Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất ( nghiên cứu trường hợp tại trường cao đẳng Điện Biên)
PREMIUM
Số trang
105
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1753

Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất ( nghiên cứu trường hợp tại trường cao đẳng Điện Biên)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

-------o0o-------

ĐÀO THỊ LIÊN

NH÷NG YÕU Tè ¶NH H¦ëNG

§ÕN HøNG THó HäC TËP CñA SINH VI£N

N¡M THø NHÊT (NGHI£N CøU TR¦êNG HîP

T¹I TR¦êNG CAO §¼NG KINH TÕ Kü THUËT §IÖN BI£N)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - Năm 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

-------o0o-------

ĐÀO THỊ LIÊN

NH÷NG YÕU Tè ¶NH H¦ëNG

§ÕN HøNG THó HäC TËP CñA SINH VI£N

N¡M THø NHÊT (NGHI£N CøU TR¦êNG HîP

T¹I TR¦êNG CAO §¼NG KINH TÕ Kü THUËT §IÖN BI£N)

Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

Mã số: 60140120

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Đức Ngọc

Hà Nội - Năm 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là: Đào Thị Liên

Là học viên của lớp Cao học Đo lường và dánh giá trong giáo dục –

Khóa 2010 – 2012.

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục

với tên đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên

năm thứ nhất” (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ

thuật Điện Biên), được tôi nghiên cứu lần đầu tại Trường Cao đẳng Kinh tế -

Kỹ thuật Điện Biên.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số

liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa

được công bố ở các nơi khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2014

Học viên

Đào Thị Liên

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS .TS Lê Đức Ngọc , đã

hướng dẫn hết sức chu đáo, nhiêṭ tiǹ h trong suốt quá

trình thưc̣ hiêṇ luâṇ văn.

Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy, cô giảng dạy chương trình cao học "Đo

lường và Đánh giá trong giáo dục" đã truyền dạy những kiến thức quý báu;

những kiến thức này rất hữu ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu.

Cảm ơn quý thầy, cô của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục - Đại học Quốc

gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa

học và nghiên cứu tại Viện.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ

thuâṭ Điêṇ Biên , đãtaọ thuâṇ lơị cho t ôi trong quá

trình tiến hành thưc̣

nghiêṃ đề tà

i.

Xin chân thành cảm ơn những ngườ

i thân trong gia đình , bạn bè, đồng

nghiêp̣ đãgiúp đỡ, đôṇ g viên tác giả trong quá

trình thự c hiêṇ và hoàn thành

luâṇ văn.

Tác giả luận văn

Đào Thị Liên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1

2.Mục đích nghiên cứu............................................................................................2

3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài............................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3

4.1. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ...............................................................3

4.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................3

4.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4

4.4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................5

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN..............................................6

1.1.Cơ sở lý luận .....................................................................................................6

1.1.1.Hoạt động học tập của sinh viên................................................................6

1.1.2. Hứng thú..................................................................................................11

1.1.3. Hứng thú học tập của sinh viên ..............................................................16

1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề nghiên cứu ..............................................25

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới...................................................................25

1.2.2.Các nghiên cứu ở Việt Nam.....................................................................28

CHƢƠNG II: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................34

2.1. Sơ lược về địa bàn và khách thể nghiên cứu..................................................34

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu .................................................................................34

2.1.2. Mẫu nghiên cứu.......................................................................................35

2.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................36

2.3.Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................36

2.3.1. Phương pháp điều tra .............................................................................36

2.3.2. Phương pháp phỏng vấn .........................................................................37

2.3.3. Phương pháp thống kê toán học .............................................................38

2.4. Đánh giá bộ công cụ thử nghiệm ..................................................................38

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ..............................41

3.1. Thực trạng hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất..............................41

3.1.1. Nhận thức về mục đích học tập...............................................................41

3.1.2. Thái độ của sinh viên đối với học tập .....................................................45

3.1.3.Biểu hiện hứng thú học tập qua hành vi của sinh viên ............................48

3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất.65

3.3. Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên năm thứ nhất

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên...................................................74

3.3.1. Thực trạng biện pháp nâng cao hứng thú học tập của sinh viên năm thứ

nhất....................................................................................................................74

3.3.2.Một số đề xuất về các biện pháp để tự nâng cao hứng thú học tập cho

sinh viên năm thứ nhất ......................................................................................78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................83

1. Kết luận .............................................................................................................83

1.1. Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Kinh tế -

Kỹ thuật Điện Biên chưa cao. ...........................................................................83

1.2. Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất chịu ảnh hưởng bởi các yếu

tố khách quan và chủ quan khác nhau...............................................................84

1.3. Nhìn chung, sinh viên năm thứ nhất đã có những biện pháp để làm tăng

hứng thú học tập để đạt hiệu quả như: ..............................................................85

2. Khuyến nghị ......................................................................................................85

2.1. Về phía xã hội.............................................................................................85

2.2. Đối với nhà quản lý trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên ........85

2.3. Về phía giảng viên......................................................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88

PHỤ LỤC.................................................................................................................90

i

DANH MUC̣ CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các thông số về độ tin cậy ...........................................................................40

Bảng 3.1. Nhận thức về mục đích học tập của sinh viên năm thứ nhất ....................41

Bảng 3.2. So sánh nhận thức về mục đích học tập của sinh viên .............................43

năm thứ nhất giữa các nhóm .....................................................................................43

