Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những yếu tố tác động đến sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ đã kết hôn ở Việt Nam
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1839

Những yếu tố tác động đến sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ đã kết hôn ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH THỊ KIM HƯƠNG

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

SỰ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

CỦA PHỤ NỮ ĐÃ KẾT HÔN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. HỒ CHÍ MINH, 10/2016

trang i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Những yếu tố tác động đến sự tham gia vào thị

trường lao động của phụ nữ sau kết hôn ở Việt Nam” là bài nghiên cứu khoa học của

chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan

rằng, toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được

sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong luận

văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại

học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016

Đinh Thị Kim Hương

trang ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô của trường Đại học

Mở Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến

thức cũng như kinh nghiệm thực tế về kinh tế học và các lĩnh vực liên quan trong suốt

thời gian tôi theo học tại Trường.

Đặc biệt, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Hà Văn Dũng, người đã dành

nhiều thời gian để định hướng, góp ý và chỉnh sửa giúp tôi trong quá trình thực hiện luận

văn này. Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn thầy Trần Tiến Khai, đã nhiệt tình góp

ý cho ý tưởng ban đầu của luận văn, và hổ trợ tôi trong việc download bộ dữ liệu của bài

nghiên cứu.

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn đến những người thân trong gia đình, các bạn khóa

ME07, và các đồng nghiệp đã luôn động viên, chia sẽ mọi khó khăn, tạo điều kiện thuận

lợi giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này đúng thời gian.

Trân trọng!

Đinh Thị Kim Hương

trang iii

TÓM TẮT

Trong khi ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn quốc, hoặc các quốc gia hồi giáo…

đang cố gắng tìm giải pháp để nâng tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau

kết hôn, thì Việt Nam đang thuộc nhóm có tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ cao nhất

trên thế giới (ILO, 2015). Như vậy, Việt Nam có những yếu tố nào thuận lợi nào góp phần

đưa tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ ở mức cao? Bài nghiên cứu “Các

yếu tố tác động đến sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết hôn ở Việt

Nam” sẽ xem xét các yếu tố có ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến sự tham gia lao

động của phụ nữ sau kết hôn. Dữ liệu nghiên cứu được trích từ bộ số liệu khảo sát mức

sống hộ gia đình Việt Nam, trong khoảng thời gian 2012 – 2014, phạm vi nghiên cứu ở

khu vực thành thị.

Theo các nghiên cứu trước có liên quan đến chủ đề này, biến phụ thuộc đều có dạng

nhị phân, do đó mô hình hồi quy thông thường bằng Logit hoặc Probit, trong bài này tác

giả chọn mô hình Logit để phân tích định lượng.

Phân tích thống kê mô tả từ số liệu cho thấy, có hơn 87% phụ nữ sau kết hôn có

tham gia vào thị trường lao động ở khu vực thành thị trong hai năm 2012 và 2014. Đối

với những trường hợp phụ nữ không tham gia vào thị trường lao động, thì có hơn 75% ở

nhà nội trợ, chăm sóc gia đình, tiếp theo là các lý do khác chiếm khoảng 10%,… Đồng

thời, trình độ học vấn của phụ nữ đã kết hôn nhìn chung còn thấp, chỉ có hơn 20% phụ nữ

có trình độ học vấn từ Cao đẳng chính quy trở lên, và hơn 67% có trình độ học vấn từ

Trung học phổ thông trở xuống. Nhóm phụ nữ không tham gia vào thị trường lao động

cũng rơi vào nhóm học vấn thấp nhất (Trung học phổ thông trở xuống) với hơn 77%.

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, trong 12 yếu tố có khả năng tác động đến

sự tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết hôn, thì có 9 yếu tố có thể tác

động khi kiểm định có ý nghĩa thống kê và 3 yếu tố có thể không tác động (không có ý

nghĩa thống kê). Trong số các yếu tố có tác động, thì có 4 yếu tố tác động cùng chiều với

khả năng tham gia lao động gồm: thu nhập bình quân của hộ, tuổi của người phụ nữ, trình

độ học vấn của người phụ nữ và số trẻ em từ 6 đến dưới 15 tuổi trong hộ. Nhóm tác động

trái chiều gồm 5 yếu tố: các khoản thu khác, số trẻ dưới 6 tuổi trong hộ, trình độ học vấn

của người chồng, tuổi của người chồng và tình trạng thất nghiệp của chồng. So với giả

thuyết ban đầu của tác giả, thì có 4 yếu tố cho kết quả ngược lại với kỳ vọng của tác giả

là: thu nhập bình quân hộ gia đình, dân tộc, số trẻ từ 6 đến dưới 15 tuổi và tình trạng thất

nghiệp của người chồng. Ngoài ra, các yếu tố có thể không tác động (kiểm định không có

ý nghĩa thống kê) đó là qui mô hộ gia đình, dân tộc, hộ nghèo và tuổi của người chồng.

trang iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii

TÓM TẮT.............................................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................viii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................... 1

1.1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................... 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 4

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................................4

1.7 Cấu trúc sơ lược bài nghiên cứu.................................................................................. 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.............................. 6

2.1 Một số thuật ngữ được sử dụng trong nghiên cứu ...................................................... 6

2.1.1 Thị trường lao động.........................................................................................................6

2.1.2 Độ tuổi lao động..............................................................................................................7

2.1.3 Phụ nữ đã kết hôn............................................................................................................7

2.1.4 Thất nghiệp, bán thất nghiệp...........................................................................................7

2.1.5 Tỷ lệ thất nghiệp ..............................................................................................................8

