Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN GIANG LAM
NHỮNG PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG CÔNG THANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài.........................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................9
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................................9
4. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................10
5. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................10
6. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................11
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.............................................15
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................15
1.1.1 Nghiên cứu phẩm chất nghề nghiệp ở nước ngoài ....................................... 15
1.1.2 Nghiên cứu phẩm chất nghề nghiệp ở Việt Nam.......................................... 18
1.2 Cơ sở lý luận về phẩm chất nghề nghiệp ......................................................24
1.2.1 Phẩm chất và phẩm chất nghề nghiệp ............................................................ 24
1.2.1.1 Khái niệm “phẩm chất”..........................................................................24
1.2.1.2 Khái niệm “phẩm chất nghề nghiệp”.....................................................26
1.2.1.3 Mức độ và biểu hiện của sự phù hợp với yêu cầu của nghề ..................27
1.2.1.4 Quá trình hình thành các phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên ...........28
1.2.2 Phẩm chất nghề sư phạm ................................................................................. 29
1.2.2.1 Khái niệm phẩm chất nghề sư phạm.......................................................29
1.2.2.2 Thành phần phẩm chất nghề sư phạm....................................................29
1.2.3 Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm ............................................ 38
1.2.3.1 Những cơ sở để xác định phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên
sư phạm...............................................................................................................38
1.2.3.2 Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm......................................44
1.2.4 Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành phẩm chất nghề
nghiệp của sinh viên sư phạm................................................................................... 46
1.2.4.1 Tính tích cực của sinh viên sư phạm.......................................................47
1.2.4.2 Nhóm các yếu tố nhà trường, gia đình và xã hội....................................47
CHƯƠNG 2: PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ
PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG.................................................50
2.1 Thể thức nghiên cứu .....................................................................................50
2.1.1 Về khách thể nghiên cứu.................................................................................. 50
2.1.2 Về công cụ nghiên cứu..................................................................................... 52
2.2 Nhận thức về các phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm
trường Đại học Tiền Giang .................................................................................55
2.2.1 Nhận thức về các phẩm chất nghề nghiệp ..................................................... 55
2.2.2 Nhận thức về sự thành công trong nghề nghiệp............................................ 58
2.3 Thực trạng về mức độ đạt được các phẩm chất nghề nghiệp của sinh
viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang...........................................................61
2.3.1 Thực trạng chung về mức độ đạt được các phẩm chất nghề nghiệp .......... 61
2.3.2 Mức độ đạt được các phẩm chất đạo đức nghề............................................. 63
2.3.3 Mức độ đạt được các năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm............. 71
2.3.3.1 Mức độ đạt được các năng lực chuyên môn ...........................................71
2.3.3.2 Mức độ đạt được các năng lực sư phạm.................................................73
2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đạt được chất nghề nghiệp của
sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền Giang...................................................88
2.4.1 Đánh giá của sinh viên sư phạm về tầm quan trọng và mức độ biểu
hiện tác động của các yếu tố ảnh hưởng................................................................. 88
2.4.2 Mối liên hệ giữa tính tích cực cá nhân và phương pháp rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm với mức độ đạt được phẩm chất nghề nghiệp ....................... 92
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN
PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM ..................96
3.1 Đánh giá phương pháp đào tạo, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp
sinh viên sư phạm ở trường Đại học Tiền Giang................................................96
3.1.1 Điểm mạnh ........................................................................................................ 96
3.1.2 Điểm yếu:........................................................................................................... 97
3.1.3 Cơ hội................................................................................................................. 98
3.1.4 Thách thức ......................................................................................................... 99
3.2 Giải pháp về phương pháp đào tạo, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp
sinh viên sư phạm ...............................................................................................99
3.2.1 Giải pháp ngắn hạn........................................................................................... 99
3.2.2 Giải pháp chiến lược....................................................................................... 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
• CĐ: Cao đẳng
• ĐH: Đại học
• ĐTB: Điểm trung bình
• ĐLC: Độ lệch chuẩn
• GVHD: Giáo viên hướng dẫn
• GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo
• NXB: Nhà xuất bản
• NVSP: Nghiệp vụ sư phạm
• SVSP : Sinh viên sư phạm
• SP: Sư phạm
• THCS: Trung học cơ sở
• THPT: Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tỷ lệ khách thể nghiên cứu theo khóa học, trình độ ......................45
Bảng 2.2 Tỷ lệ khách thể sinh viên theo nhóm ngành.....................................46
Bảng 2.3 Điểm mã hóa về các mức độ nhận thức của SVSP ..........................48
Bảng 2.4 Các mức độ đạt được phẩm chất nghề nghiệp của SVSP ................49
Bảng 2.5 Nhận thức về các phẩm chất nghề sư phạm ....................................51
Bảng 2.6 Nhận thức về các văn bản qui định Chuẩn giáo viên các bậc
học ...............................................................................................................................52
Bảng 2. 7 Quan niệm của sinh viên về sự thành công trong nghề dạy học .....53
Bảng 2.8 Tổng quan mức độ đạt được phẩm chất nghề nghiệp ......................57
Bảng 2.9 Biểu hiện phẩm chất yêu học sinh....................................................65
Bảng 2.10 Biểu hiện lòng yêu nghề ...............................................................66
Bảng 2.11 Biểu hiện kiến thức chuyên môn của SVSP...................................69
Bảng 2.12 Biểu hiện năng lực lập kế hoạch dạy học .......................................75
Bảng 2.13 So sánh phẩm chất đạo đức nghề sư phạm theo nam và nữ
SVSP 79
Bảng 2.14 Biểu hiện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp giữa SVSP có
tham gia và không tham gia dạy kèm ............................................................ 84
Bảng 2.15 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đạt được phẩm
chất nghề nghiệp ............................................................................................... 87
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1 Quan niệm sự thành công trong dạy học là kích thích được
tư duy sáng tạo của người học .............................................................................. 54
Biểu đồ 2.2 Quan niệm sự thành công trong nghề nghiệp là trình độ học
vấn thông qua đào tạo cao..................................................................................... 55
Biểu đồ 2.3 Quan niệm sự thành công trong nghề nghiệp là kiêm nhiệm
chức vụ quản lý ở đơn vị trường học ................................................................ 55
Biểu đồ 2.4 Sự khác biệt về quan niệm thành công giữa nam và nữ sinh
viên.................................................................................................................... 56
Biểu đồ 2.5 Mức độ đạt được phẩm chất đạo đức nghề sư phạm .................... 59
Biểu đô 2.6 Mức độ đạt được phẩm chất trung thực ở SVSP. ......................... 60
Biểu đồ 2.7 Biểu hiện phẩm chất công bằng ở SVSP....................................... 61
Biểu đồ 2.8 Mức độ đạt được tác phong gương mẫu.. ..................................... 62
Biểu đồ 2.9 Mức độ đạt được phẩm chất sống có lý tưởng nghề nghiệp ......... 63
Biểu đồ 2.10 Mức độ đạt được thái độ cầu tiến................................................ 64
Biểu đồ 2.11 Mức độ đạt được năng lực chuyên môn của SVSP .................... 67
Biểu đồ 2.12 Biểu hiện năng lực sư phạm của sinh viên.................................. 70
Biểu đồ 2.13 Các mức độ đạt được năng lực biểu đạt ngôn ngữ. .................... 71
Biểu đồ 2.14 Khả năng vận dụng phương pháp thuyết trình ở SVSP .............. 72
Biểu đồ 2.15 Mức độ sử dụng đồ dùng dạy học của SVSP. ............................ 73
Biểu đồ 2.16 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học . .............. 73
Biểu đồ 2.17 Mức độ đạt được năng lực hình thành kỹ năng học tập cho
học sinh ............................................................................................................. 76
Biểu đồ 2.18 Mức độ đạt được các năng lực giáo dục...................................... 77
Biểu đồ 2.19 So sánh mức độ đạt được phẩm chất yêu nghề của SVSP
các ngành .......................................................................................................... 80
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1 Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề bức xúc của
ngành giáo dục đại học ở Việt Nam là đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội, đặc
biệt là nhu cầu của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường khó tìm việc làm hoặc
công việc chưa phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Theo thống kê gần nhất
của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào năm 2008, 63% sinh viên ra trường không có
việc làm, 37% được tuyển dụng không đáp ứng được công việc, nhiều đơn vị
phải mất một đến hai năm đào tạo lại, phải mất nhiều kinh phí mới có thể sử
dụng được nguồn nhân lực.
1.2 Đứng trước những vấn đề bế tắc “đầu ra”, các trường đại học ngày
càng nhận thức được sự thiết yếu xu hướng đào tạo nhà trường gắn với nhu cầu
xã hội. Đại học Tiền Giang là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân
lực ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cũng nằm trong xu thế tất yếu đó.
Nhận thức được tầm quan trọng ấy, trường Đại học Tiền Giang xác định mục
tiêu chiến lược “đào tạo thiết thực – hiệu quả”, nhằm hướng đến đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc.
