Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định rèn thể thao của sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh : Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học Cấp Trường
PREMIUM
Số trang
139
Kích thước
29.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1917

Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định rèn thể thao của sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh : Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học Cấp Trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƢƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCẤP TRƢỜNG

Tên đề tài: Những yếu tố ảnh hƣởng đến ý định rèn thể thao của

sinh viên các trƣờng đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh

Mã số đề tài: 112003002

Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN NGỌC LONG

Đơn vị thực hiện: Khoa Quản trị Kinh doanh

1

LỜI CÁM ƠN

Để có thể hoàn thành bài nghiên cứu này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến

Ban giám hiệu, phòng Quản lý Khoa học và hợp tác quốc tế, Tiểu ban Kinh tế và

khoa Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi được tham gia thực

hiện đề tài này trong chương trình đề tài cấp trường năm 2021.

Bên cạnh đó, chúng tôi xin cảm ơn các sinh viên đã nhiệt tình tham gia khảo

sát và đưa ra các ý kiến về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ý định tập thể dục trực

tuyến của sinh viên tại Việt Nam, giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 3 năm 2022

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Nguyễn Ngọc Long

2

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

I. Thông tin tổng quát

1.1. Tên đề tài: Những yếu tố ảnh hƣởng đến ý định rèn thể thao của sinh viên

các trƣờng đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh

1.2. Mã số:

1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT

Họ và tên

(học hàm, học vị)

Đơn vị công tác Vai trò thực hiện

đề tài

1 TS. Nguyễn Ngọc Long Trường Đại học Công

nghiệp TPHCM

Chủ nhiệm đề tài

2 ThS. Lê Thị Thanh Trúc Thành viên

1.4. Đơn vị chủ trì:

1.5. Thời gian thực hiện:

1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 02 năm 2022

1.5.2. Gia hạn (nếu có): Không

1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 02 năm 2022

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện;

Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)

1.7. Tổng kinh phí đƣợc phê duyệt của đề tài: Bốn mươi triệu đồng.

II. Kết quả nghiên cứu

1. Đặt vấn đề

Covid 19 ngày càng lan rộng với số lượng người mắc và tử vong ngày càng

cao. Cụ thể, theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến

12:34 GMT ngày 05/10/2021, tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp

3

(COVID-19) trên toàn cầu là 236.277.848 ca, trong đó có 4.825.171 người tử vong

và 213.334.85 đã khôi phục. Việt Nam có 813,961 người mắc; 721.480 ca khỏi

bệnh; 19.845 ca tử vong. Dịch đã và đang tiếp tục chi phối hoạt động sống của mọi

người dân trên toàn thế giới. Để nâng cao sức khoẻ trước các nguy cơ dịch bệnh, Bộ

y tế việt Nam phối hợp với Tổ chức y tế thế giới đưa ra một loạt các biện pháp

phòng chống dịch hiệu quả như trích ngừa, hạn chế giao tiếp xã hội, tuyên truyền

cho việc nâng cao ý thức phòng vệ. Ngoài ra, các cơ quan chính phủ cũng khuyến

khích người dân tích cực tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Trong đó, nhiều hoạt động được khuyến khích tập luyện như: leo cầu thang, tập các

bài co duỗi chân tay, nhảy dây, tập các bài luyện cơ bắp và thăng bằng. Bên cạnh

viêc tham gia tập luyện trực tiếp các câu lạc bộ, thì mọi người cũng có thể tham gia

các lớp tập thể dục trực tuyến, tìm và tập theo các bài tập có hướng dẫn trên mạng,

nhún nhảy theo nhạc, hoặc thực hành các trò chơi vận động qua video. Ngay từ đầu

năm 2020, nhà xuất bản Elsevier cũng đã thiết lập trung tâm COVID-19 để cung

cấp các thông tin liên quan đến học thuật miễn phí về đại dịch. Một trong những bài

báo rất sớm của các tác giả Nyenhuis et al. (2020) đã ra lời kêu gọi mọi người phải

duy trì tập luyện thể thao dưới mọi hình thức trong bối cảnh đại dịch.