2.1.6 Tỉ phần tham gia lực lượng lao động..............................................................................9

2.1.7 Tham gia lao động...........................................................................................................9

2.2 Cơ sở lý thuyết về kinh tế học của nghiên cứu ........................................................... 9

2.2.1 Lý thuyết về quy luật cung – cầu của lao động.................................................... 9

2.2.2 Lý thuyết chính sách tiền lương tối thiểu ......................................................................11

2.2.3 Lý thuyết về sản xuất tại nhà: lựa chọn bộ ba – làm việc kiếm tiền, làm việc tại nhà

và nghỉ ngơi............................................................................................................................12

2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan............................................................................ 14

2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài .................................................................................................14

2.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................................18

Kết luận chương 2:............................................................................................................... 20

trang v

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 21

3.1 Phương pháp phân tích hồi quy theo dữ liệu bảng.................................................... 21

3.2 Qui trình nghiên cứu .............................................................................................................23

3.3 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 23

3.4 Mô hình nghiên cứu .................................................................................................. 27

3.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................. 27

3.4.2 Ước lượng mô hình Logit ..............................................................................................29

3.4.3 Odds và tỷ số odds.........................................................................................................30

3.5 Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................................................31

3.5.1 Bộ dữ liệu VHLSS..........................................................................................................31

3.5.2 Cách khai thác bộ dữ liệu để lọc các biến trong mô hình nghiên cứu ..........................32

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 37

4.1 Thực trạng lao động nữ sau kết hôn ở Việt Nam trong 2012-2014 ......................................37

4.1.1 Một vài nét tổng quát về lao động Việt Nam.................................................................37

4.1.2 Thực trạng lao động nữ sau kết hôn ở Việt Nam...........................................................39

4.1.3 Mô tả các biến phân tích trong dữ liệu .........................................................................43

4.2 Kết quả mô hình hồi qui Logit theo dữ liệu bảng .................................................................43

4.2.1 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào thị trường lao động của

phụ nữ sau kết hôn ở Việt Nam. .............................................................................................44

4.2.2 Các kiểm định cho mô hình ...........................................................................................46

4.2.3 Lập bảng xác suất..........................................................................................................47

4.2.4 Thảo luận và giải thích kết quả .....................................................................................48

Kết luận chương 4............................................................................................................................59

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 61

5.1 Kết luận .................................................................................................................................61

5.2 Gợi ý chính sách....................................................................................................................63

5.3 Hạn chế nghiên cứu.............................................................................................................635

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................................................65

Tài liệu tiếng Anh...........................................................................................................................i

Tài liệu tiếng Việt........................................................................................................................ iii

PHỤ LỤC .............................................................................................................................. v

Phụ lục 1: Quảng cáo về việc làm.................................................................................................v

Phụ lục 2: Khái quát thực trạng lao động Việt Nam....................................................................vi

trang vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Minh họa mối quan hệ giữa cung-cầu lao động và tiền lương ............................ 10

Hình 2.2: Minh họa mối quan hệ tiền lương và cung lao động ........................................... 11

Hình 2.3: Minh họa mối quan hệ cung-cầu lao động và tiền lương tối thiểu...................... 12

Hình 2.4: Hiệu ứng thay thế tương đối lớn giữa làm việc kiếm tiền và làm việc tại

nhà........................................................................................................................................ 13

Hình 2.5: Hiệu ứng thay thế tương đối nhỏ giữa làm việc kiếm tiền và làm việc ở

nhà........................................................................................................................................ 14

Hình 4.1: Năng suất ở nhà có thể thay đổi qua vòng đời .................................................... 55

trang vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kỳ vọng mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc ........................ 28

Bảng 4.1: Năng suất lao đôṇ g các nước thời kỳ 2007-2013 (USD, PPP2005).................. 38

Bảng 4.2: Thống kê lao động từ 15 tuổi theo khu vực và giới tính (đvt: ngàn người)........ 38

Bảng 4.3: Thống kê lý do không tham gia lao động của phụ nữ sau kết hôn khu vực

thành thị năm 2014 .............................................................................................................. 41

Bảng 4.4: Trình độ học vấn của phụ nữ sau kết hôn khu vực thành thị ở Việt Nam .......... 42

Bảng 4.5: Thống kê phân loại dân tộc của phụ nữ sau kết hôn khu vực thành thị

tham gia thị trường lao động (đvt: người) ........................................................................... 43

Bảng 4.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia lao động của phụ nữ sau kết hôn khu

vực thành thị năm 2012-2014.......................................................................................................44

Bảng 4.7: Kết quả tỷ số Odds của các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia lao động

của phụ nữ sau kết hôn khu vực thành thị năm 2012-2014................................................. 45

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Hausman............................................................................... 46

Bảng 4.9: Mô phỏng xác suất tham gia vào thị trường lao động của phụ nữ sau kết

hôn theo tác động biên của từng nhân tố. ............................................................................ 48

Bảng 4.10: Thực trạng lao động nữ sau kết hôn phân theo nhóm tuổi tham gia thị

trường lao động (đvt: người) ............................................................................................... 50

Bảng 4.11: Thống kê phụ nữ sau kết hôn khu vực thành thị thuộc hộ có nguồn thu

khác ngoài thu nhập (đvt: người)......................................................................................... 53

trang viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CIEM : Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

Cum : Tổng theo cột

đvt : đơn vị tính

GSO : Tổng cục thống kê Việt Nam

ILO : International Labour Organization

RE : Random-effects

FE : Fixed-effects

PA : Population-averaged

VHLSS2012 : Dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012

VHLSS2014 : Dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014

VLSS : Điều tra mức sống dân cư toàn quốc

UNDP : Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!