1.3 Trường Đại học Tiền Giang vừa thành lập được 5 năm, trên cơ sở
xác nhập hai trường Cao đẳng Cộng Đồng Tiền Giang và Cao đẳng Sư phạm
Tiền Giang, chắc chắn rất cần cơ sở đánh giá lại chất lượng sản phẩm nguồn
nhân lực đã được đào tạo trong những năm qua. Thực tế cho thấy, sinh viên
trường Đại học Tiền Giang sau khi tốt nghiệp chịu sức ép cạnh tranh rất lớn về
cơ hội nghề nghiệp so với sinh viên các trường trong khu vực và sinh viên được
đào tạo ớ các thành phố lớn trong cả nước. Điều đáng nói ở đây là ngay cả sinh
viên ngành sư phạm với chỉ tiêu đào tạo dựa trên nhu cầu của tỉnh và khu vực,
vẫn gặp khó khăn nhất định khi về công tác ở các trường mầm non và phổ
thông. Trong rất nhiều nguyên nhân, theo chúng tôi, nguyên nhân quan trọng
nhất là sinh viên chưa có sự chuẩn bị tốt về các phẩm chất nghề nghiệp để có
thể thích ứng với công việc. Cụ thể, sinh viên ngành sư phạm rất cần nhận thức
được các tiêu chí về phẩm chất nghề và được đào tạo dựa trên các tiêu chí đó,
để họ có thể thực hiện tốt công tác giảng dạy sau khi ra trường.
1.4 Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, với chủ trương chuẩn hóa –
hiện đại hóa nền giáo dục, đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng chuẩn
nghề nghiệp qui định những phẩm chất, năng lực của giáo viên ở các bậc học
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đó chính là căn cứ
đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Thiết
nghĩ, ngay trong quá trình đào tạo ở trường đại học, việc rèn luyện các phẩm
chất nghề nghiệp và đánh giá mức độ đạt được các phẩm chất này ở sinh viên
sư phạm, đặc biệt là sinh viên năm cuối, là điều kiện tiên quyết xác định chất
lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Với những lý do đã phân tích ở trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài
“Những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Tiền
Giang”
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ mức độ đạt được các phẩm chất nghề nghiệp của sinh
viên năm thứ ba, thứ tư trường Đại học Tiền Giang và những yếu tố ảnh hưởng.
Từ đó, đề xuất các giải pháp về phương pháp đào tạo, rèn luyện các phẩm chất
nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Những phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên
sư phạm năm thứ ba, thứ tư trường Đại học Tiền Giang.
3.2 Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể chính: Sinh viên sư phạm đang học năm thứ ba hệ Cao đẳng
và sinh viên sư phạm đang học năm thứ tư hệ Đại học.
- Khách thể phụ: Giảng viên và Ban Giám hiệu trường Đại học Tiền
Giang; lãnh đạo Sở Giáo dục đào tạo và Ban Giám hiệu ở các trường mầm non,
tiểu học, THCS và THPT trong tỉnh Tiền Giang.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1Nội dung nghiên cứu: Mức độ đạt được những phẩm chất nghề
nghiệp của sinh viên sư phạm ở ba lĩnh vực: phẩm chất đạo đức nghề; năng lực
chuyên môn và năng lực sư phạm.
4.2Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên sư phạm: sinh viên năm cuối, cụ thể:
+ 60 sinh viên CĐ Mầm non khóa 08
+ 50 sinh viên ĐH Giáo dục tiểu học 07
+ 140 sinh viên hệ CĐ khóa 08 gồm: 40 sinh viên chuyên ngành Anh
văn, 25 sinh viên chuyên ngành Nhạc, 25 sinh viên chuyên ngành Họa, 50 sinh
viên chuyên ngành Văn
+ 150 sinh viên hệ ĐH khóa 07 gồm: 60 sinh viên chuyên ngành Toán,
50 sinh viên chuyên ngành Văn, 40 sinh viên chuyên ngành Lý
- Giảng viên, Ban Giám hiệu trường Đại học Tiền Giang:
+ 5 giảng viên khoa sư phạm
+ Trưởng khoa Sư phạm
+ Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
- Lãnh đạo Sở Giáo dục đào tạo và Ban Giám hiệu ở các trường mầm
non, tiểu học, THCS và THPT trong tỉnh Tiền Giang:
+ Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang
+ Hiệu trưởng các trường: Mầm non Sao Sáng, Tiểu học Thủ Khoa
Huân, THCS Tam Hiệp, THPT Tân Hiệp
5. Giả thuyết nghiên cứu
Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm năm cuối trường Đại học
Tiền Giang đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu đào tạo ở mức độ trung bình.
