4.2. Thiết lập mối quan hệ nhân quả trong tăng trưởng...................................26
4.3. Xây dựng mô hình Xác suất mạng BBNs.................................................29
4.3.1. Phân tích độ nhạy theo kịch bản.................................................... 29
4.3.2. Thảo luận ....................................................................................... 42
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN..................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................53
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
Bảng 1: Tiêu chí phân loại DNN. ............................................................. 3
Hình 1: Khung khái niệm.......................................................................... 9
Hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trưởng của
DNN.......................................................................................................... 31
Sơ đồ 1: Sơ đồ vòng lặp các yếu tố tác động đến tăng trưởng của loại hình
doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................... 28
Bảng 2: Phân tích độ nhạy của tăng trưởng doanh nghiệp được tác động
bởi các yếu tố ........................................................................................... 30
Hình 3 khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi có sự hỗ trợ
tối đa từ doanh nghiệp............................................................................... 34
Bảng 3: Phân tích độ nhạy của khả năng tài chính doanh nghiệp được tác
động bởi các yếu tố nội lực doanh nghiệp và khả năng huy động tài chính
bên ngoài................................................................................................... 36
Hình 4 Năng lực tài chính của doanh nghiệp tác động đến khả năng tăng
trưởng của DNN........................................................................................ 37
Hình 5: Kỹ năng quản lý của doanh nghiệp và sự hiểu biết về pháp lý của
chủ doanh nghiệp tác động đến khả năng tăng trưởng của DNN…......... 39
Hình 6: Tác động của mức độ cạnh tranh đến tăng trưởng doanh nghiệp..41
Hình 7: Mức thay đổi các biến cấp hai tác động đến tăng trưởng………..44
2
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh (Tp. Hồ Chí Minh). Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá
các yếu tố có ảnh hưởng, tác động đến khả năng tăng trưởng của doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó giúp giảm nguy cơ thất bại và tăng cơ hội thành
công cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa mới khởi
nghiệp. Khung lý thuyết đã được xây dựng và bảng câu hỏi đã được thiết
kế dựa trên các yếu tố được lựa chọn. Có 5 giả thuyết được phát triển để
tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này sử dụng Phương pháp tư duy hệ
thống để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng dựa trên kinh
nghiệm thực tế của các nhà quản trị doanh nghiệp và trên đánh giá của
chuyên gia. Nghiên cứu này sau đó sử dụng phương pháp BBNs (Bayes
Belief networks) để tiến hành xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh
hưởng. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá mực độ ảnh hưởng của và vai trò
của 5 yếu tố chính tác động đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Các yếu tố này bao gồm: khả năng tài
chính, mức độ hỗ trợ của chính quyền, kỹ năng quản lý, mức độ cạnh tranh
trên thị trường, và mức độ hiểu biết về các vấn đề về pháp lý của chủ
doanh nghiệp. Đồng thời một số giải pháp kiến nghị cũng được đưa ra
nhằm tăng khả năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Tư duy hệ thống, xác suất suy luận, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Doanh nghiệp nhỏ (DNN) tại Việt Nam đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc gia, chiếm 98% trong tổng số 600.000 doanh
nghiệp cả nước, đóng góp khoảng 48% GDP và tạo ra hơn 50% việc làm
cho xã hội. Do đó, hoạt động của loại hình DNN gắn liền với hiệu quả hoạt
động của quốc gia. Giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong
thiết lập và duy trì một môi trường kinh doanh thông thoáng, ban hành một
số chính sách hỗ trợ DNN …Đặc biệt, ngày 12/6/2017, Quốc hội đã thông
qua Luật Hỗ trợ DNN (hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018). Ở Tp. Hồ Chí
Minh, các DNN cũng đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền
kinh tế của thành phố, chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số doanh nghiệp kinh
doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo số liệu của sở kế hoạch và đầu
tư Tp. Hồ Chí Minh tính đến 31/12/2017 toàn thành phố có 160.556 doanh
nghiệp thực tế đang hoạt động, trong đó DNN là 153.422 doanh nghiệp,
chiếm 94.56% (SKHĐT, 2016). Các DNN hiện đóng vai trò quan trọng
trong sự đổi mới và phát triển kinh tế, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của thành phố (khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đóng góp gần
40% GDP và sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động của thành phố. Do
đó chính quyền thành phố đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ
trợ về phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ tư vấn cho các DNN trên địa
bàn. Bên cạnh đó nhiều sản phẩm và dịch vụ sáng tạo của các DNN cũng
đã mang lại giá trị lớn, hiệu quả cao và giúp thay đổi cách tư duy quản trị
truyền thống. Tuy nhiên, những thay đổi trong môi trường kinh doanh dẫn
đến sự không ổn định của các DNN so với những doanh nghiệp lớn.
Nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ trong việc thu thập những thông tin về
thị trường vàvà những thay đổi của doanh nghiệp còn hạn chế. Phản ứng