Tập luyện thể thao là hoạt động cần thiết của mỗi thanh niên trong việc tăng

cường sức khỏe và giảm các nguy cơ bệnh tật về bệnh tim mạch, ung thư, tiểu

đường, loãng xương và béo phì (Warburton et al., 2010; Warburton, Nicol and

Bredin, 2006). Đối với sinh viên, việc tập luyện thể thao càng cần được coi trọng.

Hoạt động thể thao của sinh viên trong nhiều nghiên cứu trước đây (e.g. Santana et

al., 2017; Zhai et al., 2020; Fedewa and Ahn, 2011) cho thấy thể chất của học sinh

có thể giúp: nâng cao hiệu suất học tập, dễ hòa nhập với xã hội, giảm mức độ của

stress, nâng cao khả năng tập trung, và thậm trí giúp sinh viên còn nâng cao nhận

thức về chế độ ăn uống dinh dưỡng. Trong khi đó, báo cáo của Merlo et al. (2020)

của Mỹ cho thấy, chỉ 23.2% sinh viên tập luyện thể thao ≥60 phút/ngày trong tất cả

7 ngày (76.8% sinh viên tập luyện dưới 60 phút trong tất cả 7 ngày). Nghiên cứu

của Pontes, Williams and Pontes (2021) cũng đã chỉ ra hầu hết sinh viên Mỹ không

tập luyện thể thao đủ theo mức kiến nghị của của y tế thế giới về hoạt động thể chất;

4

trong khi đó, nghiên cứu này cũng chỉ ra, sinh viên thuộc khu vực Châu Á nằm

trong số những sinh viên có số ngày hoạt động thể thao ít nhất trong mỗi tuần. Mặt

khác, các trường đại học dạy các ngành học không liên quan đến các hoạt động thể

chất thì chưa được chú trọng đúng mức đến việc tập luyện thể lực và chăm sóc sức

khỏe cho sinh viên của mình.

Đại dịch covid đang hạn chế các hoạt động thể thao của mọi lứa tuổi. Hầu

hết các hoạt động xã hội ở các nước có dịch bùng phát đều bị hạn chế. Các hoạt

động thể thao trong nhà và ngoài trời cũng bị đóng băng và sự ngưng trệ của các

hoạt động thể thao làm cho việc tham gia vào các hoạt động thể chất của sinh viên

cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặt khác, các học giả cũng chỉ ra, việc cách ly xã

hội do Covid-19 không những làm giảm sức đề kháng mà còn làm gia tăng các bệnh

liên quan đến sức khỏe tinh thần và đề nghị mọi người phải có biện pháp duy trì

hoạt động tập luyện thể thao thường xuyên (Hammami et al., 2020; Pinto et al.,

2020; Woods et al., 2020). Rất nhiều nghiên cứu bàn đến giải pháp cải thiện hoạt

động thể thao trong quá trình diễn ra dại dịch Covid-19 như tăng cường hoạt động

thể thao trong nhà (Dominski and Brandt, 2020), các giải pháp cải thiện sức khỏe

tinh thần khi bị lệnh đóng cửa hạn chế ra ngoài (Crisafulli and Pagliaro, 2020), tăng

cường sự nhận thức các bệnh về tim mạch (Mattioli et al., 2020), gia tăng hoạt động

thể thao từ xa (Lim and Pranata, 2021), Hướng dẫn cho việc gia tăng phòng bệnh

chống lại dịch Covid bằng các hoạt động thể chất và dinh dưỡng (Khoramipour et

al., 2021). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào bàn về các yếu tố tác động đến ý định

tham gia các hoạt động thể dục trực tuyến của sinh viên.

