Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng chỉ toeic của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh :Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị Kinh doanh – Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
PREMIUM
Số trang
104
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
942

Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng chỉ toeic của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh :Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị Kinh doanh – Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN DƯƠNG THẾ TÙNG

MSSV: 17098701

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH

LỰA CHỌN TRUNG TÂM LUYỆN THI CHỨNG CHỈ

TOEIC CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH

DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã chuyên ngành: 52340101

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. TRẦN PHI HOÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN DƯƠNG THẾ TÙNG

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH

LỰA CHỌN TRUNG TÂM LUYỆN THI CHỨNG CHỈ

TOEIC CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH

DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

GVHD : TS. TRẦN PHI HOÀNG

SVTH : TRẦN DƯƠNG THẾ TÙNG

LỚP : DHQT13H

KHÓA : 2017-2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

GIẤY BÌA KHÓA LUẬN

iii

TÓM TẮT KHÓA TỐT NGHIỆP

Đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng chỉ

TOEIC của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM”

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi lựa chọn trung tâm luyện thi chứng chỉ

Toeic của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.

Nghiên cứu được tác giả thực hiện thông qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Dựa vào những cơ sở lý thuyết và những bài nghiên cứu có liên quan ở trong nước và

nước ngoài, tác giả đã đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập Danh

tiếng của đơn vị đào tạo, (2) Nhận thức kiểm soát hành vi, (3) Nhận thức chủ quan, (4) Nhận

thức về chi phí học tập, (5) Nhận thức về sự tiếp cận. những. Kết quả nghiên cứu giúp các

trung tâm luyện thi chứng chỉ Toeic có cái nhìn cụ thể hơn đối với ý định hành vi lựa chọn

trung tâm luyện thi chứng chỉ Toeic của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại

Học Công Nghiệp TP. HCM. từ đó giúp các trung tâm luyện thi đưa ra các chính sách phù

hợp để thu hút đươc nhiều học viên và phát triển trung tâm của mình.

iv

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến

toàn thể quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Công nghiệp TP. HCM đã

tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Những vốn kiến thức đã được

truyền thụ là hành trang để tôi có thể hoàn thành bài báo cáo khóa luận này.

Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Phi Hoàng – giảng viên hướng dẫn môn

học Khóa luận tốt nghiệp học kỳ này đã tận tâm hướng dẫn, định hướng và truyền đạt kiến

thức và kinh nghiệm cho tôi trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên do

trình độ và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu khó tránh

khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô

để tôi có thể bổ sung, hoàn thiện bài báo cáo này.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã dành thời gian quý báu để góp

ý, nhận xét và đánh giá nội dung, trình bày của bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này. Đây

sẽ là những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thiện và phát triển thêm kiến

thức, kĩ năng trong con đường sắp tới.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

v

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI....................................................... 8

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:.................................................................................. 8

1.1 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 9

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát................................................................................... 9

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ........................................................................................ 9

1.2 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 9

1.3 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................... 10

1.4 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 10

1.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 10

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................................................... 11

1.7 Bố cục đề tài..................................................................................................................... 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................ 12

2.1 Tổng quan lý thuyết nghiên cứu .................................................................................... 12

Khái niệm ý định ...................................................................................................... 12

Khái niệm Thái độ .................................................................................................... 12

Khái niệm Đào tạo.................................................................................................... 13

Lý thuyết về hành vi của khách hàng ....................................................................... 13

Khái niệm dịch vụ .................................................................................................... 14

Khái niệm về chất lượng........................................................................................... 14

Khái niệm về chất lượng dịch vụ.............................................................................. 15

2.2 LÝ THUYẾT, HỌC THUYẾT LIÊN QUAN............................................................... 16

Ý Định Hành Vi........................................................................................................ 16

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)....................................................................... 17

vi

2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN .............................................. 19

Hồ Trúc Vi & Phan Trọng Nhân (2018) “Các nhân tố tác động đến ý định thực hiện

hành vi theo học cao học của sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh”.