Điều này do hai nguyên nhân chủ yếu là phương pháp rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm còn thiên về lý luận, hệ thống các kỹ năng sư phạm cần rèn luyện chưa
cụ thể và sinh viên chưa phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình rèn
luyện phẩm chất nghề nghiệp.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phẩm chất nghề nghiệp, phẩm
chất nghề của người giáo viên, đặc điểm học tập, rèn luyện của sinh viên sư
phạm năm cuối.
- Nghiên cứu các tiêu chí, xây dựng bảng hỏi và thang đánh giá, khảo sát
các mức độ đạt được phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm đang học
năm thứ ba và thứ tư trường Đại học Tiền Giang.
- Đề xuất các giải pháp về phương pháp đào tạo, rèn luyện các phẩm
chất nghề nghiệp cho sinh viên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiến hành theo các quan điểm và cách tiếp cận
như sau:
7.1.1 Quan điểm hoạt động:
Mỗi người khi sinh ra và lớn lên, để hình thành và phát triển nhân cách
thì tất yếu phải tham gia vào hoạt động và giao tiếp trong xã hội. Hình thành
nhân cách được hiểu là một quá trình khách quan mang tính quy luật, trong đó
một người thể hiện mình vừa trong tư cách là đối tượng của sự tác động vừa
trong tư cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp.
Đối với lứa tuổi sinh viên, phẩm chất nghề nghiệp chính là giá trị cốt lõi
trong nhân cách. Các phẩm chất ấy được hình thành rõ nét và đặc sắc ngay
trong quá trình sinh viên tham gia hoạt động học tập – rèn luyện nghề nghiệp ở
trường đại học và các cơ sở kiến tập, thực tập. Đặc biệt, với sinh viên sư phạm,
thông qua từng giờ học trên lớp cũng chính là môi trường tương tác sư phạm để
họ nhận diện và tích lũy các phẩm chất nghề nghiệp. Bên cạnh đó, xuyên suốt
quá trình kiến tập, thực tập sư phạm ở các trường mầm non và phổ thông, sinh
viên năm thứ ba, thứ tư được trãi nghiệm thực tế phẩm chất nghề nghiệp của
mình.
7.1.2 Quan điểm hệ thống – cấu trúc:
Phẩm chất nghề nghiệp là sự thống nhất giữa đạo đức nghề, tư tưởng
chính trị, lối sống, vốn kiến thức và năng lực dạy học – giáo dục của người sinh
viên.
Quan điểm hệ thống – cấu trúc định hướng cho người nghiên cứu xem
xét đối tượng nghiên cứu về nhiều mặt. Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên
sư phạm biểu hiện ở nhiều khía cạnh đa dạng và quá trình hình thành các phẩm
chất chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan hay khách quan khác nhau.
7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
nhằm làm rõ cơ sở lý luận của đề tài.
- Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục
vụ cho việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai,
nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi :
- Mục đích: Khảo sát và thu thập thông tin từ phía sinh viên sư phạm
năm thứ ba, thứ tư trường Đại học Tiền Giang về mức độ hình thành các phẩm
chất nghề nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng.
- Nội dung:
+ Nhận thức của sinh viên sư phạm về phẩm chất nghề nghiệp
+ Mức độ đạt được phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên
+ Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến quá trình rèn
luyện phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên.
- Cách tiến hành: Gồm hai giai đoạn
+ Giai đoạn thứ nhất: Thiết kế bảng câu hỏi lần 1, thu thập ý kiến của
20 sinh viên sư phạm về vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng các tiêu chí cho
bảng hỏi. Tiến hành sửa chữa các mệnh đề chưa đạt yêu cầu về nội dung và
cách diễn đạt.
+ Giai đoạn thứ hai: Hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức và phát đến
từng sinh viên trong mẫu nghiên cứu đã chọn. Hướng dẫn sinh viên cách thức
trả lời và thu nhận lại phiếu đã hoàn thành.
Phương pháp phỏng vấn :
- Mục đích: Thu thập thông tin từ giảng viên, Ban Giám hiệu nhà
trường, Sở Giáo dục, hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông đánh giá về
các phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm hiện nay, và góp ý các giải
pháp về phương pháp đào tạo, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp phù hợp cho
sinh viên sư phạm.