Nghiên cứu này sử dụng mô hình TPB mở rộng của Ajzen (1991) để xem

xét ý định tập luyện thể thao từ xa của sinh viên các trường đại học tại thành phố Hồ

Chí Minh. Mô hình TPB đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tính hiệu suất của

nó trong việc dự báo các hành vi diễn ra trong đại dịch Covid-19 (N. N. Long and

Khoi, 2020; Prasetyo et al., 2020; Wang et al., 2020). Mô hình này vẫn được các

học giả sử dụng rộng rãi để xem xét hành vi ở nhiều lĩnh vực khác nhau như ý định

tuân thủ thuế (Taing and Chang, 2021), ý định sử dụng các sản phẩm được tưới

bằng nước thải tinh khiết (Ahmmadi, Rahimian and Movahed, 2021), ý định tiêu

5

dùng khách sạn xanh (Yeh et al., 2021), ý định áp dụng phương tiện giao thông

bằng điện (Shalender and Sharma, 2021), …. Nghiên cứu này của chúng tôi theo đề

nghị của Ajzen (1991) và các học giả sau này (Waris and Ahmed, 2020; Shalender

and Sharma, 2021; Tama et al., 2021) mở rộng thêm hai biến để tăng tính hiệu suất

và tăng khả năng dự báo của mô hình gồm nhận thức về rủi ro dịch bệnh và nhận

thức về lợi ích tập luyện thể thao từ xa. Nhận thức rủi ro về dịch bệnh được xem là

dẫn tới sự biến đổi hành vi của mọi người (N. Long and Khoi, 2020). Biến này đã

được các nghiên cứu chứng minh nó tác động đến nhiều hoạt động của xã hội và

của hành vi của loài người. Ngoài việc xem xét tăng tính hiệu quả của mô hình

TPB, việc thêm biến Nhận thức rủi ro về dịch bệnh cũng nhằm xem xét sự chi phối

của biến này đến các biến truyền thống của mô hình TPB. Qua đó, thông qua việc

tập hợp các nghiên cứu có sử dụng mô hình TPB và các nghiên cứu về ý định hành

vi trong năm năm trở lại đây trong các cơ sở dữ liệu khoa học, nghiên cứu này là

nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình TPB mở rộng để xem xét ý định tập luyện thể

thao từ xa của sinh viên. Nghiên cứu đóng góp tính mới cả về mặt lý thuyết và mặt

thực tiễn.

2. Mục tiêu

Mục tiêu chung:

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tập thể dục online của sinh

viên tại thành phố hồ chí minh trong bối cảnh dịch covid

Mục tiêu cụ thể:

Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tập thể dục online của sinh

viên tại thành phố hồ chí minh trong bối cảnh dịch covid

Phân tích mức độ ảnh hưởng (thứ tự ảnh hưởng) của các yếu tố đến ý định

tập thể dục trực tuyến của sinh viên tại thành phố hồ chí minh trong bối cảnh dịch

covid

Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp các nhà làm chính sách hiểu các hành

vi ý định chăm lo sức khỏe của sinh viên nói riêng và người dân nói chung. Bên

cạnh đó còn giúp các nhà quản trị kinh doanh các hoạt động chăm sóc sức khỏe cần

6

phải có những sản phẩm và và dịch vụ phù hợp để có thể phát triển các hoạt động

tập thể thao từ xa, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và giới trẻ khi xã hội có các bất ổn

hoặc dịch bệnh.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

 Nghiên cứu định tính

 Tổng hợp lý thuyết nền và các nghiên cứu liên quan

 Thảo luận với các chuyên gia (một số tác giả và là các Bình duyệt

viên của các bài báo liên quan).

 Nghiên cứu định lượng

 Thu thập: Online – Sinh viên (252) – Mã hóa

 Kiểm tra thang đo – Kiểm tra thang đo – Kiểm định giả thuyết và định

lượng quan hệ

4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu

Tập luyện sức khỏe đóng góp vai trò to lớn đối với thanh thiếu niên vì nó

góp phần cải thiện sức khỏe, hình thể, và năng lực tư duy, học tập của mỗi cá nhân.