19

Phan Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Minh Hòa(2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến

quyết định chọn theo học chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài ở trường Đại Học Kinh Tế,

Đại Học Huế” ................................................................................................................................. 20

2.4 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 21

Đề xuất mô hình nghiên cứu sơ bộ........................................................................... 21

Mô tả thang đo và giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 27

3.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................... 27

3.2 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU........................................................................................ 27

3.3 XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI.................................... 29

Mô hình nghiên cứu sơ bộ........................................................................................ 29

Kết quả nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................... 30

Phương pháp chọn mẫu sơ bộ............................................................................................... 30

Thang đo và các biến quan sát.................................................................................. 32

3.4 Xác định kích thước mẫu và xử lý dữ liệu .................................................................... 37

3.5 Xác định nội dung phân tích và tính chính xác, độ tin cậy của dữ liệu...................... 38

Phương pháp thống kê mô tả .................................................................................... 38

Phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha.............................................................. 38

Phương pháp phân tích nhân tố EFA........................................................................ 39

Phương pháp phân tích hồi quy................................................................................ 39

Phương pháp kiểm định ANOVA ............................................................................ 40

Phương pháp kiểm định trung bình T-Test............................................................... 40

vii

CHƯƠNG 4: Trình bày KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 42

4.1 Phân tích kết quả nghiên cứu thứ cấp........................................................................... 42

4.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp.................................................................................................. 44

Đặc điểm mẫu khảo sát............................................................................................. 44

Thống kê mô tả......................................................................................................... 44

Đánh giá trung bình MEAN các thang đo ................................................................ 47

Kiểm định Cronbach’s Alpha................................................................................... 52

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................................... 54

Hiệu chỉnh mô hình .................................................................................................. 58

Phân tích hồi quy ...................................................................................................... 59

Kiểm định ANOVA.................................................................................................. 67

4.3 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................... 70

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ & KIẾN NGHỊ.................... 72

5.1 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 72

5.2 ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ ..................................................................................... 73

Hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố “Nhận thức về sự tiếp cận” ................................ 73

Hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố “Nhận thức chủ quan” ....................................... 74

Hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố “Nhận thức về chi phí học tập”.......................... 75

Hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố “Danh tiếng đơn vị đào tạo” .............................. 76

Hàm ý quản trị cho nhóm nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi”.......................... 77

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................................ 77

8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Trong thời đại 4.0 và xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra hiện nay, để có công việc tốt

và thu nhập cao, sinh viên nói chung và sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh nói

riêng mới ra trường, bên cạnh cần kiến thức, kỹ năng chuyên môn tốt thì những nhà tuyển

dụng ở các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu còn yêu cầu cao về kỹ năng ngoại ngữ, đặc

biệt là tiếng Anh giao tiếp. Nắm bắt nhu cầu này nhiều trường đại học ở Việt Nam trong

đó có trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM cũng đã đưa ra các chuẩn đầu ra về ngoại

ngữ cho sinh viên như là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá chất lượng đầu ra

của sinh viên. Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM đặt

yêu cầu chuẩn đầu ra cho sinh viên phải đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC là tối

thiểu là 450 điểm. Chỉ tiêu này nhằm mục đích nâng tầm sinh viên trong xu thế hội nhập

và phát triển, nhưng cũng gây áp lực cho sinh viên không ít vì đây là yêu cầu không hề đơn

giản đối với trình độ tiếng Anh của đại đa số sinh viên hiện nay.

