Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long: Luận văn thạc sĩ chính sách công / Lâm Quang Lộc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
----------------------
LÂM QUANG LỘC
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO
CỦA NGƯỜI KHMER TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
----------------------
LÂM QUANG LỘC
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO
CỦA NGƯỜI KHMER TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ngành: Chính sách công
Mã ngành: 60340402
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. ĐINH CÔNG KHẢI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong
luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận
văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 06 năm 2014
Tác giả
Lâm Quang Lộc
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến quý thầy cô tại Chương trình giảng dạy kinh
tế Fulbright đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn thầy Đinh Công Khải đã rất tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Cao Hào Thi, thầy Phan Chánh Dưỡng, thầy Vũ
Thành Tự Anh, và thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã cho tôi những nhận xét và góp ý vô cùng quý giá.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Rainer Asse và cô Lê Thị Quỳnh Trâm vì đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến thầy và cô
vì những chia sẻ vô cùng quý báu về công việc và cuộc sống.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị và các bạn tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright, đã giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này.
Lâm Quang Lộc
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014
iii
TÓM TẮT
Trong những năm vừa qua, các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long đã thực hiện thành công
việc thúc đẩy phát triển kinh tế đi kèm với xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên đồng bào dân tộc Khmer
đến nay vẫn có tỷ lệ nghèo cao hơn người dân thuộc các dân tộc khác nơi đây. Một trong những
lý do dẫn đến tình trạng này là người ta chỉ biết được nhân tố ảnh hưởng đến nghèo của người dân
ở Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, chứ chưa nắm được nhân tố riêng ảnh hưởng đến nghèo
ở người Khmer.
Nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính để tìm ra những
nhân tố ảnh hưởng đến nghèo ở người Khmer. Trước hết, nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra
mức sống hộ gia đình VHLSS 2010 để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo. Sau đó tác
giả tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia để kiểm tra về sự phù hợp của kết quả nghiên cứu định
lượng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của người Khmer tại
Đồng bằng Sông Cửu Long là: giáo dục, khoản tín dụng nhận được, diện tích đất bình quân, việc
hộ tham gia kinh doanh và dịch vụ, hộ ở khu vực nông thôn hay thành thị, hộ ở địa bàn có chợ liên
xã, hộ ở xã thuộc chương trình 135, hộ ở Trà Vinh hay không, giới tính chủ hộ, quy mô hộ, tỷ lệ
phụ thuộc và văn hóa của người Khmer.
Trong những nhân tố kể trên, thì hầu hết các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo ở người Khmer đều
giống với những dân tộc khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Riêng yếu tố văn hóa là một nhân tố
đặc trưng ảnh hưởng đến nghèo ở người Khmer mà nghiên cứu tìm ra. Ở người Khmer phổ biến
lối suy nghĩ chỉ cần làm đủ ăn và thích đầu tư cho kiếp sau hơn là tiết kiệm cho đời sống hiện tại.
Chính điều này là một rào cản lớn đối với việc giảm nghèo cho đồng bào Khmer.
Từ đó, nghiên cứu cho rằng cần có sự điều chỉnh trong chính sách giảm nghèo cho người Khmer
so với hiện nay. Ngoài những chính sách chung, chính sách giảm nghèo cho người Khmer cần tập
trung vào việc thay đổi nhận thức của họ. Giải pháp được đề xuất là nhà nước đưa ra chính sách
hỗ trợ có điều kiện. Nhà nước chỉ cung cấp khoản hỗ trợ cho các hộ nghèo người Khmer khi họ
tiết kiệm được một khoản nhất định. Việc này được tiến hành qua một thời gian dài sẽ giúp người
Khmer nhận ra lợi ích của việc tiết kiệm và kích thích ý chí vươn lên của họ. Điều này sẽ tạo nên
thay đổi trong tư duy của người Khmer, từ đó giúp họ thoát nghèo một cách hiệu quả.
Từ khóa: Khmer, Đồng bằng Sông Cửu Long, nghèo, giảm nghèo.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................................iii
MỤC LỤC .................................................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................................. vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1
1.1 Vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................. 2
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3
1.6 Cấu trúc của đề tài............................................................................................................ 3
1.7 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................. 4
2.1 Khái niệm về nghèo.......................................................................................................... 4
2.2 Xác định ngưỡng nghèo ................................................................................................... 5
2.3 Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo........................................ 6
2.3.1 Nhóm 1: Các yếu tố sản xuất .................................................................................... 9
2.3.2 Nhóm 2: Các yếu tố môi trường ............................................................................. 10
2.3.3 Nhóm 3: Các yếu tố liên quan đến đặc điểm của hộ gia đình................................. 11
2.3.4 Nhóm 4: Yếu tố dân tộc .......................................................................................... 12
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết............................................................... 12
2.5 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................... 15
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 16
3.1 Nghiên cứu định lượng................................................................................................... 16
v
3.1.1 Chọn lựa mô hình ước lượng .................................................................................. 16
3.1.2 Mô hình ước lượng ................................................................................................. 16
3.1.3 Mô tả biến ............................................................................................................... 17
3.2 Nghiên cứu định tính...................................................................................................... 22
3.3 Dữ liệu trong nghiên cứu................................................................................................ 22
3.4 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................... 23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................... 24
4.1 Phân tích thống kê mô tả................................................................................................ 24
4.2 Phân tích tương quan...................................................................................................... 25
4.3 Kết quả ước lượng những nhân tố tác động đến tình trạng nghèo của người Khmer tại
Đồng bằng Sông Cửu Long .............................................................................................. 25
4.4 Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................................... 34
4.4.1 Phỏng vấn chuyên gia ............................................................................................. 34
4.4.2 Xem xét chính sách giảm nghèo hiện nay .............................................................. 35
4.5 Tóm tắt chương 4 ........................................................................................................... 36
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN............................................................................................................ 37
5.1 Một số phát hiện chính................................................................................................... 37
5.2 Khuyến nghị chính sách ................................................................................................. 37
5.3 Đóng góp của đề tài........................................................................................................ 39
5.4 Hạn chế của đề tài .......................................................................................................... 39
5.5 Tóm tắt chương 5 ........................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 40
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 43