Các nghiên cứu trước đây chưa quan tâm đến việc khích lệ rèn luyện thể thao trong

điều kiện xã hội diễn ra các biến động như thiên tai, đại dịch. Nghiên cứu này cho

thấy, nhận thức rủi ro trong điều kiện dịch bệnh lan rộng thúc đẩy sự nhận thức về

khả năng thực hiện hành vi, sự nhận thức về lợi ích thực hiện, và ngay cả đến những

tác nhân xung quanh một cá nhân. Từ đó, nhận thức rủi ro tác động một cách gián

tiếp đến Thái độ thực hiện hành vi và Ý định thực hiện hành vi của chủ thể. Do đó,

nghiên cứu này của chúng tôi quan trọng đối với hoạt động tập thể dục khi xã hội

phải dãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục

khẳng định, mô hình TPB là phù hợp với việc nghiên cứu hành vi ý định của hoạt

động rèn luyện sức khỏe. Điều này phù hợp với khẳng định trong nhiều nghiên cứu

trước đây (i.e. Courneya et al., 1999; Wing Kwan, Bray and Martin Ginis, 2009;

Tan, Sia and Tang, 2020; Sur, Jung and Shapiro, 2021). Trong đó, PBC có tác động

mạnh mẽ nhất đến OWI (58.8%) với P-Value rất nhỏ. Thái độ với hành vi tập thể

7

dục ảnh hưởng ở mức 22.7% (P-Value=0.011). SJN có tác động yếu đến OWI và

không có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với lý giải trong nghiên cứu của

(Boudewyns, 2013) về việc các tác động của SJN, ATT, PBC lên ý định là rất khác

nhau (mức độ tác động của ba biến này phụ thuộc vào bối cảnh của hành vi, đồng

thời sự tác động của hai yếu tố SJN và ATT bị tri phối bởi mức độ tác động của

PBC lên ý định hành vi). Một nghiên cứu khác về hành vi tập thể dục của những

người disabilities của Sur, Jung and Shapiro (2021) cũng có kết quả nghiên cứu khá

tương đồng với kết quả của chúng tôi. Trong nghiên cứu đó, các biến Thái độ, Nhận

thức kiểm soát hành vi có tác động mạnh mẽ một cách có ý nghĩa thống kê tới biến

ý định tập thể thao. Ngược lại, biến chuẩn chủ quan của nghiên cứu đó có tác động

rất yếu và không có ý nghĩa thống kê đến ý định tập luyện thể thao của những người

disabilities. Những kết quả tương tự về việc tác động yếu hơn của SJN đến các hành

vi liên quan đến sức khỏe khác so với ATT và PBC cũng đã được khẳng định từ

những nghiên cứu rất lâu về trước (Godin and Kok, 1996; Hagger, Chatzisarantis

and Biddle, 2002). Tuy nhiên, nghiên cứu của Trost, Saunders and Ward (2002) cho

thấy cả hai biến ATT, SJN đều có tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định tập thể

dục, nhưng biến PBC thì ngược lại, không có tác động đến ý định tập thể dục của

học sinh. Nghiên cứu này lý giải điều này là do mẫu thu thập tập trung trên những

người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên các sinh viên đại

học, cũng được xem là những người trẻ tuổi, nhưng có kết quả không giống nghiên

cứu này. Điều này có thể cho thấy, ảnh hưởng của giãn cách xã hội có làm thay đổi

mức độ tác động của các biến trong mô hình TPB đến biến phụ thuộc nhưng vẫn

tương đồng với phần lớn kết quả của các nghiên cứu trước đây.

Trong nghiên cứu này, SARRISK có tác động cùng chiều một cách có ý

nghĩa thống kê đến tất cả ba biến BEPER, SJN, and PBC (beta=.272; .404; .349,

accordingly). Điều đó chứng tỏ, SARRISK tham gia vào mô hình TPB như là các

biến mở rộng của mô hình này và đã chứng minh được tính hữu hiệu của nó trong

nhiều nghiên cứu trước đây (E.g. Savari and Gharechaee, 2020). Kết quả nghiên

cứu cho thấy nhận thức rủi ro đã kích hoạt ý thức về lợi ích của việc gia tăng sự