Để đạt được trình độ TOEIC tối thiểu là 450 điểm, nhiều sinh viên đã phải lên kế

hoạch học ngoại ngữ và tìm trung tâm luyện thi chứng chỉ TOEIC ngay từ những ngày đầu

bước vào ngưỡng cửa giảng đường đại học. Song song đó, nhiều trung tâm luyện thi chứng

chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC ở TP.HCM mọc lên như nấm, với nhiều hình thức, loại hình

đào tạo, học phí khác nhau và chất lượng thì cũng “thượng vàng hạ cám” nhằm đáp ứng

nhu cầu đa dạng của người học. Vì thế, việc lựa chọn Trung Tâm luyện thi chứng chỉ tiếng

Anh quốc tế TOEIC phù hợp đối với sinh viên không hề đơn giản. Với những sinh viên đã

từng đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC cao ở các kỳ thi thì việc lựa chọn Trung Tâm

luyện thi là yếu tố có tầm ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến kết quả điểm TOEIC của

người học. Xuất phát từ thực trạng và những trăn trở nêu trên tác giả muốn thực hiện đề tài

Nhũng yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng chỉ tiếng Anh quốc

tế TOEIC của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP.

HCM” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.

Đề tài nghiên cứu này không chỉ là tài liệu cho các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, các trung

tâm luyện thi chứng chỉ Toeic tham khảo để đánh giá được thực trạng và giải pháp nhằm

9

nâng cao ý định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC của sinh

viên mà còn mang đến cho sinh viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh nói riêng, sinh viên

Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM nói chung sự tham khảo có ích để đưa ra quyết

định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ của mình.

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Xác định những yếu tố ảnh hưởng đế ý định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng chỉ

TOEIC của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM,

để từ đó đề xuất hàm ý quản trị giúp các Trung Tâm luyện thi Toeic đưa ra những giải pháp

nhằm nâng cao ý định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng chỉ Toeic cho học viên của mình

trong thời gian tới.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng

chỉ TOEIC của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp

TP.HCM.

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đến ý định lựa chọn trung tâm luyện

thi chứng chỉ TOEIC của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công

Nghiệp TP. HCM tại TP. HCM

- Đưa ra hàm ý quản trị cho các Trung Tâm luyện thi TOEIC nhằm nâng cao ý định

lựa chọn của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP.

HCM.

1.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng chỉ

Toeic của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM?

- Mức độ tác động của những yếu tố đến ý định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng

chỉ Toeic của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP.

HCM như thế nào?

10

- Những hàm ý quản trị nào để các Trung Tâm luyện thi Toeic đưa ra những giải pháp

nhằm nâng cao ý định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng chỉ Toeic của sinh viên khoa

Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM?

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố đến ý định lựa chọn trung tâm luyện thi chứng

chỉ Toeic của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP.

HCM

Đối tượng khảo sát: sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Công

Nghiệp TP. HCM tại cơ sở I ở TP. HCM.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi khảo sát: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi khoa Quản Trị Kinh

Doanh Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM

Thời gian nghiên cứu: Từ 04/01/2021 – 24/05/2021.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định lượng được lựa

chọn. Các kết quả nghiên cứu có được dựa vào việc phân tích các dữ liệu thu thập được,

bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Trong đó:

Nghiên cứu định tính: được sử dụng trong thời gian đầu nghiên cứu. Các bước

nghiên cứu bao gồm việc tìm kiếm các dữ liệu thứ cấp sẵn có có liên quan đến đề tài đang

nghiên cứu: sưu tầm, thống kê, thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu có sẵn từ tạp chí, báo

chí, từ các kết quả nghiên cứu khoa học, từ việc tham khảo ý của các chuyên gia, thảo luận

nhóm. Đồng thời thực hiện phỏng vấn sơ bộ trực tiếp đến số ít khách hàng ở khu vực Bình

Dương và để tìm ra những khía cạnh có liên quan cho đề tài, thu thập những thông tin cơ

bản, làm sáng rõ những vấn đề nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng: dựa vào những ý tưởng đã khảo sát được trong quá trình

thực hiện phỏng vấn sơ bộ, xây dựng bảng câu hỏi, thu thập và xử lý số liệu. Các dữ liệu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!