- Nội dung:
+ Nhận định về các phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm hiện
nay
+ Nguyên nhân chủ yếu tác động thuận lợi hoặc khó khăn đến quá trình
hình thành phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm.
+ Góp ý các giải pháp về phương pháp đào tạo, rèn luyện của nhà trường
nhằm hình thành phẩm chất nghề nghiệp phù hợp cho sinh viên.
- Cách tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng gồm:
+ 5 giảng viên khoa sư phạm
+ Trưởng khoa Sư phạm
+ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường Đại học
Tiền Giang
+ Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang
+ Hiệu trưởng các trường: Mầm non Sao Sáng, Tiểu học Thủ Khoa
Huân, THCS Lê Ngọc Hân, THPT Tân Hiệp.
Phương pháp toán thống kê:
- Mục đích: Mã hóa và xử lý các thông số cần dùng trong đề tài nghiên
cứu.
- Cách thức tiến hành:
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 để xử lý các thông số sau:
+ Tần số
+ Tỷ lệ phần trăm
+ Điểm trung bình
+ Độ lệch chuẩn: mô tả sự phân tán hay tập trung của các câu trả lời.
+ Các thông số kiểm nghiệm: so sánh hai biến độc lập (Kiểm nghiệm
T.test), so sánh giá trị trung bình của nhiều yếu tố (Kiểm nghiệm Anova), kiểm
nghiệm mối liên hệ giữa hai yếu tố bằng Chi-Square với giá trị gamma.
8. Đóng góp của đề tài:
Đề tài nghiên cứu hệ thống các tiêu chí đánh giá phẩm chất nghề nghiệp
của sinh viên sư phạm, kết quả sẽ góp phần vào:
- Xây dựng hệ thống tiêu chí và đề xuất công cụ có thể được sử dụng
để đánh giá phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm
- Là cơ sở để nhà trường đánh giá chất lượng quá trình đào tạo sinh
viên sư phạm và hoàn thiện phương pháp đào tạo.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong xã hội, từ khi xuất hiện các hình thức phân công lao động, đồng
thời con người chú trọng đến các phẩm chất cá nhân phù hợp với từng công
việc cụ thể. Cuộc sống ngày càng phát triển, các loại hình nghề nghiệp dần
mang tính chuyên môn hóa, để nâng cao hiệu quả lao động của con người, đã
có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu vấn đề phẩm chất nghề
nghiệp trên những bình diện khác nhau.
1.1.1 Nghiên cứu phẩm chất nghề nghiệp ở nước ngoài
Ở thời Cổ đại, đại diện là triết gia Arixtot(384 – 322 TCN), đã có quan
niệm về “phẩm hạnh” của giới thượng đẳng. Arixtot cho rằng, người có “phẩm
hạnh” là biết định hướng, biết làm việc, tìm tòi những điều hay trong xã hội.
Như vậy, người có “phẩm hạnh” sẽ thuyết phục và khuyên bảo được người
khác, tất cả họ đều cao thượng, đáng kính trọng. Điều này chi phối đến việc
tuyển chọn người vào phục vụ trong cung điện với những yêu cầu khắc khe về
cung cách làm việc, sự phục tùng, tính nhẫn nại, lòng dũng cảm và không dễ
khuất phục trước những khó khăn, gian khổ.
Các triết gia Trung Hoa Cổ đại như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử cũng
đã có quan niệm về chuẩn mực về “trí”, “đức” của người quân tử. Khổng Tử
cho rằng, người quân tử phải: “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, lấy
“đức” làm trọng, thu phục nhân tâm, lòng dạ ngay thẳng, đức độ khoan dung.
Ngay trong việc tuyển chọn chức sắc tham gia triều chính, Gia Cát Lượng đưa
ra một số tiêu chí, đặc biệt là về các phẩm chất cá nhân thể hiện trong những
hoàn cạnh cụ thể như: “hỏi lẽ thị phi để xem chí hướng, hỏi mưu kế để xem sự
nhận thức, nói trước tai họa để xem sự dũng cảm, làm cho say rượu để xem tính
tình, cân bằng lợi lộc để xem sự liêm khiết, đặt kỳ hạn công việc để xem chữ
tín” [41, tr.10]
Đến năm 1883, nhà Tâm lý học người Anh F.Galton đã sử dụng test
chuẩn đoán nhân cách phục vụ cho việc tư vấn nghề nghiệp. Năm 1908, nhà
Tâm lý học người Mỹ F.Parsons cũng sử dụng test kết hợp với bảng hỏi anket