chăm lo sức khỏe của bản thân sinh viên. Việc tác động của SARRISK lên BEPER

8

phù hợp với nghiên cứu của Yue et al. (2021), nghiên cứu đã chỉ ra việc tác động

của nỗi lo sợ sự nguy hiểm của dịch bệnh lên lợi ích của việc tuân thủ các chính

sách y tế của chính phủ. Đặc biệt, sinh viên là lực lượng được xem là có thu nhập

hạn hẹp ở các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Đây được xem là lực lượng

có nguồn lực tài chính yếu ớt phục vụ cho các hoạt động giải trí và chăm sóc sức

khỏe. Vì vậy, việc lo sợ nguy cơ bệnh tật thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức lợi ích của

việc tập luyện thể thao một cách tiết kiệm. Giải pháp đối phó với việc giãn cách xã

hội do dịch bệnh và tìm kiếm một phương án tập luyện tiết kiệm đã thúc đẩy việc

nhận thức lợi ích đối với hoạt động thể thao online của các sinh viên này. Đồng

thời, các trường đại học của Việt Nam thường tập trung ở các thành phố lớn. Sinh

viên ở các tỉnh phải rời gia đình, di chuyển và lưu trú tại các thành phố lớn để học

tập. Họ, đồng thời, phải xa gia đình, người thân, và bạn bè từ thời phổ thông để đến

các thành phố học tập. Dịch bệnh bùng phát ở các thành phố lớn thúc đẩy sự lo lắng

của relatives của các sinh viên. Những người thân quen của các sinh viên có xu

hướng tác động đến sinh viên về nỗi lo sợ dịch bệnh và gia tăng sự đề phòng, bảo

vệ sức khỏe. Điều này cho thấy, kết quả của nghiên cứu phù hợp với kết luận của

các nghiên cứu trước đây rằng ảnh hưởng của ngoại cảnh tác động lên những social

norms (i.e. Carter et al., 2014). Tuy nhiên, nghiên cứu này của chúng tôi, như đã

thảo luận ở trên, cho thấy rằng biến chuẩn mực chủ quan lại không tác động vào ý

định tập luyện thể thao online của sinh viên. Điều này đồng nghĩa với việc, dù cho

các tác động của người thân đến sinh viên về việc nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe

trong thời kỳ đại dịch nhưng nếu sinh viên không có thái độ tích cực với hoạt động

tập luyện thể thao và họ không đủ các phương tiện để tập luyện thì tác động của

người thân cũng không đủ mạnh thúc đẩy ý định tập luyện của họ. Mặt khác, việc

SARRISK tác động mạnh mẽ lên biến kiểm soát hành vi nhận thức ám chỉ rằng

trong điều kiện giãn cách xã hội và sự lo sợ lây lan dịch bệnh đã kích hoạt tư duy

kiểm soát hành vi khi nguồn lực bị giới hạn. Kết quả này tương đồng với kết quả

nghiên cứu của Shi and Kim (2019) rằng nhận thức rủi ro tương tác với hiệu quả

của bản thân để ảnh hưởng đến ý định hành vi. Mặc dù lo sợ dịch bệnh nhưng bản

chất của sinh viên trẻ là năng động và không chấp nhận sự gò bó nên họ nảy sinh

9

các nhận thức về các điều kiện xung quanh mình để tìm kiếm các hoạt động nâng

cao thể lực khi lệnh giãn cách được áp đặt bởi chính phủ. Việc nhận thức các rủi ro

do dịch bệnh còn thúc đẩy các sinh viên nỗ lực tìm kiếm các điều kiện hỗ trợ hoạt

động phù hợp và có hiệu suất. Như đã dự đoán từ giả thuyết H3, SARRISK tác

động khá mạnh mẽ lên biến nhận thức lợi ích về việc tập thể dục. Điều này cho

thấy, nhận thức về rủi ro do dịch bệnh khiến sinh viên lo lắng về sức khỏe và suy

nghĩ cách thức để tăng cao sức khỏe bản thân, phòng vệ với các rủi ro của dịch

bệnh. Điều này phù hợp với các kết quả trong nghiên cứu của (Bae and Chang,

2021; Geng et al., 2021; Yue et al., 2021) về việc ảnh hưởng của nhận thức về rủi

ro dịch bệnh lên nhận thức, thái độ, và hành vi của các cá nhân trong xã hội.