Bảng 3.3. Thái độ của sinh viên đối với học tập.......................................................45

Bảng 3.4: So sánh thái độ học tập của sinh viên năm thứ nhất giữa các nhóm ........47

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá của sinh viên về hành vi hoc̣ tâp̣ trên lớp.....................49

Bảng 3.6. So sánh hành vi học tập trên lớp giữa các nhóm sinh viên ......................51

Bảng 3.7. So sánh hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc của sinh viên .......................54

Bảng 3.8. So sánh hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc giữa các nhóm sinh viên .....58

Bảng 3.9. So sánh hành vi học tập ngoài lớp bắt buộc giữa các nhóm sinh viên .....59

Bảng 3.10. Hành vi học tập ngoài lớp không bắt buộc của sinh viên.....................60

Bảng 3.11. So sánh hành vi học tập ngoài lớp không bắt buộc ................................63

giữa các nhóm sinh viên............................................................................................63

Bảng 3.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên ..................65

Bảng 3.13. Các biện pháp nâng cao hứng thú học tập của .......................................74

sinh viên năm thứ nhất ..............................................................................................74

Bảng 3.14. So sánh biện pháp nâng cao hứng thú học tập giữa các ngành học........77

Bảng 3.15. Ý kiến đề xuất về các biện pháp nâng cao hứng thú học tập..................78

Bảng 3.16. So sánh ý kiến đề xuất của sinh viên ......................................................81

về các biêṇ pháp nâng cao hứng thú hoc̣ tâp̣ ............................................................81

ii

DANH MUC̣ CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát thái độ học tập của sinh viên ....................................46

Biểu đồ 3.2. So sánh hành vi học tập trên lớp của sinh viên giữa các ngành học ....53

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã đặt ra những yêu

cầu cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tổ chức UNESCO đã khẳng định

“Nền giáo dục hiện nay và tương lai phải dựa trên bốn trụ cột: Learning to Know –

Học để biết; Learning to do – Học để làm; Learning to be – Học để khẳng định

mình; Learning to live together – Học để cùng chung sống” (Đề xướng của

UNSECO về giáo dục thế kỷ XXI). Vì thế nắm được những tri thức khoa học cơ

bản, đặc biệt họ có khả năng tự học, tự nghiên cứu, có kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng

được sự phát triển nhanh chóng của thực tế, là vấn đề luôn được coi trọng.

Sinh viên là đội ngũ tri thức tương lai của đất nước, sự phát triển của đất

nước đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ khoa học, tay nghề cao. Hoạt

động học tập ở bậc đại học là một hoat động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo

nhằm mục đích giúp sinh viên trở thành những người phát triển toàn diện, sáng tạo

và có trình độ chuyên môn cao. Do đó hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt

quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập.

Hứng thú học tập chính là thái độ, nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với học

tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và có ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống

cá nhân. Nhờ hứng thú, sinh viên có thể giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú

ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập và dễ dàng thành

công trong học tập.

Thực tế cho thấy sinh viên năm thứ nhất nói chung và sinh viên năm thứ nhất

ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nói riêng phần lớn là học sinh

đang thực hiện bước chuyển tiếp từ môi trường học tập ở phổ thông sang môi

trường học tập ở trường cao đẳng. Với những khác biệt về khối lượng, nội dung

kiến thức, phương pháp giảng dạy, hình thức học tập..... Ngoài ra hầu hết sinh viên

của trường xuất thân là con em đồng bào các dân tộc thiểu số từ các bản, làng khác

nhau, với môi trường, điều kiện kinh tế khác biệt so với nhịp sống của thành

phố.Tất cả những khác biệt đó đã gây ra không ít những khó khăn khiến sinh viên

rất dễ chán nản, sao nhãng công việc học tập hoặc không theo kịp, không đáp ứng

2

được yêu cầu học tập. Vì vậy việc chuyển tiếp từ bậc học phổ thông lên cao đẳng

có những biến đổi mạnh mẽ đã ảnh hưởng nhất định đến việc học tập, hứng thú học

tập của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên là một trong những trường

chuyên nghiệp trọng điểm của hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Do đó vấn đề chất

lượng đào tạo luôn được quan tâm hàng đầu, nên việc tìm hiểu những yếu tố ảnh

hưởng đến hứng thú học tập và tìm ra những biện pháp nâng cao hứng thú học tập

của sinh viên năm thứ nhất là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả học

tập của họ. Trong thời gian qua cũng đã có các công trình nghiên cứu về hứng thú

học tập của học sinh, sinh viên với một môn học cụ thể nào đó. Nhưng vấn đề tìm

hiểu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên nói

chung và sinh viên năm thứ nhất nói riêng với những thay đổi về môi trường học

tập mới vẫn chưa được quan tâm.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Những

yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất”

(Nghiên cứu trường hợp tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên).

2.Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này hướng tới những mục tiêu sau:

Tìm hiểu hứng thú học tập và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hứng thú học

tập.

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên

năm thứ nhất Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.

Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao hứng thú học tập cho

sinh viên năm thứ nhất tại trường.

3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu sau:

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm

thứ nhất ở các biểu hiện như: nhận thức, thái độ, hành vi,bạn bè, hoàn cảnh gia

đình, môi trường học tập.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!