Một kết quả đáng quan tâm là biến Nhận thức lợi ích của việc tập luyện thể

thao đã làm tăng Thái độ đối việc tập luyện thể thao của sinh viên. Điều này phù

hợp với nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây về việc thái độ thực hiện hành vi

bị tác động bởi nhận thức lợi ích của việc thực hiện hành vi (Arora and Aggarwal,

2018; Acheampong and Siiba, 2020). Nhận thức về lợi ích của việc nâng cao sức

khỏe và thể lực trong thời kỳ dịch bệnh là vấn đề không chỉ xuất phát tự nội tại suy

nghĩ của chính sinh viên mà còn xuất phát từ các lời kêu gọi từ các tổ chức ý tế và

các nhà làm chính sách về bảo vệ sức khỏe. Nó giúp nâng cao ý thức tự bảo vệ mình

của người dân trước nguy cơ dịch bệnh và góp phần làm giảm áp lực lên hệ thống y

tế công cộng.

Trong nghiên cứu này, cả PBC và SJN đều có tác động cùng chiều có ý

nghĩa thống kê đến BEFER và ATT. Điều này cho thấy, cả việc nhận thức các điều

kiện để thực hiện hành vi và sự tác động của người thân, bạn bè đều góp phần làm

tăng nhận thực lợi ích về việc tập luyện thể thao online của sinh viên và Thái độ tích

cực của sinh viên đối với OWI. Các thông tin tích cực từ người thân và bạn bè về

hoạt động tập luyện thể thao online là động lực thay đổi thái độ của sinh viên và nó

còn giúp gia tăng các mối quan hệ của sinh viên với những người khác trong điều

kiện xã hội giãn cách và mọi người không thể gặp mặt nhau. Khi nhận được các

thông tin xã hội tích cực, sinh viên sẽ có thái độ tích cực hơn với việc tập thể thao

online và gián tiếp thúc đẩy ý định tập luyện thể thao của họ. Điều này phù hợp với

10

nghiên cứu của Wood (2000) cho rằng thái độ của con người bị thay đổi bởi nguồn

thông tin và quá trình xử lý. Bên cạnh đó, nhận thức kiểm soát hành vi có tác động

cùng chiều với nhận thức lợi ích và thái độ của sinh viên với việc tập thể dục.

Những điều kiện vật chất đầy đủ góp phần thúc đẩy động lực tập luyện thể dục

online của sinh viên và giúp sinh viên nhận thấy các lới ích của việc giãn cách xã

hội. Xã hội giãn cách thì nhiều hoạt động phải dừng lại, sinh viên có nhiều thời gian

rảnh rỗi hơn. Tập luyện thể thao online tại nhà giúp thúc đẩy sự phát triển của cơ

bắp và sức đề kháng. Ngoài ra, đầy đủ điều kiện có thể thúc đẩy thái độ tích cực của

sinh viên về việc cải tiến vẻ đẹp hình thể. Từ đó, sự tích cực của giãn cách xã hội là

góp phần thúc đẩy thái độ tích cực với việc tập thể thao và ý định tập thể thao của

sinh viên.

5. Đánh giá các kết quả đã đạt đƣợc và kết luận

- Đánh giá kết quả: Kết quả nghiên cứu thu được phù hợp với những nội

dung đăng ký của Đề tài ( trong thuyết minh kèm theo Hợp đồng), được công bố

trên tạp chí uy tín, đảm bảo được đầy đủ mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ban đầu.

- Kết luận: Kết quả đáp ứng tốt yêu cầu của Hợp đồng nghiên cứu.

6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)

Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá sự tham gia của biến nhận thức

rủi ro (SARRISK) của SARS-COV-2 vào mô hình lý thuyết hành vi có dự định

(TPB) trong việc kiểm tra ý định tham gia tập luyện thể thao online của sinh viên tại

Viet Nam. Một cuộc khảo sát online với 253 mẫu trả lời của sinh viên đã được thực

hiện. Mô hình PLS-SEM đã được dùng để kiểm tra các giả thuyết. Kết quả chỉ ra

rằng, SARRISK đã ảnh hưởng đến các biến kiểm soát hành vi nhận thức(PBC),

Nhận thức lợi ích khi tập luyện trực tuyến (BEPER), và Chuẩn chủ quan (SJN).

Biến SARRISK và BEPER đã tham gia vào mô hình TPB và giải thích một cách

hiệu quả ý định tham gia tập thể dục online của sinh viên. Nghiên cứu này là nghiên

cứu đầu tiên sử dụng biến SARRISK trong mô hình TPB để đánh giá ý định tham

gia tập luyện thể thao online của sinh viên trong thời kỳ đại dịch Covid-19 lan rộng.

Nghiên cứu góp phần thúc đẩy ý định tham gia bảo vệ sức khỏe của sinh viên trong

11

thời kỳ dịch bệnh. Nghiên cứu cũng giúp các nhà làm chính sách có các chính sách

hiệu quả để tuyên truyền và vận động giới trẻ và người dân tích cực rèn luyện sức

khỏe, nâng cao sức đề kháng với bệnh tật.

The purpose of this study is to explore the participation of the SARS-COV-2

risk perception (SARRISK) variable in the Theory of Planned Behavior (TPB)

model in testing students' intention to participate in the online workouts in Vietnam.

An online survey with 253 students‘ responses was conducted. Partial Least Squares

Structural Equation Modeling (PLS-SEM) was used to test the hypotheses. The

results indicated that SARRISK affected the variables Perceived Behavior Control

(PBC), Online Workout Benefit Perception (BEPER), and Subjective Norms (SJN).

The variables SARRISK and BEPER participated in the TPB model and effectively

explained students' intention to participate in the online exercise. This study is the

first to use the SARRISK variable in the TPB model to assess students' intention to

participate in online workout classes during the widespread Covid-19 pandemic.

Besides that, it contributes to promoting students' intention to participate in health

protection during the epidemic period. Furthermore, the study also helps

policymakers to have effective policies to propagate and mobilize young people and

people to actively exercise their health and improve their resistance to diseases.

III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo

3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)

TT Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu

kinh tế - kỹ thuật

Đăng ký Đạt đƣợc

1

Bài báo: the effect of sars-cov-2

risk perception on the intention

to engage the online workout

classes

Được đăng trên tạp chí

thuộc Danh mục

Scopus

Đạt

3.2. Kết quả đào tạo

Không

12

IV. Tình hình sử dụng kinh phí

TT Nội dung chi

Kinh phí

đƣợc duyệt

(triệu đồng)

Kinh phí

thực hiện

(triệu

đồng)

Ghi

chú

A Chi phí trực tiếp 36.199.550 36.199.550

1 Thuê khoán chuyên môn 36.199.550 36.199.550

2 Nguyên, nhiên vật liệu, cây con.. 0 0

3 Thiết bị, dụng cụ

0 0

4 Công tác phí 0 0

5 Dịch vụ thuê ngoài 0 0

6 Hội nghị, hội thảo,thù lao nghiệm thu giữa kỳ

0 0

7 In ấn, Văn phòng phẩm 0 0

8 Chi phí khác 0 0

B Chi phí gián tiếp 3.800.450 3.800.450

1 Quản lý phí 3.800.450 3.800.450

2 Chi phí điện, nước

0 0

Tổng số 40.000.000 40.000.000

V. Kiến nghị ( về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài)

Một cách tổng quát, nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy sự tham gia mạnh

mẽ của biến nhận thức rủi ro dịch bệnh vào mô hình TPB trong việc nghiên cứu ý

định hành vi. Nghiên cứu này chỉ ra rằng khi xã hội đối mặt với những bất ổn và

dịch bệnh, hành vi của con người sẽ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân vĩ mô đó. Các

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!